Các phương tiện thể hiện ý nghĩa thời
Các từ dùng để thể hiện ý nghĩa thời trong tiếng Việt gọi là phó từ chỉ
thời gian.
- Phó từ chỉ thời gian là các từ: đã, chưa, đang, sẽ, vừa, mới, sắp, từng.
(xem lại phần Phụ từ).
Trong tiếng Việt, vấn đề ‘thời’ hiện chưa được giải quyết một cách
thống nhất. Có quan điểm cho rằng tiếng Việt không có phạm trù ‘thời’
mà chỉ có phạm trù ‘thể’ (ví dụ: Cao Xuân Hạo và một số người khác).
Thực ra, vấn đề này không đơn giản như vậy.
6 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1629 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương tiện biểu thị nghĩa ngữ pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương tiện biểu thị nghĩa ngữ pháp
7. Các phương tiện thể hiện ý nghĩa thời
Các từ dùng để thể hiện ý nghĩa thời trong tiếng Việt gọi là phó từ chỉ
thời gian.
- Phó từ chỉ thời gian là các từ: đã, chưa, đang, sẽ, vừa, mới, sắp, từng.
(xem lại phần Phụ từ).
Trong tiếng Việt, vấn đề ‘thời’ hiện chưa được giải quyết một cách
thống nhất. Có quan điểm cho rằng tiếng Việt không có phạm trù ‘thời’
mà chỉ có phạm trù ‘thể’ (ví dụ: Cao Xuân Hạo và một số người khác).
Thực ra, vấn đề này không đơn giản như vậy. Có thể quan niệm rằng
trong tiếng Việt có thời tuyệt đối và thời tương đối, nên các phó từ nêu
trên có thể được sử dụng để biểu thị ‘thời tuyệt đối’ hoặc ‘thời tương
đối’. Vì vậy, khi sử dụng, cần phải xác định điểm quy chiếu để phân biệt
rõ thời gian của các sự kiện hay quá trình. Ví dụ:
(i) Thời tuyệt đối:
+ Tôi học tiếng Việt.
+ Tôi đã học tiếng Việt sáu tháng.
+ Tôi sẽ học tiếng Việt một năm.
(ii) Thời tương đối:
* Hiện tại tương đối:
+ Tôi đang học tiếng Việt thì nó gọi.
+ Ngày mai, vào giờ này, tôi còn đang học tiếng Việt.
+ Hồi ấy, tôi đang học tiếng Việt ở Hà Nội.
* Quá khứ tương đối:
+ Bởi vì tôi đã bắt đầu đi học sớm hơn, cho nên khi anh Cán còn đang
học đại học thì tôi đã đương làm ở Viện rồi.
+ Ngày mai, vào giờ này thì anh ấy đã đến Nội Bài rồi.
+ Trong nhà đã ngủ yên cả rồi.
* Tương lai tương đối:
+ Lúc ấy, nó nói với tôi: nếu có điều kiện nó sẽ trở về thăm quê hương.
+ Khi không còn ai trong phòng, nó mới nói sẽ không học tiếp nữa.
8. Các hư từ biểu thị ý nghĩa kết quả của hành động/hoạt động
- Để chỉ kết quả của hành động/hoạt động (hoàn thành hay chưa hoàn
thành), tiếng Việt chủ yếu dùng các phó từ: xong, rồi, chưa.
+ Từ ‘xong’ và ‘rồi’ vừa biểu thị ý nghĩa ‘kết quả’ vừa biểu thị ý nghĩa
‘thời’, do đó chúng có thể được sử dụng một mình hoặc dùng cùng với
các từ chỉ ‘thời’ hay được kết hợp với nhau thành cặp. Ví dụ:
1/ Giáo sư đã đến./ Giáo sư đến rồi./ Giáo sư đã đến rồi.
2/ Chiều nay tôi dịch xong./ Chiều nay tôi sẽ dịch xong./ Chiều nay tôi
sẽ phải dịch xong rồi.
3/ Tôi từng ăn thử món này./ Tôi ăn thử món này rồi./ Tôi đã từng ăn thử
món này rồi.
4/ Tôi chưa làm./ Tôi chưa làm xong./Tôi sắp làm xong. (Trong các ví
dụ này, ý nghĩa các câu khác nhau).
+ Cũng có khi từ ‘xong’, ‘rồi’, ‘chưa’ chỉ biểu thị ý nghĩa kết quả (hoàn
thành) mà không biểu thị ý nghĩ thời. Trong những trường hợp này,
chúng thường biểu thị trạng thái của sự vật hoặc hiện tượng. Ví dụ:
1/ Công việc chưa làm xong./Công việc làm xong rồi.
2/ Cơm chưa chín./ Cơm chín rồi.
3/ Nó chưa ngủ./ Nó ngủ rồi.
- Ngoài ra, trong tiếng Việt, các phó từ: mất, được, ra, cũng được sử
dụng để biểu thị kết quả của hành động/hoạt động. Các phó từ này cũng
có thể được sử dụng kết hợp với phó từ ‘rồi’ đã nói ở trên. Ví dụ:
1/ Anh Lực quên mất em rồi.
2/ Tôi hiểu được câu này rồi.
3/ Em tìm ra câu trả lời rồi.
+ Từ ‘mất’, ngoài ý nghĩa ‘kết quả’ còn thể hiện sự đánh giá/thái độ đối
với ‘kết quả’ đó, thường thì đó là sự đánh giá tiêu cực. Ví dụ, so sánh:
1/ Tôi quên anh ấy rồi./ Xuýt nữa tôi quên mất anh ấy.
2/ Mèo ăn đĩa cá rồi. 2/ Sao không đậy, để mèo ăn mất đĩa cá, hả?
+ Phó từ ‘ra’ và ‘được’ tuy có thể thay thế nhau nhưng ‘ra’ chủ yếu dùng
để biểu thị kết quả của những hoạt động trí óc (nhận thức) nên thường
dùng với những động từ biểu thị hoạt động tâm lí như: nghĩ, tìm (ví dụ:
Tìm ra câu trả lời), hiểu, phát hiện, còn ‘được’ dùng để biểu thị kết
quả của các hoạt động nói chung kèm theo nghĩa ‘khả năng’ nên có thể
sử dụng với tất cả các động từ bao hàm nghĩa „khả năng” Ví dụ:
1/ Tôi nghĩ ra một cách để đuổi khéo nó.
2/ Phải mất hai năm công an mới bắt được thủ phạm vụ giết người cướp
của.
Ghi chú:
* Cần nhớ lại rằng, phó từ ‘rồi’ khi được dùng với một số động từ chỉ
hoạt động tâm lí/quá trình sẽ thay đổi ý nghĩa và biểu thị nghĩa ‘bắt đầu’
chứ không phải là nghĩa ‘kết quả’. Ví dụ:
Từ nay tôi tin anh rồi.
* Ngoài các phó từ chỉ kết quả trên đây, tiếng Việt còn có từ ‘thấy’ cũng
dùng để chỉ kết quả. Tuy nhiên, ‘thấy’ không phải là hư từ theo đúng
nghĩa. Từ này ngoài ý nghĩa ‘kết quả’ còn bao hàm nét nghĩa ‘nhận biết
bằng giác quan, vì vậy có thể coi đây là yếu tố cấu tạo từ mới. Ví dụ:
1/ Nói to lên chút nữa, tôi không nghe thấy gì cả.
2/ Theo cánh tay anh ấy chỉ tôi mới nhìn thấy chiếc thuyền.