Một hecta rừng hàng năm tạo ra khoảng 300 - 500 kg sinh khối, 16 tấn oxy (rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn).
Mỗi người một năm cần 4 tấn O2 tương ứng với lượng oxy do 1.000 - 3.000 m2 cây xanh tạo ra trong năm. Nhiệt độ không khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng 3 - 5oC.
Rừng bảo vệ và ngăn chặn gió bão. Hệ số dòng chảy bề mặt trên đất có độ che phủ 35% lớn hơn đất có độ che phủ 75% hai lần.
Lượng đất xói mòn của rừng bằng 10% lượng đất xói mòn từ vùng đất không có rừng.
Rừng cung cấp nguồn gen phong phú, là nơi cư trú của các loài động thực vật quý hiếm. Vì vậy, tỷ lệ đất có rừng che phủ của mỗi quốc gia là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường quan trọng.Diện tích đất có rừng của một quốc gia tối ưu phải đạt 45% tổng diện tích.
19 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương thức khai thác chọn trong thực tiễn ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG THỨC KHAI THÁC CHỌN TRONG THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM GVHD: TS. ĐINH QUANG DIỆPTHỰC HIỆN: NHÓM 03TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊNNỘI DUNG BÁO CÁOTổng quan tài nguyên rừng và hoạt động khai thác tài nguyên rừngPhương thức khai thác chọn trong thực tiễn ở Việt NamKẾT LUẬN- KIẾN NGHỊTỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN RỪNGRừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc một hệ thực vật đặc trưng nào đó là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên (rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng). (Theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng)Khái niệm tài nguyên rừngVai trò của rừngTỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN RỪNG Một hecta rừng hàng năm tạo ra khoảng 300 - 500 kg sinh khối, 16 tấn oxy (rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn). Mỗi người một năm cần 4 tấn O2 tương ứng với lượng oxy do 1.000 - 3.000 m2 cây xanh tạo ra trong năm. Nhiệt độ không khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng 3 - 5oC.Rừng bảo vệ và ngăn chặn gió bão. Hệ số dòng chảy bề mặt trên đất có độ che phủ 35% lớn hơn đất có độ che phủ 75% hai lần.Lượng đất xói mòn của rừng bằng 10% lượng đất xói mòn từ vùng đất không có rừng. Rừng cung cấp nguồn gen phong phú, là nơi cư trú của các loài động thực vật quý hiếm. Vì vậy, tỷ lệ đất có rừng che phủ của mỗi quốc gia là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường quan trọng.Diện tích đất có rừng của một quốc gia tối ưu phải đạt 45% tổng diện tích.Rừng có vai trò cực kỳ quan trọng cho sự sống con ngườiTỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN RỪNGHiện trạng rừng ở Việt NamRừng Việt Nam giảm sút nghiêm trọng cả về chất lượng, số lượng(nguồn:Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam, Phần Đa dạng sinh học, 2005)Bảng: Diễn biến về diện tích rừng ở Việt Nam (đơn vị tính: 1.000.000ha)Cần có các giải pháp bảo vệ và phát triển rừng hiệu quảTỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC RỪNG Ở VIỆT NAMĐối tượng rừng được phép khai thác Đối với rừng gỗ là rừng sản xuất: - Rừng tự nhiên hỗn loài, khác tuổi chưa qua khai thác hoặc đã qua khai thác nhưng đã được nuôi dưỡng đủ thời gian quy định của luân kỳ khai thác- Rừng tự nhiên hỗn loài đồng tuổi đã đạt tuổi thành thục công nghệ.- Rừng của hộ gia đình, cá nhân được giao để quản lý, bảo vệ và được hưởng lợi theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. - Những khu rừng nghèo kiệt có năng suất chất lượng thấp, cần khai thác để trồng lại rừng có năng suất chất lượng cao hơn.