Phương pháp giảng dạy liên văn hóa cho sinh viên ngoại ngữ thời hội nhập

Từ ba xu thế chung về vấn đề liên văn hóa hiện nay là đa dạng văn hóa (diversité culturelle), chuộng lạ 1 (exaltation du particularisme) và quy chuẩn2 (unifornité), chúng tôi đặt ra 2 câu hỏi nghiên cứu sau đây: 1/ Kiến thức về giao lưu liên văn hóa cho sinh viên ngoại ngữ gồm những nội dung nào? 2/ Cần sử dụng các phương pháp liên văn hóa nào khi đào tạo sinh viên ngành ngoại ngữ? Trong thời hội nhập, chúng ta cần trang bị cho sinh viên ngoại ngữ hệ thống các giá trị của một nền văn hóa và giải mã các hiện tượng sốc văn hóa. Nghiên cứu này cũng đề cập đến những phương pháp sư phạm được sử dụng để giảng dạy giao tiếp liên văn hóa.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp giảng dạy liên văn hóa cho sinh viên ngoại ngữ thời hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 597 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY LIÊN VĂN HÓA CHO SINH VIÊN NGOẠI NGỮ THỜI HỘI NHẬP Nguyn Minh Nguyt Trường Đại học Hà Nội Tóm t t: Từ ba xu thế chung về vấn đề liên văn hóa hiện nay là đa dạng văn hóa (diversité culturelle), chuộng lạ1 (exaltation du particularisme) và quy chuẩn2 (unifornité), chúng tôi đặt ra 2 câu hỏi nghiên cứu sau đây: 1/ Kiến thức về giao lưu liên văn hóa cho sinh viên ngoại ngữ gồm những nội dung nào? 2/ Cần sử dụng các phương pháp liên văn hóa nào khi đào tạo sinh viên ngành ngoại ngữ? Trong thời hội nhập, chúng ta cần trang bị cho sinh viên ngoại ngữ hệ thống các giá trị của một nền văn hóa và giải mã các hiện tượng sốc văn hóa. Nghiên cứu này cũng đề cập đến những phương pháp sư phạm được sử dụng để giảng dạy giao tiếp liên văn hóa. Abstract: From the three trends of intercultural issue: cultural diversity, extolment of particularism, and cultural uniformity, we pose 2 questions for this research: 1/ What are the elements of intercultural knowledge for foreign language students? 2/ Which intercultural methods should we use in the process of educating foreign language students? In the integration era, we need to equip foreign language students a system of values in a culture and the ability of deciphering the cultural shocks. This research also involve the academic methods using in the intercultural communication. 1. Lịch sử vấn đề Giao tiếp liên văn hóa là môn học được xây dựng từ những năm 1950 ở Mỹ. Chính phủ Mỹ lúc đó đặt ra yêu cầu đào tạo văn hóa cho cán bộ ngành ngoại giao. Edward Twitchell Hall (một trong những người sáng lập trường phái Palo Alto và thuộc trào lưu “Giao tiếp mới”) được giao nhiệm vụ đào tạo các nhà ngoại giao. Sau đó, khối các nước anglo-saxon đặc biệt chú trọng dạy môn học này trong lĩnh vực quản lý nhằm giải quyết những khó khăn về mâu thuẫn dân tộc (trong bối cảnh nhập cư). Năm 1998, Giao tiếp liên văn hóa được khẳng định là môn khoa học khi Viện hàn lâm quốc tế nghiên cứu về liên văn hóa được thành lập. Tại sao việc giảng dạy giao tiếp liên văn hóa lại đặt ra trong lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ? Trước hết, trong thời hội nhập, ngoại ngữ không chỉ là một công cụ giao tiếp của mọi ngành nghề, lĩnh vực. Những sinh viên học ngoại ngữ sau này không chỉ làm việc trong lĩnh vực ngôn ngữ, phiên dịch, giảng dạy, nghiên cứu mà có thể còn làm việc trong môi trường liên ngành, liên văn hóa- ở những nơi họ có tiếp xúc với người nước