Phương thức đào tạo mềm dẻo - Một gợi ý với đào tạo đại học trong giai đoạn hiện nay

Tóm tắt: Giáo dục khai phóng, một xu thế chủ đạo trong đào tạo đại học hiện nay trên thế giới nhưng vẫn thực hiện dè dặt tại Việt Nam. Bắt đầu từ đâu và thực hiện như thế nào trong dòng chảy giáo dục đại học là vấn đề đặt ra đối với trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Bài viết đưa ra những vấn đề cấp bách đối với từng thành tố trong nhà trường để có thể đạt được mong muốn đào tạo người sinh viên trở thành một công dân toàn cầu, theo đó có thể “Đáp ứng tốt nghề nghiệp tương lai” đồng thời “Thích ứng với sự thay đổi”.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương thức đào tạo mềm dẻo - Một gợi ý với đào tạo đại học trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
14 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO MỀM DẺO - MỘT GỢI Ý VỚI ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Đỗ Hồng Cường Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Giáo dục khai phóng, một xu thế chủ đạo trong đào tạo đại học hiện nay trên thế giới nhưng vẫn thực hiện dè dặt tại Việt Nam. Bắt đầu từ đâu và thực hiện như thế nào trong dòng chảy giáo dục đại học là vấn đề đặt ra đối với trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Bài viết đưa ra những vấn đề cấp bách đối với từng thành tố trong nhà trường để có thể đạt được mong muốn đào tạo người sinh viên trở thành một công dân toàn cầu, theo đó có thể “Đáp ứng tốt nghề nghiệp tương lai” đồng thời “Thích ứng với sự thay đổi”. Từ khóa: Giáo dục khai phóng, phương thức đào tạo, sinh viên, giảng viên, nhà tuyển dụng. Nhận bài ngày 12.5.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 23.6.2020 Liên hệ tác giả: Đỗ Hồng Cường; Email: dhcuong@daihocthudo.edu.vn 1. MỞ ĐẦU 1.1. Giáo dục khai phóng và hiện trạng ở Việt Nam 1.1.1. Khái niệm Hiệp hội các Trường và Viện Đại học Hoa Kì (Association of American Colleges and Universities) mô tả giáo dục khai phóng là "một triết lí giáo dục cung cấp cho các cá nhân một nền tảng kiến thức rộng và những kĩ năng có thể chuyển đổi được, và một cảm nhận mạnh mẽ về các giá trị, đạo đức, và sự can dự vào đời sống công dân,...". Phạm vi của giáo dục khai phóng thường mang tính đa nguyên và toàn cầu; nó có thể bao gồm một chương trình học thuật tổng quát cung cấp cơ hội tiếp cận nhiều lĩnh vực học thuật và nhiều chiến lược học tập, bên cạnh chương trình học chuyên sâu trong ít nhất một lĩnh vực học thuật nào đó. Giáo dục khai phóng (Liberal Arts Education) là mô hình giáo dục bậc đại học hiện đang được áp dụng rộng rãi tại Hoa Kì, các quốc gia tiên tiến có nền giáo dục phát triển tại châu Âu, châu Á với đặc trưng là đào tạo linh hoạt, chú trọng cả chiều rộng và chiều sâu của môn học, khuyến khích các môn liên ngành, tăng cường khả năng lựa chọn cho sinh viên. Đặc trưng của giáo dục khai phóng là dạy kĩ năng giúp người học có thể thành công trong bất kì môi trường nghề nghiệp nào. Sứ mệnh của giáo dục đại học xét cho cùng để “giúp cho người học hiểu được và quản lí được những thay đổi đang diễn ra trong xã hội”. TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 41/2020 15 Lợi ích của mô hình giáo dục khai phóng: Là tư duy mở, khả năng thích nghi cao và cách nhìn vấn đề toàn diện, nhiều khía cạnh. Từ một ngành, sinh viên có thể làm nhiều nghề, một nghề có thể đến từ nhiều ngành học khác nhau. Người Việt Nam thường