Quản lí hoạt động dạy học tại học viện Phật giáo tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Tóm tắt. Bài viết phác thảo sơ lược các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến quản lí dạy học, khái niệm quản lí dạy học tại Học viện Phật giáo Việt Nam (HVPGVN), nêu thực trạng quản lí dạy học tại HVPGVN, từ đó đề xuất một số biện pháp phù hợp để khắc phục những tồn tại trong quản lí dạy học tại học viện góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 160 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lí hoạt động dạy học tại học viện Phật giáo tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0020JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1, pp. 179-186 This paper is available online at QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI HỌC VIỆN PHẬT GIÁO TẠI VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Cao Đại Đoàn1, Nguyễn Thị Thu Hằng2 1Giáo hội Phật Giáo Việt Nam 2Phòng Sau Đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết phác thảo sơ lược các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến quản lí dạy học, khái niệm quản lí dạy học tại Học viện Phật giáo Việt Nam (HVPGVN), nêu thực trạng quản lí dạy học tại HVPGVN, từ đó đề xuất một số biện pháp phù hợp để khắc phục những tồn tại trong quản lí dạy học tại học viện góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Từ khóa: Quản lí, hoạt động dạy học, Học viện Phật giáo Việt Nam, thực trạng, giải pháp. 1. Mở đầu Trong những năm qua, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, nhà trường hiệu quả có thể tạo nên các thay đổi lớn đối với kết quả học tập của người học. Một trong những nhân tố chủ đạo tạo nên nhà trường hiệu quả chính là quản lí hiệu quả quá trình đào tạo, mà hạt nhân chính là quản lí hoạt động dạy học. Các nghiên cứu đề cập đến quản lí dạy học với tiếp cận khá đa dạng. Một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đề cập đến quản lí dạy học (QLDH) với tiếp cận quản lí hiệu quả lớp học [13; 7], nhấn mạnh vai trò quản lí của giáo viên trong quá trình dạy học, những lớp học được quản lí tốt sẽ tạo môi trường thúc đẩy việc giảng dạy và học tập và ngược lại. Việc tạo ra một môi trường học tập tốt phải có sự nỗ lực của rất nhiều yếu tố, trong đó người có trách nhiệm nhiều nhất chính là giáo viên. Các nghiên cứu của các tác giả trong nước: Đỗ Văn Hoạt, Nguyễn Thị Bích Liên với “Kinh nghiệm quản lí quá trình dạy học theo học chế tín chỉ trong các trường đại học Mỹ [10;418] đã đề cập đến 6 khía cạnh chủ yếu trong QLDH theo mô hình đào tạo tín chỉ gồm: Đo lường khối lượng kiến thức theo đơn vị tín chỉ; Đa dạng cho việc lựa chọn chương trình: khi đó sẽ khuyến khích GV đề xuất các môn học mới cùng với sự phê duyệt của hội đồng chuyên môn, của các cấp có thẩm quyền và sự lựa chọn của người học để đưa vào giảng dạy, các môn học lâu không được dạy có thể sẽ bị loại bỏ ra khỏi chương trình; Trong quản lí dạy học, coi trọng tự do học thuật, đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của người học; Coi trọng đánh giá quá trình và giao quyền tự chủ cho GV trong quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá; Trong tổ chức đào tạo, tạo cơ hội để người học chủ động đăng kí nhập học, đăng kí môn học và tốt nghiệp; Công khai, chuẩn hóa các thông tin liên quan cho người học. . . Đào tạo theo tín chỉ cũng là thực hiện phương châm lấy người học làm trung tâm, tạo tính linh hoạt mềm dẻo, khi đó quản lí dạy học cũng phải thay đổi để phù hợp với phương Ngày