Khi đánh giá về sự lớn mạnh của một quốc gia trên thế giới, các tiêu chí về kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự đều đóng vai trò quyết định ngang hàng nhau. Ta thấy rằng, một nước có nền kinh tế phát triển, văn minh, hiện đại thì đông thời cũng có một hệ thống phòng thủ vững chắc.
Mặc dù hiện nay, các nước đều hướng tới mục tiêu không còn chiến tranh trên toàn cầu, hòa bình, ổn định, nhưng với tình hình thế giới phức tạp như hiện nay, vẫn tồn tại khoảng cách khá lớn giữa các nước giàu và nghèo, các nước phát triển và đang phát triển thì không một nước nào dám coi nhẹ việc đề phòng, cảnh giác trước những nguy cơ đe dọa nên anh ninh quốc phòng. Do đó quân sự và trang thiết bị đều được đầu tư một cách thích hợp.
Xét riêng trong hệ thống quân sự, không quân là thành phần không thể thiếu, nó phản ánh trình độ phát triển của quân đội mỗi nước. Từ chiến tranh thế giới thứ 2, không quân ngày càng thể hiện vai trò quan trọng, và không ngừng được cải tiến, trang bị. Lực lượng phòng không vì thế cũng là một thành phần không thể thiếu, mà nòng cốt trong đó là Quân chủng Phòng không - Không quân.
17 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 3041 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quân chủng phòng không - Không quân là lực lượng nòng cốt của toàn bộ hệ thống phòng không quốc gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
----------eôf----------
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN LÀ LỰC LƯỢNG NÒNG CỐT CỦA TOÀN BỘ HỆ THỐNG PHÒNG KHÔNG QUỐC GIA
Sinh viên thực hiện: PHẠM NGỌC HƯNG
Lớp: Cơ Điện Tử 1 - Chương Trình Tiên Tiến
Khoa: Cơ Khí Khóa: 52
SHSV: 20071486
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đinh Cao Tài
HÀ NỘI, 10/2008
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Khi đánh giá về sự lớn mạnh của một quốc gia trên thế giới, các tiêu chí về kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự đều đóng vai trò quyết định ngang hàng nhau. Ta thấy rằng, một nước có nền kinh tế phát triển, văn minh, hiện đại thì đông thời cũng có một hệ thống phòng thủ vững chắc.
Mặc dù hiện nay, các nước đều hướng tới mục tiêu không còn chiến tranh trên toàn cầu, hòa bình, ổn định, nhưng với tình hình thế giới phức tạp như hiện nay, vẫn tồn tại khoảng cách khá lớn giữa các nước giàu và nghèo, các nước phát triển và đang phát triển thì không một nước nào dám coi nhẹ việc đề phòng, cảnh giác trước những nguy cơ đe dọa nên anh ninh quốc phòng. Do đó quân sự và trang thiết bị đều được đầu tư một cách thích hợp.
Xét riêng trong hệ thống quân sự, không quân là thành phần không thể thiếu, nó phản ánh trình độ phát triển của quân đội mỗi nước. Từ chiến tranh thế giới thứ 2, không quân ngày càng thể hiện vai trò quan trọng, và không ngừng được cải tiến, trang bị. Lực lượng phòng không vì thế cũng là một thành phần không thể thiếu, mà nòng cốt trong đó là Quân chủng Phòng không - Không quân.
Trong phạm vi bài tiểu luận này, em xin trình bày rõ về việc Quân chủng Phòng không - Không quân là lực lượng nòng cốt của toàn bộ hệ thống phòng không quốc gia.
NỘI DUNG
I. VAI TRÒ, VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ , TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, thuộc huyện Nguyên Bình, Cao Bằng, ban đầu gồm 34 chiến sỹ do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung, đồng chí Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng, còn đồng chí Xích Thắng làm chính trị viên. Nhiệm vụ chính của Quân đội Nhân dân Việt Nam là bảo vệ sự nghiệp Cách mạng XHCN và xây dựng CNXH, bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển, biên giới và hải đảo, đồng thời tích cực tham gia vào quá trình sản xuất.
Trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, Quân chủng Phòng không - Không quân là một lực lượng quan trọng, giữ vai trò nòng cốt trong thế trận phòng không nhân dân và lực lượng phòng không ba thứ quân, có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ vùng trời trên lãnh thổ Việt Nam.
II. QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam được thành lập ngày 22 tháng 10 năm 1963 trên cơ sở sáp nhập Bộ Tư lệnh Phòng không và Cục Không quân. Trước đó, Bộ Tư lệnh Phòng không được thành lập theo Nghị định 047/NĐ ngày 21 tháng 3 năm 1958 và Cục Không quân thuộc Bộ Tổng Tham mưu được thành lập ngày 24 tháng 1 năm 1959.
Ngày 21 tháng 3 năm 1958, thành lập Trung đoàn ra đa cảnh giới đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam với tên gọi Trung đoàn đối không cần vụ 260. Đến tháng 9 năm 1960 đổi thành Trung đoàn ra đa tình báo 300, từ tháng 5 năm 1961 mang tên Trung đoàn ra đa 291 (còn gọi là "Đoàn Ba Bể"). Nay thuộc Sư đoàn phòng không 365.
Ngày 22 tháng 6 năm 1958, thành lập Trung đoàn pháo phòng không 230 ("Đoàn Thống Nhất"), trang bị pháo 57 mm đầu tiên của quân đội. Nay thuộc Sư đoàn phòng không 367.
Ngày 25 tháng 4 năm 1959, thành lập Trung đoàn pháo phòng không 280 ("Đoàn Hồng Lĩnh"). Nay thuộc Sư đoàn phòng không 361.
Ngày 1 tháng 5 năm 1959, thành lập Trung đoàn không quân vận tải đầu tiên: Trung đoàn 919.
Ngày 3 tháng 2 năm 1964, thành lập Trung đoàn không quân tiêm kích đầu tiên số hiệu 921 ("Đoàn Sao Đỏ") với 32 chiếc máy bay chiến đấu MiG-17, 4 chiếc máy bay MiG-15. Từ tháng 4 năm 1965 chuyển sang máy bay MiG-21.
Ngày 7 tháng 1 năm 1965, thành lập Trung đoàn tên lửa phòng không đầu tiên: Trung đoàn 236 ("Đoàn Sông Đà"). Nay thuộc Sư đoàn phòng không 361.
Ngày 3 tháng 4 năm 1965, Không quân Nhân dân Việt Nam đánh thắng trận đầu, bắn rơi 2 máy bay F-8 của Mỹ.
Ngày 22 tháng 4 năm 1965, thành lập Trung đoàn tên lửa tầm trung 238 ("Đoàn Hạ Long"). Nay thuộc Sư đoàn phòng không 363.
Ngày 19 tháng 5 năm 1965, thành lập Bộ Tư lệnh Phòng không Hà Nội (từ tháng 3 năm 1967 đổi là Sư đoàn phòng không 361) và Bộ Tư lệnh Phòng không Hải Phòng (từ tháng 3 năm 1967 đổi là Sư đoàn phòng không 363).
Ngày 4 tháng 8 năm 1965, thành lập Trung đoàn Không quân tiêm kích 923 ("Đoàn Yên Thế"), gồm 2 đại đội, 17 phi công, sử dụng máy bay MiG-17.
Ngày 13 tháng 11 năm 1965, thành lập Trung đoàn tên lửa 257 ("Đoàn Cờ Đỏ"). Nay thuộc Sư đoàn phòng không 361.
Ngày 20 tháng 4 năm 1966, thành lập Trung đoàn ra đa 293, thuộc Bộ Tư lệnh Phòng không.