nghĩ rằng giữa ngành với nghề là quan hệ một – một, nghĩa là học một ngành và ra làm chỉ một ngành đó. Giáo dục khai phóng góp phần phá vỡ mối quan hệ một – một đó. Từ một ngành, sinh viên có thể làm rất nhiều nghề, một nghề có thể đến từ nhiều ngành học khác nhau. 1.1.2. Ở Việt Nam Thời điểm này, tại Việt Nam, mới chỉ có hai trường đại học là Trường Đại học Fulbright và Trường Đại học Việt Nhật (VJU) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tuyên bố đề cao tinh thần khai phóng và áp dụng triển khai mô hình giáo dục đại học khai phóng. Có thể coi đây là những trường đại học đi tiên phong. Các trường này cho rằng áp dụng mô hình giáo dục khai phóng sẽ có thể là sự chuẩn bị tốt về nhân lực cho thị trường tương lai trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra, vì những ưu điểm như: sinh viên đạt được kiến thức nền tảng vững chắc trong phạm vi rộng lớn hơn chứ không chỉ riêng chuyên ngành, các kiến thức từ giáo dục khai phóng có thể giúp sinh viên ra trường thích nghi được với mọi môi trường làm việc cũng như có khả năng học hỏi lĩnh vực nghiên cứu đa dạng với những kiến thức nền tảng để đi thẳng vào học sau đại học với bất kì chuyên ngành nào,... Bức tranh này cho thấy, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam chưa sẵn sàng đón nhận mô hình giáo dục khai phóng và cuộc đấu tranh cho sự thay đổi thực sự không đơn giản. Nhưng chúng ta cũng tin tưởng rằng, xu hướng xã hội hiện nay sẽ hỗ trợ cho tư tưởng giáo dục khai phóng. Tất cả các nghề nghiệp có thể biến mất, nhưng con người có năng lực, con người có khả năng diễn đạt, ứng cử, lãnh đạo thì có khả năng ứng xử ở các thay đổi khác nhau. Các nhà trường đại học tại Việt Nam đã dần chuyển mình từ đào tạo kiến thức hàn lâm, đến định hướng “bắt tay” với các nhà tuyển dụng để đào tạo nghề nghiệp một cách thực chất. Còn đào tạo khai phóng mới chỉ là một xu hướng và xuất hiện đâu đó ở một vài trường, một vài chương trình. 1.1.3. Cản trở của tâm lí người Việt Nam Trong một nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Nhung về “Các yếu tố ảnh hưởng đến chọn lựa nghề nghiệp tương lai của học sinh ở Nghệ An” cho thấy có 7 yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn lựa này, đó là: - Yếu tố cá nhân của người học; - Yếu tố gia đình; - Yếu tố xu hướng phát triển kinh tế - xã hội; - Yếu tố nhà trường; - Yếu tố hoạt động hướng nghiệp của các trường đại học; - Yếu tố hoạt động truyền thông; 16 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI - Yếu tố bạn bè. Trong đó hai yếu tố: “Cá nhân người học” và “Gia đình” nổi lên là xu hướng chủ đạo, quyết định việc chọn lựa nghề nghiệp tương lai. Mặc dù trong thời gian gần đây, hai yếu tố: “Xu hướng phát triển kinh tế - xã hội” và “Nhà trường” bắt đầu có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức chọn lựa nghề nghiệp tương lai của học sinh. 1.1.4. Những đòi hỏi để tiến tới đào tạo Giáo dục khai phóng Còn rất nhiều khó khăn khi triển khai mô hình đại học khai phóng, muốn thực hiện được cần: (i) Nhà quản trị trường đại học: Lan tỏa triết lí đào tạo, kiên trì theo đổi mô hình giáo dục khai phóng; đổi mới quá trình tuyển sinh và quản lí chương trình đào tạo (CTĐT). (ii) Đội ngũ giảng viên: Bởi để đào tạo được những sinh viên khai phóng thì cần phải có những người thầy khai phóng, chương trình khai phóng. Để có được đội ngũ giảng viên đó, trường đại học cần phải thay đổi phương thức