Từ chỉ phương tiện và cách thức
Để chỉ quan hệ giữa hành động/hoạt động và phương tiện/cách thức của các hành
động/hoạt động, tiếng Việt cũng dùng giới từ.
5.1. Giới từ bằng
- Giới từ bằng trước hết được dùng để biểu thị phương tiện hay cách thức của hành
động hoặc hoạt động. Ví dụ:
1/ Chúng tôi sẽ đi bằng đường thủy.
2/ Ở nước chúng tôi, ít người biết ăn bằng dao và dĩa.
3/ Nó nhìn đời bằng nửa con mắt
5 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương tiện biểu thị nghĩa ngữ pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương tiện biểu thị nghĩa ngữ pháp
5. Từ chỉ phương tiện và cách thức
Để chỉ quan hệ giữa hành động/hoạt động và phương tiện/cách thức của các hành
động/hoạt động, tiếng Việt cũng dùng giới từ.
5.1. Giới từ bằng
- Giới từ bằng trước hết được dùng để biểu thị phương tiện hay cách thức của hành
động hoặc hoạt động. Ví dụ:
1/ Chúng tôi sẽ đi bằng đường thủy.
2/ Ở nước chúng tôi, ít người biết ăn bằng dao và dĩa.
3/ Nó nhìn đời bằng nửa con mắt.
- Giới từ bằng còn dùng để biểu thị chất liệu dùng để làm ra sản phẩm. Ví dụ:
1/ Đây là túi làm bằng da cá sấu.
2/ Ghế này làm bằng đá.
- Tuy nhiên, trong tiếng Việt, giới từ bằng không luôn luôn mang tính bắt buộc. Nó
thường được dùng khi cần nhấn mạnh vào phương tiện của hành động hay hoạt
động, hoặc khi sự vắng mặt của giới từ có thể gây nên sự hiểu nhầm. Ví dụ:
1/ Ở đây chỉ có chị An biết nói tiếng Pháp.
2/ Không có phiên dịch, chúng tôi nói với nhau bằng tiếng Anh.
Hoặc:
1/ Họ ngồi trên ghế đá.
2/ Đây là con ngựa bằng đá.
5.2. Các giới từ: với, cùng
- Các giới từ với và cùng là những giới từ dùng để biểu thị đối tượng cùng tham gia
vào một hành động hay hoạt động nên có chức năng giống nhau. Do vậy, chúng có
thể được dùng để thay thế cho nhau, hoặc kết hợp với nhau thành một cặp. Ví dụ,
hãy so sánh:
Câu 1: Tôi sẽ đi với anh lên thành phố.
Câu 2: Tôi sẽ đi cùng anh lên thành phố.
Câu 3: Tôi sẽ đi cùng với anh lên thành phố.
- Các giới từ này còn có thể biểu thị quan hệ giữa sự vật hoặc hiện tượng và đặc
điểm hay thuộc tính đi kèm của chúng. Trong những trường hợp này, với hoặc
cùng với thường được sử dụng nhiều hơn cùng. Ví dụ:
Đến Nha Trang, họ thuê một căn phòng với đầy đủ tiện nghi để ở.
(Ít dùng hoặc không nên dùng cùng trong những trường hợp như thế này).
- Tuy nhiên, giữa hai giới từ này có sự khác biệt nhất định: với có thể dùng để chỉ
cách thức hay điều kiện của hành động/hoạt động nhưng cùng không có khả năng
này. So sánh:
Câu 1: Họ đang làm việc với quyết tâm cao để hoàn thành dự án. (+)
Câu 2: Họ đang làm việc cùng quyết tâm cao để hoàn thành dự án. (-)
6. Các từ biểu thị nghĩa địa điểm, hoàn cảnh
Để chỉ quan hệ giữa hành động/hoạt động và địa điểm, hoàn cảnh diễn ra của
chúng, tiếng Việt dùng nhóm giới từ: ở, tại, trong, ngoài, trên, dưới, giữa.
- Hai giới từ ở và tại có chức năng gần giống nhau (biểu thị nghĩa địa điểm nói
chung), do đó có thể thay thế nhau trong hầu hết các trường hợp và có thể kết hợp
với nhau thành giới từ ghép: ở tại. Ví dụ:
1/ Anh Phan làm việc ở nhà.
2/ Anh Phan làm việc tại nhà.
3/ Anh Phan làm việc ở tại nhà.
- Các giới từ trong, ngoài, trên, dưới, giữa biều thị nghĩa địa điểm/ hoàn cảnh kèm
theo hướng quan sát. Do đó chúng còn có thể đi với các động từ để chỉ phương
hướng. Ví dụ:
1/ Tàu hỏa đang chạy vào trong đường hầm.
2/ Mọi người không nên đi ra ngoài nhà khi trời bão.
3/ Tôi vừa thấy họ đi lên trên tầng hai.
- Cần lưu ý:
+ Khi sử dụng các giới từ trong, ngoài, trên, dưới, cần phải căn cứ vào vị trí quan
sát (vị trí tương đối của người nói/người nghe) hoặc thói quen tâm lí của người
Việt. Ví dụ, so sánh:
1/ Con mèo đang ngủ ngoài sân./ Con mèo đang ngủ trong sân.
2/ Anh ấy đang bơi trên sông. / Anh ấy đang bơi dưới sông.
3/ Ngoài chợ có nhiều tin đồn rất lạ./ Trong chợ có có thể mua hàng rẻ hơn.
+ Tuy ở và tại có chức năng giống nhau nhưng ở có thể kết hợp với các giới từ
trong, ngoài, trên, dưới, giữa còn tại thường không có khả năng này. Cũng chính vì
vậy, chỉ có thể có kết hợp ở tại mà không có kết hợp tại ở. Ví dụ:
Bình thường nói:
‘Anh Phan đang làm việc ở trong phòng.’
mà không nên nói: ‘Anh Phan làm việc tại trong phòng.’
hoặc có thể nói: ‘Đám cưới được tổ chức ở tại đình làng. ‘
Nhưng không thể nói: ‘Đám cưới được tổ chức tại ở đình làng.’
+ Giới từ ở còn có thể biểu thị quan hệ giữa hành động/ hoạt động và đối tượng của
hành động/hoạt động trong khi tại không có chức năng này. Ví dụ:
Có thể nói: ‘Chúng tôi tin tưởng ở ban lãnh đạo.’
nhưng không thể nói: ‘Chúng tôi tin tưởng tại ban lãnh đạo.’