Ngày 30 tháng 5 năm 1966, thành lập 3 trung đoàn tên lửa phòng không 261 ("Đoàn Thành Loa"), 263, 267, thuộc Bộ Tư lệnh Quân chủng. Nay thuộc Sư đoàn phòng không 367.
Ngày 15 tháng 6 năm 1966, thành lập Bộ Tư lệnh Phòng không Quân khu 4.
Ngày 21 tháng 6 năm 1966, thành lập Sư đoàn phòng không 367. Tiền thân là trung đoàn pháo cao xạ 367, thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1953, chuyển thành Đại đoàn pháo cao xạ 367 ngày 21 tháng 9 năm 1954, trước đây thuộc Bộ Tư lệnh Pháo binh, sau này tách ra đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Phòng không (1958).
Ngày 23 tháng 6 năm 1966, thành lập Bộ Tư lệnh Phòng không Hà Bắc, đến 16 tháng 3 năm 1967 đổi tên thành Sư đoàn phòng không 365.
Ngày 23 tháng 3 năm 1967, thành lập các Binh chủng Ra-đa, Tên lửa Phòng không và Không quân.
Ngày 24 tháng 3 năm 1967, Sư đoàn không quân Thăng Long (phiên hiệu là Sư đoàn 371) tức Bộ tư lệnh không quân được thành lập, gồm các trung đoàn 921, 923, 919 và đoàn bay Z.
Đây là Sư đoàn Không quân đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tháng 1 năm 1968, thành lập Sư đoàn phòng không 375 thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 4.
Ngày 27 tháng 5 năm 1968, thành lập Sư đoàn phòng không 377.
Tháng 3 năm 1972, thành lập Trung đoàn không quân thứ 3, Trung đoàn 927 ("Đoàn Lam Sơn").
Ngày 29 tháng 3 năm 1973, thành lập Sư đoàn phòng không 673 tại Trị-Thiên.
Trong thời gian từ 16 tháng 5 năm 1977 đến 3 tháng 3 năm 1999, Quân chủng Phòng không - Không quân tách ra thành hai Quân chủng Phòng không và Không quân riêng biệt. Từ tháng 3/1999, sáp nhập lại thành Quân chủng Phòng không - Không quân.
2. Biên chế, tổ chức của Quân chủng Phòng không - Không quân
Về mặt tổ chức, Quân chủng Phòng không - Không quân bao gồm các binh đoàn, binh đội hỏa lực, trong đó có:
Bộ đội TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG
Bộ đội PHÁO PHÒNG KHÔNG
Bộ đội RADA PHÒNG KHÔNG
Bộ đội KHÔNG QUÂN TIÊM KÍCH
Các cơ quan của Quân chủng Phòng không - Không quân bao gồm: Bộ Tham mưu, Cục chính trị, Cục hậu cần, Cục kĩ thuật, Cục Phòng không lục quân và các đơn vị trực thuộc.
a. Bộ đội Tên lửa phòng không
Thành lập tháng 10/1963, ngày truyền thống là ngày 24/7/1965 ( đánh thắng trận đầu, bắn rơi 1 máy bay F4C). Trong kháng chiến chống Mĩ, bắn rơi 839 máy bay ( 57 chiếc B-52), trong đó, riêng chiến dịch Điện Biên Phủ trên không (12/1972) bắn rơi 30 chiếc B-52.
Năm 1973, binh chủng Tên lửa phòng không được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân (9 Trung đoàn, 7 Tiểu đoàn và 13 cá nhân)
Đây là binh chủng cơ bản của bộ đội phòng không quốc gia, có nhiệm vụ hiệp chặt chẽ với các quân binh chủng đánh trả các cuộc tập kích đường không của địch một cách có hiệu quả, bảo vệ vững chắc mục tiêu được giao. Bộ đội tên lửa phòng không đồng thời cũng có thể tham gia vào việc đập tan các cuộc tiến công trên bộ của địch bằng cách yểm trợ cho bộ binh. Trong thời bình, nhiệm vụ cơ bản của bộ đội tên lửa phòng không là không cho các phương tiện tiến công đường không của địch xâm phạm vùng trời đất nước với mục đích trinh sát hoặc khiêu khích và luôn sẵn sàng để có thể đánh trả các cuộc tập kích đường không bất ngờ của địch.