tuyển dụng. (iii) Tư duy người học: Các trường đại học phải kiên trì theo đuổi mô hình giáo dục khai phóng giúp cho sinh viên có kiến thức rộng, có tầm nhìn và có làm việc trong bất cứ lĩnh vực nào cũng thành công. 2. NỘI DUNG Một số phương thức đào tạo hiện nay của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 2.1. Đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE) Chương trình giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng (Professional Oriented Higher Education – POHE), là mô hình giáo dục lấy nhu cầu của các nhà tuyển dụng cũng như yêu cầu về năng lực làm việc thực tiễn là cơ sở để từ đó đào tạo sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đi làm ngay, dễ dàng thích ứng với môi trường công việc, không cần đào tạo thêm hay đào tạo lại từ đầu, tiết kiệm thời gian và nguồn nhân lực cho xã hội. Theo đó, CTĐT này đã và đang triển khai các vấn đề chủ yếu sau đây: - CTĐT mở và dựa vào năng lực của người học; - Phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên được xác định rõ ràng; - Cơ sở sử dụng lao động tham gia vào quá trình đào tạo; - Phương pháp học dựa vào năng lực cá nhân. 2.2. Đào tạo dựa trên tự chủ học thuật của người giảng viên Nhằm đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động tổ chức đào tạo tại các khoa và của người giảng viên, từ khâu xây dựng, phát triển chương trình đến hoạt động kiểm tra, đánh giá cũng như công tác giảng dạy và bồi dưỡng của người giảng viên. Trên cơ sở đó tạo ra các sản phẩm đào tạo, mà cụ thể ở đây là người học dễ dàng tiếp cận thị trường lao động. Bên cạnh đó mô hình đào tạo phát huy vai trò của người giảng viên trong hoạt động học thuật và tiếp cận cơ chế tự chủ của khoa đào tạo. Theo đó, mô hình này tập trung giải quyết những vấn đề sau: - Hoạt động phát triển CTĐT; - Hoạt động giảng dạy (trong đó có các hoạt động thực tiễn tại doanh nghiệp); TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 41/2020 17 - Hoạt động kiểm tra, đánh giá (trong đó, thế giới nghề nghiệp tham gia quá trình này); - Hoạt động cố vấn học tập; - Hoạt động bổ trợ công tác đào tạo; - Hoạt động phát triển học liệu; - Hoạt động liên kết, hợp tác với đối tác doanh nghiệp. 2.3. Đào tạo chất lượng cao Bên cạnh tiếp thu những mô hình nói trên, các khoa thiết kế CTĐT chất lượng cao trên cơ sở trang bị trang bị khả năng ngoại ngữ để có thể thực hành nghề một cách hiệu quả. 3. KẾT LUẬN “Trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0, trí thông minh nhân tạo sẽ tiêu diệt một nửa công việc hiện tại. Chúng ta phải có một nền giáo dục đào tạo nguồn nhân lực có tầm nhìn rộng, khả năng sáng tạo phong phú, nền tảng kiến thức liên ngành vững chắc để chế ngự lại những trí tuệ nhân tạo ấy. Đó chính là mục tiêu của giáo dục khai phóng đặt ra”. Tóm lại, các trường đại học ở Việt Nam hiện nay nói chung, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội cần đào tạo sinh viên trở thành những công dân toàn cầu, theo đó phải: i) đáp ứng tốt nghề nghiệp tương lai; ii) thích ứng với sự thay đổi. Để làm được điều đó, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội phải giúp người sinh viên trả lời ba câu hỏi sau: i) Em biết gì?; ii) Em có thể làm được gì?; và, iii) Em cần có phẩm chất như thế nào? Một gợi ý đối với quá trình đào tạo của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 1) Về đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình - Tôn trọng