nhận bài: 10/12/2016. Ngày nhận đăng: 20/2/2017. Liên hệ: Cao Đại Đoàn, e-mail: thichnguyenchinh@gmail.com 179 Cao Đại Đoàn, Nguyễn Thị Thu Hằng thức đào tạo này, đây cũng là một gợi ý trong QLDH tại HVPGVN để có kế hoạch đổi mới trong đào tạo. Tác giả Đỗ Văn Hiếu với “Xây dựng mô hình nhân cách của sinh viên Học viện an ninh theo chuẩn đầu ra” [10; 503], trong đó có đề cập đến quản lí quá trình đào tạo chính là tập trung quản lí hoạt động dạy học. Như vậy, việc quản lí hoạt động dạy của giảng viên cần lưu ý các yếu tố như: quản lí thực hiện nội dung chương trình, mục tiêu dạy học; quản lí hồ sơ giảng dạy của GV; quản lí việc hướng dẫn học viên học tập; quản lí phương pháp dạy học tích cực; quản lí chất lượng, kết quả từng bài giảng của giảng viên. . . Việc quản lí hoạt động học tập của sinh viên cần tập trung các yếu tố: tinh thần, thái độ học tập; việc lập kế hoạch học tập của sinh viên; hoạt động học tập trên lớp; hoạt động học tập ở nhà; việc tự kiểm tra, đánh giá của sinh viên; việc chấp hành nội quy trong thi cử, kiểm tra, đánh giá. . . Tác giả Nguyễn Phương Hoa [9; 28] đã đưa ra một bức tranh về giáo dục Việt Nam trong tình hình mới có nét nổi bật về quản lí hoạt động dạy học như sau: Nội dung dạy học phải hiện đại và hệ thống hơn, phải liên hệ chặt chẽ hơn với thực tiễn đời sống xã hội, từ đó đòi hỏi các chủ thể liên quan phải có sự đầu tư hơn. Hệ thống phương pháp dạy học truyền thống định hướng chủ yếu vào người dạy không còn đáp ứng được yêu cầu hình thành những năng lực cần thiết cho người học. Do vậy, đòi hỏi phải có sự thay đổi vai trò của người thầy từ giảng giải sang nêu vấn đề và điều phối. Người học phải hình thành được động cơ học tập, tính tích cực nhận thức, hoạt động, tiếp cận nhiều hơn với những vấn đề phức hợp, giảm bớt kiểu học thuộc lòng; tăng cường làm việc nhóm, tự học và nghiên cứu ngoài giờ lên lớp. Tăng cường công tác giám sát, quản lí theo hướng chất lượng, hiện đại. Suy cho cùng thì việc coi trọng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ GV cũng là vấn đề mấu chốt. Đây là quan điểm quản lí dạy học khá toàn diện và chi tiết, đề cập đến việc thay đổi mối quan hệ tương tác giữa thầy và trò theo định hướng tăng cường vai trò của người học, hình thành động cơ học tập đúng đắn ở người học, nâng cao trình độ GV và đổi mới phương pháp dạy học để họ có thể hoàn thành vai trò hướng dẫn, tư vấn trong dạy học. Đề cập đến chất lượng dạy học tại Học viện Phật giáo Việt Nam, bài viết: “Phương pháp giảng dạy và học tập tại các Học viện Phật giáo Việt Nam” của tác giả Thích Nguyên Đạt [2] đã khẳng định: QLDH tại Học viện theo hướng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nên chú trọng các nhân tố: chất lượng giảng sư, chất lượng TNS, cơ sở vật chất, quản lí đào tạo đáp ứng nhu cầu thời đại. Đồng thời tác giả nêu ra một số thực trạng yếu kém cần nhìn nhận và có hướng giải quyết trong giáo dục đào tạo tại các Học viện Phật giáo tại Việt Nam. Từ nhiều góc nhìn khác nhau, các nghiên cứu tạo nên bức tranh khá đa dạng về quản lí dạy học nhưng tựu trung lại, các nghiên cứu đều nhấn mạnh sự tương tác của các yếu tố cơ bản: người dạy, người học và môi trường sư phạm trong quản lí hoạt động, mức độ gắn kết và tương tác của ba nhân tố chủ đạo này sẽ làm nên hiệu quả của hoạt động dạy học khác nhau, vì thế quản lí đạy học cần có những biện pháp để tăng cường các tương tác tích cực của các nhân tố đó. Tuy nhiên trở lại thực tế, việc quản lí dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam cho thấy, tuy việc quản lí dạy học luôn được các cấp quản lí chú ý, nhưng việc cần cải tiến và tiếp tục đưa ra một mô hình quản lí dạy học hiệu quả hơn nữa vẫn còn đang là một khoảng trống mà Học viện cần bù đắp, để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động dạy học cũng như cải tiến chất lượng đào tạo của Học viện. 2. Nội dung nghiên cứu Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo [5]: Bản chất của việc quản lí nhà trường là quản lí dạy và học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục 180 Quản lí hoạt động dạy học tại Học viện phật giáo tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp tiêu giáo dục. Như vậy có thể khẳng định: Quản lí dạy học là quá trình tác động có mục đích có kế hoạch thông qua cơ chế quản lí nhằm gây ảnh hưởng của chủ thể quản lí đến người dạy, người học, môi trường dạy học, nhằm đạt được mục đích của quá trình dạy học. Căn cứ các khái niệm liên quan, có thể quan niệm về QLDH tại Học viện PGVN như sau: Quản lí dạy học tại Học viện Phật giáo là một quá trình tác động có mục đích có kế hoạch nhằm gây ảnh hưởng của các chủ thể quản lí của Học viện (Giáo Hội Phật giáo, Hội đồng trị sự, Viện trưởng, Trưởng khoa, Ban quản lí đào tạo và các chủ thể có chức năng quản lí dạy học khác...) đến đội ngũ Giảng sư, Tăng Ni sinh, môi trường dạy học tại Học viện thông qua cơ chế quản lí đặc thù của Học viện, nhằm đạt được mục đích của quá trình dạy học (đào tạo những con người có chiều sâu về nhận thức và chiều rộng về lòng nhân ái, có năng lực sáng tạo, tư duy độc lập, trách nhiệm công dân, đạo đức và kĩ năng Phật sự, năng lực ngoại ngữ, kỉ luật lao động, tác phong Tu sĩ, năng lực tự tạo việc làm hữu ích và khả năng thích ứng với những biến động của thực tế hoạt động Phật sự) tại Học viện đáp ứng yêu cầu giáo dục. Nói đến quản lí dạy học ở Học viện thì cần lưu ý sự tương tác của các nhân tố có liên quan: nhà quản lí, giảng sư, Tăng Ni sinh trong hoạt động dạy và học trong môi trường dạy học của Học viện. Mức độ tương tác của các nhân tố này tạo tỉ lệ thuận với hiệu quả dạy học. 2.1. Thực trạng quản lí dạy học tại Học viện Phật giáo Việt Nam hiện nay Hiện nay, ở Việt Nam có Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế và Học viện Phật giáo Việt Nam tại miền Tây Nam Bộ (Nam Tông Khmer). Các Học viện, đều trực thuộc và theo những chỉ đạo chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đều quản lí đào tạo theo mô hình của một Học viện Phật giáo Việt Nam. Nhiệm vụ của các Học viện là đào tạo những người có đủ phẩm chất trên hai khía cạnh về trình độ là có kiến thức về thế học và Phật học, về nhân cách là phẩm cách, dám hi sinh vì lí tưởng của Phật tổ, phục vụ chúng sinh, là Hoàng dương chính pháp, phụng sự Tổ quốc, bảo vệ hòa bình. Để đánh giá thực trạng quản lí dạy học tại các Học viện Phật giáo Việt Nam hiện nay, nghiên cứu khảo sát lấy ý kiến 400 chủ thể liên quan đến trực tiếp đến quản lí dạy học tại Học viện Phật giáo Việt Nam. Khảo sát sâu tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội trên 9 lĩnh vực cơ bản của Quản lí dạy học đề cập, sau đây là kết quả khảo sát thu được: Bảng: 2.1. Thực trạng các nội dung QLDH tại HVPGVN xét tổng thể TT Các nội dung quản lí dạy học Mức độ đạt được X TB ĐLC ĐSC 1 Quản lí mục tiêu dạy học 3.71 2 0.66 0.09 2 Quản lí kế hoạch dạy học 3.94 1 0.66 0.09 3 Quản lí phát triển chương trình dạy học 3.45 6 0.62 0.08 4 Quản lí đội ngũ giảng sư 3.58 3 0.60 0.08 5 Quản lí tăng ni sinh 3.52 4 0.67 0.09 6 Quản lí