Quản lý chất lượng giáo dục (Bản đẹp)

1. Hệ thống QL định hướng vào chất lượng sẽ quyết định chất lượng sản phẩm giáo dục. Trong thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu về khoa học quản lí cùng các quản lí gia hàng đầu trên thế giới đã đi đến thống nhất quan niệm cho rằng: chất lượng sản phẩm do hệ thống quản lý quyết định. Trả lời câu hỏi: ai chịu trách nhiệm về chất lượng trong một tổ chức, Deming cho rằng 94% thuộc về hệ thống QL, 6% thuộc về người lao động (Quản lý có hiệu quả theo phương pháp Deming. Nguyễn Trung Tín, Phạm Phương Hoa biên dịch. NXB Thống kê. 1996), còn Pareto đúc kết thành quy tắc 80:20, trong đó, 80% thuộc về lãnh đạo, quản lý, 20% thuộc về người thừa hành (Nguyễn Quang Toản. ISO 9000 và TQM. NXB Đại học quốc gia Tp. HCM.2001). Theo đó, trong mỗi doanh nghiệp, mỗi tổ chức, phương hướng quan trọng nhất là là thiết lập hệ thống QLCL hợp lý và hiệu quả nhất nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Định hướng vào chất lượng và nhằm tới khách hàng trở thành yêu cầu số một chi phối tất cả mọi khâu, mọi công đoạn trong quá trình sản xuất và dịch vụ cũng như mọi thành viên trong tổ chức, từ nhà quản lý tới các nhân viên thừa hành. Do định hướng ấy, hệ thống QLCL này đặc biệt quan tâm tới chất lượng của các phân hệ trong vòng đời của mỗi sản phẩm. Trong các hoạt động giáo dục, các phân hệ này cũng thể hiện khá rõ: phân hệ thiết kế mô hình sản phẩm sẽ đạt tới (đầu vào), phân hệ thực hiện thiết kế-tạo ra sản phẩm (quá trình) và phân hệ sử dụng và cải tiến sản phẩm (đầu ra). Tiếp cận tình hình QLGD ở nước ta hiện nay, định hướng vào chất lượng tuy có đặt ra, song trong cơ chế vận hành đã bị phân tán do nhiều yếu tố chi phối. Tư duy quản lý truyền thống tập trung vào việc xây dựng những mục tiêu CL đề ra ban đầu và thường do cấp quản lý cao nhất trong hệ thống đảm trách nên không tránh khỏi tình trạng xa rời thực tiễn; đồng thời, tập trung vào xem xét kết quả cuối cùng (của mỗi đơn vị cũng như mỗi cá nhân) thể hiện việc đạt hay không đạt những thông số, chỉ tiêu của mục tiêu đó. Hạn chế lớn nhất là quan tâm nhiều tới các chỉ số đầu ra, còn diễn biến quá trình không được chú trọng trong quản lý. Vì vậy, xuất hiện hiện tượng báo cáo "chất lượng giả", chạy theo thành tích, trở thành "căn bệnh" ngày càng phổ biến ở các nhà trường và các địa phương. Đây là nét đặc thù của cách quản lí tập trung vào mục tiêu (Management by Ojectiv) phát triển và thịnh hành từ đầu thế kỷ XX, ngày nay đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế.

docx7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 33 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý chất lượng giáo dục (Bản đẹp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC BÀI TẬP GIỮA KÌ MÔN XÃ HỘI HỌC GIÁO DỤC HỌ VÀ TÊN: LỚP CAO HỌC QLGD K20-2 (LONG BIÊN- GIA LÂM) ĐỀ BÀI: Trình bày hiểu biết, đã trải nghiệm về một vấn đề mà anh chị tâm đắc nhất. CHỦ ĐỀ: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC          Những thập kỷ gần đây, khoa học quản lý chất lượng (QLCL) phát triển mạnh mẽ, dần trở thành một phương thức quản lý hiện đại được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, trên hành trăm quốc gia và ngày càng chứng tỏ tính ưu việt so với ác phương pháp quản lí  (QL) truyền thống. Phương thức