Quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học theo tiếp cận năng lực: Thực trạng và giải pháp

Tóm tắt: Năng lực tiếng Việt được hiểu là năng lực tiếp nhận văn bản và năng lực sản sinh văn bản (bao gồm văn bản nói và văn bản viết). Năng lực tiếp nhận văn bản bao gồm nghe - hiểu và đọc - hiểu. Tuy nhiên, vì quan niệm cho rằng học sinh học tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ nên chúng ta thường nặng về phát triển khả năng đọc - hiểu văn bản của học sinh; trong khi năng lực nghe - hiểu (như nghe để có ý kiến phản hồi hay nghe người khác đọc, kể câu chuyện và kể lại hoặc tìm hiểu nội dung câu chuyện chẳng hạn) nhiều khi xuất hiện với tần suất khá lớn trong cuộc sống mỗi người nhưng lại chưa được chú ý, kể cả trong dạy học và đánh giá. Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng ở cấp Tiểu học. Bên cạnh việc học toán để phát triển tư duy logic cho học sinh, việc học tiếng Việt sẽ giúp học sinh hình và phát triển tư duy ngôn ngữ. Thông qua môn Tiếng Việt, học sinh sẽ được học cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, cảm xúc của mình một cách chính xác và biểu cảm. Thực tiễn đó đòi hỏi cán bộ quản lí các trường tiểu học phải đổi mới công tác quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học theo tiếp cận năng lực: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
160 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Mai Thị Thanh Dân Trường Tiểu học Yên Lộc, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình Tóm tắt: Năng lực tiếng Việt được hiểu là năng lực tiếp nhận văn bản và năng lực sản sinh văn bản (bao gồm văn bản nói và văn bản viết). Năng lực tiếp nhận văn bản bao gồm nghe - hiểu và đọc - hiểu. Tuy nhiên, vì quan niệm cho rằng học sinh học tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ nên chúng ta thường nặng về phát triển khả năng đọc - hiểu văn bản của học sinh; trong khi năng lực nghe - hiểu (như nghe để có ý kiến phản hồi hay nghe người khác đọc, kể câu chuyện và kể lại hoặc tìm hiểu nội dung câu chuyện chẳng hạn) nhiều khi xuất hiện với tần suất khá lớn trong cuộc sống mỗi người nhưng lại chưa được chú ý, kể cả trong dạy học và đánh giá. Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng ở cấp Tiểu học. Bên cạnh việc học toán để phát triển tư duy logic cho học sinh, việc học tiếng Việt sẽ giúp học sinh hình và phát triển tư duy ngôn ngữ. Thông qua môn Tiếng Việt, học sinh sẽ được học cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, cảm xúc của mình một cách chính xác và biểu cảm. Thực tiễn đó đòi hỏi cán bộ quản lí các trường tiểu học phải đổi mới công tác quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn. Từ khóa: Quản lí, quản lí dạy học môn tiếng việt, tiếp cận năng lực. Nhận bài ngày 10.5.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 25.6.2020 Liên hệ tác giả: Mai Thi Thanh Dân; Email: thanhdanks2016@gmail.com 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng ở cấp Tiểu học. Bên cạnh việc học toán để phát triển tư duy logic cho học sinh (HS), việc học tiếng Việt sẽ giúp HS hình và phát triển tư duy ngôn ngữ. Thông qua môn Tiếng Việt, HS sẽ được học cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, cảm xúc của mình một cách chính xác và biểu cảm. Mặt khác, tầm quan trọng của Tiếng Việt ở cấp Tiểu học còn hướng đến việc hình thành các kĩ năng mềm, kĩ năng sống cần thiết cho trẻ. Nội dung kĩ năng sống được thể hiện ở tất cả các nội dung của môn học. Những kĩ năng đó chủ yếu là: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng suy nghĩ sáng tạo, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng làm chủ bản thân, Thông qua các kĩ TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 41/2020 161 năng này sẽ giúp trẻ nhận biết được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, biết tự nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân để tự tin, tự trọng và không ngừng vươn lên trong học tập cũng như cuộc sống. Tiếng Việt sẽ dạy trẻ biết cách giao tiếp, ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với người thân, với cộng đồng và với môi trường tự nhiên, biết sống tích cực, chủ động trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh. Ngày 26 tháng 12 năm 2018, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT chính thức công bố Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể với 27 chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Chương trình GDPT mới đặt ra cho cán bộ quản lí (CBQL), giáo viên (GV) nhiều thách thức, phải thay đổi những gì đã quen thuộc, tiếp cận làm quen với cái mới về nội dung, về cách thức dạy học và cách thức tổ chức, quản lí dạy học, không tránh khỏi những lúng túng, bất cập đòi hỏi phải có những nghiên cứu để triển khai chương trình hiệu quả. Thực tiễn đó đòi hỏi CBQL các trường tiểu học phải đổi mới công tác quản lí hoạt động dạy học (HĐDH) môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực (TCNL) nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn. 2. NỘI DUNG 2.1. Dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh Dạy học theo TCNL HS cần được xem xét trên một số nét đặc trưng sau đây: Thứ nhất, quan tâm đặc biệt đến tổ chức hoạt động học của HS. Năng lực của con người được hình thành, phát triển trong hoạt động và thể hiện trong hoạt động. Đối với HS cũng vậy, năng lực của các em được hình thành, phát triển trong hoạt động học và thể hiện rõ trong hoạt động học. Để hoạt động học trở thành phương tiện và môi trường hình thành, phát triển năng lực (PTNL) HS thì bản thân nó phải được tổ chức sao cho có thể phát huy tối đa tính tích cực và hứng thú nhận thức của HS. Ở một mức độ nào đó có thể nói, nét đặc trưng này phản ánh bản chất của dạy học theo TCNL HS. Thứ hai, coi trọng khâu thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ của HS. Năng lực là tổ hợp của kiến thức, kĩ năng và thái độ; nhưng bản thân chúng chưa phải là năng lực. Muốn cho kiến thức, kĩ năng và thái độ trở thành năng lực của HS thì phải coi trọng khâu thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ của HS. Thứ ba, lấy sự PTNL HS làm mục tiêu của dạy học. Dạy học theo TCNL HS cũng có thể được xem là HĐDH định hướng vào đầu ra, nhấn mạnh người học cần đạt được mức năng lực như thế nào sau khi kết thúc một quá trình dạy và học. Nói cách khác, chất lượng đầu ra đóng vai trò quan trọng nhất đối với dạy học theo TCNL HS. Vì thế, trước khi bắt đầu dạy học theo TCNL HS cần xây dựng được các tiêu chuẩn đầu ra rõ ràng, thể hiện rõ mục tiêu dạy học; đồng thời thiết lập được các điều kiện và cơ hội để khuyến khích người học có thể đạt được các mục tiêu đó. Như vậy, so với dạy học theo định hướng nội dung, dạy học theo TCNL HS có nhiều điểm khác biệt về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả dạy học. Những điểm khác biệt này cần được quan tâm khi tổ chức dạy học theo TCNL HS. 2.2. Đặc trưng dạy học môn Tiếng Việt cấp Tiểu học theo tiếp cận năng lực 2.2.1. Phát huy tính tích cực của người học 162 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Trong quan niệm dạy học mới (tổ chức) một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS; giờ học đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) còn có những yêu cầu mới như: được thực hiện thông qua việc GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: Giữa GV với HS, giữa HS với nhau (chú trọng cả hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học). Về bản chất, đó là giờ học có sự kết hợp giữa học tập cá thể (hình thức học cá nhân) với học tập hợp tác (hình thức học theo nhóm, theo lớp); chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các kĩ năng, gắn với thực tiễn cuộc sống; phát huy thế mạnh của các PPDH tiên tiến, hiện đại; các phương tiện, thiết bị dạy học và những ứng dụng của công nghệ thông tin,; chú trọng cả hoạt động đánh giá của GV và tự đánh giá của HS. 2.2.2. Dạy học tích hợp và phân hóa Dạy học tích hợp đòi hỏi GV, trước hết phải thấy được mối liên hệ nội môn (đọc, viết, nói, nghe), theo đó nội dung dạy đọc có liên quan và lặp lại ở nội dung viết, nói và nghe; kiến thức và kĩ năng đọc hiểu mà HS tích lũy được trong quá trình tiếp nhận văn bản thuộc các kiểu loại khác nhau sẽ giúp cho kĩ năng nghe và nói tốt hơn. Những kiến thức và cách thức diễn đạt mà HS học được trong quá trình đọc sẽ được các em dùng để thực hành viết. Tương tự, những điều học được khi đọc và viết sẽ được các em dùng khi nói, Cùng với tích hợp nội môn, trong khi dạy đọc, viết, nói, nghe, GV còn biết tận dụng các cơ hội để lồng ghép một cách nhuần nhuyễn, hợp lí vào giờ học các yêu cầu giáo dục liên môn như kĩ năng sống, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục quốc phòng an ninh, Dạy học phân hóa có thể thực hiện bằng nhiều cách: nêu câu hỏi, bài tập theo nhiều mức độ khác nhau; yêu cầu tất cả HS đều làm việc và lựa chọn vấn đề phù hợp với mình; khuyến khích sự mạnh dạn, tự tin trong trao đổi, tranh luận và thể hiện; động viên và khen ngợi kịp thời các HS có ý tưởng sáng tạo, mới mẻ, độc đáo trong đọc, viết, nói, nghe. 2.2.3. Đa dạng hóa các phương pháp, hình thức và phương tiện dạy học Dạy học theo định hướng GV cần tránh máy móc rập khuôn, không tuyệt đối hóa một phương pháp trong dạy đọc, viết hay nói và nghe mà biết vận dụng các phương pháp phù hợp với đối tượng, bối cảnh nội dung và mục đích của giờ học. Ngoài việc nắm vững những định hướng đổi mới PPDH, để có được những giờ dạy học tốt, GV cần phải nắm vững các kĩ thuật dạy học. Chuẩn bị và thiết kế một giờ học cũng là một hoạt động cần có những kĩ thuật riêng. Có rất nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học đáp ứng quan điểm PTNL cho người học. Ví dụ như: Kĩ thuật khăn trải bàn, Kĩ thuật TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 41/2020 163 mảnh ghép, Kĩ thuật trình bày một phútTuy nhiên dù sử dụng bất kì phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “HS tự mình hoàn thành nhiệm vụ học tập dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV”. 2.3. Thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại trường Tiểu học theo tiếp cận năng lực học sinh 2.3.1. Thực trạng nội dung quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo hướng tiếp cận năng lực tại trường Tiểu học Để tìm hiểu thực trạng sử dụng công cụ quản lí HĐDH môn Tiếng Việt theo hướng TCNL tại trường Tiểu học, chúng tôi tiến hành khảo sát, điều tra đội ngũ CBQL, GV các trường Tiểu học, kết quả được thể hiện như sau: Bảng 1. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng quản lí HĐDH môn Tiếng Việt theo hướng TCNL tại trường Tiểu học TT Nội dung đánh giá Kết quả ĐTB Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu 1 Quản lí xây dựng kế hoạch và thực hiện chương trình dạy học môn Tiếng Việt theo hướng TCNL. 19 73 158 0 2.44 1 2 Quản lí công tác soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp của GV. 18 68 164 0 2.42 3 3 Quản lí giờ lên lớp của GV. 16 67 167 0 2.40 5 4 Tổ chức đổi mới PPDH tích cực môn Tiếng Việt theo hướng TCNL, nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp. 17 66 167 0 2.40 4 5 Quản lí công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. 16 64 170 0 2.38 6 6 Quản lí hoạt động học tập của HS. 20 67 163 0 2.43 2 7 Quản lí sử dụng thiết bị, tài liệu dạy học môn Tiếng Việt. 18 61 168 3 2.38 7 Bảng 1 tổng hợp ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về thực trạng sử dụng công cụ quản lí HĐDH môn Tiếng Việt theo hướng TCNL tại trường Tiểu học, qua 7 nội dung khảo sát ở 4 tiêu chí cho thấy điểm trung bình từ 2.8 đến 2.44 (đạt mức độ trung bình), trong đó vấn đề “Quản lí xây dựng kế hoạch và thực hiện chương trình dạy học môn Tiếng Việt theo hướng TCNL” được đánh giá là tốt nhất (điểm trung bình cộng: 2.44) việc sử dụng công cụ quản lí thì chỉ đạt ở mức độ trung bình, mặc dù nhận thức của đội ngũ thì rất đúng đắng, nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Vì vậy, chủ thể quản lí cần có những biện pháp phù hợp với khoa học quản lí tác động lên khách thể nhằm làm tăng mức độ sử dụng các công cụ quản lí này. 2.3.2. Thực trạng quản lí mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt theo hướng tiếp cận năng lực tại trường Tiểu học Để tìm hiểu thực trạng quản lí mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt theo hướng TCNL tại 164 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI trường Tiểu học, chúng tôi tiến hành khảo sát, điều tra đội ngũ CBQL, GV các trường Tiểu học, kết quả được thể hiện như sau: Bảng 2. Đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về thực trạng quản lí mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt theo hướng TCNL tại trường Tiểu học Nội dung đánh giá Kết quả ĐTB Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu 1. Hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy cho HS. 20 67 163 0 2.43 1 2. Cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài. 18 61 168 3 2.38 3 3. Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách của người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 19 67 162 2 2.41 2 Bảng 2 tổng hợp ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về thực trạng quản lí mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt theo hướng TCNL tại trường Tiểu học, qua 3 nội dung khảo sát ở 4 tiêu chí mức độ, kết quả thực hiện thu được điểm trung bình từ 2.38 đến 2.43 (đạt mức độ trung bình), trong đó mức độ được đánh giá nhiều nhất là “Hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy, thu được điểm trung bình là 2.43đ. Như vậy, thông qua kết quả đánh giá thì công tác quản lí mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt chỉ đạt ở mức độ trung bình, mặc dù nhận thức của đội ngũ thì rất đúng đắng, nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Vì vậy, chủ thể quản lí cần có những biện pháp phù hợp với khoa học quản lí tác động lên khách thể nhằm làm tăng mức độ sử dụng các công cụ quản lí này. 2.3.3. Thực trạng quản lí nội dung, chương trình dạy học môn Tiếng Việt theo hướng tiếp cận năng lực tại trường Tiểu học Để tìm hiểu thực trạng quản lí nội dung, chương trình dạy học môn Tiếng Việt theo hướng TCNL tại trường Tiểu học, chúng tôi tiến hành khảo sát, điều tra đội ngũ CBQL, GV các trường Tiểu học, kết quả được thể hiện như sau: Bảng 3. Đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về thực trạng quản lí nội dung, chương trình dạy học môn Tiếng Việt theo hướng TCNL tại trường Tiểu học TT Nội dung đánh giá Kết quả ĐTB Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu 1 Tiếng Việt ở tiểu học (trừ phần học vần lớp 21 67 162 0 2.44 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 41/2020 165 1) được phân chia thành các phân môn: Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, và Tập làm văn 2 Dạy HS nghe - hiểu thông qua quá trình dạy học: Nghe - nhắc lại lời giảng của GV hoặc nghe - nhắc lại hoặc nhận xét về lời nói của bạn hoặc nghe người khác kể một câu chuyên rồi kể lại hoặc giới thiệu cho người khác, 17 64 163 6 2.37 4 3 Dạy đọc - hiểu là dạy HS kĩ năng tiếp nhận, lĩnh hội thông tin qua văn bản (văn bản giấy và văn bản điện tử). 19 63 162 6 2.38 3 4 Dạy học hướng tới hình thành và phát triển các năng lực sử dụng tiếng Việt cho người học trong môi trường học tập và đời sống theo lứa tuổi 17 67 166 0 2.40 2 Bảng 3 tổng hợp ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL, GV thực trạng quản lí nội dung, chương trình dạy học môn Tiếng Việt theo hướng TCNL tại trường Tiểu học, qua 4 nội dung khảo sát ở 4 tiêu chí mức độ, kết quả thực hiện thu được điểm trung bình từ 2.37 đến 2.44 (đạt mức độ trung bình), trong đó mức độ được đánh giá nhiều nhất là “Tiếng Việt ở tiểu học (trừ phần học vần lớp 1) được phân chia thành các phân môn: Tập đọc, Tập viết- Chính tả, Luyện từ và câu và Tập làm văn”, thu được điểm trung bình 2.44đ. Như vậy, thông qua kết quả đánh giá thì công tác quản lí nội dung, chương trình dạy học môn Tiếng Việt chỉ đạt ở mức độ trung bình, mặc dù nhận thức của đội ngũ thì rất đúng đắng, nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Vì vậy, chủ thể quản lí cần có những biện pháp phù hợp với khoa học quản lí tác động lên khách thể nhằm làm tăng mức độ sử dụng các công cụ quản lí này. 2.3.4. Thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo hướng tiếp cận năng lực tại trường Tiểu học Để tìm hiểu thực trạng quản lí HĐDH môn Tiếng Việt theo hướng TCNL tại trường Tiểu học, chúng tôi tiến hành khảo sát, điều tra đội ngũ CBQL, GV các trường Tiểu học, kết quả thu được như sau: Bảng 4: Đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về thực