Phương pháp tính giávà kế toán một số quá trình sản xuất kinh doanh cơ bản

Theo luật kế toán Việt Nam thì: “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Chủ yếu là dưới hình thức giá trị để phản ánh, kiểm tra tình hình vận động của các loại tài sản, quá trình và kết quả sản xuất kinh doanh của tổ chức”. -Nói chung kế toán vừa là một môn khoa học vừa là một nghề nghiệp quản lý nên để hiểu kế toán là gì ta phải nắm được hai đặc điểm sau: + Là một môn khoa học thì kế toán là một phân hệ thông tin thực hiện việc phản ánh và giám đốc mọi diễn biến của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế thông qua một số phương pháp riêng biệt gắn liền với việc sử dụng ba loại thước đo: tiền, hiện vật và thời gian lao động, trong đó thước đo bằng tiền là chủ yếu. + Là nghề nghiệp thì kế toán được hiểu đó là nghệ thuật tính toán và ghi chép bằng con số mọi hiện tượng kinh tế tài chính phát sinh trong đơn vị để cung cấp một cách toàn diện và nhanh chóng các thông tin về tình hình và kết quả hoạt động của đơn vị. Để hiểu một cách cụ thể hơn, ta cóthể phân tích trên các mặt sau: * Về hình thức: Kế toán là việc tính toán, ghi chép bằng con số mọi hiện tượng kinh tế tài chính phát sinh trong đơn vị vào các loại chứng từ, sổ sách có liên quan * Về nội dung: Kế toán là việc cung cấp thông tin về toàn bộ diễn biến thực tế trong quá trình hoạt động của đơn vị.

pdf51 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương pháp tính giávà kế toán một số quá trình sản xuất kinh doanh cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LỜI NÓI ĐẦU Nguyên ký kế toán là cơ sở, nền tảng quan trọng nhất của khoa học kế toán nói riêng và khoa học kinh tế nói chung. Để tạo điều kiện cho sinh viên nghiên cứu, học tập và vận dụng nguyên lý kế toán, đồng thời góp phần đổi mới phương pháp tiếp cận với khoa học kế toán của các đối tượng khác nhau; để phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên, Thạc sĩ Nguyễn Thị Trung trưởng khoa Kinh tế - Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc biên soạn cuốn tập bài giảng “Nguyên lý kế toán”. Cuốn sách đề cập đến những vấn đề nguyên lý kế toán cơ bản. Sinh viên có thể tìm hiểu nguyên lý kế toán thông qua các nội dung tổng hợp lý thuyết, các bài tập mẫu với những dẫn giải cụ thể. Tập bài giảng bao gồm 6 chương: Chương 1: Đối tượng – Phương pháp kế toán Chương 2: Chứng từ – Kiểm kê Chương 3: Tài khoản – Ghi sổ kép Chương 4: Phương pháp tính giá và kế toán một số quá trình sản xuất kinh doanh cơ bản Chương 5: Bảng cân đối kế toán Chương 6: Sổ sách – Hình thức – Báo cáo kế toán Mong rằng tập bài giảng sẽ là tài liệu hữu ích trong công tác nghiên cứu giảng dạy đào tạo bậc cao đẳng về tài chính – kế toán. Tuy nhiên, trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những khiếm khuyết, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc. Chủ Biên ThS. Nguyễn Thị Trung 2 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................. 1 Chương 1: ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN.............................................. 5 1.1. ĐỊNH NGHĨA, CHỨC NĂNG CỦA KẾ TOÁN..................................................... 5 1.1.1. Định nghĩa kế toán ................................................................................................ 5 1.1.2. Chức năng của kế toán.......................................................................................... 5 1.2. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN ........................................................................ 6 1.3. ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN ......................................................................................... 6 1.3.1. Phân loại tài sản ........................................................................................................ 7 1.3.2. Phân loại nguồn hình thành tài sản (Nguồn vốn).................................................10 1.3.3. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn................................................................12 1.4. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN.............................................13 1.4.1. Nguyên tắc thước đo bằng đồng tiền ...................................................................13 1.4.2. Nguyên tắc hoạt động liên tục..............................................................................13 1.4.3. Nguyên tắc kỳ kế toán ..........................................................................................14 1.4.4. Nguyên tắc thực tế khách quan............................................................................14 1.4.5. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu được hưởng ......................................................14 1.4.6. Nguyên tắc phù hợp (tương xứng giữa doanh thu và chi phí) ............................14 1.4.7. Nguyên tắc nhất quán...........................................................................................14 1.4.8. Nguyên tắc thận trọng..........................................................................................15 1.4.9. Nguyên tắc công khai ...........................................................................................15 1.4.10. Nguyên tắc cơ sở dồn tích...................................................................................15 1.5. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU, ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TÁC KẾ TOÁN ...................15 1.5.1. Nhiệm vụ của kế toán ...........................................................................................15 1.5.2. Yêu cầu đối với công tác kế toán..........................................................................16 1.5.3. Đặc điểm của kế toán............................................................................................16 1.6. CÁC PHƯƠNG PHÁP CỦA KẾ TOÁN................................................................16 Chương 2: CHỨNG TỪ – KIỂM KÊ............................................................................18 2.1. CHỨNG TỪ KẾ TOÁN..........................................................................................18 2.1.1. Khái niệm..............................................................................................................18 2.1.2. Ý nghĩa – tác dụng của chứng từ kế toán ............................................................18 2.1.3. Tính chất pháp lí của chứng từ............................................................................18 2.1.4. Các yếu tố cơ bản của chứng từ .............................................................................19 2.1.5. Phân loại chứng từ kế toán...................................................................................19 2.1.6. Lập chứng từ kế toán ...........................................................................................20 2.1.7. Ký chứng từ kế toán .............................................................................................20 2.1.8. Trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán ...........................................20 2.1.9. Bảo quản chứng từ kế toán ..................................................................................21 2.2. KIỂM KÊ TÀI SẢN................................................................................................22 2.2.1. Khái niệm..............................................................................................................22 2.2.2. Sự cần thiết phải kiểm kê .....................................................................................22 2.2.3. Phân loại kiểm kê .................................................................................................23 2.2.4. Phương pháp tiến hành kiểm kê ..........................................................................23 2.2.5. Vai trò của kế toán trong kiểm kê........................................................................24 Chương 3: TÀI KHOẢN – GHI SỔ KÉP......................................................................25 3.1. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN.........................................................................................25 3.1.1. Khái niệm và kết cấu của tài khoản.....................................................................25 3.1.2. Phân loại tài khoản...............................................................................................26 3.1.3. Nguyên tắc ghi chép của tài thoản .......................................................................29 3.2. GHI SỔ KÉP (Đối ứng tài khoản) ..........................................................................33 3.2.1. Định khoản ...........................................................................................................33 3 3.2.2. Khái niệm ghi sổ kép ........................................................................................... 35 3.2.3. Tác dụng của phương pháp ghi sổ kép ............................................................... 37 3.2.4. Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết.................................................................... 37 3.2.5. Phương pháp kiểm tra số liệu kế toán ................................................................ 40 Chương 4: PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ VÀ KẾ TOÁN MỘT SỐ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CƠ BẢN .................................................................................. 52 4.1. TÍNH GIÁ............................................................................................................... 52 4.1.1. Khái niệm............................................................................................................. 52 4.1.2. Ý nghĩa ................................................................................................................. 52 4.1.3. Nguyên tắc............................................................................................................ 52 4.1.4. Tính giá tài sản..................................................................................................... 53 4.2. KẾ TOÁN MỘT SỐ QUÁ TRÌNH KINH TẾ CHỦ YẾU .................................... 54 4.2.1. Kế toán quá trình cung cấp ................................................................................. 54 4.2.2. Kế toán quá trình sản xuất .................................................................................. 57 4.2.3. Kế toán quá trình tiêu thụ................................................................................... 62 4.2.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh ................................................................. 63 Chương 5: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ...................................................................... 