Quan điểm của Arixtốt về giáo dục

1. Mở đầu Có thể nói, trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, GD-ĐT được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” (Ban Bí thư Trung ương Đảng, 2011, tr 7). GD-ĐT góp phần nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc, góp phần tạo ra hệ thống giá trị xã hội mới. Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, tri thức là sản phẩm của GD-ĐT, đồng thời là tài sản quý giá nhất của con người và xã hội. Arixtốt (384-322 Trước Công Nguyên) là nhà “bách khoa toàn thư” và là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của triết học Hi Lạp cổ đại; một học giả không mệt mỏi, có những khám phá khoa học rộng khắp, những suy đoán triết học sâu sắc; một giáo viên đã truyền cảm hứng và tiếp tục truyền cảm hứng cho các thế hệ học sinh; một nhân vật gây tranh cãi công chúng đã sống trong một thế giới hỗn loạn. Ông “cổ đại nhất thời cổ đại” như một người khổng lồ trí tuệ, không có người nào trước ông đóng góp nhiều cho việc học bằng ông (Barnes, 1982). Ông đã để lại cho hậu thế một kho tàng văn hóa đồ sộ với trên 150 tác phẩm về nhiều lĩnh vực khác nhau như: Tự nhiên học, Triết học, Logic học, Tu từ học, Chính trị học, Đạo đức học, Trong đó, tư tưởng về giáo dục giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Arixtốt. Mặc dù ông có tác phẩm riêng bàn về giáo dục nhưng chính các quan điểm của ông về chính trị, đạo đức là cơ sở cho tư tưởng về giáo dục của ông.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan điểm của Arixtốt về giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 57-61 ISSN: 2354-0753 57 QUAN ĐIỂM CỦA ARIXTỐT VỀ GIÁO DỤC Đinh Thanh Xuân Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Email: xuan.dinhthanh@gmail.com Article History ABSTRACT In Vietnam, education is considered a leading national policy in training people who are both virtuous and talented. The article systematizes Aristotle’s viewpoints on the role of education, especially the education of political people; his viewpoints on educational content and a number of principles in education are significant in building and developing Vietnamese education in the current period of renovation and integration. Received: 28/2/2020 Accepted: 25/3/2020 Published: 30/4/2020 Keywords Aristotle’s viewpoints, education, morality, the role of education. 1. Mở đầu Có thể nói, trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, GD-ĐT được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” (Ban Bí thư Trung ương Đảng, 2011, tr 7). GD-ĐT góp phần nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc, góp phần tạo ra hệ thống giá trị xã hội mới. Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, tri thức là sản phẩm của GD-ĐT, đồng thời là tài sản quý giá nhất của con người và xã hội. Arixtốt (384-322 Trước Công Nguyên) là nhà “bách khoa toàn thư” và là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của triết học Hi Lạp cổ đại; một học giả không mệt mỏi, có những khám phá khoa học rộng khắp, những suy đoán triết học sâu sắc; một giáo viên đã truyền cảm hứng và tiếp tục truyền cảm hứng cho các thế hệ học sinh; một nhân vật gây tranh cãi công chúng đã sống trong một thế giới hỗn loạn. Ông “cổ đại nhất thời cổ đại” như một người khổng lồ trí tuệ, không có người nào trước ông đóng góp nhiều cho việc học bằng ông (Barnes, 1982). Ông đã để lại cho hậu thế một kho tàng văn hóa đồ sộ với trên 150 tác phẩm về nhiều lĩnh vực khác nhau như: Tự nhiên học, Triết học, Logic học, Tu từ học, Chính trị học, Đạo đức học, Trong đó, tư tưởng về giáo dục giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Arixtốt. Mặc dù ông có tác phẩm riêng bàn về giáo dục nhưng chính các quan điểm của ông về chính trị, đạo đức là cơ sở cho tư tưởng về giáo dục của ông. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Quan điểm của Arixtốt về vai trò của giáo dục Điểm xuất phát cho quan điểm về giáo dục của Arixtốt là quan niệm của ông về bản chất con người. “Cái tinh thần và nội dung căn bản trong quan điểm của Arixtốt về bản chất con người chính là khía cạnh chính trị của nó - cái làm cho sự tồn tại của nó khác về chất so với tất cả các loài động vật khác. Cái không công dân, phi chính trị không phải là một con người. Ai không biết những lợi ích của đời sống công dân và không chấp nhận những quy tắc của nó là cái tồi tệ nhất” (Barnes, 1982, tr 50). Theo Arixtốt, nhờ có khả năng lập luận, tư duy hợp lí, con người phân biệt được cái tốt - xấu, cái đúng - sai, công bằng - bất công bằng. Những lập luận này nhằm hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng điều quan trọng nhất là chỉ có thể thực hiện được cuộc sống đó thông qua sự hợp tác của cả xã hội. Arixtốt mở đầu Chính trị luận bằng nhận xét bất hủ: “mỗi một cộng đồng được thiết lập nhằm đạt tới một cái tốt nào đó vì hoạt động của con người luôn luôn nhằm đạt được cái mà nó nghĩ là tốt. Nhưng, nếu tất cả các cộng đồng đều nhắm đến một cái tốt thì nhà nước hay cộng đồng chính trị - cộng đồng cao nhất và bao trùm tất cả các cộng đồng - phải nhắm tới cái tốt cao cả hơn mọi cái tốt khác, và phải là cái tốt ở mức độ cao nhất” (Arixtốt, 2013, tr 42). Theo đó, nếu nhà nước là hình thức hoàn thiện nhất của cuộc sống (bởi nó giúp con người thực hiện được những nhu cầu sống của mình) thì chính những ước vọng muốn sống cao thượng và sống tốt đẹp hơn sẽ duy trì nhà nước đó. Bởi vậy, có thể nói, theo Arixtốt giáo dục là giáo dục con người để bảo vệ chế độ, bảo vệ quốc gia. Arixtốt định nghĩa về công dân như sau: “Người công dân chỉ cần có một đặc tính duy nhất là người có quyền tham gia vào việc thực thi công lí và đảm nhiệm các chức vụ trong chính quyền” (Arixtốt, 2013, tr 147). Theo ông, mỗi công dân có nhiệm vụ khác nhau, giống như những thuỷ thủ trên một con tàu, mỗi người có một nhiệm vụ riêng biệt phải thi hành và đều phải làm tốt phần việc của mình để giữ cho con tàu được an toàn, đi được tới mục tiêu đã VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 57-61 ISSN: 2354-0753 58 định. Công dân cũng vậy, có mục đích tối hậu là giữ cho sự an toàn của chế độ và đó là nghĩa vụ chung của mọi công dân. Công dân dù giữ chức vụ lãnh đạo hay chỉ là dân thường cũng cần phải có kiến thức và khả năng để biết lãnh đạo cũng như biết tuân phục. Arixtốt đặc biệt đề cao vấn đề giáo dục con người: “Ai cũng phải đồng ý là nhà lập pháp nên đặt mối quan tâm hàng đầu vào việc giáo dục tuổi trẻ, bởi vì bỏ bê việc giáo dục sẽ gây ra nguy hại cho cơ cấu chính trị và hiến pháp (Hiến pháp theo Arixtốt không chỉ có nghĩa là văn bản kiến tạo cơ cấu chính trị mà còn là “cách sống của một chế độ”). Người công dân phải được giáo dục cho phù hợp với mô hình chính quyền mà họ sinh sống” (Arixtốt, 2013, tr 412). Đây cũng là một biện pháp quan trọng nhằm duy trì và bảo vệ chế độ. Muốn chính thể chính trị được lâu dài, nền giáo dục phải thích hợp. Giáo dục quần chúng để người dân sống và hành động theo đúng tinh thần của hiến pháp và pháp luật, đặc biệt, không chỉ giáo dục người dân thi hành những cái hay, cái đẹp của chế độ mà còn giáo dục để họ biết và tránh làm