ngoài, với những nền văn hóa khác nhau. Thứ hai, môn học này cung cấp những kỹ năng liên văn hóa cơ bản và cần thiết cho cuộc sống, công việc của một cá nhân khi ở nước ngoài hoặc trong môi trường có người nước ngoài. Thứ ba, môn học nhằm tạo cho học viên thái độ đúng đắn, linh hoạt khi đối diện với một nền văn hóa khác. Từ đó họ có thể có những ứng xử cá nhân phù hợp với hoàn cảnh cụ thể và đối tượng cụ thể. Từ những kinh nghiệm giảng dạy tiếng Pháp và sau một khóa dạy Tiếp xúc liên văn hóa cho Khoa Quốc tế học-ĐHKHXH&NV thuộc ĐHQGHN kết thúc vào tháng 5-2014, chúng tôi đặt ra hai câu hỏi nghiên cứu sau đây: 1/ Kiến thức về giao tiếp liên văn hóa cho sinh viên ngoại ngữ gồm những nội dung nào? 2/ Cần sử dụng các phương pháp liên văn hóa nào khi đào tạo sinh viên ngành ngoại ngữ? Nghiên cứu của chúng tôi nhằm xây dựng Ti u ban 4: Văn hóa trong hot đng ging dy ngoi ng thi kỳ hi nhp 598 khung chương trình môn học Giao tiếp liên văn hóa cho sinh viên ngành Ngôn ngữ và văn minh Pháp và Truyền thông doanh nghiệp (bằng tiếng Pháp). 2. Khuynh hướng giao tiếp liên văn hóa hiện nay Trước hết, chúng tôi đề cập tới xu thế đào tạo và nghiên cứu hiện nay trên thế giới về giao tiếp liên văn hóa. Theo phân tích của Luc Collès (Đại học Công giáo Louvain-la-Neuve-Vương quốc Bỉ), trên thế giới hiện nay có ba khuynh hướng lớn về giao tiếp liên văn hóa, đôi khi có vẻ như đối lập nhau: Khuynh hướng thứ nhất là sự chú trọng đến hiện tượng đa dạng văn hóa (la diversité culturelle). Có thể thấy rõ điều đó khi chứng kiến việc hòa nhập của các cộng đồng văn hóa khác ở Pháp, Anh, Bỉ trong những thập kỷ vừa qua. Các nền văn hóa Pháp, Anh, Bỉ trở nên phong phú, đa dạng nhờ du nhập những nét văn hóa ẩm thực của châu Á, châu Phi, châu Mỹ; những thói quen đặc trưng của nhiều nước khác nhau trên thế giới về ngôn ngữ, trang phục, một vài cử chỉ, hành động, v.v Ngày nay, người ta dễ dàng tìm thấy món pizza ở Việt Nam, món nem rán ở Anh, hay món nem cuốn ở Pháp. Có lần chúng tôi được dùng nước xốt Sài Gòn (la sauce saigonaise) hay nước xốt Thái Lan (la sauce thailandaise) trộn với món mỳ xào trong một quán ăn nhanh ở Louvain-la- Neuve (Bỉ). Người Pháp hay người Bỉ có thói quen chào tạm biệt bằng tiếng Ý “Tchao” thay cho “Au revoir”. Những từ tiếng Anh được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên khắp các châu lục, v.v Tuy nhiên, chính việc chú trọng đến đa dạng văn hóa làm nảy sinh ra hai khuynh hướng sau đây. Khuynh hướng thứ hai là việc chuộng lạ (l’exaltation du particularisme), có nghĩa là những điều mới mẻ, khác lạ đối với một văn hóa. Điều đó khiến cho những nền văn hóa thiểu số được khẳng định và khiến cho người ta có xu hướng tìm về cội nguồn của mình, tìm cách khai thác và tôn vinh các giá trị của văn hóa đất nước mình. Có thể minh họa điều đó bằng cuộc sống của những người dân nhập cư ở Châu Âu. Họ sinh hoạt, duy trì các tập tục, thói quen và truyền thống của dân tộc họ, đất nước họ trong không gian châu Âu. Ngày nay, người ta dễ dàng bắt gặp những mảnh vườn trồng rau muống, rau ngót, rau cải, rau mùng tơi ở Ba Lan, Nga hay ở Bỉ Khuynh hướng thứ ba chính là việc quy chuẩn (l’uniformité) trên phạm vi toàn cầu. Ví dụ: văn hóa khách sạn theo quy ước quốc tế, văn hóa sân bay theo chuẩn quốc tế, văn hóa sân cỏ quốc tế, mầu thuyền du lịch quy định quốc tế (màu trắng, buồm nâu) v.v Những thách thức về liên