69 5.1. KHÁI NIỆM ........................................................................................................... 69 5.2. NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU CỦA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN........................... 69 5.3. TÍNH CÂN ĐỐI CỦA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ............................................ 70 5.4. SỰ THAY ĐỔI CỦA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH .................................................................................................. 70 5.4.1. Trường hợp 1...................................................................................................... 71 5.4.2. Trường hợp 2 ....................................................................................................... 71 5.4.3. Trường hợp 3 ....................................................................................................... 72 5.4.4. Trường hợp 4........................................................................................................ 72 5.5. VAI TRÒ CỦA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ĐỐI VỚI QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP ........................................................................................................................ 73 5.6. NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP CHUNG LẬP BCĐKT............................. 77 5.7. MỐI QUAN HỆ GIỮA TÀI KHOẢN VÀ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN............. 77 Chương 6: SỔ SÁCH – HÌNH THỨC – BÁO CÁO KẾ TOÁN.................................. 80 6.1. SỔ SÁCH KẾ TOÁN.............................................................................................. 80 6.1.1. Khái niệm............................................................................................................. 80 6.1.2. Ý nghĩa và tác dụng của sổ kế toán..................................................................... 80 6.1.3. Các loại sổ kế toán ............................................................................................... 80 6.1.4. Hệ thống sổ kế toán.............................................................................................. 81 6.1.5. Trách nhiệm của người giữ và ghi sổ kế toán ..................................................... 81 6.1.6. Ghi sổ kế toán bằng tay hoặc bằng máy vi tính.................................................. 81 6.1.7. Cách ghi chép vào sổ - chữa sổ kế toán............................................................... 81 6.2. HÌNH THỨC KẾ TOÁN (HÌNH THỨC TỔ CHỨC SỔ KẾ TOÁN).................. 84 6.2.1. Khái niệm............................................................................................................. 84 6.2.2. Các hình thức kế toán.......................................................................................... 84 6.3. BÁO CÁO KẾ TOÁN............................................................................................. 94 6.3.1. Sự cần thiết khách quan của báo cáo kế toán..................................................... 94 6.3.2. Các loại báo cáo kế toán ...................................................................................... 94 6.3.3. Thời hạn nộp báo cáo tài chính........................................................................... 95 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT NỘI DUNG VIẾT TẮT KÝ HIỆU VIẾT TẮT 1 Bảo hiểm thất nghiệp BHTN 2 Bảo hiểm xã hội BHXH 3 Bảo hiểm y tế BHYT 4 Cán bộ công nhân viên CBCNV 5 Công cụ dụng cụ CCDC 6 Cân đối kế toán CĐKT 7 Chi phí nhân công trực tiếp CPNCTT 8 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNVLTT 9 Chi phí sản xuất chung CPSXC 10 Doanh thu bán hàng DTBH 11 Giá trị gia tăng GTGT 12 Hội đồng quản trị HĐQT 13 Kinh doanh KD 14 Khấu hao tài sản cố định KHTSCĐ 15 Kinh phí công đoàn KPCĐ 16 Kết quả kinh doanh KQKD 17 Nghiệp vụ kinh tế NVKT 18 Nguyên vật liệu NVL 19 Sản xuất chung SXC 20 Sản xuất kinh doanh SXKD 21 Tài khoản TK 22 Tiền mặt TM 23 Trách nhiệm hữu hạn TNHH 24 Tài sản cố định TSCĐ 25 Vốn chủ sở hữu VCSH 26 Vốn kinh doanh VKD 27 Vật liệu chính VLC 28 Vật liệu phụ VLP 29 Việt nam đồng VNĐ 5 Chương 1 ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN Mục tiêu: Giúp sinh viên nhận rõ vai trò cung cấp thông tin của kế toán. Trang bị cho sinh viên những quy tắc của kế toán, đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kế toán. 1.1. ĐỊNH NGHĨA, CHỨC NĂNG CỦA KẾ TOÁN 1.1.1. Định nghĩa kế toán - Theo luật kế toán Việt Nam thì: “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Chủ yếu là dưới hình thức giá trị để phản ánh, kiểm tra tình hình vận động của các loại tài sản, quá trình và kết quả sản xuất kinh doanh của tổ chức”. - Nói chung kế toán vừa là một môn khoa học vừa là một nghề nghiệp quản lý nên để hiểu kế toán là gì ta phải nắm được hai đặc điểm sau: + Là một môn khoa học thì kế toán là một phân hệ thông tin thực hiện việc phản ánh và giám đốc mọi diễn biến của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế thông qua một số phương pháp riêng biệt gắn liền với việc sử dụng ba loại thước đo: tiền, hiện vật và thời gian lao động, trong đó thước đo bằng tiền là chủ yếu. + Là nghề nghiệp thì kế toán được hiểu đó là nghệ thuật tính toán và ghi chép bằng con số mọi hiện tượng kinh tế tài chính phát sinh trong đơn vị để cung cấp một cách toàn diện và nhanh chóng các thông tin về tình hình và kết quả hoạt động của đơn vị. Để hiểu một cách cụ thể hơn, ta có thể phân tích trên các mặt sau: * Về hình thức: Kế toán là việc tính toán, ghi chép bằng con số mọi hiện tượng kinh tế tài chính phát sinh trong đơn vị vào các loại chứng từ, sổ sách có liên quan * Về nội dung: Kế toán là việc cung cấp thông tin về toàn bộ diễn biến thực tế trong quá trình hoạt động của đơn vị. * Về trạng thái phản ánh: Kế toán phản ánh cả hai mặt tĩnh và động, nhưng động là trạng thái thường xuyên và chủ yếu . 