“Phương pháp tiểu sử học/ Phương pháp dòng chảy cuộc đời" - Một phương pháp luận đặc biệt trong nghiên cứu định tính của khoa học xã hội - Phạm Văn Quang

1. Lịch sử và vấn đề  Thế kỷ XVII: Triết học cá nhân/ duy lý (Descartes) => khẳng định chủ thể tính/ diễn đạt bản thân  Thế kỷ XVIII: Kỷ nguyên Khai Minh: Tiểu luận của Montesquieu và Những lời trần tình của Rousseau => Diễn đạt cuộc tìm kiếm sâu thẳm của bản thân  Trào lưu Lãng mạn ở Châu Âu (Đức và Anh) => Khái niệm tự thuật ra đời (Autobiography).1. Lịch sử và vấn đề  Thế kỷ XIX: Tiểu sử học được sử dụng trong nghiên cứu dân tộc học (Franz Boas, Mỹ): cách sống, loại hình sống/ di dân, các vấn đề văn hóa.  Thế kỷ XX: Tiểu sử học/ dòng chảy cuộc đời = phương pháp nghiên cứu/ lối tiếp cận định tính => Những câu chuyện cuộc đời của những người bình thường được quan tâm.

pdf23 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 77 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu “Phương pháp tiểu sử học/ Phương pháp dòng chảy cuộc đời" - Một phương pháp luận đặc biệt trong nghiên cứu định tính của khoa học xã hội - Phạm Văn Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: “PHƯƠNG PHÁP TIỂU SỬ HỌC/ PHƯƠNG PHÁP DÒNG CHẢY CUỘC ĐỜI" Một phương pháp luận đặc biệt trong nghiên cứu định tính của khoa học xã hội Ngày 27/5/2016, 13h30-16h30 Diễn giả: TS. Phạm Văn Quang Nội dung 1/ Lịch sử và vấn đề 2/ Cơ sở khoa học của phương pháp tiểu sử học 3/ Một vài kỹ thuật của phương pháp tiểu sử học 4/ Những hạn chế của phương pháp tiểu sử học 5/ Ý nghĩa của phương pháp tiểu sử học 1. Lịch sử và vấn đề Khái niệm Danielle Desmarais:  « một loại tự thuật, của một tác nhân xã hội, trong khung cảnh tương tác nhất định. Đó là một diễn ngôn theo hướng “tự sự” nhưng cũng theo cách truyền thống là “cuộc nói chuyện” »  « một mặt, đó là loại diễn ngôn của một cá nhân tự xây dựng hình ảnh mình như chủ thể suy tư và hành động, và mặt khác cũng là diễn ngôn của một cá nhân thuộc một nhóm xã hội cụ thể, trong một thời điểm lịch sử nhất định» 1. Lịch sử và vấn đề Pierre Bourdieu « lịch sử cuộc đời là một trong những khái niệm tầm thường, lén lút xâm nhập vào thế giới bác học ; trước tiên xuất hiện âm thầm nơi các nhà dân tộc học, rồi rất gần đây rầm rộ với các nhà xã hội học. Nói về lịch sử cuộc đời là giả định [...] cuộc đời là một lịch sử [] và một cuộc đời là một tổng thể các sự kiện bất khả tách biệt của một sự tồn hữu cá nhân được nhìn nhận như một lịch sử và truyện kể về lịch sử đó» 1. Lịch sử và vấn đề Jean-Louis Le Grand: « cách diễn đạt mang tính thể loại, trong đó một người kể về cuộc đời mình hay một giai đoạn cuộc đời mình cho một hoặc nhiều người khác » Tự sự cuộc đời Thời gian, không gian Tìm kiếm một ý nghĩa cho cuộc đời Nhu cầu hiện hữu => Thân phận cá nhân = cánh cổng mở lối vào thế giới 1. Lịch sử và vấn đề Vài mốc lịch sử quan