văn hóa xuất hiện trong các lĩnh vực khác nhau như trong giáo dục, lao động xã hội và sức khỏe, kinh tế và doanh nghiệp và các phương tiện truyền thông đại chúng. Trong lĩnh vực giáo dục, chúng tôi đề cập tới sự thay đổi, cải cách hoặc cập nhật của việc biên soạn các chương trình giảng dạy cũng như việc đào tạo giáo viên. Ví dụ, các chương trình giảng dạy tiếng Pháp hiện nay cần cập nhật những vấn đề về liên văn hóa. Nếu như trong những năm 1990, giáo trình tiếng Pháp được biên soạn theo phương pháp giao tiếp (l’approche communicative) thì từ những năm 2000 giáo trình tiếng Pháp lại dựa trên phương pháp hành động (l’approche actionnelle). Theo phương pháp giao tiếp, người học được coi là trung tâm, thực hiện các hành vi giao tiếp theo các mục tiêu giao tiếp khác nhau, trong các tình huống giao tiếp khác nhau. Còn theo phương pháp hành động, người học được coi là một chủ thể trong xã hội, thực hiện các hành vi giao tiếp với các mục tiêu có thực trong xã hội. Ví dụ: tìm nhà ở trên mạng; mua vé máy bay, vé tàu trên mạng; cho thuê lại căn hộ trong dịp nghỉ hè; tìm người thuê nhà chung, v.v Bản thân phương pháp hành động bao hàm nhiều yếu tố liên văn hóa mang tính xã hội. Ví dụ: khi mua vé tàu trên mạng, người mua cần hỏi nhân viên nhà ga hoặc đọc thông tin trên mạng về các chuyến tàu, giờ tàu, lộ trình và biểu giá Ở đây, không chỉ đặt ra cho người học mục tiêu giao tiếp đơn thuần mà mục tiêu cuối cùng là mua được chiếc vé tàu phù hợp với các yêu cầu của cá nhân đặt ra về ngày, giờ, địa điểm, lộ trình và giá cả. Muốn làm được việc đó, người học phải học cách Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 599 giao tiếp với nhân viên nhà ga, học cách tìm thông tin trên mạng, học cách lấy vé trên mạng và in vé hoặc lấy vé từ máy ở nhà ga. Ngôn ngữ khi đó sẽ là công cụ để người học thực hiện mục tiêu mua vé của mình. Cũng tương tự như vậy, khi giảng dạy giao tiếp liên văn hóa, người dạy cần cung cấp và hướng dẫn người học thực hiện được một hành vi trong bối cảnh một văn hóa khác. Ví dụ: ứng xử ở sân bay Charles de Gaule; đặt phòng khách sạn cho gia đình khi đi du lịch ở Paris; mời những người bạn thuộc các quốc tịch khác nhau ăn tối tại nhà riêng; v.v Hơn nữa, khi giảng dạy liên văn hóa cho các sinh viên Quốc tế học, những người trong tương lai sẽ làm việc trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế hay trong lĩnh vực nghiên cứu, người dạy cần đề cập đến các vấn đề cơ bản về tiếp xúc liên văn hóa, cung cấp cho người học những kiến thức, nguyên tắc cơ bản về tiếp xúc liên văn hóa để người học có thể thực hiện được những mục tiêu giao tiếp, tổ chức, nghiên cứu của mình trong công việc sau khi ra trường. Tất cả những kiến thức, nguyên tắc đó đều phải được kiểm chứng từ những hiện tượng sốc văn hóa cũng như những trải nghiệm thực tế của nhiều chủ thể khi tương tác liên văn hóa trong những bối cảnh thực tế. 3. Nội dung cơ bản về giao tiếp liên văn hóa Khi đề cập đến vấn đề giảng dạy giao tiếp liên văn hóa, câu hỏi này đặt ra cho chúng tôi: Kiến thức về giao tiếp liên văn hóa cho sinh viên Ngoại ngữ gồm những nội dung nào? Trước hết, muốn hiểu biết một nền văn hóa, chúng ta cần nắm bắt được hệ thống các giá trị của nền văn hóa đó. Theo nhà xã hội học Hà Lan Geert Hofstede (Collès: 20) có thể dựa vào 4 yếu tố cơ bản sau đây để nhận biết hệ thống giá trị của một nền văn hóa: - Khoảng