QLCL hiện đại, tiêu biểu là hai Hệ thống QLCL quốc tế ISO 9000 và QLCL Tổng thể (Total Quality Management) được hợp thành bởi 4 yếu tố cơ bản sau:             - Những triết lí QLCL mới;             - Những phương pháp QLCL hiện đại;             - Những công cụ QLCL khoa học;             - Lực lượng QLCL đại chúng. Với góc nhìn giáo dục và quản lý giáo dục, bài viết này tập trung phân tích những triết lí  QL mới, mà bản chất là hệ thống những quan điểm, những tư tưởng mang tính quy luật, phản ánh kết quả của quá trình vận động và đổi mới trong tư duy quản lí. Những triết lí ấy đã thật sự đóng vai trò nền tảng tư tưởng cho sự hình thành và phát triển của các phương thức QLCL hiện đại đang chi phối sự phát triển của các ngành sản xuất - dịch vụ của các quốc gia trong bối cảnh kinh tế thị trường, kinh tế tri thức, quốc tế hoá và hội nhập toàn cầu. 1. Hệ thống QL định hướng vào chất lượng sẽ quyết định chất lượng sản phẩm giáo dục.             Trong thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu về khoa học quản lí cùng các quản lí gia hàng đầu trên thế giới đã đi đến thống nhất quan niệm cho rằng: chất lượng sản phẩm do hệ thống quản lý quyết định. Trả lời câu hỏi: ai chịu trách nhiệm về chất lượng trong một tổ chức, Deming cho rằng 94% thuộc về hệ thống QL, 6% thuộc về người lao động (Quản lý có hiệu quả theo phương pháp Deming. Nguyễn Trung Tín, Phạm Phương Hoa biên dịch. NXB Thống kê. 1996), còn Pareto đúc kết thành quy tắc 80:20, trong đó, 80% thuộc về lãnh đạo, quản lý, 20% thuộc về người thừa hành (Nguyễn Quang Toản. ISO 9000 và TQM. NXB Đại học quốc gia Tp. HCM.2001).  Theo đó, trong mỗi doanh nghiệp, mỗi tổ chức, phương hướng quan trọng nhất là là thiết lập hệ thống QLCL hợp lý và hiệu quả nhất nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Định hướng vào chất lượng và nhằm tới khách hàng trở thành yêu cầu số một chi phối tất cả mọi khâu, mọi công đoạn trong quá trình sản xuất và dịch vụ cũng như mọi thành viên trong tổ chức, từ nhà quản lý tới các nhân viên thừa hành.             Do định hướng ấy, hệ thống QLCL này đặc biệt quan tâm tới chất lượng của các phân hệ trong vòng đời của mỗi sản phẩm. Trong các hoạt động giáo dục, các phân hệ này cũng thể hiện khá rõ: phân hệ thiết kế mô hình sản phẩm sẽ đạt tới (đầu vào), phân hệ thực hiện thiết kế-tạo ra sản phẩm (quá trình) và phân hệ sử dụng và cải tiến sản phẩm (đầu ra).             Tiếp cận tình hình QLGD ở nước ta hiện nay, định hướng vào chất lượng tuy có đặt ra, song trong cơ chế vận hành đã bị phân tán do nhiều yếu tố chi phối. Tư duy quản lý truyền thống tập trung vào việc xây dựng những mục tiêu CL đề ra ban đầu và thường do cấp quản lý cao nhất trong hệ thống đảm trách nên không tránh khỏi tình trạng xa rời thực tiễn; đồng thời, tập trung vào xem xét kết quả cuối cùng (của mỗi đơn vị cũng như mỗi cá nhân) thể hiện việc đạt hay không đạt những thông số, chỉ tiêu của mục tiêu đó. Hạn chế lớn nhất là quan tâm nhiều tới các chỉ số đầu ra, còn diễn biến quá trình không được chú trọng trong quản lý. Vì vậy, xuất hiện hiện tượng báo cáo "chất lượng giả", chạy theo thành tích, trở thành "căn bệnh" ngày càng phổ biến ở các nhà trường và các địa phương. Đây là nét đặc thù của cách quản lí tập trung vào mục tiêu (Management by Ojectiv) phát triển và