( Hình ảnh Tên lửa SA-2)
Bộ đội Tên lửa phòng không được tổ chức thành các Trung đoàn, trong Trung đoàn có các phân đội hỏa lực và các phân đổi kiểm tra bảo đảm.
Đặc điểm chiến đấu của bộ đội Tên lửa phòng không:
Có hỏa lực mạnh, hiệu quả cao
Có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên không ở độ cao từ 20m đến 30km.
Có khả năng chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết.
Có khả năng cơ động hỏa lực nhanh.
b. Bộ đội Rada phòng không
Được xây dựng từ năm 1956, binh chủng Rada phòng không lấy ngày 1/3/1959 - ngày lần đầu tiên phát sóng quản lý vùng trời Tổ quốc làm ngày truyền thống
Chức năng chủ yếu của bộ đội rada phòng không là quản lý chặt chẽ vùng trời của Tổ quốc, kịp thời phát hiện mọi hoạt động trên không, đặc biệt là thời điểm tập kích đường không của địch, không để Tổ quốc bị bất ngờ trong mọi tình huống. Xuất phát từ chức năng trên mà bộ đội rada phòng không có nhiệm vụ:
Thực hiện trinh sát liên tục ngày đêm để quản lý chặt chẽ vùng trời của Tổ quốc, chủ động và kịp thời phát hiện, xác định đúng tính chất mọi hoạt động của máy bay và phương tiện hoạt động đường không khác của địch.
Thông báo kịp thời mọi tình huống trên không cho Sở chỉ huy quân chủng, các Sở chỉ huy của bộ đội Phòng không - Không quân.
Bảo đảm hoạt động chiến đấu và các hoạt động khác của bộ đội không quân, bộ đội tên lửa phòng không, pháo phòng không và các chuyến bay đặc biệt. Phối hợp với bộ đội không quân và Hàng không dân dụng quản lý chế độ bay của máy bay ta và máy bay nước ngoài trên vùng trời Tổ quốc.
Đặc điểm chiến đấu của bộ đội rada phòng không:
Thường xuyên sẵn sàng chiến đấu cao cả thời bình cũng như thời chiến.
Đối tượng chiến đấu có số lượng lớn máy bay và phương tiện hoạt động đường không được trang bị hiện đại.
Đội hình chiến đấu rất phân tán, rộng khắp, lại chịu ảnh hưởng của nhiều điều kiện địa hình thời tiết khác nhau, song lại đòi hỏi sự chỉ huy chiến đấu tập trung thống nhất cao.
Hiệp đồng chiến đấu với nhiều đơn vị, có yêu cầu cao và khác nhau, nhất là đối với các đơn vị hỏa lực phòng không.
Trang bị khí tài hiện đại đồng bộ. Trong chiến đấu đảm bảo kỹ thuật rất phức tạp tiêu thụ cơ sở vật chất lớn.
c. Bộ đội Pháo phòng không
Trung đoàn Pháo phòng không đầu tiên thành lập ngày 1/4/1953 ( Trung đoàn 367). Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội Pháo phòng không đã bắn rơi 62 máy bay, trong kháng chiến chống Mĩ là 1502 máy bay.
Năm 1976, binh chủng Pháo phòng không được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân ( 11 Trung đoàn, 6 Tiểu đoàn, 8 Đại đội và 8 cá nhân)
Bộ đội Pháo phòng không có nhiệm vụ hiệp đồng với không quân tiêm kích, tên lửa phòng không, rada phòng không cũng như các phương tiện phòng không khác, bảo vệ vững chắc vùng trời Tổ quốc. Tiêu diệt các mục tiêu trên không từ tầng trung trở xuống. Đồng thời, bảo vệ bộ đội hợp thành trong các hình thức tác chiến. Sẵn sàng đánh địch mặt đất, mặt nước cũng như các nhiệm vụ khác.