cách quyền lực3 (power distance) - Khoan dung điều mập mờ4 (uncertaincy avoidance) - Tương quan cá nhân-tập thể (individualism- collectivisme) - Tương quan nam-nữ (masculinity- feminility) Tuy nhiên, theo quan điểm của nhà nhân chủng học Mỹ Edward T. Hall (Collès: 23) thì hệ thống giá trị của một nền văn hóa được nhận biết qua 4 yếu tố sau đây: - Thời gian: quan niệm, sử dụng và định hướng về thời gian theo tính đơn dụng (monochrome), chỉ làm một việc trong một thời điểm và đa dụng (polychrome), làm nhiều việc trong một thời điểm. - Không gian - Chuỗi hành xử - Bối cảnh Chúng ta cũng có thể lý giải để hiểu một nền văn hóa từ hiện tượng sốc văn hóa. Có thể chia các loại sốc văn hóa thành những dạng sau: 1. Sốc văn hóa và giải pháp nhận thức Theo quan điểm của Donald Horowitz (Collès: 33), có 4 khả năng sau xảy ra khi hai chủ thể của hai văn hóa tương tác: - Hợp nhất5 (amalgamation): A+ B = C hai nhóm văn hóa hợp thành một nhóm mới. - Sát nhập6 (incorporation): A+ B = A một nhóm bị nhóm kia đồng hóa. - Chia rẽ7 (division): A= B + C trong đó B là nhóm bản xứ và C là nhóm nhập cư. - Nhân rộng8 (prolifération) A = A + B, trong đó A là nhóm hiện nay và B là nhóm nhập cư. 2. Sốc văn hóa và giải pháp phê bình Margalit Cohen-Émerique (Collès: 34) định nghĩa sốc văn hóa trên bình diện cá nhân, bao gồm “các phản ứng hoài hương, không thỏa mãn hoặc chối bỏ, nổi loạn hoặc lo lắng, tóm lại, là một trải nghiệm cảm xúc và nhận thức xuất hiện ở những người tham gia vào một bối cảnh ở nước ngoài vào một dịp nào đó hay trong nghề nghiệp ngoài Ti u ban 4: Văn hóa trong hot đng ging dy ngoi ng thi kỳ hi nhp 600 bối cảnh văn hóa xã hội của họ; sốc văn hóa này là một công cụ quan trọng để họ có ý thức về con người xã hội của họ trong một khuôn khổ mà họ chính là đối tượng được chú ý và phân tích”9 Tác giả này phân loại các loại sốc văn hóa chính như: sốc vì cảm nhận về thời gian và không gian; sốc vì các mối quan hệ gia đình; sốc vì cách thức quảng giao; sốc về nghi thức và tín ngưỡng; sốc vì biểu trưng làm biến đổi văn hóa gốc. Giải mã sốc văn hóa nhằm giúp chủ thể nhận thức được những gì gây phản ứng cảm xúc mạnh, tiếp đó xác định rõ các hoàn cảnh quy chiếu trong cả hai nền văn hóa, cuối cùng là ấn định cấp độ thương lượng có thể được để tìm ra sự đồng cảm. 3. Sốc văn hóa và loạn nhận thức Khái niệm loạn nhận thức được Dany Crutzen (dẫn theo Collès: 40) định nghĩa như “một tình trạng nặng nề đối với con người, sự khó chịu về tâm lý, kết quả của lòng tin và thái độ bị gộp lại cùng một lúc dù không phù hợp, hay của một sự không tương thích khách quan giữa lòng tin và ứng xử”10. Tác giả nhấn mạnh đến việc định vị loạn nhận thức trong bối cảnh liên văn hóa và giảm thiểu loạn nhận thức do sốc liên văn hóa và xác định giải pháp sư phạm của giả định này. 4. Các phương pháp giảng dạy giao tiếp liên văn hóa cho sinh viên ngoại ngữ Luc Collès (đã dẫn) đã đưa ra 7 phương pháp giảng dạy liên văn hóa hiện nay (Collès, 2007). Trên cơ sở những phương pháp này, chúng tôi đề xuất một số phương pháp giảng dạy giao tiếp liên 9 “une réaction de dépaysement, plus encore de frustration ou de rejet, de révolte et d’anxiété, en un mot, une experience émotionnelle et intellectuelle, qui apparaît chez ceux qui, placés par occasion ou profession hors de leur contexte socioculturelle, se trouvent engagés dans l’approche de l’étranger; ce