thịnh hành từ đầu thế kỷ XX, ngày nay đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế. 2. QLCL giáo dục là chất lượng tổng thể của hệ thống sản phẩm trong quá trình giáo dục. Quan niệm về chất lượng càng cụ thể bao nhiêu càng tạo thuận lợi cho quá trình “thực thi” chất lượng bấy nhiêu. Thông thườn, nhân cách người học sinh luôn được xem là sản phẩm  của quá trình đào tạo. Quan niệm như vậy hoàn toàn đúng đắn nhưng rất cần được nhận thức đầy đủ và cụ thể hơn. Về khái niệm “sản phẩm”? Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá chất lượng (International Oganization for Standardazation) đã định nghĩa một cách hết sức khái quát: "Sản phẩm là kết quả của một hoạt động hay  một quá trình". Nó có thể tồn tại dưới dạng vật chất (ví dụ: trường, lớp, học liệu và thiết bị giáo dục...) hay dạng tinh thần (kiến thức, kỹ năng, thái độ ...) hoặc cả hai dạng (phần mềm giáo dục trong đĩa CD, băng Video... ) Nhìn một cách thực tiễn, quá trình giáo dục không chỉ có sản phẩm duy nhất là nhân cách người học, đúng nhất, đó  là sản phẩm cuối cùng. Có sản phẩm cuối cùng thì trước đó cũng phải có các sản phẩm bộ phận, trung gian cùng nằm trong chuỗi quá trình đào tạo. Nhờ chất lượng của hệ thống các sản phẩm bộ phận ấy đóng góp và tác động mà hình thành nên chất lượng của “sản phẩm” cuối cùng là nhân cách người học sinh. Nói như thế bởi khi xem xét việc đào tạo là một quá trình tổng thể thì quá trình ấy phải bao gồm rất nhiều hoạt động và quá trình bộ phận nối tiếp nhau và do nhiều con người, nhiều bộ phận thực hiện. Mỗi hoạt động, một quá trình tạo ra một kết quả và cho ta một sản phẩm. Như vậy, khi nói đến chất lượng giáo dục của một nhà trường, ta vừa nói đến chất lượng của nhân cách người học sinh, đồng thời cũng phải tính đếm đến chất lượng của hệ thống các sản phẩm trung gian cấu thành lên sản phẩm cuối cùng đó. Ta vẫn chẳng thường khẳng định chất lượng của cơ sở vật chất, của trang thiết bị, của đội ngũ những người thày, của phương pháp dạy học, chất lượng của mỗi bài học, mỗi hoạt động giáo dục...đều tham gia cấu thành chất lượng giáo dục đó sao? Tham gia bằng cái gì? Bằng chính các sản phẩm của các lĩnh vực ấy, bộ phận ấy, hoạt động ấy.             Trong nhà trường, mỗi thành viên đều có quyền và nghĩa vụ tạo ra những sản phẩm vật chất hoặc tinh thần nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp kiến tạo nên chất lượng giáo dục. Quá trình giáo dục của một nhà trường có bao nhiêu hoạt động, bao nhiêu quá trình bộ phận thì cũng có bấy nhiêu sản phẩm. Từ một bài soạn công phu xác định được những phương án tiến hành tối ưu đến một giờ dạy học trên lớp tiến hành hợp lý, học sinh được làm việc tích cực và gia tăng những kiến thức-kỹ năng-thái độ như mục tiêu đã xác định; từ một đồ dùng dạy học chuẩn bị công phu và sử dụng có hiệu quả đến một kinh nghiệm tổ chức học sinh học tập thành công; từ một một buổi sinh hoạt ngoại khoá được tổ chức tốt đến một ý tưởng, một sáng kiến hay tạo ra chất lượng cao cho một hoạt động hoặc mang đến sự chuyển biến tích cực cho lớp, cho trường... Đó đều là những sản phẩm cụ thể và hiện hữu có thể định lượng và định tính. Bên cạnh còn là hệ thống các sản phẩm được tạo ra từ bên ngoài cung ứng cho nhà trường như sách giáo khoa chứa đựng các đơn vị nội dung dạy học, thiết bị giáo