Trong Quân chủng Phòng không, các Trung đoàn Pháo phòng không được biên chế trong các Sư đoàn phòng không thuộc quân chủng ( cũng có thể do yêu cầu nhiệm vụ có Trung đoàn Pháo phòng không trực thuộc Quân chủng Phòng không). Dưới Trung đoàn là các phân đội hỏa lực
Tính chất chiến đấu của Pháo phòng không:
Diễn biến chiến đấu khẩn trương, liên tục, phức tạp.
Yêu cầu hợp đồng tác chiến cao.
Hình thức phương pháp chiến đấu phong phú và đa dạng.
Đặc điểm đối tượng chiến đấu của Pháo phòng không: các phương tiện tấn công đường không hoạt động ở độ cao trung bình trở xuống, chủ yếu là máy bay chiến thuật, trực thăng, tên lửa có cánh.
d. Bộ đội Không quân tiêm kích
Trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, Không quân tiêm kích có từ năm 1964 ( đơn vị đầu tiên là Trung đoàn KQTK 921) trực thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân (1964-1977). Ngày truyền thống của lực lượng Không quân tiêm kích là ngày 3/4/1965 - ngày thắng trận đầu của Không quân Nhân dân Việt Nam, bắn rơi 2 máy bay F8. Trong kháng chiến chống Mĩ, Không quân tiêm kích tham gia chiến đấu bảo vệ miền Bắc, bắn rơi nhiều máy bay Mĩ ( 320 máy bay, trong đó có 2 chiếc B-52).
MiG-21 F94 số 5020 của Đoàn 927 Không quân Nhân dân Việt Nam đã được nhiều anh hùng lục lượng vũ trang Việt Nam lái trong thời gian Chiến tranh Việt Nam
Không quân tiêm kích làm nhiệm vụ
Tiêu diệt các loại máy bay và phương tiện khác của địch ở trên không. Bảo vệ mục tiêu được giao, bộ đội hợp thành và các mục tiêu quan trọng khác trong khu vực hoạt động của đơn vị.
Bảo đảm cho các đơn vị không quân khác hoạt động.
Chống vận chuyển và đổ bộ đường không.
Đánh các mục tiêu mặt đất, mặt nước khi cần.
Thực hiện trinh sát trên không.
Trong binh chủng, Không quân tiêm kích được chia thành các Sư đoàn TKPK, dưới là các Trung đoàn, trong Trung đoàn KQTK có các phi đội và các đơn vị bảo đảm.
Trong tổ hợp Không quân tiêm kích - Tên lửa, ngoài các máy bay tiêm kích còn các đài rada, các hệ thống dẫn đường cho máy bay tiêm kích trong Quân chủng Phòng không thường là tự động, điều này cho phép nâng cao hiệu quả chiến đấu của Không quân tiêm kích rất nhiều.
Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ trong thực tế chiến đấu, ta có thể đưa toàn bộ lực lượng vào chiến đấu, lần lượt đưa các phân đội vào chiến đấu hoặc tự tìm diệt mục tiêu trên không. Để nâng cao tính sẵn sàng chiến đấu, thường bộ đội KQTK tổ chức trực ban trên sân bay và trực ban trên không để giành thế chủ động đánh địch. Đây cũng là đặc điểm chiến đấu của KQTK, có thể chiến đấu ban ngày, ban đêm trong mọi điều kiện khí tượng khác nhau, có khi quan sát bằng mặt hoặc không quan sát được, đánh đơn hoặc trong đội hình tôp, độc lập hoặc dẫn đường từ Sở chỉ huy.