1.1.2. Chức năng của kế toán Từ định nghĩa trên kế toán có hai chức năng trong công tác quản lý: chức năng phản ánh và chức năng giám đốc. * Chức năng phản ánh: (chức năng thông tin) thể hiện ở chỗ kế toán theo dõi toàn bộ các hiện tượng kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị thông qua việc tính toán, ghi chép, phân loại, xử lý và tổng kết các số liệu có liên quan đến quá trình hoạt động và sử dụng vốn của đơn vị. * Chức năng giám đốc: (chức năng kiểm tra) được thể hiện ở chỗ thông qua số liệu đã được phản ánh, kế toán sẽ nắm được một cách có hệ thống toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động của đơn vị; giúp cho việc phân tích, đánh giá được đúng đắn nhằm đem lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hai chức năng này có mối quan hệ chặt chẽ: phản ánh là cơ sở để giám đốc, đồng thời thông qua việc giám đốc sẽ giúp cho việc phản ánh được chính xác, rõ ràng và đầy đủ 6 hơn. Hai chức năng này được thực hiện đồng thời bởi một hệ thống các phương pháp kế toán bao gồm: Chứng từ – kiểm kê; tài khoản – ghi sổ kép; cân đối – tổng hợp; Với hai chức năng vốn có trên, kế toán trở thành một công cụ hết sức quan trọng trong công tác quản lý của các doanh nghiệp và nó cũng rất cần thiết và quan trọng cho các đối tượng khác có quyền lợi trực tiếp hay gián tiếp đối với chủ sở hữu, nhà đầu tư, tổ chức tín dụng và hàng hóa, cơ quan thuế hoặc các cơ quan chức năng khác của Nhà nước 1.2. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN - Đối với doanh nghiệp, kế toán giúp doanh nghiệp theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như sản xuất sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm, tình hình cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, giúp cho việc theo dõi thị trường để sản xuất, tích trữ hàng hóa nhằm cung cấp kịp thời cho thị trường những sản phẩm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Ngoài ra, kế toán còn cung cấp tài liệu cho doanh nghiệp để làm cơ sở hoạch định chương trình hành động cho từng giai đoạn, thời kỳ. - Nhờ kế toán mà người quản lý điều hành trôi chảy các hoạt động của đơn vị, giúp cho việc quản lý lành mạnh, tránh hiện tượng tham ô, lãng phí tài sản, thực hiện việc kiểm soát nội bộ có hiệu quả. - Nhờ kế toán mà người quản lý tính được kết quả công việc mình đã điều hành trong từng giai đoạn và qua đó vạch ra phương hướng hoạt động cho tương lai. Điều hòa được tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Kế toán là cơ sở để giải quyết mọi tranh chấp, khiếu tố, là cơ sở pháp lý chứng minh về hành vi thương mại. 1.3. ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN Để làm tốt công tác kế toán thì vấn đề đầu tiên là phải xác định được những đối tượng mà kế toán cần phải phản ánh và giám đốc. Bất kỳ một doanh nghiệp, một tổ chức kinh tế nào muốn tiến hành sản xuất kinh doanh cũng phải có một lượng vốn nhất định, lượng vốn đó được biểu hiện dưới dạng vật chất hay phi vật chất và được đo bằng tiền gọi là tài sản, như nhà xưởng, máy móc, nguyên vật liệu. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình do các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho tài sản của doanh nghiệp thường xuyên vận động và những tài sản này do đâu mà có. Do vậy nhiệm vụ của kế toán là phải quan sát, đo lường tính toán, ghi chép sự vận động vốn kinh doanh dưới dạng sự vận động của tài sản và nguồn hình thành nên tài sản. Như vậy đối tượng nghiên cứu của kế toán là tài sản và sự vận động của tài sản của doanh nghiệp. Ngoài việc sử dụng thước đo bằng tiền, kế toán còn sử dụng thước đo bằng hiện vật như kg, cái, mvà thước đo về thời gian lao động như ngày, giờ Dưới giác độ nghiên cứu kế toán phân loại đối tượng kế toán thành hai mặt: - Kết cấu của tài sản: Tài sản này bao gồm những gì như nhà cửa, máy móc, thiết bị - Nguồn hình thành nên tài sản đó: Tài sản này do đâu mà có từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp hay từ nguồn vay mượn để mua sắm nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Tóm lại: Đối tượng nghiên cứu của kế toán là tài sản và sự vận động của tài sản của doanh nghiệp được phản ánh theo hai mặt: Tài sản và nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp. Sau đây ta nghiên cứu cụ thể cách phân loại đối tượng kế toán này: 7 1.3.1. Phân loại tài sản Theo cách phân loại này thì tài sản của doanh nghiệp bao gồm hai loại chính đó là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn a. Tài sản ngắn hạn (TSNH) TSNH là những tài sản có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. TSNH tồn tại dưới dạng vốn bằng tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho * Tiền và các khoản tương đương tiền: Bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và đầu tư tài chính ngắn hạn có thời hạn dưới 3 tháng. - Tiền mặt: Tiền mặt có tại quỹ của doanh nghiệp, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý. - Tiền gửi ngân hàng: Là giá trị vốn bằng tiền mà doanh nghiệp đã gửi tại ngân
Tài liệu liên quan