dục, những sản phẩm tri thức mới bồi dưỡng cho giáo viên qua các khoá bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn... Tất cả, dù hữu hình hay vô hình, những sản phẩm giáo dục ấy cần phải đảm bảo chất lượng. Như trăm con suối hợp thành dòng sông, bao nhiêu sản phẩm nho nhỏ như vậy sẽ góp phần hữu hiệu để làm cho quá trình giáo dục có chất lượng, từ đó cùng tác động và tạo ra sản phẩm cuối cùng là nhân cách học sinh đảm bảo theo mục tiêu đào tạo và đáp ứng những nhu cầu của khách hàng: người học, phụ huynh, nhu cầu xã hội. Mỗi thành viên, từ người quản lý lãnh đạo đến người giáo viên, nếu thấm nhuần điều rất cụ thể ấy sẽ khiến cho việc vận hành chất lượng trong nhà trường trở nên rõ ràng hơn, với một trách nhiệm cao hơn, tạo ra chất lượng hơn. 3. Hệ thống QLCL định hướng vào khách hàng thúc đẩy không ngừng quá trình nâng cao chất lượng sản phẩm.             Chất lượng giáo dục phải đáp ứng những yêu cầu của khách hàng, nhưng trước hết cần đáp ứng những yêu cầu của “khách hàng nội bộ” trong nhà trường. Đây là một triết lí mới thể hiện định hướng nhân văn và tính thực tiễn trong quan niệm về CL và QLCL hiện đại. Lâu nay, ta vẫn thường quan niệm tạo ra chất lượng GD để đáp ứng mục tiêu mà Nhà nước đã xác định. Đó là sự thể hiện tính đúng đắn và bản chất xã hội của một nền GD chân chính, bởi GD từ cuộc đời đi ra và vì cuộc đời mà nó đi đến. Tuy nhiên, nhìn từ sự vận hành GD tại mỗi cơ sở nhà trường mà xét thì cái đích ấy rất dễ trở nên xa vời, thiếu cụ thể, dẫn đến tính trách nhiệm cá nhân không cao nếu không nhận thức thấu đáo rằng, con đường đến đích ấy được xây lên bởi từng viên gạch nhỏ, mỗi viên tựa như mỗi hoạt động bình thường hàng ngày, với những sản phẩm mà chất lượng của nó phải được xem xét, đo đếm một cách rất cụ thể, chân xác. Khái niệm "khách hàng" thông thường được hiểu là người mua hàng hoá. Theo ISO 9000, nội hàm khái niệm này được mở rộng hơn "khách hàng là tổ chức hay cá nhân nhận và sử dụng sản phẩm " (Tiêu chuẩn Việt Nam. TCVN ISO 9000:2000. Hệ thống quản lý chất lượng - cơ sở và từ vựng. Hà Nội-2000).  Đó là người mua, là người tiêu dùng, là người sử dụng hoặc nhận về những giá trị gia tăng, tóm lại là người được hưởng lợi từ sản phẩm vật chất hoặc tinh thần của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ; có khách hàng bên ngoài tổ chức (External Customer), nhưng cũng có khách hàng bên trong tổ chức, được gọi là khách hàng nội bộ (Internal Customer).  Trong giáo dục, có thể thấy khách hàng bên ngoài là Nhà nước - xã hội mà yêu cầu "đặt hàng" thể hiện qua mục tiêu giáo dục, là phụ huynh, là các cơ sở sử dụng nguồn nhân lực - sản phẩm của quá trình đào tạo. Cách hiểu trên cần được bổ sung cho đầy đủ hơn theo cách hiểu của Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn hoá chất lượng:“công đoạn sau là khách hàng của công đoạn trước”. Thế là nội hàm khái niệm “khách hàng nội bộ” đã cụ thể hơn, mang tính thực tiễn hơn cho việc vận hành CL. Chẳng hạn: giáo dục Trung học là khách hàng của giáo dục Tiểu học; lớp 2 là khách hàng của lớp 1; việc học của học sinh là khách hàng mà việc dạy sẽ nhằm đến; hoạt động của thày và trò trong quá trình giáo dục là khách hàng của các bộ phận phục vụ như thư viện, thí nghiệm, người lao công; người giáo viên hôm nay chuẩn bị bài có chất lượng và học