trạng quản lí HĐDH môn Tiếng Việt theo hướng TCNL tại trường Tiểu học TT Nội dung đánh giá Kết quả ĐTB Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu 1 Quản lí thực hiện chương trình 18 61 168 3 2.38 12 2 Quản lí giờ lên lớp 19 67 162 2 2.41 5 3 Quản lí thiết kế giáo án và chuẩn bị cho giờ lên lớp 17 65 166 2 2.39 9 4 Hướng dẫn các quy định và yêu cầu về soạn bài và chuẩn bị đồ dùng dạy học. 18 65 164 3 2.39 8 166 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 5 Cung cấp tài liệu phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, phương tiện phục vụ giảng dạy. 21 67 162 0 2.44 2 6 Hướng dẫn GV lập kế hoạch soạn bài. Kế hoạch này căn cứ vào phân phối chương trình, bảo đảm sự thống nhất chung trong toàn trường. 17 64 163 6 2.37 13 7 Hướng dẫn GV sử dụng sách giáo khoa, sách GV, tập bài soạn mẫu (nếu có) trong soạn bài. 19 63 162 6 2.38 11 8 Hướng dẫn các tổ chuyên môn thống nhất nội dung và hình thức soạn bài, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức lớp học. Đưa việc lập kế hoạch bài dạy, chuẩn bị giờ lên lớp của GV vào nền nếp, nghiêm túc và đảm bảo chất lượng; khuyến khích tính sáng tạo của GV. 19 73 158 0 2.44 1 9 Tổ chức chỉ đạo chuyên môn, kiểm tra việc soạn giáo án và chuẩn bị giờ lên lớp của GV. Phân công trách nhiệm cụ thể cho Tổ trưởng chuyên môn, cho Khối trưởng trong việc kiểm tra theo dõi, nắm tình hình soạn bài của GV. 18 68 164 0 2.42 4 10 Quản lí việc tổ chức và hướng dẫn HS học tập 16 67 167 0 2.40 7 11 Tạo khả năng điều kiện để GV lên lớp có hiệu quả và cùng với người giúp việc tìm mọi biện pháp tác động càng trực tiếp càng tốt đến giờ lên lớp của GV. 17 66 167 0 2.40 6 12 Quan tâm đến GV mới vào nghề bằng cách phân công GV giỏi, có kinh nghiệm giúp đỡ để uốn nắn kịp thời những sai lệch trong dạy học, hướng dẫn về nghiệp vụ sư phạm, PPDH. 16 64 170 0 2.38 10 1 13 Xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp để hướng đích đối với các loại giờ lên lớp, từng bước nâng cao chất lượng toàn diện. 20 67 163 0 2.43 3 Bảng 4 tổng hợp ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL, GV thực trạng quản lí HĐDH môn Tiếng Việt theo hướng TCNL tại trường, qua 13 nội dung khảo sát ở 4 tiêu chí mức độ, kết quả thực hiện thu được điểm trung bình từ 2.37 đến 2.44 (đạt mức độ trung bình), trong đó mức độ được đánh giá nhiều nhất là “Hướng dẫn các tổ chuyên môn thống nhất nội dung và hình thức soạn bài, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức lớp học. Đưa việc lập kế hoạch bài dạy, chuẩn bị giờ lên lớp của GV vào nề nếp, nghiêm túc và đảm bảo chất lượng; khuyến khích tính sáng tạo của GV.”, thu được điểm trung bình 2.44đ. Như vậy, thông qua kết quả đánh giá thì công tác quản lí HĐDH môn Tiếng Việt chỉ đạt ở mức độ trung bình, mặc dù nhận thức của đội ngũ thì rất đúng đắng, nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Vì vậy, chủ thể quản lí cần có những biện pháp phù hợp với khoa học quản lí tác động lên khách thể nhằm làm tăng mức độ sử dụng các công cụ quản lí này. TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 41/2020 167 2.3.5. Thực trạng quản lí các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo hướng tiếp cận năng lực tại trường Tiểu học Để tìm hiểu thực trạng quản lí các điều kiện hỗ trợ HĐDH môn Tiếng Việt theo hướng TCNL tại trường Tiểu học, chúng tôi tiến hành khảo sát, điều tra đội ngũ CBQL, GV các trường Tiểu học, kết quả thu được như sau: Bảng 5: Đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về thực trạng quản lí các điều kiện hỗ trợ HĐDH môn Tiếng Việt theo hướng TCNL tại trường Tiểu học TT Nội dung đánh giá Kết quả ĐTB Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu 1 Việc đầu tư thiết bị phù hợp với nội dung chương trình, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương 20 67 163 0 2.43 1 2 Việc bảo quản và sử dụng thiết bị một cách hiệu quả 18 61 168 3 2.38 3 3 Việc tự tạo và sử dụng đồ dùng dạy học trong đội ngũ GV 19 67 162 2 2.41 2 Bảng 4 tổng hợp ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL, GV thực trạng quản lí các điều kiện hỗ trợ HĐDH môn Tiếng Việt theo hướng TCNL tại trường Tiểu học, qua 3 nội