những điều khiến chế độ suy vong. Giáo dục người dân trở thành những công dân có học thức và đức hạnh sẽ giúp cho đất nước trở nên tốt đẹp hơn. Nền giáo dục còn có tác dụng thống nhất quốc gia, vượt lên trên những vấn đề chia rẽ địa phương. Đó là lí do tại sao giáo dục phải là nhiệm vụ hàng đầu của nhà nước và được quy định bởi luật pháp. “Một trong những điều sẽ giúp cho chế độ được bền vững nhất là giáo dục dân chúng về thể chế chính trị Những luật lệ tốt đẹp nhất, dù được mọi công dân chấp nhận, cũng sẽ chẳng đi tới đâu nếu những người trẻ không được giáo dục và huấn luyện để thấm nhuần tinh thần hiến pháp của chế độ Sự rèn luyện tâm trí cho cả quốc gia cũng cần thiết như sự rèn luyện cho mỗi người được giáo dục theo tinh thần hiến pháp là những hành động sẽ đảm bảo được sự tồn tại của chế độ” (Arixtốt, 2013, tr 297). Bằng lập luận nhà nước hay cộng đồng chính trị là cái tối cao nhất và lí do để nhà nước hiện hữu là để giúp cho công dân sống một đời sống ”tốt.” Do đó, việc giáo dục công dân trở thành những người dân có đạo đức là điều tối quan trọng. Khi một đất nước có được những người dân vừa học thức lại vừa đức hạnh, dĩ nhiên đất nước đó phải trở nên tốt hơn. Bởi vậy, đối với Arixtốt, giáo dục như là “cứu cánh” của con người, của nhân loại, là điều kiện rất quan trọng để cá nhân hòa đồng với xã hội. Arixtốt cho rằng tài sản tối cao mà mọi người đều mong ước đó là hạnh phúc, nhưng con người hạnh phúc theo ông không phải là con người ở tình trạng tự nhiên mà là con người được giáo dục, con người sống tốt, có đạo đức. Trong quan niệm về đức hạnh, Arixtốt cho rằng, ở con người có hai đức hạnh cơ bản là đức hạnh trí tuệ và đức hạnh luân lí: “Đức hạnh hiện ra dưới hai vẻ, một vẻ trí tuệ, một vẻ luân lí; đức hạnh trí tuệ một phần lớn từ học thức mà ra và cần học thức để biểu lộ và phát triển; cho nên nó đòi hỏi sự thực hành và thời gian, còn đức hạnh luân lí là con đẻ của thói quen tốt” (Arixtốt, 2013, tr 58). Như vậy, đức hạnh trí tuệ phụ thuộc phần lớn vào học vấn đã tiếp thu được, cả cho sự sản sinh, sự lớn lên và do vậy, đức hạnh ấy cần đến kinh nghiệm và thời gian; còn đức hạnh luân lí là sản phẩm của tập quán và không có một đức hạnh luân lí nào được sản sinh do tự nhiên (mang tính bẩm sinh). Rõ ràng, theo quan điểm của Arixtốt thì muốn trở thành người tốt thì phải tiếp nhận một sự giáo dục và các tập quán của con người tốt. Như vậy, trong quan niệm của Arixtốt, đức hạnh trí tuệ được hình thành thông qua giáo dục, còn đức hạnh luân lí được hình thành thông qua tập quán, cho nên, ngay từ khi còn nhỏ, con người cần được giáo dục cả về kiến thức và tập quán của loài người. “Vì vậy, chúng ta phải hoạt động một cách cương quyết; những sự cư xử khác nhau sinh ra những thói quen khác nhau. Trong những điều kiện ấy, cách giáo dưỡng từ tuổi thơ ấu có một tầm quan trọng lớn Sự quan trọng ấy thật là phi thường, chính yếu” (Arixtốt, 2013, tr 60). Nói về giáo dục, Arixtốt cho rằng: “ phải đi từ điều đã biết, phải có sẵn một nền giáo dục luân lí tốt đẹp nếu người ta muốn nghe bàn luận một cách bổ ích về những điều lương thiện” (Arixtốt, 2013, tr 27). Arixtốt cho rằng, ba yếu tố làm cho con người trở thành người tốt và có đạo đức là: tư chất, tập quán và lí trí. Do đó, sự kết hợp hài hòa cả ba yếu tố này trong con người là rất cần thiết, mà để đạt được sự kết hợp hài hòa đó thì không thể thiếu vai trò của giáo dục. Giáo dục sẽ hướng lí trí của con người sử dụng tốt tư chất và tập quán của bản thân để điều chỉnh hành vi của mình trong mọi hoạt động sống, xứng đáng là người tốt