sinh chuẩn bị soạn bài, học bài ở nhà chu đáo chính là nhằm đáp ứng những yêu cầu của “công đoạn sau” là  hoạt động dạy và học trên lớp ngày mai... Cứ thế, mỗi một cá nhân trong guồng máy vận hành CL của nhà trường có thể dễ dàng xác định một cách cụ thể nhất, trực quan nhất những khách hàng nội bộ “sát sườn” bên cạnh, gần gũi, hàng ngày  mà mình cần phải phục vụ, cần phải cố gắng tiến hành những công việc có CL nhằm đáp ứng nhu cầu của họ. Những công việc, những hoạt động của cá nhân, của tổ nhóm và các bộ phận trong trường mà suôn sẻ và có CL sẽ làm cho sự vận hành của cả guồng máy nhà trường trở nên có CL tốt và hiệu quả cao. Cũng bởi nhu cầu của khách hàng ngày một cao hơn (trong trạng thái động), nên vì lương tâm, danh dự uy tín của mình và vì đồng nghiệp, học sinh (những khách hàng nội bộ có ý nghĩa số một) mà ai cũng mong muốn mỗi công việc của mình trở nên có chất lượng hơn. Vậy là, định hướng vào khách hàng của hệ thống QLCL mới tạo ra động lực thúc đẩy không ngừng quá trình nâng cao chất lượng sản phẩm giáo dục. 4. Hệ thống QLCL hiệu quả đề cao phương pháp quản lý theo quá trình và ra quyết định dựa trên sự kiện, dữ liệu thực tế.             Theo ISO 9000 thì “Quá trình là tập hợp các nguồn lực và hoạt động liên quan với nhau để biến đổi các yếu tố đầu vào thành đầu ra”. Theo đó, quá trình là một tập hợp tuyến tính của các công đoạn: Đầu vào (Input) - Quá trình biến đổi (Process) - Đầu ra (Output). Trong các quá trình sản xuất, dịch vụ (trong đó có giáo dục), tương ứng với các công đoạn trên là các phân hệ: Thiết kế cho đầu vào - Thực hiện thiết kế - Phân phối, cung ứng đầu ra. Khâu kiểm soát quá trình không tồn tại độc lập ở công đoạn cuối chỉ nhằm kiểm tra, tìm kiếm và loại bỏ những sản phẩm kém chất lượng mà gắn liền, đi cùng với mỗi phân hệ để phát hiện sai sót, điều chỉnh kịp thời, phòng ngừa không để xảy ra khuyết tật.             Hệ thống QLCL quốc tế ISO 9000 đã xây dựng phương pháp quản lí theo quá trình (MBP: Management By Process) và thể hiện nó trong một đúc kết hàm xúc:             1) Viết ra những gì sẽ làm;             2) Làm đúng những gì đã viết;             3) Kiểm soát những gì đã làm để đúng với những gì đã viết. Viết ra những gì sẽ làm không chỉ là một nguyên tắc hành động mà thể hiện triết lý quan trọng nhất của hệ thống QLCL hiện đaị. Triết lý này được hình thành từ ý tưởng làm việc không lỗi (Zero Deflect). Muốn công việc tiến hành không lỗi, phải làm đúng ngay từ đầu. Làm đúng ngay từ đầu sẽ cho chất lượng tốt nhất, tiết kiệm nhất và chi phí thấp nhất. Để làm đúng ngay từ đầu cần hết sức quan tâm QLCL phân hệ thiết kế. Phân hệ này phải dảm bảo yêu cầu bao quát tường minh, đầy đủ, và chặt chẽ tất cả quá trình tạo ra sản phẩm. Thiết kế càng chi tiết, càng tỉ mỉ thì càng dễ dàng đi đến mục tiêu “làm đúng ngay từ đầu”.             