choc est un moyen important de prise de conscience de sa propre identité sociale dans la mesure où il est repris et analysé” 10 “un état pénible pour l’être humain, une sorte de malaise psychologique résultant de croyances ou d’attitudes impliquées simultanément bien qu’elles soient incompatibles, ou d’une incompatibilité subjective entre croyance et comportement” văn hóa trong giờ học tiếng Pháp hoặc giờ học giao tiếp liên văn hóa cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Pháp và Truyền thông doanh nghiệp (bằng tiếng Pháp). 4.1. Sử dụng các biểu trưng (représentation) và bản mẫu (stéréotype) Phương pháp này giúp sinh viên có ý thức ngay từ đầu sự khác biệt giữa hai nền văn hóa. Ví dụ khi nói đến thành phố Paris, người ta nói đến Tháp Eiffel, sông Seine, nhà thờ Đức Bà Paris, Khải hoàn môn, đồi Montmartre còn nói đến Hà Nội, người ta phải đề cập tới Tháp Rùa, sông Hồng, Nhà thờ lớn, Văn miếu Quốc tử giám, Chùa Một cột Hay khi dùng các biểu trưng cho ngành nghề, ở Pháp, bưu điện được thể hiện bằng màu vàng và xanh, ở Anh màu đỏ. Trong bệnh viện, ở Việt Nam đồng phục áo blu trắng, xanh lơ hoặc xanh lá cây; ở Pháp áo blu màu xanh lơ, màu xám Phương pháp này giúp người học chấp nhận sự khác biệt một cách tự nhiên, không khiên cưỡng và không đặt ra vấn đề về sự phân biệt, kỳ thị. Người học cảm nhận sự khác biệt của một nền văn hóa khác một cách nhẹ nhàng. 4.2. Điều chỉnh nhận thức Phương pháp này có thể áp dụng trong môi trường có nhiều văn hóa khác nhau. Từ sự phân tích 4 giai đoạn sốc văn hóa (tiếp xúc ban đầu: khó chịu, hoan hỉ, hiếu kỳ; thất vọng; xung đột, stress; điều chỉnh stress), có thể giải quyết các xung đột bằng cách sử dụng sự thay đổi nhận thức, dùng văn hóa khác để giải quyết các mâu thuẫn trong một văn hóa nào đó. 4.3. Sử dụng các tài liệu văn học Các tác phẩm văn học có thể là những phương tiện giúp tiếp cận và thấu hiểu được các mã xã hội (codes sociaux) và các mô hình văn hóa (modèles culturels). Thông qua các đoạn trích tác phẩm, người học có thể hình dung ra những tập tục, thói quen, cách suy nghĩ, hành xử của người bản xứ. Ngoài ra, người dạy cũng có thể sử dụng các tài liệu thực, ngoài tác phẩm văn học trên lớp giúp cho người học nắm bắt được những mẫu, mã, mô hình trong xã hội. Ví dụ: cách thức trang hoàng Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 601 đường phố, cửa hàng vào dịp Noël ở Pháp; chuẩn bị đi du lịch, đặt phòng khách sạn 4.4. Sử dụng nguồn tài liệu thực tiễn Phương pháp này sử dụng các phân tích hội thoại, diễn ngôn và các ngôn từ, các yếu tố phi ngôn ngữ, các hành động, cử chỉ của các chủ thể để có thể truyền tải được các tiêu chí giao tiếp, cách khai thác bối cảnh giao tiếp, đạo lý trong văn hóa giao tiếp. Người học cũng có thể nắm bắt được những nét văn hóa qua ngôn từ, cách tổ chức ý tưởng, cách thể hiện, cách biện luận và các chiến lược giao tiếp của các chủ thể thuộc các văn hóa khác nhau. Ví dụ khi phân tích một đoạn hội thoại, hoặc xem một tài liệu nghe nhìn, người học có thể tự rút ra cho mình một số quy tắc giao tiếp, chuỗi hành xử, đạo lý trong văn hóa giao tiếp hay cách thức thực hiện các chiến lược giao tiếp của các chủ thể thuộc một nền văn hóa nào đó. 4.5. Trải nghiệm tương tác Đây chính là phương pháp tương tác để tạo ra những xung đột, mâu thuẫn và sốc văn hóa. Người học có thể tham gia giao tiếp và trải nghiệm các