và có đạo đức. Trong quan niệm về hạnh phúc, Arixtốt cũng đề cập tới vai trò của giáo dục. Theo ông, để đạt đến hạnh phúc, đến sự hoàn thiện, con người phải có một số năng khiếu (khuynh hướng) nhất định ngay từ khi còn nhỏ nhưng điều đó chưa đủ, phải thông qua giáo dục thì hạnh phúc mới trở thành hiện thực. Tương tự như vậy, ông cho rằng, chỉ có thông qua giáo dục con người mới có được các phẩm chất và sự khôn ngoan và do vậy, cần phải học nghệ thuật sống. Trong tư tưởng về tự do ý chí, Arixtốt cũng gắn với triết lí giáo dục, giáo dục hướng đến sự thư nhàn chiếm vị trí trung tâm và đó là khâu chủ yếu của việc giáo dục nghệ thuật làm người. Sự thư nhàn mà Arixtốt nói đến ở đây không đồng nghĩa với rong chơi, đó là tài năng của con người trong việc sử dụng thời gian của mình. Sự tự do là VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 57-61 ISSN: 2354-0753 59 mục tiêu cuối cùng của giáo dục, bởi con người không thể có hạnh phúc khi không có tự do. Sự tự do được thực thi trong chiêm nghiệm hoặc trong hoạt động triết học, tức là trong hoạt động của ý thức khi đã gạt bỏ mọi sự ràng buộc về vật chất. Điều này phù hợp với quan niệm của ông về triết học: triết học là sự thỏa mãn những nhu cầu. Đối với Arixtốt, giáo dục không những dẫn con người đến đạo đức - nguồn gốc chủ yếu của hạnh phúc mà còn tạo ra các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng và ổn định đạo đức, nghĩa là đảm bảo hạnh phúc cho cộng đồng. Cuối cùng, Arixtốt cho rằng, nếu giáo dục cá nhân phải hướng đến sự thư nhàn, thì ở cấp nhà nước, giáo dục phải là giáo dục cho hòa bình. Cũng như thư nhàn - mục tiêu cuối cùng của đời sống cá nhân, thì hòa bình là mục tiêu cuối cùng của xã hội. Cuộc sống, về tổng thể, gồm hai bộ phận: công việc và thư nhàn, chiến tranh và hòa bình. Do vậy, chiến tranh phải hướng đến hòa bình, công việc phải hướng đến thư nhàn; cái cần thiết và hữu ích phải hướng đến những điều cao thượng, đến những cái mà các chính khách phải chú ý tới trong việc lập pháp, cũng như trong việc giáo dục công dân. 2.2. Quan điểm của Arixtốt về nội dung giáo dục Trong triết lí giáo dục của Arixtốt, giáo dục hướng đến sự thư nhàn chiếm vị trí trung tâm và đó là khâu chủ yếu của việc giáo dục nghệ thuật làm người. Vì thế, theo ông, giáo dục thường không mang tính chất đào tạo nghề nghiệp bởi việc thực thi một nghề có thể hạn chế. Với Arixtốt, chức năng cao hơn của giáo dục là đem lại cho con người sự tự do sáng tạo và một năng lực toàn diện chứ không phải chỉ là cung cấp cho họ một nghề nghiệp. Như vậy, có thể nói từ thời cổ đại, Arixtốt đã phân biệt GD-ĐT, hay nói chính xác hơn, đào tạo chỉ huấn luyện cho người ta một nghề, giáo dục có chức năng cao hơn vì đem lại cho con người năng lực toàn diện, trở thành người thực sự. Theo Arixtốt, sự thư nhàn mà giáo dục cần hướng tới còn là con người được tự do chăm lo đến các việc cần thiết. Chính qua sự tự do đó mà con người có được sự khôn ngoan, sự hiến dâng cho triết học, sự chiêm nghiệm và đây mới là hạnh phúc thực sự của con người. Thông qua thư nhàn - biểu hiện của sự tự do, giáo dục phải đạt được mục đích cuối cùng của con người là cuộc sống trí tuệ và năng lực ý thức. Theo Arixtốt, phải xây dựng một nền giáo dục đồng nhất cho tất cả mọi người, đó là nền giáo dục công lập do nhà nước ấn định. Ông giải thích: “Việc huấn luyện nhắm đến những điều mang lại lợi ích chung cho mọi người, thì cũng phải đồng nhất cho tất cả” (Arixtốt, 2013, tr 412). Arixtốt cũng quan niệm rằng, giáo dục ảnh hưởng đến tư cách công dân và muốn xây dựng đạo đức