1. Mở đầu
Tây Bắc một phần của lãnh thổ Việt Nam, một bộ phận của Tổ quốc Việt Nam, là
địa bàn sinh sống lâu đời của trên 20 dân tộc anh em. Trong lịch sử cũng như trong giai
đoạn hiện nay, Tây Bắc có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng cả về kinh tế, chính trị, an
ninh quốc phòng và trong quan hệ giao lưu quốc tế.
Xuất phát từ tầm chiến lược đặc biệt quan trọng đó, nên trong thời kì kháng chiến
chống Pháp (1945-1954) Tây Bắc trở thành nơi tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch. Năm
1948, sau khi thôn tính được Tây Bắc, thực dân Pháp đã thành lập “Xứ Thái tự trị”. Để
làm thất bại mọi âm mưu của địch, Trung ương Đảng, Chính phủ sát nhập Tây Bắc vào
Liên khu Việt Bắc (1949); đến ngày 17/7/1952 lại tách 4 tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Lào Cai,
Yên Bái thuộc Liên khu Việt Bắc thành lập Khu Tây Bắc. Sau hòa bình lập lại (1954),
ngày 07/05/1955, Đảng, Chính phủ quyết định thành lập “Khu Tự trị Thái - Mèo”, đến
năm 1962 đổi tên là “Khu tự trị Tây Bắc”. Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
thắng lợi (1975), “Khu tự trị Tây Bắc” giải thể.
Tiến tới kỉ niệm 60 năm ngày thành lập Khu Tự trị Thái - Mèo (07/05/1955 -
07/05/2015) và đặc biệt 25/12/2013 Uỷ ban Nhân dân tỉnh Sơn La có kế hoạch lập hồ
sơ đề nghị Bộ Văn hóa công nhận Cơ quan của Khu là di tích lịch sử cấp Quốc gia; trong
phạm vi của bài viết này, chúng tôi xin làm rõ thêm quá trình vận động, thành lập “Khu
tự trị Thái - Mèo”.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quá trình vận động thành lập “Khu tự trị Thái - Mèo” (10/1954 - 5/1955), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 3, pp. 122-129
This paper is available online at
QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP
“KHU TỰ TRỊ THÁI - MÈO” (10/1954 - 5/1955)
Phạm Văn Lực
Khoa Sử - Địa, Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt. Bài báo đề cập đến tình hình Tây Bắc sau hòa bình lập lại năm 1954, chủ
trương của Đảng - Chính phủ về quá trình vận động thành lập và sự thành lập Khu
tự trị Thái - Mèo ngày 07/05/1955.
Từ khóa: Khu tự trị Thái - Mèo, Tây Bắc, sau hòa bình.
1. Mở đầu
Tây Bắc một phần của lãnh thổ Việt Nam, một bộ phận của Tổ quốc Việt Nam, là
địa bàn sinh sống lâu đời của trên 20 dân tộc anh em. Trong lịch sử cũng như trong giai
đoạn hiện nay, Tây Bắc có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng cả về kinh tế, chính trị, an
ninh quốc phòng và trong quan hệ giao lưu quốc tế.
Xuất phát từ tầm chiến lược đặc biệt quan trọng đó, nên trong thời kì kháng chiến
chống Pháp (1945-1954) Tây Bắc trở thành nơi tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch. Năm
1948, sau khi thôn tính được Tây Bắc, thực dân Pháp đã thành lập “Xứ Thái tự trị”. Để
làm thất bại mọi âm mưu của địch, Trung ương Đảng, Chính phủ sát nhập Tây Bắc vào
Liên khu Việt Bắc (1949); đến ngày 17/7/1952 lại tách 4 tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Lào Cai,
Yên Bái thuộc Liên khu Việt Bắc thành lập Khu Tây Bắc. Sau hòa bình lập lại (1954),
ngày 07/05/1955, Đảng, Chính phủ quyết định thành lập “Khu Tự trị Thái - Mèo”, đến
năm 1962 đổi tên là “Khu tự trị Tây Bắc”. Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
thắng lợi (1975), “Khu tự trị Tây Bắc” giải thể.