Để quyết định đảm bảo đúng ngay từ đầu, đòi hỏi mỗi quyết định QL phải có đủ căn cứ thực tế, căn cứ khoa học nhất định dựa trên những sự kiện, dữ kiện với những thông tin chính xác             Quản lí theo quá trình (MBP) là một xu thế đang được áp dụng rộng rãi ở các nước công nghiệp phát triển. Đó là giải pháp QL tiên tiến dựa trên nền tảng của nguyên lý đại công nghiệp, mà theo K.Marx: "nguyên lý của đại công nghiệp là phân giải quá trình sản xuất xét ngay trong bản thân nó (...) thành những yếu tố cấu thành nó" (K. Marx. Tư bản. Q.1, T.1, Sự Thật. 1975, tr.322) (có nghĩa thành các công đoạn cơ bản nhất). Đây cũng là phương pháp QL tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của thời đại: từ quản lý các công đoạn riêng rẽ chuyển sang quản lí toàn bộ các công đoạn trong tổng thể quá trình. Theo các quản lý gia người Mỹ M. Hammer và J. Champy thì: "Trong thời đại hậu công nghiệp mà chúng ta đang bước vào, các công ti phải sẵn sàng nhìn lại chính mình và vượt khỏi các công đoạn, chức năng bị chia cắt để vươn tới quá trình toàn bộ" (Michael Hammer & James Champy. Tái lập công ty.  Vũ Tiến Phúc dịch. NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 1996)             Triết lý QL theo quá trình đã trở thành một trong những nguyên tắc QLCL quan trọng, đó là nguyên tắc Tiếp cận quá trình, với tư tưởng chủ đạo: kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn lực và các hoạt động có liên quan được QL như một quá trình. Bởi lẽ, cách tiếp cận quá trình giúp các chủ thể QL dự đoán trước được kết quả và xác định một cách hệ thống những hoạt động cần thiết để đạt được kết quả mong muốn, dự tính được các cách thức kiểm soát hữu hiệu diễn biến chất lượng của quá trình; đồng thời nó làm cho việc sử dụng những nguồn lực có hiệu quả, trên cơ sở tập trung ưu tiên vào những khâu, những hoạt động, những nguồn lực và phương pháp trọng yếu, từ đó tạo ra những cơ hội cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm.             Bất kỳ một hoạt động giáo dục dạy học và giáo dục đều mang tính chất quá trình bởi đều có thể phân giải ra thành các công đoạn, phân hệ như vậy. Đổi mới phương thức quản lý nhà trường theo tinh thần QLCL khoa học nhất thiết phải dựa trên cách quản lý theo quy trình. Nhìn tổng thể, quá trình giáo dục đào tạo của một nhà trường được rải ra trên các quá trình bộ phận tựa như các mắt xích: đầu vào, quá trình đào tạo (bao gồm các quá trình nhỏ hơn như dạy học và giáo dục đạo đức học sinh, phối hợp các nguồn lực, điều hành, kiểm tra đánh giá) và  đầu ra. Mỗi mắt xích đều có những tiêu chuẩn cụ thể, có quy trình và cách thức phối hợp các nguồn lực để thực hiện hiệu quả quy trình đó. Vận hành QLCL chính là đảm bảo cho sự trôi chảy của các quá trình ấy, theo những chuẩn mực cụ thể, nhờ đó mà nâng cao chất lượng giáo dục. 4. Cách tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý       Việc xác định, hiểu và quản lý các quá trình có liên quan lẫn nhau như một hệ thống sẽ đem lại hiệu lực và hiệu quả của tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Quan niệm này dựa trên sơ sở tính ưu việt của cách tiếp cận hệ thống.              Nhờ cách tiếp cận hệ thống, chủ thể QL sẽ có điều kiện tổng hợp và sắp xếp các quá trình đạt kết quả mong đợi, sẽ nâng cao khả năng tập trung nỗ lực vào các quá trình chính, đồng thời sẽ tạo nên sự tin tưởng đối với các bên quan tâm về sự ổn định, tính hiệu lực và hiệu quả của tổ chức.             