trọng  Phương pháp hộ sinh trí tuệ của Socrate: gợi hỏi để tìm chân lý tiềm ẩn trong con người: «Hãy tự biết mình mình » Cuộc đời của triết gia đánh dấu sự thay đổi văn hóa, giao tiếp giữa Thần linh và con người, kiến tạo ý nghĩa và tri thức  Khoảng năm 400: Saint Augustin với Những lời trần tình: phương pháp tự vấn => khoa học phát hiện  Thời Phục Hưng: các câu chuyện cuộc đời của những vĩ nhân 1. Lịch sử và vấn đề  Thế kỷ XVII: Triết học cá nhân/ duy lý (Descartes) => khẳng định chủ thể tính/ diễn đạt bản thân  Thế kỷ XVIII: Kỷ nguyên Khai Minh: Tiểu luận của Montesquieu và Những lời trần tình của Rousseau => Diễn đạt cuộc tìm kiếm sâu thẳm của bản thân  Trào lưu Lãng mạn ở Châu Âu (Đức và Anh) => Khái niệm tự thuật ra đời (Autobiography). 1. Lịch sử và vấn đề  Thế kỷ XIX: Tiểu sử học được sử dụng trong nghiên cứu dân tộc học (Franz Boas, Mỹ): cách sống, loại hình sống/ di dân, các vấn đề văn hóa.  Thế kỷ XX: Tiểu sử học/ dòng chảy cuộc đời = phương pháp nghiên cứu/ lối tiếp cận định tính => Những câu chuyện cuộc đời của những người bình thường được quan tâm. 1. Lịch sử và vấn đề 2. Cơ sở khoa học của phương pháp tiểu sử học  Những năm 1920 : Trường phái Chicago (Châu Mỹ)  Những năm 1960 : Sự trở lại của phương pháp định tính, với việc thừa nhận kinh nghiệm sống trải trong nghiên cứu khoa học xã hội (Châu Mỹ)  Những năm 1980 : Khẳng định vị trí của dòng chảy cuộc đời trong các hình thức thực hành xã hội (Châu Âu/ Pháp) Trường phái Chicago: William Thomas Florian Znaniecki - Đối tượng: những người Ba Lan nhập cư vào thành phố Chicago - Phương pháp: điều tra thực địa, thu thập dữ liệu tiểu sử và những tài liệu cá nhân => Từ phương pháp thông diễn học, hiện tượng học, khoa học Tinh thần (Wilhelm Dilthey) => phương pháp nội quan các hiện tượng xã hội 2. Cơ sở khoa học của phương pháp tiểu sử học 2. Cơ sở khoa học của phương pháp tiểu sử học Kinh nghiệm sống trải trong khoa học xã hội và nhân văn (Oscar Levis) Tự thuật Những đứa con của Sanchez Cung cấp một lối nhìn sâu sắc về cuộc sống của một gia đình nghèo trong một khu nhà ở đổ nát giữa lòng thành phố đang phát triển Tâm lý người nghèo => kiểu văn hóa, ứng xử được truyền đạt. 2. Cơ sở khoa học của phương pháp tiểu sử học Daniel Bertaux và GEABS (Groupe d’étude de l’approche biographique en sociologie) - Nhấn mạnh đến sự dấn thân của nhà nghiên cứu vào thực địa - Chống lại những hình thức điều tra thống kê định lượng - Đóng góp về mặt phương phát luận Trào lưu lịch sử cuộc đời trong giáo dục (1986) Hiệp hội quốc tế về Lịch sử cuộc đời trong Đào tạo (ASIHVIF) Các nhà nghiên cứu chính: Gaston Pineau Pierre Dominicé Guy de Villers Lĩnh vực chính: Nhân học giáo dục (giáo dục người trưởng thành, giáo dục suốt đời) 2. Cơ sở khoa học của phương pháp tiểu sử học Trào lưu « Tiểu thuyết gia đình và quãng đường xã hội » (Vincent de Gaulejac)  Nền tảng lý luận: phân tâm học, tâm lý xã hội học và xã hội học.  