công dân thì phải bắt đầu từ xây dựng đạo đức cá nhân vì cả hai loại đạo đức này cơ bản giống nhau. Giáo dục nên được đặt trên ba nguyên tắc: trung dung, những điều có thể xảy ra và những điều sẽ xảy ra. Arixtốt đề cao giáo dục, xem giáo dục như là biện pháp hàng đầu trong việc xây dựng nhà nước lí tưởng, bởi giáo dục đem lại cho con người sự hiểu biết để tuân theo những chuẩn mực xã hội một cách tự giác. Nền giáo dục quốc gia, theo Arixtốt phải là một nền giáo dục toàn diện về thể chất cũng như tinh thần. Chính vì vậy, Arixtốt đã đưa ra chương trình, kế hoạch giáo dục cho thanh thiếu niên trong quốc gia. Ông đề nghị bốn môn học cho chương trình giáo dục: đọc - viết, thể dục, âm nhạc và hội hoạ. Học đọc - viết sẽ giúp trẻ thu thập thêm nhiều loại kiến thức. Hội họa tập cho trẻ có khả năng quan sát và đánh giá được cái đẹp về hình thể. Học thể dục giúp cho thân thể khỏe mạnh. Arixtốt cũng đặc biệt đề cao vai trò của âm nhạc. Theo ông, âm nhạc là môn học không chỉ để giải trí mà để sử dụng thì giờ nhàn rỗi một cách đúng đắn. Hơn thế nữa, bản chất của âm nhạc là sự hòa hợp âm thanh, do đó sẽ khiến cho tâm hồn dễ đạt được sự cân bằng giữa cảm tính và lí trí (Arixtốt, 2013, tr 426-427). Âm nhạc không chỉ làm tâm hồn con người trở nên hân hoan, khoan khoái mà còn góp phần giáo dục đức tính, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người, “âm nhạc kích động sự nhiệt tình và nhiệt tình là một cảm xúc thuộc về phần đạo đức của tâm hồn” (Arixtốt, 2013, tr 425). Tiết điệu và âm điệu của âm nhạc mô phỏng được sự dịu dàng và phẫn nộ, sự can đảm và tự chủ, cũng như tất cả những tính cách tương phản với những đức tính này, những tính cách rất giống những tình cảm thực sự con người cảm nhận được, và khi nghe những âm điệu như vậy, tâm hồn con người cũng thay đổi theo. Arixtốt cũng đề nghị là dạy cho trẻ em phát triển thể chất trước khi phát triển tinh thần. Trẻ em nên được tập thể dục vì huấn luyện thể chất sẽ giúp trẻ em phát triển các tập quán tốt như kỉ luật tự giác, rồi đến âm nhạc, sau rồi mới đến các môn học về tri thức. Arixtốt cho rằng tinh thần và thể xác là hai thực thể tồn tại trong một con người và tinh thần cũng có hai phần là lí tính và phi lí tính tương ứng với hai tình trạng lí trí và bản năng. Theo thứ tự, cơ thể của con người có trước tinh thần, cho nên, phần phi lí tính hiện hữu trước phần lí tính. Ông dẫn chứng cụ thể hơn, những hành vi có tính chất bản năng như giận dữ, ham muốn đều thể hiện rất rõ đối với trẻ con từ lúc mới sinh, còn sự hiểu biết và phân biệt phải - trái chỉ phát triển khi chúng lớn lên. Do vậy, việc huấn luyện thể chất phải đi trước việc huấn luyện về tinh thần, thứ VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 57-61 ISSN: 2354-0753 60 đến là việc huấn luyện để kiềm chế những hành vi bản năng nhằm phát triển lí trí. Việc huấn luyện thể chất suy cho cùng là nhằm để phát triển tâm trí. Hệ thống giáo dục mà Arixtốt hướng tới là một nền giáo dục thường trực, thường xuyên và liên tục, bao trùm và kéo dài suốt đời người. Theo Arixtốt, việc giáo dục phải được bắt đầu từ lúc đứa trẻ mới sinh. Việc huấn luyện thể chất được thực hiện đầu tiên như tập cho trẻ chịu đựng sức lạnh, được coi là một phương pháp giúp chúng khỏe mạnh và rèn luyện cơ thể cho nhiệm vụ quân sự sau này. Arixtốt lí giải, con người nên được tập luyện càng sớm càng tốt để chịu đựng những khó khăn mà cơ thể phải có khả năng đối phó, tuy nhiên tiến trình này nên được thực hiện tiệm tiến. Giai đoạn kế tiếp kéo dài cho đến 5 tuổi. Trong giai đoạn này, không nên bắt trẻ con phải học hay lao động mà để cho sự phát triển của chúng diễn ra tự nhiên, với những hoạt động vừa phải như tổ chức các trò chơi phù hợp với sức khỏe và thể trạng. Theo ông, tuyệt đối cấm không cho trẻ con nghe những lời tục tĩu hoặc những hình ảnh dâm ô, “không có việc gì mà nhà lập pháp phải quan tâm cẩn thận hơn là ngăn ngừa những lời nói xấu xa, bỉ ổi, cộc cằn vì chỉ cần thốt ra những lời nói đáng xấu hổ, chẳng bao lâu, sẽ dẫn đến những hành động đáng khinh” (Arixtốt, 2013, tr 407). Điều này quan trọng đến nỗi nhà nước phải ra luật cấm trên toàn quốc, không để những hành vi khiếm nhã xuất hiện tại nơi công cộng. “Khi trẻ qua được 5 tuổi, trong hai năm sau đó, chúng nên nhắm vào những mục tiêu mà chúng sẽ học sau này. Giáo dục nên được chia thành hai giai đoạn: từ 7 tuổi tới tuổi dậy thì và từ dậy thì tới 21tuổi” (Arixtốt, 2013, tr 409). Trong việc giáo dục trẻ, thực hành phải được dạy trước khi dạy lí thuyết và thể dục được dạy trước trí dục. Môn thể dục thể thao, đối với trẻ con, nên là những vận động thân thể nhẹ nhàng, tránh những chế độ ăn uống kiêng khem. Mặc dù Arixtốt coi huấn luyện thể chất là công việc đầu tiên, tuy nhiên, không có nghĩa là ông tuyệt đối hóa nội dung giáo dục này. Ông nhắc nhở, “nếu phụ huynh chỉ dốc lòng cho con em mình tập luyện thể thao mà sao nhãng việc giáo dục những gì cần thiết thì đã làm cho chúng trở thành phàm phu tục tử vì họ chỉ để ý đến huấn luyện cho con em họ có một phẩm chất, dù rằng lí luận đã chứng minh phẩm chất này còn kém xa những phẩm chất khác trong việc tham gia vào việc nước” (Arixtốt, 2013, tr 420). Ông dẫn chứng rằng, người Sparta dù nổi tiếng là rất chuyên cần luyện tập thể dục thể thao và hơn hẳn những dân tộc khác về phương diện này nhưng họ cũng bị thất trận trên chiến trường và thất bại trên thao trường. Từ đó, có thể khẳng định: “chính những gì cao nhã, chứ không phải sự hung bạo, mới là đức tính cần rèn luyện” (Arixtốt, 2013, tr 419). 2.3. Quan điểm của Arixtốt về giáo dục học Trước hết, Arixtốt cho rằng, cần phải tránh sự cực đoan, thái quá trong giảng dạy. Hơn nữa, chỉ nên đòi hỏi ở người học những cái mà anh ta có thể làm được và không nên áp đặt những bài học chính trị đối với lớp thanh niên khi mà họ chưa có một kinh nghiệm nào về cuộc sống. Ngay ở những trang đầu trong tác phẩm Đạo đức học của Nicomaque ông đã nói: “Thiếu niên ít khả năng học chính trị vì thiếu kinh nghiệm về việc đời và sẵn sàng nghe theo nhiệt dục của mình nên chỉ chú ý đến việc học chính trị một cách hão huyền và vô lợi ích vì mục đích của chính trị không phải là kiến thức thuần túy mà là sự thực hành” (Arixtốt, 1974, tr 24). Theo Arixtốt, giảng dạy phải có giới hạn thích hợp đối với người học, phải tính đến tuổi tác, tính cách, năng lực tiếp thu, thể lực của người học, bởi sự lập luận nhanh và đúng đắn không phải là năng lực có tính đồng đều ở mọi người học. Theo Ông, để phù hợp với tư chất của con người, cả về thân thể, tinh thần và lí trí, giáo dục phải được tiến hành qua từng giai đoạn, trong đó việc chăm sóc thân thể phải đi trước việc chăm sóc tinh thần và tiếp đến, phải thực hiện việc chăm lo sở thích. Trong đó, chăm lo sở thích là để phục vụ cho trí tuệ và chăm sóc thân thể là để phục vụ cho tinh thần. Do lí trí và trí tuệ chỉ phát triển ở trẻ em từ một độ tuổi nào đó nên giáo dục cần được khởi đầu bởi thể dục, tiếp đến là âm nhạc và kết thúc bằng triết học. Như trên đã trình bày, theo quan điểm của Arixtốt thì đức hạnh hiện ra dưới hai vẻ: đức hạnh trí tuệ và đức hạnh luân lí. Đức hạnh trí tuệ p
Tài liệu liên quan