Vận dụng tiếp cận hệ thống trong QLCL, mỗi tổ chức sẽ đáp ứng những yêu cầu toàn diện sau đây: 1) Cấu trúc tổ chức thành một hệ thống để đạt được mục tiêu theo cách hiệu lực và hiệu quả nhất; 2) Cách tiếp cận hệ thống sẽ làm hài hoà và thống nhất các quá trình do nắm bắt và điều chỉnh toàn bộ các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng trong hệ thống; 3) Cung cấp hiểu biết tốt hơn cho người lao động về vai trò và trách nhiệm cần thiết để đạt được mục tiêu chung và vì thế sẽ giảm đi những cản trở mang tính chức năng; 4) Nâng cao năng lực và hiệu quả điều hành cho các cấp quản lý trong tổ chức do tiếp cận hệ thống buộc người quản lý phải tìm hiểu các năng lực của tổ chức và thiết lập nguồn lực bắt buộc trước khi hành động, phải đặt ra mục tiêu và xác định cách vận hành của các hoạt động trong hệ thống, đồng thời phải liên tục cải tiến hệ thống thông qua việc sử dụng các công cụ QLCL để đo lường và đánh giá. 5.  Mọi thành viên trong nhà trường đều phải là những chủ thể QLCL dạy học và giáo dục. Chất lượng phải được quản lý, đây là điều không mới, nhưng QL như thế nào và ai QL lại là những vấn đề cần được nhìn nhận thấu đáo, trước hết từ quan niệm. Xưa nay các cấp chỉ đạo, các nhà trường đều đã công phu sáng tạo và thực hiện nhiều giải pháp quản lý và tìm ra những con đường hiệu quả để nâng cao CLGD: chẳng hạn quản lý chương trình, nội dung và phương pháp dạy học thông qua quy chế chuyên môn, thông qua việc phát động các phong trào đổi mới phương pháp, thông qua kiểm tra, thanh tra, đánh giá... Nhìn lại thực tiễn nhà trường, có thể thấy rằng, đội ngũ GV thường ở vị thế “bị quản lý” và thụ động trong vấn đề quản lý chất lượng. Đã từng tồn tại một quan niệm trở thành tiềm thức của mọi thời: quản lý là công việc của các cấp quản lý, của Ban giám hiệu, của các nhà lãnh đạo, quản lý các đoàn thể, của tổ trưởng chuyên môn...còn GV chỉ là người thụ động thực hiện các chủ trương, các kế hoạch đã được định sẵn. Quan niệm ấy đã thành rào cản hạn chế sự năng động và sáng tạo của đội ngũ  GV. Trong khi đó, họ có vai trò là lực lượng “quyết định chất lượng GD”. Họ cần và phải thực sự là chủ thể tích cực và chủ động quản lý CL công việc dạy học và GD của mình, đồng thời tham gia quản lý CL các hoạt động GD khác của nhà trường. Những quan điểm QLCL ngày nay, dù phương Tây hay phương Đông (Tinh hoa quản lý - 25 tác giả và tác phẩm nổi tiếng nhất về quản lý trong thế kỷ XX. Nguyễn Cảnh Chắt dịch. NXB Lao động-xã hội. H-2003), đều thống nhất với nhau ở một quan điểm: tạo ra CL sản phẩm, đó là việc chung của tất cả mọi người trong một doanh nghiệp, một tổ chức; do vậy, quản lý chất lượng cũng phải trở thành trách nhiệm chung của mọi thành viên. Trong nhà trường, QL CL giáo dục cũng phải là một công việc chung, là trách nhiệm không chỉ của riêng ai, riêng một bộ phận nào. Trước hết, nó cần được dựa trên một cơ sở vững chắc là sự đồng thuận và quyết tâm phấn đấu vì sự nâng cao CL giáo dục thực sự của từng người: từ người cán bộ quản lý chính quyền, đoàn thể, tổ nhóm chuyên môn tới mỗi người trong đội ngũ GV và cán bộ phục vụ. Đương nhiên, để “dân chủ hoá" lực lượng QLCL thực sự trong mỗi nhà trường, chúng ta không chỉ dừng lại ở một tư tưởng hay, một mong muốn tốt và một khẩu hiệu hô hào; rất cần phải có một cơ chế QL mới đảm bảo cho đội ngũ giáo viên thực sự làm chủ và đủ năng lực làm chủ những hoạt động, công việc của mình một cách có chất lượng nhất. Đó là cơ chế Quản lý chất lượng hiện đại, được dựa trên những cơ sở khoa học, được soi sáng bởi một tư duy QL mới thể hiện trong những triết lý đúng đắn và được cấu thà
Tài liệu liên quan