- Các khu rừng chuyển hoá thành rừng giống,được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.- Rừng trồng bằng các loại nguồn vốn.Đối với rừng tre nứa: được phép khai thác,nhưng phải đảm bảo độ che phủ trên 70%, có số cây già và cây vừa trên 40% tổng số câyPhương thức khai thácPhương thức khai thác chọn: áp dụng cho các kiểu rừng không đồng tuổi, tái tạo rừng bằng tái sinh tự nhiên/rừng đều tuổi cần chuyển hoá rừng không đều tuổi/nơi có yêu cầu phòng hộ và bảo vệ môi trườngTỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC RỪNG Ở VIỆT NAMPhương thức khai thác trắng: bao gồm rừng trồng, rừng tự nhiên đều tuổi, rừng tự nhiên khác tuổi nhưng có đủ điều kiện kinh tế kỹ thuật trồng lại rừng có năng suất, chất lượng cao hơn. Phương thức khai thác để lại cây mẹ gieo giống: là các kiểu rừng tự nhiên và rừng trồng đã thành thục, hiện thiếu các thế hệ cây kế tiếp, nhưng có khả năng tái sinh tự nhiên mạnh khi tán rừng được mở sau khai thác. 1976 - 1980: khai thác 8.100.000 m31981 - 1985: khai thác 7. 000.000 m31986 - 1989: khai thác 5.289.000 m3, bình quân 1.300.000m3/năm 1990- 1998: 5.701.000m3, bình quân 630.000m3/năm 1999- 2002: 1200.000m3, bình quân 300.000m3/ năm. 2003-:2004: 250.000m3/ năm. Năm 2005 giảm xuống còn 200.000m3(Nguồn: Báo cáo thực hiện kế hoạch hàng năm) Sản lượng khai thácTỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC RỪNG Ở VIỆT NAMSản lượng gỗ khai thác được thống kê theo các giai đoạn: Sản lượng khai thác gỗ ngày càng giảm do diện tích cũng như chất lượng rừng ngày càng giảm đồng thời Nhà nước chú trọng việc bảo vệ và phát triển rừng hơn so với thời gian trướcCông cụ thủ côngCác loại cộng cụ khai thácTỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC RỪNG Ở VIỆT NAMRìu BúaDao tạCưa mangCác thiết bị cơ giớiCưa xích chạy xăngPHƯƠNG THỨC KHAI THÁC CHỌN TRONG THỰC TIỄN Ở VIỆT NAMKhái niệm phương thức khai thác chọnChặt chọn: chặt từng cây hoặc từng đám cây đã thành thục và được lặp đi lặp lại nhiều lần với một khoảng thời gian xác định. Phương thức chặt chọn thích hợp với rừng hỗn loài, khác tuổi dựa vào tái sinh tự nhiên. Chặt chọn xuất phát từ yêu cầu nuôi dưỡng rừng là chính, cường độ chặt thấp, chu kì ngắn, xác định cây chặt theo nguyên tắc: chặt to, chừa nhỏ, bỏ xấu, giữ tốt. Thực chất đây là một phương thức nuôi dưỡng rừng, thích hợp đối với rừng nhiệt đới nói chung. Ở Việt Nam, vận dụng phổ biến phương thức này.PHƯƠNG THỨC KHAI THÁC CHỌN TRONG THỰC TIỄN Ở VIỆT NAMƯu điểm của phương thức khai thác chọn Duy trì bảo vệ đất rừng hiện có. Rừng có khả năng tự phục hồi và phát triển tốt. Không phải trồng lại rừng. Thời gian để rừng phục hồi nhanh. Những quy định về khai thác chọn: Theo Quyết định số 200/ QĐ- KT của Bộ lâm nghiệp ban hành vào ngày 31 tháng 03 năm 1993 có quy địnhPHƯƠNG THỨC KHAI THÁC CHỌN TRONG THỰC TIỄN Ở VIỆT NAMHiện trạng khai thác chọn trong thực tiễn ở Việt NamĐối với rừng gỗ:Điều 11: Đối tượng khai thác chọn bao gồm:1. Các kiểu rừng không đồng tuổi, tái tạo rừng bằng tái sinh tự nhiên.2. Rừng đều tuổi cần chuyển hoá thành rừng không đều tuổi.3. Nơi có yêu cầu phòng hộ và bảo vệ môi trường cao.