văn hóa khác nhau. Từ những yếu tố khác biệt, mâu thuẫn hay các phản ứng khác nhau, các chuỗi hành động (chaîne d’action) khác nhau của các chủ thể thuộc các văn hóa khác nhau, người học có thể tăng thêm hiểu biết về những nền văn hóa khác. Ví dụ: các cách chào hỏi của các nước khác nhau; cách ứng xử khi gặp bạn bè ngoài phố; cách ứng xử khi ngồi vào bàn ăn; cách trai gái làm quen lần đầu; cách ứng xử khi thảo luận trong cuộc họp, v.v.. 4.6. Sử dụng ngôn ngữ để giảng dạy liên văn hóa Phương pháp này vận dụng từ vựng học (lexicologie) để hiểu một văn hóa khác. Ví dụ: người Pháp nói “xanh lơ vì sợ”, người Việt nói “xám ngoét vì sợ”; người Pháp nói “câm như hũ”, người Việt nói “câm như thóc” Cũng thông qua từ vựng học người ta hiểu được các đặc sản của một văn hóa khác như mù-tạc Dijon, sô-cô-la Bỉ, đồng hồ Thụy sĩ, rượu vang Bordeaux, v.vTóm lại, với những cụm từ hay thuật ngữ tạo nên những nội dung văn hóa lưu hành11 (charges culturelles partagees) của văn hóa đích mà người học mong muốn nắm bắt và thấu hiểu. Các giả thiết về hàm ẩn (implicite) cũng là công cụ để người học tìm hiểu và khám phá một nền văn hóa. Việc tìm hiểu để làm sáng tỏ các cách nói hàm ẩn cũng chính là cách để hiểu một nền văn hóa khác. Ví dụ: Để khen người có bàn tay đẹp, người thợ kim hoàn Pháp nói: “Bà có bàn tay rất mảnh mai, đó không phải là một nhược điểm!”; người Việt nói “ăn phở” để biểu thị việc ngoại tình; v.v.. 3.7. Phương pháp vượt qua yếu tố liên văn hóa Phương pháp này được gọi là phương pháp nhằm “cùng hành động, đồng văn hóa”. Theo đó, người ta có thể chung sống cùng nhau “cùng tồn tại, cùng sống” và mục tiêu của giáo dục đó là “cùng hành động”, cùng rèn giũa những quan niệm đồng nhất, tức là cùng chia sẻ những mục tiêu, nguyên tắc và cách thức hoạt động bởi vì những thứ đó là tài sản chung sử dụng để hành động tập thể. 4. Kết luận Trong bối cảnh phát triển chung hiện nay, với ba khuynh hướng là đa dạng văn hóa, đề cao đặc thù và quy chuẩn, chúng tôi đặt ra hai câu hỏi nghiên cứu về nội dung liên văn hóa cần trang bị cho người học và các phương pháp sử dụng trong việc giảng dạy giao tiếp liên văn hóa cho sinh viên ngành ngoại ngữ nói chung và sinh viên ngành Ngôn ngữ và văn hóa Pháp và Truyền thông doanh nghiệp (bằng tiếng Pháp) nói riêng. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm cung cấp thông tin về các xu hướng liên văn hóa trên thế giới cũng như giới thiệu một cách tổng thể các phương pháp sư phạm sử dụng để giảng dạy về liên văn hóa cho sinh viên thời kỳ hội nhập. Việc lựa chọn các phương pháp phù hợp với đối tượng giảng dạy và nhu cầu của người học là nhiệm vụ của người dạy hay những người biên soạn giáo trình về giao tiếp liên văn hóa. 1-8 và 11 Những thuật ngữ do tác giả bài viết tạm dịch từ tiếng Pháp Ti u ban 4: Văn hóa trong hot đng ging dy ngoi ng thi kỳ hi nhp 602 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. BERRY J., 1999, «Acculturation et adaptation» in M.-A. Hily & M.-L. Lefebvre (Ed.), Identité collective et altérité. Diversité des espaces/ spécificité des pratiques (pages 177-196), L’Harmattan, Paris (in Sabatier C.,...: 119) 2. CLANET C., 1993, L’interculturel. Introduction aux approches interculturelles en Education et en Sciences Humaines, Presses universitaires du Mirail. 3. COLLES L., 2007, Interculturel. Des questions vives pour le temp
Tài liệu liên quan