Bên cạnh Quân chủng Phòng không - Không quân là nòng cốt, lực lượng Phòng không còn có:
Phòng không Lục quân: Phòng không để đảm bảo an toàn cho hoạt động tác chiến của bộ đội trên mặt đất, do lực lượng Phòng không trong biên chế của bộ đội Lục quân tiến hành độc lập hoặc có phối hợp với các lực lượng phòng không khác.
Phòng không Hải quân: Phòng không được tiến hành để đánh trả và phòng tránh các cuộc tiến công đường không của đối phương, bảo vệ lực lượng Hải quân hoạt động trên biển và các điểm trú đậu, các tuyến giao thông trên biển và các mục tiêu quan trọng khác của Hải quân.
Phòng không địa phương: Phòng không để bảo vệ các mục tiêu kinh tế, chính trị, quân sự, đầu mối giao thông quan trọng và tính mạng, tài sản của nhân dân ở địa phương do bộ đội phòng không của tỉnh - thành phố, quận - huyện… tiến hành dưới sự chỉ đạo của cơ quan quân sự địa phương, phối hợp với các lực lượng phòng không khác.
III. LIÊN HỆ THỰC TẾ
Là một người Đoàn viên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, một sinh viên kĩ thuật của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, em cảm thấy thật vinh dự và tự hào khi biết rằng những thế hệ sinh viên đầu tiên của Trường ĐHBKHN, đã không ngần ngại tạm dừng con đường học tập của mình để tham gia kháng chiến chống Mĩ. Rất nhiều người trong số họ đã ngã xuống để bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Những sinh viên của các thế hệ đó đã trở thành những chiến sĩ anh dũng trên mặt trận chiến đấu, không ít trong số họ thuộc lực lượng Phòng không - Không quân, và rồi khi hòa bình được thiết lập, họ lại trở thành những kĩ sư, đem trí tuệ của mình ra phục vụ đất nước. Trước những tấm gương ấy, em tự thấy mình càng phải phấn đấu hơn nữa. May mắn được sinh ra và lớn lên trong điều kiện hòa bình, thế hệ trẻ chúng em phải không ngừng học tập, trở thành những người kĩ sư xuất sắc trong tương lai, để đưa đất nước đi lên ngày càng vững mạnh. Không chỉ có vậy, thế hệ trẻ cũng cần không ngừng trau dồi đạo đức, đề cao cảnh giác trước những xúi giục, kích động của các thế lực thù địch. Bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc không chỉ là nhiệm vụ của mỗi người lính mà còn là nhiệm vụ của mỗi công dân, mà thế hệ trẻ chúng em là một phần trong số đó.
KẾT LUẬN
Trải qua 45 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, các thế hệ cán bộ chiến sĩ Phòng không – Không quân luôn trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân; tiến công kiên quyết, anh dũng kiên cường; mưu trí, sáng tạo, tự lực, tự cường, không ngưng vươn lên làm chủ vũ khí, trang bị kĩ thuật hiện đại; đoàn kết hiệp đồng, lập công tập thể, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.
Trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, mỗi cán bộ, chiến sĩ Quân chủng Phòng không - Không quân phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng đập tan mọi hành động tiến công xâm lược đường không của kẻ thù; chủ động đối phó có hiệu quả với chiến tranh xâm lược có sử dụng vũ khí công nghệ cao; cùng các lực lượng khác thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tác chiến bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc. Để thực hiện tốt vấn đề đó, phải tập trung xây dựng Quân chủng vững mạnh toàn diện, không ngừng nâng cao trình độ và sức mạnh chiến đấu, kiên quyết không để Tổ quốc bị bất ngờ vì các tình huống trên không; xây dựng Quân chủng thực sự là lực lượng nòng cốt trên mặt trận đối không và thế trận phòng không nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng Giáo dục Quốc phòng, Tập IV, NXB Hà Nội, 1998
2. Lịch sử bộ đội tên lửa phòng không 1965-2005, NXB Quân đội Nhân dân, 2005
3. Website: www.wikipedia.org
www.qdnd.vn