phương pháp, hình thức tổ chức và áp dụng công nghệ dạy học 3.34 9 0.64 0.09 7 Quản lí kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học 3.41 7 0.63 0.08 181 Cao Đại Đoàn, Nguyễn Thị Thu Hằng 8 Quản lí phương tiện, cơ sở vật chất, điều kiện đảm bảo hoạt động dạy học 3.40 8 0.65 0.09 9 Quản lí môi trường dạy học 3.47 5 0.65 0.09 TBC 3.53 0.64 0.08 Biểu đồ 2.1. Thực trạng các nội dung QLDH tại Học viện Phật giáo Việt Nam xét tổng thể (theo đánh giá của TNS) Nhận xét Bảng 2.1/Biểu đồ 2.1 cho thấy thực trạng QLDH tại HVPGVN trong những năm gần đây với trên các lĩnh vực tổng thể có một số điểm nổi bật như sau: Về tổng thể, các nội dung trong QLDH có ĐTB: đạt 3.53, chạm vào mức “Tốt” trên thang đo tức là đáp ứng yêu cầu của QLDH. Các lĩnh vực có điểm số TBC cao nhất lần lượt là: “Quản lí kế hoạch dạy học”, đạt: 3.94 điểm, xếp TB:1; “Quản lí mục tiêu dạy học”, đạt: 3.71 điểm, xếp TB: 2; “Quản lí đội ngũ giảng sư”, đạt: 3.58 điểm, xếp TB: 3; “Quản lí tăng ni sinh”, đạt: 3.52 điểm, xếp TB: 4, đây là các điểm số rơi vào mức “Tốt” (từ 3.50÷4.29), tuy nhiên điểm số vẫn còn chưa cao và chưa có điểm nào vượt mức 4. Đây là các yếu tố cơ bản, căn cốt trong QLDH nên đã có sự rút kinh nghiệm thông qua từng năm học nên việc đạt điểm số cao khi đánh giá là có căn cứ. Kết quả trên cho thấy các lĩnh vực căn bản ở tầm vĩ mô liên quan đến QLDH gồm: kế hoạch dạy học, mục tiêu dạy học, các chủ thể chính của hoạt động dạy học: người dạy, người học. . . , điều này phù hợp với cách thức quản lí truyền thống, đảm bảo sự an toàn trong quản lí, giúp quy trình quản lí dạy học vận hành theo đúng lộ trình đã thiết lập. Các lĩnh vực QLDH có điểm số TBC thấp nhất lần lượt là: “Quản lí phương pháp, hình thức tổ chức và áp dụng công nghệ dạy học”, đạt: 3.34 điểm, xếp TB: 9; “Quản lí phương tiện, cơ sở vật chất, điều kiện đảm bảo hoạt động dạy học”, đạt: 3.40 điểm, xếp TB: 8; “Quản lí kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học”, đạt: 3.41 điểm, xếp TB: 7; “Quản lí phát triển chương trình dạy học”, đạt: 3.45 điểm, xếp TB: 6; “Quản lí môi trường dạy học”, đạt: 3.47 điểm, xếp TB: 5. Các yếu tố này có điểm số từ (3.34÷3.47), đạt mức “Tương đối tốt” trên thang đo, tức là mới đáp ứng cơ bản các yêu cầu đặt ra trong QLDH, kết hợp các phương pháp khác như quan sát sản phẩm, phỏng vấn trường 182 Quản lí hoạt động dạy học tại Học viện phật giáo tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hợp có thể lí giải đây là các yếu tố khá linh hoạt, đòi hỏi sự đổi mới thường xuyên để tăng cường sự tương tác của các chủ thể liên quan trong quá trình dạy học nên khó hơn nên kết quả thực hiện chưa thật như mong đợi: phương pháp, hình thức tổ chức và áp dụng công nghệ dạy học; phương tiện, cơ sở vật chất, điều kiện đảm bảo hoạt động dạy học; kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học; phát triển chương trình dạy học; môi trường dạy học. . . Đây là vấn đề đặt ra để những định hướng trong QLDH cần chú trọng cải tiến nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời gian tới. 2.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lí hoạt động dạy học tại các Học viện Phật giáo Việt Nam 2.2.1. Tập trung vào cải thiện các lĩnh vực còn yếu trong thực trạng quản lí dạy học Đổi mới các lĩnh vực như: Quản lí phương pháp, hình thức tổ chức và áp dụng công nghệ dạy học; Quản lí phương tiện, cơ sở vật chất, điều kiện đảm bảo hoạt động dạy học; Quản lí kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học; Quản lí phát triển chương trình dạy học, Quản lí môi trường dạy học. 2.