sự chủ động, tích cực của người học. Trong đó, giảng viên luôn khuyến khích, gợi mở cho người học sáng tạo và trường học sẽ là nơi có trách nhiệm trong việc đầu tư tạo điều kiện tốt nhất cho người học tự học, tự nghiên cứu; - Trong mô hình trường học của nền giáo dục khai phóng, giảng viên phải giúp cho người học thấy được đa dạng các phương án, các giải pháp cho một vấn đề; nhà trường phải cung cấp và giới thiệu cho người học nhiều nguồn tài liệu và nhiều cách tiếp cận khác nhau cho một đề tài đang được quan tâm nhằm giúp người học bản lĩnh, tự tin đứng vững trước vô vàn tình huống phát sinh trong cuộc sống; - Giảng viên chỉ phát triển toàn diện khả năng sáng tạo trong công tác giảng dạy và đào tạo khi cơ sở vật chất (CSVC) kĩ thuật của nhà trường hiện đại và đầy đủ phục vụ cho nhu cầu của hoạt động sư phạm; năng lực chuyên môn và tâm huyết của lực lượng sư phạm được trau dồi xuyên suốt, liên tục trong cả quá trình công tác; triết lí giáo dục và cơ chế quản lí nhà trường hỗ trợ toàn diện cho sự sáng tạo và phát triển của đội ngũ giảng viên. 2) Về nhà quản trị trường đại học - Tháo bỏ cơ chế quản lí tập trung và những quy định hành chính cứng nhắc; - Phát huy tính sáng tạo và đề cao tinh thần tự chủ của người giảng viên trong hoạt động nghề nghiệp; 18 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI - Là động lực để các thành phần trong mối quan hệ: Nhà trường – Người học – Nhà tuyển dụng được phát huy hết năng lực và khả năng vốn có; - Xây dựng nhiều chương trình học tập đa dạng trong nhà trường và chương trình bồi dưỡng sau tốt nghiệp để người học thích ứng với sự phát triển kinh tế - xã hội (theo đó, nhiều ngành nghề mới được sinh ra và nhiều ngành nghề sẽ biến mất). 3) Về phương thức thực hiện chương trình - Mềm dẻo và linh hoạt sẽ là yếu tố chủ đạo của Giáo dục khai phóng; - Tích hợp và xây dựng chương trình theo nhóm ngành để người học có cơ hội: học thêm ngành đào tạo trong quá trình học tập (học cùng lúc hai chương trình); chuyển đổi ngành đào tạo (dịch chuyển nhóm ngành); học nâng cao trình độ (đào tạo sau đại học); bồi dưỡng sau tốt nghiệp (đáp ứng các yêu cầu của nghề nghiệp thay đổi). 4) Về CTĐT: Đảm bảo hai yếu tố nền tảng toàn cầu và tư duy nghề nghiệp Xây dựng CTĐT giảm tối đa tính tập quyền về phía nhà trường và tăng tính chủ động thực hiện chương trình của các khoa; Linh hoạt trong xây dựng CTĐT để dễ dàng tháo ghép, mềm dẻo khi thực hiện; Đa dạng hóa các môn học tự chọn; Đưa đội ngũ các nhà tuyển dụng tham gia vào quá trình xây dựng CTĐT và tổ chức thực hiện. Các khoa phải thay đổi cách xây dựng chương trình theo hướng nhìn vào những thay đổi trong nhu cầu đào tạo của xã hội. 5) Về người sinh viên - Thay đổi yếu tố tâm lí: Những bạn trẻ 17 - 18 tuổi chuẩn bị bước vào đại học, phần lớn chưa xác định được mình muốn làm gì, mình cần gì, mình sẽ sống và làm việc sau này như thế nào,... Nếu các bạn ấy chỉ được một lựa chọn và phải đưa ra quyết định cho cả cuộc đời ngay từ khi 18 tuổi, nhất là dưới sự áp đặt của bố mẹ, thì rất có thể 10 - 15 năm sau, các sinh viên này sẽ phải hối tiếc về sự lựa chọn đó; - Thay đổi tư duy học tập: Giáo dục khai phóng là để các bạn trẻ không phải hối tiếc, không phải nói "giá như" ở 10 - 15 năm sau. Giáo dục khai phóng tạo cơ hội cho người học lựa chọn chương trình học phù hợp với cá tính, năng lực cá nhân. Có thể theo đuổi ước mơ mà không sợ ước mơ có thể giết chết công