Khai thác các mâu thuẫn và những bổ sung cho nhau giữa các hiện tượng xã hội và sự phát triển tâm lý  Số phận con người thể hiện qua khía cạnh tâm lý và khía cạnh xã hội/ Dòng chảy cuộc đời = chủ thể tự kể về mình 2. Cơ sở khoa học của phương pháp tiểu sử học  Nghiên cứu các khía cạnh cộng đồng để hiểu sự ra đời của các loại hình công dân mới  Cá nhân xây dựng kinh nghiệm?  Cá nhân tạo ra ý nghĩa cho môi trường hiện hữu? Thẩm thấu cách thức các tác nhân tạo ra ý nghĩa cho những kinh nghiệm đào tạo và học hỏi của mình, cũng như vai trò của các thiết chế giáo dục và đào tạo trong việc xây dựng tiểu sử cá nhân và trong tiến trình xã hội hóa. 2. Cơ sở khoa học của phương pháp tiểu sử học Câu hỏi cơ bản:  Tại sao lịch sử cá nhân lại phụ thuộc vào lịch sử gia đình và lịch sử cộng đồng ?  Chúng ta có thể sống một cách bình thường khi che phủ quá khứ của những con người sống trước chúng ta hay không? Khái niệm:  Tiểu thuyết gia đình: cuộc đời = một tiểu thuyết  Quãng đường xã hội: những giai đoạn khác nhau của một con người trong tiến trình hiện tại hóa các khả năng của mình về mặt xã hội 2. Cơ sở khoa học của phương pháp tiểu sử học 3. Một vài vấn đề kỹ thuật của phương pháp tiểu sử 3.1. Đối tượng nghiên cứu chính  Giới xã hội : báo chí, ý tế, buôn bán, dịch vụ hành chính, lao động làm thuê, v.v.  Cảnh huống: trường hợp cụ thể (mẹ đơn thân, cha ly dị, nông dân độc thân, người nghiện chích, người khuyết tật, vô gia cư, v.v.)  Quãng đường xã hội: đối tượng được xác định và phải được hiểu thấu về khía cạnh thời gian 3. Một vài vấn đề kỹ thuật của phương pháp tiểu sử 3.2. Phân tích dòng chảy cuộc đời  Phân tích mang tính lịch đại/ niên biểu  Phân tích theo chủ đề  Phân tích tổng hợp  Phân tích cấu trúc  Phân tích theo tâm lý  Phân tích các quãng đường tiểu sử  Phân tích ngữ vựng 3. Một vài vấn đề kỹ thuật của phương pháp tiểu sử Philippe Lejeune: 3 mức độ xử lý dòng chảy cuộc đời  Viết lại và giữ nguyên  Viết lại và điều chỉnh diễn ngôn  Viết lại theo diễn ngôn văn học 4. Một vài hạn chế của phương pháp tiểu sử  Khái niệm chưa thống nhất => nghiên cứu một cuộc đời hay câu chuyện về cuộc đời đó?  « Ảo tưởng tiểu sử » (Bourdieu)  Kinh nghiệm sống không phải là đối tượng khoa học (Claude Levi-Strauss)  Sự thật và hư cấu cuộc đời 5. Ý nghĩa của phương pháp tiểu sử học  Tiếp cận tổng quan về sự biến đổi xã hội + Di cư, nhập cư + Tốc độ phát triển xã hội + Chuyển đổi nông thôn => đô thị Dễ dàng tiếp cận lối sống của các cá nhân Đưa ra giả thuyết diễn giải một cách tổng quát  Nghiên cứu tương quan xung đột và hợp tác giữa các nhóm xã hội  Từ cá nhân để hiểu cộng đồng (giá trị cá nhân) Cuộc đời là một dòng hiện hữu không chỉ để mô tả bằng ngôn ngữ mà còn để suy tư XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
Tài liệu liên quan