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực quản lí dạy học tại Học viện - Lựa chọn các chủ thể để đào tạo chuyên môn nghiệp vụ quản lí dạy học theo cơ cấu, đúng thành phần, đúng đối tượng, đảm bảo tiết kiệm hiệu quả, tạo nguồn lâu dài và ổn định; - Cử cán bộ quản lí dạy học tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng giúp nâng cao kĩ năng nghiệp vụ quản lí đào tạo, đặc biệt là quản lí dạy học, đồng thời khuyến khích tự học, tự nghiên cứu nhằm không ngừng nâng cao nghiệp vụ quản lí. Xây dựng cơ chế khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, giảng sư của Học viện nâng cao trình độ. 2.2.3. Điều chỉnh chương trình dạy học của Học viện đáp ứng yêu cầu thực tiễn - Thiết định lại hệ triết lí giáo dục Đại học của Giáo hội, thiết lập nội dung chương trình dạy học phù hợp với Đạo pháp và đỏi hỏi thực tiễn; - Đổi mới chương trình để hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu người học, tạo cơ hội nâng cao vị thế của Học viện trong và ngoài nước, liên kết, hòa nhập trong đào tạo, dạy học; - Nội dung chương trình được bổ sung và điều chỉnh theo chiều hướng tập trung vào kĩ năng, năng lực thực hiện và nghiên cứu Phật sự cho tăng ni sinh, thiết kế theo các hoạt động học tập, đảm bảo tăng ni sinh được học tập và rèn luyện theo từng nhóm năng lực thực hiện các lĩnh vực Phật sự, tăng ni sinh có cơ hội thực hành, tập dượt nghi lễ, tình huống Phật sự có thể xảy ra trong thực tiễn, đảm bảo đầu ra môn học, ngành học theo học theo hướng tăng ni sinh sớm thích ứng được với thực tiễn Phật sự và đời sống xã hội. 2.2.4. Đẩy mạnh đổi mới phương pháp và cách thức tổ chức dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm nhằm phát triển năng lực của người học - Nâng cao nhận thức, lí luận cho giảng sư về việc đổi mới phương pháp dạy học; - Tổ chức thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học thông qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, kế hoạch tập huấn, từ đó hình thành phong trào thi đua rộng rãi trong Học viện thông qua các cuộc thi giảng dạy giỏi, coi việc đổi mới và áp dụng phương pháp dạy học tích cực là một trong những tiêu chí cứng đánh giá năng lực giảng dạy của giảng sư; - Khuyến khích người học tích cực, chủ động tham gia hoàn thành các nhiệm vụ học tập, tương tác trong làm việc nhóm và thâm nhập thực tiễn để hình thành kĩ năng nghề nghiệp cần thiết; - Tư vấn, hỗ trợ tích cực, hướng dẫn tăng ni sinh tìm và giải quyết các vấn đề thiết thực liên 183 Cao Đại Đoàn, Nguyễn Thị Thu Hằng quan đến bài học, môn học, chương trình học; - Định kì có tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm và thiết kế các chuyên đề cụ thể với các phương pháp dạy học tương xứng. 2.2.5. Tăng cường vai trò quản lí điều hành đối với hoạt động dạy học - Thiết lập chức năng, nhiệm vụ, chuẩn đối với từng vị trí chức danh, phòng ban, bộ phận tham gia quản lí dạy học; - Phát huy hết vai trò, chức trách của các chủ thể quản lí bằng việc nâng cao trách nhiệm cho người đứng đầu, tăng quyền tự chủ trong quản lí của Hội đồng điều hành Học viện, áp dụng các khoa học và kinh nghiệm quản lí dạy học tiên tiến nhất để hỗ trợ nâng cao hiệu quả quản lí; - Quản lí việc tổ chức hoạt động dạy học trên lớp và ngoại khóa so với các chuẩn mới đã quy định, điều tiết sự phối hợp giữa các khoa, các giảng sư, mức độ tương tác giữa giảng sư với tăng ni sinh trong quá trình dạy - học. 2.2.6. Đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học - Khách quan hóa quá trình kiểm tra, đánh giá, chú ý thiết kế câu hỏi thi, đề thi theo hướng tập trung đánh giá kĩ năng, năng lực thực hiện và tư duy độc lập, sáng tạo của người học; - Nâng cao hiệu quả của các hình thức kiểm tra, đánh giá truyền thống, đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá, thi khách quan (trắc nghiệm khách quan, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, vấn đáp, kết hợp các hình thức thi, kiểm tra...) đồng thời tăng cường áp dụng phương tiện công nghệ thông tin hiện đại trong kiểm tra, đánh giá; - Các quy trình đánh giá phù hợp với nội dung và mục tiêu môn học, đảm bảo tính công bằng, khách quan; - Tổng kết số liệu, phân loại các kết quả đạt được sau mỗi loại hình, mỗi hoạt động kiểm tra, đánh giá đối với các chủ thể trong hoạt động dạy học. - Đánh giá kết quả kiểm tra, thi của tăng ni sinh, đồng thời đánh giá hiệu quả giảng dạy của giảng sư để có những điều chỉnh hợp lí, kịp thời đối với từng môn học, kì học và các hoạt động khác liên quan đến dạy học. 2.2.7. Tăng cường liên kết, hợp tác với các Đại học trong nước và Phật học viện nước ngoài về lĩnh vực quản lí dạy học - Liên kết một số chương trình đào tạo sau đại học, liên đào tạo nguồn nhân lực quản lí dạy học chất lượng cao của Học viện, liên kết chuyển giao công nghệ trong dạy học và quản lí dạy học, hợp tác hỗ trợ các nguồn lực thực hiện hoạt động dạy học của Học viện (5). Để liên kết, hợp tác thuận lợi, hiệu quả, học viện tiến hành lựa chọn các vấn đề trong tâm cần liên kết, hợp tác. - Tạo hành lang pháp lí thuận lợi cho viện liên kết, hợp tác trong đào tạo và quản lí dạy học; - Tổ chức thực hiện các hoạt động liên kết, hợp tác: tạo mối liên hệ thường xuyên, đảm bảo hai bên đều thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ như đã kí kết. Đánh giá rút kinh nghiệm để có những chiến lược cụ thể, hiệu quả hơn cho hoạt động liên kết, hơp tác tiếp theo. 3. Kết luận Thực trạng cho thấy, quản lí dạy học tại Học viện Phật giáo Việt Nam vẫn còn những tồn tại cần cải tiến, trong đó cần quan tâm hơn nữa việc chỉ đạo đổi mới nội dung chương trình, tăng cường cải tiến phương pháp dạy và học; kiểm tra đánh giá, nhất là kiểm tra đánh giá thường xuyên cả quá trình học và tu để tạo động lực thúc đẩy việc học tập, nghiên cứu và tu luyện của TNS. Để 184 Quản lí hoạt động dạy học tại Học viện phật giáo tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp có mô hình quản lí hoạt động dạy học hiệu quả hơn, Học viên cần trung nhiều nguồn lực, trong đó phát huy yếu tố xã hội hóa bằng việc thu hút nhiều hơn nữa sự thành tâm của các Phật tử, nhân dân và để làm được điều đó thì sản phẩm đầu ra là những cựu TNS phải có uy tín, dấn thân góp sức được cho sự nghiệp Phật tự. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Thị Tú Anh, 2015. Xây dựng chuẩn đầu ra và đánh giá chương trình giáo dục đại học, Tạp chí Lí luận chính trị và truyền thông, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tr52. [2] Ban Giáo dục Tăng ni Trung ương, 2012 Giáo dục Phật giáo Việt Nam định hướng và phát triển. Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. [3] Ban Tôn giáo Chính phủ, 2009 Báo cáo của ban khảo sát liên ngành nhằm đánh giá lại hoạt động đào tạo của các trường Học viện Phật giáo Việt Nam. [4] Hà Bình, 2016 Nhà trường là nơi hun đúc tinh thần, kĩ năng khởi nghiệp. Báo Giáo dục và thời đại, số 246, ngày 13 tháng 10 năm 2016, tr 4. [5] Nguyễn Minh Đạo, 1997 Cơ sở của khoa học quản lí. Nxb Chính trị Quốc
Tài liệu liên quan