việc mưu sinh. GS Ngô Bảo Châu, sau nhiều năm nghiên cứu ở Pháp và hiện giảng dạy tại Đại học Chicago (Mỹ), ông nhận thấy sinh viên Mỹ có kiến thức đầu vào, số giờ học Toán ít hơn so với sinh viên Pháp, Việt Nam. Nhưng trong 4 năm thì kiến thức của họ lại vượt hơn hẳn, một phần do thời gian tự học nhiều hơn nhờ chương trình “liberal arts”– mô hình đặc sắc của giáo dục đại học Hoa Kì. Ông cũng cho rằng “liberal arts” là tinh hoa của giáo dục Mỹ. Trong một buổi tọa đàm về giáo dục đại học vào tháng 9/2016, ông đã nêu ý kiến “Sinh viên Mỹ tiến bộ nhanh vì tự học nhiều” và cho rằng phương pháp học tập ảnh hưởng lớn đến sự tiến bộ. - Thay đổi thái độ học tập sau tốt nghiệp: Người Việt Nam nói chung và đa số sinh viên nói riêng đều cho rằng tốt nghiệp đại học là có thể thực hiện tốt nghề nghiệp. Việc học tập bồi dưỡng chủ yếu là để hoàn thiện các văn bằng chứng chỉ hành nghề chứ chưa hẳn là TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 41/2020 19 xuất phát từ nhu cầu nghề nghiệp. Rõ ràng trong xu thế dịch chuyển nghề nghiệp diễn ra liên tục, lối suy nghĩ ấy sẽ không tạo ra được năng suất lao động có hiệu quả. Giáo dục khai phóng không thể chỉ thực hiện gói gọn trong 4 năm đào tạo tại trường đại học. 6) Về nhà tuyển dụng Thay đổi quan điểm tuyển dụng: Chủ yếu phàn nàn người học sau tốt nghiệp không thực hiện tốt được nghề nghiệp được đào tạo, trong khi đó cần thực hiện việc tuyển dụng được nhân sự có khả năng hoàn thiện trước những thay đổi của sự phát triển. Và cho rằng việc bồi dưỡng nghề nghiệp trong quá trình lao động không phải là câu chuyện của nhà sử dụng lao động; Thay đổi mối liên hệ với các nhà trường đào tạo: Hiện nay, ở Việt Nam các nhà tuyển dụng tham gia vào quá trình đào tạo chưa thực sự đi vào thực chất. Việc tận dụng trang thiết bị và chất xám của đội ngũ làm nghề của các cơ sở lao động chưa rõ, mối quan hệ cộng sinh giữa Đơn vị đào tạo, cơ sở lao động chưa hiệu quả. Những điều này cần phải được thay đổi trong thời gian tới. Tóm lại, giáo dục khai phóng muốn chuẩn bị cho sinh viên không phải công việc đầu tiên, mà là công việc thứ hai, thứ ba, thứ tư,... trong cuộc đời họ. Tuy nhiên, đây không phải là việc muốn khẳng định một mô hình đào tạo nào có ưu thế nhất mà điều quan trọng hơn là mở ra thêm lựa chọn cho người học. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Hà (2017), Giáo dục khai phóng: Xu hướng đào tạo đại học mới cho Việt Nam?, trên trang nhandan.com.vn. 2. Nguyễn Thị Kim Nhung, Lương Thị Thành Vinh (2018), Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT tại Nghệ An, Tạp chí Giáo dục, số 431 (kì 1 - 6/2018), tr.27-31, 53. FLEXIBLE EDUCATION PROGRAM: A SUGGESTION FOR THE UNIVERSITY TRAINING PROGRAM Abstract: Since liberal arts education has become popular globally, it is now considered as the modest educational approach in Vietnam. It is said that the question for applying this type of education at Hanoi Metropolitan University is where it will be albe to start and and it should be implemented in the higher education program. The article raises urgent issues of implementing that approach for the university in order to achieve the goal to educate students to become global citizens so that they can meet the future career and have the ability to adapt to every change at the same time. Keywords: Liberal arts education, training method, student, lecturer, employer.
Tài liệu liên quan