Đối với rừng gỗPHƯƠNG THỨC KHAI THÁC CHỌN TRONG THỰC TIỄN Ở VIỆT NAMĐiều 16: Quy định về việc bài cây1. Chọn cây chừa lại là những cây mục đích có khả năng gieo giống tự nhiên tốt, những cây mục đích chưa đạt cỡ đường kính khai thác, những cây trong danh mục thực vật quý hiếm mà Nhà nước đã quy định bảo vệ và những cây đạt cỡ đường kính khai thác nhưng ở vị trí trống trải.2. Chọn cây bài chặt theo các mục tiêu và các đối tượng sau:a- Cây bài chặt vệ sinh rừng là những cây có hại, chèn ép, khống chế, thắt nghẹt các cây gỗ khác và những cây cụt ngọn, cong queo, sâu mục.b- Cây bài chặt cải thiện rừng là những loài mục đích nhưng thân xấu, những loài cây tạp, cây phù trợ tầng dưới ở những nơi rậm rạp ảnh hường đến cây con và cây tái sinh.c- Cây bài chặt lấy gỗ được xác định từ cây có đường kính lớn nhất trở xuống, cho tới khi đạt sản lượng và cường độ cho phép, nhưng không nhỏ hơn đường kính khai thác tổi thiểu. Tỷ lệ khối lượng gỗ chặt thuộc đối tượng tại điểm a và b ít nhất phải bằng 20% khối lượng gỗ khai thác thuộc đối tượng tại điểm c.Đối với rừng tre nứa:Điều 97. Tất cả các loại rừng tre nứa đều phải áp dụng phương thức khai thác chọn từng cây.Chỉ được phép khai thác trắng khi rừng nứa bị khuy hàng loạt, hạt đã chín rụng hoặc đã có cây con tái sinh. Nếu hạt chưa chín rụng, phải để lại trên mỗi ha 50 cây gieo giống đối với loài mọc tản, 25 - 30 bụi đối với loài mọc bụi. Được phép khai thác trắng trong trường hợp cần sử dụng rừng tre nứa vào mục đích khác đã chỉ định trong phương án điều chế rừng hoặc được cấp có thẩm quyền phê duyệt.PHƯƠNG THỨC KHAI THÁC CHỌN TRONG THỰC TIỄN Ở VIỆT NAMPHƯƠNG THỨC KHAI THÁC CHỌN TRONG THỰC TIỄN Ở VIỆT NAMQuá trình tiến hành khai thác chọnĐối với rừng gỗ Khai thác chọn ở Việt Nam gồm các khâu chủ yếu là: Chuẩn bị rừng. Đánh dấu bài cây. Chặt hạ. Vận xuất, vận chuyển. Vệ sinh rừng sau khai thácPHƯƠNG THỨC KHAI THÁC CHỌN TRONG THỰC TIỄN Ở VIỆT NAMĐối với rừng tre nứaChặt từng cây: Chặt những cây đạt tiêu chuẩn nguyên liệu. Mỗi bụi chặt một số cây trải đều trên bụi, để lại một số cây đủ tiêu chuẩn để sinh măng, bảo vệ cây non chống đỡ bão gió. Đồng thời chặt bỏ những cây không sử dụng được như cây khô, cây gẫy ngọn, sâu bệnh.Chặt từng búi: Chỉ áp dụng cho rừng bị khuy hay bị chếtPHƯƠNG THỨC KHAI THÁC CHỌN TRONG THỰC TIỄN Ở VIỆT NAMĐánh giá phương thức khai thác chọn ở Việt Nam Nhà nước đã ban hành các văn bản quy định và hướng dẫn khai thác chọn theo nguyên tắc: “ chặt to, chừa nhỏ, bỏ xấu, giữ tốt”. Tuy quy định là vậy nhưng thực tế trong khai thác thì không đúng theo nguyên tắc như vậy. Có lẽ vì lợi ích cá nhân của một số người mà các đơn vị khai thác cùng với các đơn vị giám sát khai thác đã tiến hành khai thác theo nguyên tắc: “Chặt to, chừa nhỏ, lấy tốt bỏ xấu”. Đồng thời sản lượng khái thác vượt quá khả năng tự phục hồi, tái sinh của rừng, dẫn đến nguy cơ rừng bị kiệt quệ. Nhà nước cần phải thanh tra, kiểm tra số lượng và chất lượng rừng tự nhiên, ban hành các văn bản pháp luật quy định rõ việc khai thác rừng, bên cạnh đó cần phải xây dựng đội ngũ thanh tra, giám sát trong quá trình khai thác và nghiệm thu sau khi khai thác. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Kết luận: Bên cạnh những nguyên nhân gây suy thoái rừng như cháy rừng, xây đập thủy điện thì việc khai thác rừng quá mức, sai quy định là nguyên nhân lớn nhất khiến cho tài nguyên rừng của nước ta ngày càng suy giảm. Nhà nước đã ban hành và qui định những điều khoản trong khai thác rừng để đảm bảo rừng được tái sinh tự nhiên. Tuy nhiên trong quá trình tiến hành khai thác các đơn vị khai thác có sự đồng thuẫn với đơn vị quản lý rừng nên rừng đã bị khai thác quá mức, khiến nguy cơ mất rừng là rất cao Kiến nghị: Nhà nước, các cơ quan chức năng cần tiến hành thanh tra, kiểm tra các hoạt động khai thác rừng để phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình khai thác để xử lý nghiêm minh nhằm chấn chỉnh kỷ cương. Qua đó, rừng được bảo vệ , tái sinh và phát triển.CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE !