Quản lý chất lượng thi công xây lắp công trình

Công việc giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị trên công trường phải đạt các mục đích sau: a) Đảm bảo công trình được xây dựng và lắp đặt đạt chất lượng cao và đúng với thiết kế đã được duyệt. b) Đảm bảo nhà thầu thi công tuân thủ một cách chặt chẽ với các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình quy phạm đã được ghi trong hợp đồng. c) Tăng hiệu quả vốn đầu tư, tiết kiệm một cách hợp lý trong xây lắp. d) Công tác giám sát phải được thực hiện với tất cả các hạng mục công trình và cho từng phần việc cụ thể của từnghạng mục đó.

pdf14 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 3916 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý chất lượng thi công xây lắp công trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1/14 QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY LẮP CÔNG TRÌNH 2/14 I. MỤC ĐÍCH Công việc giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị trên công trường phải đạt các mục đích sau: a) Đảm bảo công trình được xây dựng và lắp đặt đạt chất lượng cao và đúng với thiết kế đã được duyệt. b) Đảm bảo nhà thầu thi công tuân thủ một cách chặt chẽ với các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình quy phạm đã được ghi trong hợp đồng. c) Tăng hiệu quả vốn đầu tư, tiết kiệm một cách hợp lý trong xây lắp. d) Công tác giám sát phải được thực hiện với tất cả các hạng mục công trình và cho từng phần việc cụ thể của từng hạng mục đó. II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: Để giám sát kỹ thuật đạt chất lượng và kết quả tốt nhất, các kỹ sư của PM sẽ lập các kế hoạch chuẩn bị sau: II. 1. Tập hợp và nghiên cứu kỹ các văn bản pháp lý và kỹ thuật có liên quan: Các hồ sơ cần chuẩn bị cụ thể bao gồm: a) Các quy định kỹ thuật của công trình về công tác xây dựng và lắp đặt thiết bị, các bản vẽ tổng mặt bằng, thiết kế xây dựng, lắp đặt thiết bị kỹ thuật, hệ thống điện nước, thông gió,... các mốc chỉ giới, lộ giới, định vị và cao độ. b) Tổng tiến độ và tiến độ xây lắp từng hạng mục. c) Tiến độ chi tiết xây dựng và lắp đặt từng hạng mục xây dựng và thiết bị. d) Các tài liệu khảo sát địa chất, thuỷ văn, môi trường... e) Hồ sơ thiết kế xây dựng và lắp đặt do nhà thiết kế cung cấp và đã được Chủ đầu tư phê chuẩn. f) Các quy định của Nhà nước về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng. g) Các tiêu chuẩn quy phạm Việt nam và quốc tế đã được Chủ đầu tư quy định. h) Kiểm tra khả năng của thầu chính và các thầu phụ. i) Kiểm tra thiết bị thi công của nhà thầu: - Tính năng kỹ thuật; - Sự phù hợp với biện pháp thi công; 3/14 - Phiếu kiểm định; - Biện pháp an toàn khi vận hành j) . . . II.2. Lập các "Quy định kỹ thuật thống nhất" trong thi công xây lắp căn cứ theo các tiêu chuẩn quy phạm. Thông thường, các “Quy định kỹ thuật thống nhất” áp dụng cho công tác thi công xây dựng và lắp đặt đã được quy định chi tiết trong thiết kế và các tiêu chuẩn qui phạm, do đó các nhà thầu và cơ quan giám sát có thể sử dụng ngay những chỉ tiêu này làm cơ sở cho thi công và giám sát thi công các công tác xây dựng và lắp đặt thiết bị. Tuy nhiên, đối với một số các chỉ tiêu kỹ thuật, do các quy định trong tiêu chuẩn áp dụng quá chi tiết, dài và nhiều điều kiện nên cơ quan thiết kế chỉ quy định tên các tiêu chuẩn áp dụng mà không giải trình chi tiết trên bản vẽ, điều này thực tế đã xảy ra. Vì vậy, các kỹ sư của PM có trách nhiệm nghiên cứu phân tích và hệ thống hoá các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật do thiết kế chỉ định, lập thành một hồ sơ “Quy định kỹ thuật thống nhất” áp dụng đặc thù cho dự án: Các “Quy định kỹ thuật thống nhất” này sẽ được trình cho Chủ đầu tư phê duyệt và sau đó ban hành chính thức trên công trường làm căn cứ để đánh giá chất lượng các công tác thi công xây lắp và nghiệm thu. II.3. Lập "Quy trình phối hợp" giữa các bên tham gia trong công tác xây dựng và lắp đặt thiết bị. Trong một số dự án, do các khâu chuẩn bị ban đầu chưa cụ thể có thể sẽ gây ra các mâu thuẫn trong quá trình thi công xây lắp giữa nhà thầu và các cơ quan giám sát, kiểm định đại diện cho Chủ đầu tư, ý thức vai trò trách nhiệm của các bên trước Chủ đầu tư và trước công tác giám sát đảm bảo chất lượng đã được quy định trong hợp đồng có thể chưa được toàn diện. Để khắc phục vấn đề này, PM sẽ chuẩn bị xây dựng một “Quy trình phối hợp” cho công tác giám sát xây dựng và lắp đặt thiết bị căn cứ trên sự nghiên cứu kỹ lưỡng các hồ sơ kinh tế và kỹ thuật đối với công tác này. Nội dung “Quy trình phối hợp” sẽ thể hiện được các thông tin sau: a) Mối quan hệ giữa các nhà thầu xây lắp (chính) đối với cơ quan Giám sát và Chủ đầu tư trong công tác giám sát chất lượng xây lắp. b) Quy định trách nhiệm của các bên liên quan đối với từng phần việc chi tiết của công tác thi công xây lắp và các điều kiện cần thiết, hợp lệ để thực hiện các công đoạn thi công. c) Quy định cách thức trao đổi thông tin, tài liệu, và hình thức báo cáo.... giữa các bên tham gia. d) Quy định chương trình họp định kỳ, bất thường,... 4/14 e) Quy định chi tiết danh mục các tài liệu đảm bảo chất lượng mà các nhà thầu phải trình cho cơ quan Giám sát. III. CÔNG TÁC GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Công tác Giám sát thi công xây dựng được thực hiện theo Lưu đồ sau: Không phù hợp Biện pháp xây lắp và các quy trình thi công của nhà thầu Sơ đồ tổ chức thi công của nhà thầu Danh mục và hồ sơ thiết bị thi công của nhà thầu Vật liệu và nhà cung cấp vật liệu của nhà thầu Phòng thí nghiệm và thiết bị thí nghiệm Xem xét nghiên cứu trình Chủ đầu tư phê duyệt Thu thập, nghiên cứu và kiểm tra các hồ sơ bản vẽ kỹ thuật Giám sát công tác thi công xây dựng, lắp đặt TBị trên công trường Yêu cầu sửa đổi, bổ sung Báo cáo Chủ đầu tư và thông báo nhà thầu để đưa ra biện pháp khắc phục Xem xét, phê duyệt và kiểm tra công tác khắc phục Xác nhận các biên bản nghiệm thu về chất lượng và khối lượng xây lắp Không phù hợp Báo cáo định kỳ cho Chủ đầu tư Tập hợp các hồ sơ pháp lý, tài liệu quản lý chất lượng và nghiệm thu bàn giao Giải toả sự không phù hợp 5/14 III.1. Kiểm tra hồ sơ thiết kế chi tiết cho từng hạng mục công trình Trước khi khởi công xây dựng bất kỳ một hạng mục nào, các kỹ sư của PM xem xét kiểm tra đầy đủ các hồ sơ thiết kế nhằm làm rõ các nội dung sau. a) Sự đầy đủ và đồng bộ của hồ sơ. b) Sự phù hợp của vị trí các hạng mục được xây dựng với bản vẽ tổng thể đã được phê duyệt. c) Sự phù hợp của các bản vẽ kỹ thuật với thực tế thi công trên công trường và biện pháp sửa đổi nếu cần. d) Chủ đầu tư sau khi ký duyệt xác nhận hồ sơ bản vẽ thi công, hồ sơ thi công được bàn giao cho Nhà thầu kèm theo mục lục cụ thể và ký kết giao nhận hai bên. Lập các báo cáo nhận xét cho Chủ đầu tư về các bộ hồ sơ thiết kế, nếu có nghi vấn về bộ hồ sơ này cần phải đề xuất ý kiến cho Chủ đầu tư và yêu cầu cơ quan thiết kế giải trình cụ thể. III.2. Giúp Chủ đầu tư xét duyệt các "Biện pháp tổ chức thi công" Giúp Chủ đầu tư xét duyệt các biện pháp xây lắp do các nhà thầu lập ra, đưa ra ý kiến về sự phù hợp của các hồ sơ này với thiết kế kỹ thuật, tổng thể, các tiêu chuẩn, quy phạm và các yêu cầu thi công khác được quy định trong hợp đồng nhà thầu, Công tác kiểm tra bao gồm các nội dung chính sau: a) Kiểm tra sự phù hợp của các "Biện pháp tổ chức thi công" với các tiêu chuẩn quy phạm của Việt nam và Quốc tế do Chủ đầu tư quy định, sự phù hợp so với đặc thù công việc điều kiện thực tế thi công. b) Kiểm tra sự phù hợp của các quy trình thi công được chi tiết trong tài liệu “Kế hoạch thực hiện công việc” và “Kế hoạch kiểm tra nghiệm thu” do nhà thầu đệ trình với các biện pháp thi công và trang thiết bị lựa chọn, điều kiện khí hậu, an toàn thi công và bảo vệ môi trường. Kế hoạch kiểm soát chất lượng sẽ được kèm theo nhưng không giới hạn các tài liệu sau: - Các biện pháp đảm bảo chất lượng và chế độ kiểm tra nghiêm ngặt chi tiết đối với mỗi công đoạn thi công, và trong kế hoạch kiểm tra nghiệm thu sẽ được phân định trách nhiệm cho từng bên tham gia trong dự án một cách cụ thể trong từng công đoạn thi công. - Chế độ kiểm tra vật liệu xây dựng định kỳ và thường xuyên. (căn cứ trên các “Quy định kỹ thuật thống nhất” đã được ban hành) - Chế độ kiểm tra các thiết bị thi công xây lắp. - Các biểu mẫu kiểm tra và nghiệm thu, các báo cáo chất lượng công việc. Các biểu mẫu, báo cáo thử nghiệm. 6/14 Sau khi được Chủ đầu tư phê duyệt, các văn bản này là cơ sơ pháp lý cho công tác quản lý dự án để hai bên cùng thực hiện. III.3. Hỗ trợ Chủ đầu tư xét duyệt "Sơ đồ tổ chức thi công" Kiểm soát Nhà thầu thi công, thi công bất kỳ một hạng mục nào trên công trường thì trước khi tiến hành đều phải đệ trình hồ sơ sơ đồ tổ chức thi công dự kiến cho Chủ đầu tư, các kỹ sư PM sẽ xem xét, nghiên cứu kỹ các hồ sơ sơ đồ tổ chức với mục đích: - Đánh giá được sự phù hợp và năng lực cần thiết của từng vị trí đảm đương công tác cụ thể trong quá trình tham gia thi công các hạng mục trong dự án của nhà thầu. - Đánh giá sự đầy đủ nhân lực, đáp ứng được nhu cầu của bộ máy quản lý thi công của nhà thầu cho dự án. - Quy định được trách nhiệm của các vị trí tham gia và mối liên quan tới các bộ phận trong sơ đồ tổ chức chung của dự án, thể hiện sự thuận lợi cho áp dụng được nội dung "Quy trình phối hợp" giữa các bên. III.4. Kiểm tra các thiết bị thi công Các kỹ sư của PM sẽ kiểm tra các thiết bị thi công chính về các mặt có liên quan đến việc đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công như: - Tên, đặc tính và chức năng của các thiết bị chủ chốt có ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng thi công, tính phù hợp với công việc - Sự an toàn của thiết bị thi công - Thời hạn sử dụng, tính luân chuyển - Chế độ bảo hành bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ. III.5. Kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng của mỗi hạng mục công trình Vật liệu xây dựng bao gồm các loại ximăng, sắt thép, cát, đá, sỏi, kính, que hàn, sơn, các loại tấm lợp, tấm tường, gỗ các loại, tấm nhựa, vật liệu chống thấm,... Để đảm bảo chất lượng của vật liệu sử dụng cho quá trình thi công đúng với yêu cầu kỹ thuật của thiết kế, việc kiểm tra vật liệu là một công tác rất quan trọng. Việc kiểm tra này được thực hiện theo các yêu cầu sau: a) Nguồn gốc, xuất xứ của vật liệu xây dựng: Tất cả các loại vật liệu đều phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có địa chỉ cung cấp tin cậy. b) Chứng chỉ đảm bảo chất lượng của nhà sản xuất hoặc cung cấp (chứng chỉ này có thể là chứng chỉ đánh giá năng lực nhà sản xuất, cung cấp ví dụ như: Bê tông thương phẩm, gạch ngói, sắt thép...) 7/14 c) Sự phân lô, gói vật liệu,.. theo ký hiệu (đối với các loại vật liệu ví dụ như sắt thép,..) d) Các kết quả thí nghiệm vật liệu, đối với các chỉ tiêu cơ, lý, hoá và tính năng quan trọng của vật liệu theo tiêu chuẩn sản xuất vật liệu quy định. e) Kỹ sư PM có thể yêu cầu nhà thầu lấy mẫu thí nghiệm để kiểm tra lại, tuỳ theo mức độ quan trọng của hạng mục công trình hay khi có nghi vấn hoặc khi thay đổi nguồn cung cấp. f) Việc lựa chọn mẫu trên nguyên tắc lựa chọn xác xuất và phân bổ theo các lô, gói vật liệu. g) Lập báo cáo Chủ đầu tư kết quả kiểm tra thí nghiệm, đây là cơ sở chính để đánh giá chất lượng vật liệu trên công trường trước khi đưa vào sử dụng. h) Các mẫu được lựa chọn sẽ được ký tên và lưu trữ tại kho mẫu tại công trường và được sử dụng để đối chiếu với các lô vật tư đưa vào công trường. III.6. Kiểm tra năng lực phòng thí nghiệm vật liệu và thiết bị thí nghiệm hiện trường: PM sẽ có văn bản kiểm tra đánh giá năng lực và chất lượng của các phòng thí nghiệm vật liệu và các đơn vị thí nghiệm tại hiện trường về máy móc thiết bị và về cán bộ kỹ thuật thực hiện thí nghiệm. Các phòng thí nghiệm hợp lệ phải đáp ứng các yêu cầu sau: a) Các phòng thí nghiệm phải được trang bị đồng bộ và đầy đủ theo các quy định thí nghiệm của tiêu chuẩn áp dụng. b) Trang thiết bị trong phòng thí nghiệm phải có chất lượng chính xác phù hợp và phải có chứng chỉ kiểm định, hiệu chỉnh hợp lệ và duy trì chế độ kiểm định của các cơ quan chức năng nhà nước. c) Các cán bộ vận hành thiết bị phải có chứng chỉ hợp lệ trong phạm vi các phép thử yêu cầu. d) Chế độ quản lý hồ sơ, sổ ghi chép các kết quả thí nghiệm phản ánh chính xác kết quả thí nghiệm, cán bộ thí nghiệm và quản lý chất lượng in ấn kết quả thí nghiệm. e) ... III.7. Giám sát thi công xây dựng trên hiện trường: III.7.1 Yêu cầu đối với công tác giám sát thi công: - Thi công phải đúng với thiết kế đã được phê duyệt, đúng với các tiêu chuẩn kỹ thuật và các cam kết về