Tiến tới kỉ niệm 60 năm ngày thành lập Khu Tự trị Thái - Mèo (07/05/1955 -
07/05/2015) và đặc biệt 25/12/2013 Uỷ ban Nhân dân tỉnh Sơn La có kế hoạch lập hồ
sơ đề nghị Bộ Văn hóa công nhận Cơ quan của Khu là di tích lịch sử cấp Quốc gia; trong
phạm vi của bài viết này, chúng tôi xin làm rõ thêm quá trình vận động, thành lập “Khu
tự trị Thái - Mèo”.
Ngày nhận bài 12/8/2013. Ngày nhận đăng 5/03/2014.
Liên lạc Phạm Văn Lực, e-mail: pvldhtb@gmail.com
122
Quá trình vận động thành lập “Khu tự trị Thái - Mèo” (10/1954 - 5/1955)
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Tình hình Tây Bắc sau hoà bình lập lại (1954) và chủ trương của
Đảng, Chính phủ về việc thành lập Khu Tự trị Thái - Mèo
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) toàn bộ đất đai Tây Bắc được giải phóng,
đó là điều kiện để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Bắc trong giai đoạn
mới. Thế nhưng, do hậu quả của sự thống trị bóc lột tàn bạo của đế quốc phong kiến hơn
60 năm và sự tàn phá của 15 năm chiến tranh, nên sau hoà bình lập lại (1954) Tây Bắc
chìm ngập trong cảnh nghèo nàn lạc hậu, hoang tàn và đổ nát.
Về mặt an ninh chính trị, Tây Bắc được coi là “địa đầu” của Tổ quốc, có nhiều dân
tộc thiểu số sinh sống và trên 1000 km đường biên giới tiếp giáp với Lào và nước Cộng
hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa. Do vị trí chiến lược quan trọng đó, sau hoà bình lập
lại (1954) các toán thổ phỉ, biệt kích, thám báo cùng các phần tử tay sai phản động điên
cuồng chống phá cơ quan Đảng, chính quyền ở Tây Bắc; nhiều vụ “Xưng vua”, “Đón vua”
đã diễn ra lộn xộn ở vùng cao biên giới.
Trong khi đó, chính quyền cơ sở còn rất non yếu, nhận thức của đồng bào các dân
tộc thấp kém, thiếu cán bộ cốt cán, nhất là cán bộ người dân tộc ở cơ sở. Năm 1955, toàn
Khu có 16 châu (huyện) thì 9 châu vẫn hoàn toàn chưa thành lập được Chi bộ Đảng; trong
tổng số 316 xã mới chỉ có 39 xã thành lập được Chi bộ đảng cơ sở (chiếm gần 8%); số
lượng đảng viên chỉ chiếm 0,08% dân số; Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc
chưa được hình thành. Cá biệt, ở một số địa phương vùng biên giới chính quyền cơ sở non
yếu đến mức không có khả năng tổ chức và lãnh đạo nhân dân các dân tộc phát triển sản
xuất, xây dựng cuộc sống, ổn định xã hội [7;3].
Trước những khó khăn phức tạp trên, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Khu
uỷ Khu Tây Bắc, các Tỉnh uỷ ở các tỉnh Tây Bắc đã tổ chức khảo sát thực tế, báo cáo lên
Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh về tình hình mọi mặt của các dân
tộc để Trung ương có chủ trương chính sách dân tộc phù hợp trong giai đoạn mới. Kết
quả, ngày 28/9/1954 Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết về việc thành lập
Khu tự trị Thái- Mèo và cuộc vận động đồng bào các dân tộc được thực hiện.
2.2. Cuộc vận động thành lập Khu tự trị Thái - Mèo (10/1954 - 5/1955)
Chấp hành Nghị quyết của Bộ Chính trị ngày 28/09/1954, Ban Chấp hành Đảng bộ
Khu Tây Bắc đã mở cuộc vận động chính trị hưởng ứng chủ trương thành lập Khu tự trị
Thái – Mèo của Đảng. Yêu cầu và nội dung của cuộc vận động là:
+ Giáo dục trong Đảng và nhân dân các dân tộc quán triệt sâu sắc chính sách dân
tộc, chủ trương thành lập Khu tự trị của Đảng và Nhà nước, thực hiện quyền bình đẳng,
tăng cường khối đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tiếp tục vạch rõ âm mưu chia rẽ dân
tộc của kẻ thù, xóa bỏ những hằn thù dân tộc, nâng cao giác ngộ về quyền làm chủ, lòng
yêu nước của nhân dân các dân tộc.
+ Chuẩn bị tích cực về mặt tổ chức và cán bộ cho việc thành lập Khu tự trị.
123
Phạm Văn Lực
+ Đẩy mạnh sản xuất, ổn định đời sống, hàn gắn vết thương kinh tế - xã hội do chiến
tranh để lại.
+ Giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội [4;7].
Cuộc vận động chính trị này được xác định là trung tâm công tác của các cấp uỷ
Đảng, các ngành. . . được triển khai từ trên xuống dưới, từ trong Đảng ra đến các tổ chức
quần chúng nhân dân các dân tộc. Cuộc vận động được tiến hành từ tháng 10 năm 1954
đến tháng 3 năm 1955 với những nội dung cơ bản là tuyên truyền và vận động đồng bào
các dân tộc tham gia bầu cử.
Trước hết về công tác tuyên truyền giáo dục chính sách: Từ tháng 10 năm 1954
đến tháng 2 năm 1955, Khu uỷ đã tổ chức học tập nghị quyết thành lập Khu tự trị Thái -
Mèo của Trung ương cho 1.245 cán bộ (44 Kinh, 236 Thái, 123 Mường, 67 Mèo, 24 Mán,
21 Xá) và 8.202 cán bộ cốt cán thuộc 12 dân tộc (nhiều nhất là Thái (284), Mèo (246), ít
nhất là Co Sung (14) trong nhân dân. Tính đến cuối tháng 2, Khu đã tổ chức học tập cho
87.692 người thuộc các thành phần dân tộc ở 254 xã; ngoài ra, các tỉnh Tây Bắc cũng đã
tổ chức được 16 hội nghị tọa đàm với 424 người thuộc tầng lớp trên... [7;11].
Kết quả là nhân dân đã tham gia học tập đông đảo và đã nhận thấy lợi ích của việc
thành lập Khu tự trị là thực hiện quyền bình đẳng và đoàn kết tương trợ giữa các dân tộc,
phân biệt được với chính sách lập “Xứ Thái tự trị” giả hiệu của thực dân Pháp trước đây là
tăng cường áp bức bóc lột gây chia rẽ bạn thù giữa các dân tộc, nhằm phục vụ cho âm mưu
“chia để trị”, “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của chúng. Sau năm 1945, để xâm lược
nước ta một lần nữa, thực dân Pháp đã áp dụng chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh”, từng
bước thôn tính Tây Bắc; dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ tịch, nhân dân ta đứng lên
kháng chiến giành được những thắng lợi to lớn. Với chiến thắng Việt Bắc (1947), chiến
lược “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp bị phá sản, chúng chuyển sang chiến
lược “đánh lâu dài” đối với ta. Trong thời gian này, thực dân Pháp cũng tìm cách củng cố
các hội tề, các hội đồng an dân, lập chính phủ bù nhìn Bảo Đại, nặn ra những xứ tự trị
như: “Xứ Nùng tự trị” ở Việt Bắc, “Xứ Thái tự trị” ở Tây Bắc. . . [3;20].
Mục đích của chúng nhằm mua chuộc, lừa bịp, gây hằn thù giữa các dân tộc, phá
hoại khối đoàn kết của dân tộc Việt Nam, thực hiện chia để trị, dùng người Việt đánh
người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh. Cụ thể là chúng nhằm mục đích chia rẽ dân
tộc Thái với dân tộc Kinh, các dân tộc khác với dân tộc Thái, đồng thời dựa vào “Xứ Thái
tự trị” để dễ bóc lột nhân dân.
Vì vậy, tuy thành lập “Xứ Thái tự trị” nhưng người Thái không có chút quyền hành
gì: không được đi bầu cử, ứng cử. Chúng bảo gì phải làm nấy. Chúng muốn thì phải theo,
không theo thì bị đánh đập trừng phạt. Thâm hiểm nhất trong âm mưu chia rẽ của giặc là
mê hoặc và lôi kéo một số người Thái trắng (Mường Lay) đi đàn áp giết tróc người Thái
đen (Sơn La) hoặc đưa người Thái trắng đi đánh người Mèo và các dân tộc khác. . . khiến
cho các dân tộc căm thù lẫn nhau hơn căm thù Pháp [3;22].
Qua học tập, đồng bào đã nhận rõ “Xứ Thái tự trị” giả hiệu là một trong những âm
mưu nham hiểm của địch để lừa phỉnh nhân dân gây ra cảnh nồi da nấu thịt. Sau khi được
học tập ở các địa phương, đồng bào các dân tộc đã bằng những hành động cụ thể, thiết
124
Quá trình vận động thành lập “Khu tự trị Thái - Mèo” (10/1954 - 5/1955)
thực nhằm tăng cường đoàn kết tương trợ lẫn nhau như tổ chức các buổi liên hoan giữa
các dân tộc ở xã, ở huyện, những đoàn đại biểu gặp gỡ lẫn nhau, tặng quà, chia ruộng,
giúp trâu, giúp thóc giống để khôi phục sản xuất, cứu đói, ổn định đời sống. Rất nhiều
việc làm mới, tốt đẹp đã xuất hiện mà trước đây trong quan hệ giữa các dân tộc không có
như: đồng bào Thái hướng dẫn đồng bào Khơ Mú trồng bông dệt vải, làm ruộng; ngược
lại ở một số nơi, đồng bào Thái hồi cư về thiếu trâu cày, đồng bào Khơ Mú cho mượn trâu
cày, giúp thóc giống để phát triển sản xuất (đồng bào Khơ Mú huyện Mai Sơn giúp đồng
bào Thái hai con trâu 416 kg thóc giống và thóc ăn trong khi chính mình vẫn thiếu đói).
Một số nơi, nhân dân đã tự đến gặp nhau để giải tỏa những xích mích trước đây (Phong
Thổ, Sông Mã). Đồng thời, nhân dân còn tỏ lòng tin tưởng và biết ơn Hồ Chủ tịch, Đảng,
Chính phủ, tin tưởng ở chính sách. Mặt khác những người thuộc tầng lớp trên trước kia
còn hoài nghi chính sách của ta, nhưng qua các cuộc tọa đàm đều tỏ ra yên tâm hơn trước
và phấn khởi, hoan nghênh chính sách lập khu tự trị dân tộc của Đảng.
Qua học tập chính sách, cán bộ đã nhận thức rõ sự quan trọng của chính sách lập
Khu tự trị dân tộc của Đảng, Chính phủ nhằm tăng thêm đoàn kết trong nội bộ cán bộ các
dân tộc. Trong quá trình học tập, nhiều địa phương nhân đà phấn khởi của quần chúng đã
đẩy mạnh công tác sản xuất chống đói, kêu gọi những người cầm đầu các nhóm phỉ ra
hàng, thu hồi vũ khí và tìm ra một số kho tàng đạn dược. Như vậy, có thể nói chính sách
lập khu vực tự trị dân tộc của Đảng và Chính phủ là phù hợp tình hình thực tế và nguyện
vọng của nhân dân các dân tộc.
Thứ hai về công tác vận động bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp: Các châu bắt
đầu tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân ba cấp: Khu, châu, xã từ 10/3; kết quả, đến 15/4
công tác vận động và bầu cử đã làm được ở 232 xã trong 16 châu, có 741 đại biểu (đại
diện cho các tầng lớp nhân dân) đã được bầu vào Hội đồng nhân dân các cấp; trong đó
có 7 huyện đã làm xong hoàn toàn, còn 47 xã trong 9 huyện đang tiến hành. Đến ngày
22/4/1955 toàn Khu hoàn thành công tác bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp [7;6].
Trong cuộc vận động bầu cử, nhờ việc giáo dục nhân dân về ý nghĩa mục đích bầu
cử tốt nên nhân dân các dân tộc đã tham gia bầu cử đông đảo và có ý thức lựa chọn những
đại biểu xứng đáng. Có những huyện vận động được từ 90% đến 98% cử tri đi bầu (Văn
Chấn, Thuận Châu, Mai Sơn). Huyện ít nhất được từ 50% đến 60% (Mường Tè, Sìn Hồ,
Than Uyên). Có thể nói, đây là lần đầu tiên đồng bào các dân tộc trong Khu Tây Bắc tiến
hành cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân ba cấp: Khu, châu (huyện) và xã; đây được coi là
một cuộc sinh hoạt chính trị rộng lớn trong đồng bào các dân tộc. Qua cuộc vận động,
bầu cử, đồng bào các dân tộc đã nhận thức rõ hơn quyền làm chủ bản mường, quê hương
và đất nước; mỗi tấc đất đều thấm mồ hôi và xương máu của bao thế hệ, của đồng bào và
chiến sĩ cả nước đã chi viện cho Tây Bắc chiến đấu để giành lại từ tay thực dân Pháp; hiểu
được nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của công dân, trước hết là quyền bầu ra những
đại biểu tham gia chính quyền từ cơ sở đến cấp Khu. Với thắng lợi của cuộc bầu cử hội
đồng nhân ba cấp, các uỷ ban hành chính xã, châu và Khu đã được củng cố một bước cơ
bản.
Những công tác chuẩn bị khác:
125
Phạm Văn Lực
+ Công tác điều tra, nghiên cứu điển hình xã hội của các dân tộc: Thái, Mèo, Mán.
Khu và 3 tỉnh Yên Bái, Sơn La, Lai Châu đã tổ chức 4 tổ điều tra nghiên cứu điển hình
tình hình xã hội ở 3 xã Thái, 3 xã Mèo, một xã Mán. Công việc đã tiến hành vào tháng
10 và hoàn thành vào tháng 12/1954. Kết quả, qua công tác điều tra đã giúp cho Khu nắm
được tình hình xã hội nông thôn của các dân tộc: Thái, Mèo, Mán; sơ bộ nắm được những
thay đổi về ruộng đất, hầu hết nhân dân đã có ruộng cấy và diện tích không chênh lệch
nhau là mấy; đồng thời, những mâu thuẫn giữa các dân tộc tuy đã được giải quyết nhưng
vẫn còn tiềm ẩn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục giải quyết.
+ Thành lập Uỷ ban trù bị: ngày 24/11/1954 Ủy ban trù bị đã được tập hợp, gồm
33 đại biểu của 16 châu gồm đủ các giai tầng và các dân tộc biểu hiện bước đầu thực hiện
quyền bình đẳng của các dân tộc và chính sách mặt trận dân tộc rộng rãi. Các uỷ viên
trong Uỷ ban đều tỏ ra phấn khởi và tích cực công tác.
Tóm lại, công tác chuẩn bị thành lập Khu tự trị Thái - Mèo đạt được kết quả trên là
do Khu uỷ đã nắm vững trọng tâm công tác từng đợt và đã tập trung được lực lượng cán
bộ đúng mức để tiến hành nhiệm vụ.
2.3. Khu tự trị Thái - Mèo được thành lập (07/05/1955)
Sự thành lập Khu tự trị
Trong quá trình vận động thành lập Khu tự trị, kẻ thù đã ra sức chống phá bằng mọi
mưu mô xảo quyệt, nham hiểm. Có nơi bọn phản động đã xuyên tạc chủ trương, chính
sách dân tộc của Đảng bằng cách rêu rao rằng Khu tự trị chẳng qua là sự “ban ơn” của
người Kinh đối với người dân tộc ít người, rằng bản chất của nó cũng chẳng khác gì “Xứ
Thái tự trị” của thực dân Pháp trước đây. . . Trước tình hình đó, Đảng bộ Khu đã kịp thời
lãnh đạo nhân dân vạch trần âm mưu và hành động xấu xa của kẻ địch, đấu tranh trấn áp
bọn phản động, tạo khí thế sôi nổi cho cuộc vận động thành lập Khu tự trị.
Quán triệt Nghị quyết của Trung ương (28/09/1954), trên cơ sở kết quả của cuộc
vận động đồng bào các dân tộc về thành lập Khu tự trị, ngày 29/04/1955 Hồ Chủ tịch kí
Sắc lệnh số 230/SL thành lập Khu tự trị Thái – Mèo. Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh
gồm 4 chương, 21 điều khoản; quy định rõ tên Khu tự trị, địa giới, địa vực hành chính, tổ
chức chính quyền Khu tự trị, các quyền lợi của nhân dân Khu tự trị, cũng như nguyên tắc
lãnh đạo của Chính phủ Trung ương đối với Khu tự trị.
Ví dụ, Điều 1, Chương 1 của sắc lệnh ghi rõ: Để tăng cường đoàn kết giữa các dân
tộc ở Tây Bắc tiến bộ mau chóng về mọi mặt, nay thành lập trong phạm vi nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà Khu vực tự trị của các dân tộc ở Tây Bắc, gọi là Khu tự trị Thái - Mèo và
“Khu tự trị Thái - Mèo là một bộ phận của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Chính quyền
Khu tự trị là một cấp chính quyền địa phương, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chính
phủ Trung ương. Chính quyền và nhân dân phải tuân theo đường lối chung của nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà mà quản lí những việc trong Khu tự trị” [8;3].
Đến ngày 07/05/1955, đúng vào ngày kỉ niệm một năm chiến thắng Điện biên phủ,
lễ công bố Sắc lệnh thành lập Khu tự trị Thái – Mèo của Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ
chức tại Sơn La.
126
Quá trình vận động thành lập “Khu tự trị Thái - Mèo” (10/1954 - 5/1955)
Mục đích của việc thành lập Khu tự trị Thái – Mèo đã được Hồ Chủ tịch khẳng định
trong thư gửi đồng bào các dân tộc Tây Bắc (07/05/1955). Cụ thể như sau:
“Mục đích thành lập Khu tự trị Thái – Mèo là: làm cho các dân tộc anh em dần dần
tự quản lí lấy mọi công việc, để thực hiện các dân tộc bình đẳng về mọi mặt. Khu tự trị
Thái - Mèo là một bộ phận khăng khít trong đại gia đình Việt Nam, cùng với các dân tộc
anh em khác đoàn kết thành một khối như ruột thịt. Nó sẽ luôn luôn được sự giáo dục và
lãnh đạo của Đảng và Chính phủ và sự giúp đỡ của các dân tộc anh em khác. Khu tự trị
Thái - Mèo của chúng ta ngày nay là dân chủ, do nhân dân làm chủ. Nó khác hẳn với “Xứ
Thái tự trị” giả hiệu của địch mà mục đích là để chia rẽ áp bức các dân tộc” [10].
Cơ cấu Khu tự trị:
Ngày 07/05/1955, Hội đồng nhân dân Khu tự trị Thái – Mèo ra mắt đồng bào và
tiến hành kì họp đầu tiên. Tại kì họp này, Hội đồng nhân dân đã bầu ra Uỷ ban Hành chính
Khu tự trị. Ông Sa Văn Minh (người dân tộc Thái) được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Hành
chính Khu, đã thay mặt Hội đồng nhân dân Khu công bố những mục tiêu xây dựng, phát
triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh của Khu tự trị.
Là đơn vị hành chính của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, hệ thống chính quyền
Khu tự trị được tổ chức theo chế độ dân chủ tập trung. Hệ thống tổ chức chính quyền Khu
trong thời kì từ 1955 đến 10/1962 không có cấp tỉnh, chỉ có 3 cấp: Khu, Châu và Xã. Xã là
đơn vị hành chính cấp cơ sở; Ban cán sự Đảng các châu trực thuộc Khu uỷ. Địa giới Khu
tự trị khi thành lập bao gồm: Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây và phía Nam giáp Lào,
phía Đông Nam giáp vùng Mường Hoà Bình, phía Đông có dãy núi Phanxipăng ngăn cách
với các dân tộc tập trung ở lưu vực sông Hồng. Khu tự trị bao gồm 16 châu: Mường Tè,
Mường Lay, Sìn Hồ, Điện Biên, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Tuần Giáo, Thuận Châu, Mường
La, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Phù Yên (tức là toàn bộ hai tỉnh Sơn La, Lai Châu
cũ); đến ngày 13/05/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh số 231/SL chuyển hai huyện
Văn Chấn, Than Uyên của tỉnh Yên Bái và huyện Phong Thổ của tỉnh Lào Cai về Khu tự
trị Thái – Mèo.
Để tiếp tục hoàn thiện các đơn vị hành chính của Khu tự trị Thái - Mèo, tháng
8/1955 xã Mường Vạt (thuộc Yên Châu) được chia thành 5 xã là Chiềng Pằn, Viêng Lán,
Chiềng An, Chiềng Khoi và Chiềng Hặc. Ngày 18/10/1955, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị
quyết số 06/TTg thành lập châu Tủa Chùa và châu Mù Cang Chải. Do việc thành lập này,
hai xã Nậm Khắt và Hiếu Trai của châu Mường La nhập về châu Mù Cang Chải.
Theo các Sắc lệnh và quyết định trên, Khu tự trị Thái - Mèo thời kì này không có
cấp tỉnh, các huyện đổi thành châu trực thuộc Khu (Từ 1963 dến 1975 đơn vị hành chính
cấp tỉnh được tái lập, từ đó hệ thống tổ chức của Khu có 4 cấp: Khu, Tỉnh, Châu (huyện)
và Xã). Khu tự trị là đơn vị hành chính của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, hệ thống tổ
chức gồm 3 cấp: Khu, Châu, Xã. Thị trấn Sơn La được chọn làm Thủ phủ Khu tự trị Thái
- Mèo, các cơ quan của Khu tạm thời đóng trụ sở tại thị trấn Thuận Châu (Sơn La).
Cơ quan có quyền lực cao nhất ở mỗi cấp là Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân
cấp nào bầu ra Uỷ ban hành chính cấp ấy.
Khu ủy Khu Tây Bắc (được thành lập ngày 17/07/1952) được chuyển thành Khu ủy
127
Phạm Văn Lực
Khu tự trị Thái - Mèo; Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Bắc (được thành lập 1950) trở thành cơ
quan chỉ huy các lực lượng vũ trang của Khu tự trị Thái – Mèo.
Có thể nói, Khu tự trị Thái – Mèo là một bộ phận không thể tách rời của Tổ quốc
Việt Nam, theo đường lối thống nhất của toàn quốc và chịu sự chỉ đạo thống nhất của
Chính phủ Trung ương.
Quyền lợi Khu tự trị:
+ Về chính trị: Nhân dân các dân tộc Khu tự trị được hưởng mọi quyền tự do dân
tộc, được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ với nhân dân các dân tộc khác trong toàn
quốc.
+ Về vũ trang nhân dân: Dưới chế độ quân sự thống nhất của toàn quốc, chính quyền
Khu tự trị được tổ chức bộ đội địa phương Khu tự trị, tổ chức dân quân du kích và công
an Khu tự trị để bảo vệ an toàn và giữ gìn trật tự trong Khu.
+ Về tài chính: Dưới chế độ tài chính thống nhất của toàn quốc, chính quyền Khu
tự trị được căn cứ vào quyền hạn nhiệm vụ do Chính phủ Trung ương và cơ quan chính
quyền cấp trên giao cho mà quản lí nền tài chính trong Khu mình, tức là tự quản lí lấy
thu, chi trong Khu tự trị. Ngân sách hàng năm của Khu tự trị do chính quyền Trung ương
(hoặc cơ quan chính quyền cấp trên) duyệt y.
+ Về kinh tế: Dưới chế độ kinh tế và theo kế hoạch xây dựng thống nhất của toàn
quốc, chính quyền Khu tự trị được quyền định kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế
trong Khu mình như phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, phát triển thương nghiệp và công
nghệ, mở mang đường giao thông vận tải khôi phục và mở mang các thị xã, chợ búa, mở
mang mậu dịch.
+ Về văn hóa xã hội: Chính quyền Khu tự trị được giữ gìn những phong tục, tập
quán, tín ngưỡng của nhân dân mình, được dùng những phương pháp cần thiết và thích
hợp để phát triển các công tác văn hóa, giáo dục nghệ thuật và xã hội tro