kỹ thuật trong hợp đồng giao nhận thầu. 8/14 - Bám sát hiện trường để có thể kiểm soát được các công việc trên công trường. Khi phát hiện có sự sai phạm trong quá trình xây lắp, cơ quan giám sát phải có các quyết định phù hợp và kịp thời. III.7.2 Phạm vi giám sát xây dựng gồm có: A) Giám sát trắc địa nhằm xác định chính xác vị trí tim cốt các hạng mục và toàn bộ công trình xây dựng. B) Giám sát kỹ thuật thi công Móng và tường vây C) Giám sát thi công công tác đất D) Giám sát thi công xây dựng công trình ngầm và các vấn đề chống thấm. E) Giám sát thi công kết cấu bê tông, bê tông cốt thép. F) Giám sát gia công chế tạo và lắp dựng kết cấu thép. G) Giám sát thi công công tác xây trát và các công tác hoàn thiện khác. Và giám sát một số các công trình phụ trợ có liên quan. A) Các công tác giám sát trắc địa công trình xây dựng. Trong công tác này, các kỹ sư của PM sẽ thực hiện các bước như sau: a) Kiểm tra sự phù hợp của các thiết bị thi công đo đạc của các nhà thầu với các yêu cầu kỹ thuật, phạm vi sai số cho phép. b) Kiểm tra các bảng biểu ghi chép trắc địa của nhà thầu và các báo cáo trắc địa cho từng công việc phù hợp. c) Bố trí mạng lưới giám sát viên trắc địa sao cho phù hợp với tiến độ thi công trên công trường. d) Trong quá trình giám sát thi công xây dựng, công tác trắc địa bao giờ cũng phải đi trước một bước. Trung tâm của công tác giám sát trắc địa là xác định chính xác vị trí, tim, cốt của các kết cấu tính từ móng trở lên cho tới đỉnh của công trình, vì vậy, công tác giám sát trắc địa phải tập trung vào một số các nội dung chính sau đây: - Kiểm tra định kỳ việc bảo đảm sự ổn định, chuẩn xác của lưới trắc địa toàn bộ công trình trong tổng thể công trình xây lắp. - Kiểm tra công tác trắc địa hoàn công so với bản vẽ thi công ban đầu đã được duyệt. B) Giám sát kỹ thuật thi công Móng, Tường vây. Công tác kiểm tra giám sát chất lượng cho quá trình thi công Móng và Tường vây là một khâu rất quan trọng, có tính chất quyết định tới sự ổn định và bền vững của công trình sau này. Do đặc thù của công tác thi công Móng và Tường vây là các công tác khuất, không thể kiểm soát chất lượng thi công bằng trực quan được mà 9/14 phải kiểm soát chất lượng của chúng thông qua việc kiểm soát chặt chẽ từng công đoạn trong quá trình thi công. Vì vậy việc giám sát kỹ thuật thi công Móng và Tường vây sẽ được tuân theo các quá trình cụ thể như sau: a) Kiểm tra trang thiết bị, công cụ, phụ kiện,.. phục vụ cho thi công cọc, tất cả các trang thiết bị phải được qua đăng kiểm, đảm bảo phù hợp và tuân thủ theo quy trình kỹ thuật thi công. b) Xác định thứ tự thi công từng Móng, từng penel của tường vây trên mặt bằng cho hợp lý để bố trí sơ đồ di chuyển máy thi công trên công trường (máy khoan, đào). c) Kiểm tra công tác trắc đạc, đánh dấu xác định vị trí chính xác cho từng Móng, từng panel của tường vây; kích thước và độ ổn định trong suốt quá trình thi công. Kiểm tra hệ thống hào dẫn, về độ thẳng đứng, về cao độ, về kết cấu, casing. d) Kiểm tra hệ thống cung cấp tuần hoàn và chất lượng của dung dịch khoan trước và trong khi thi công (tỷ trọng, độ nhớt, hàm lượng cát, độ PH...), cao độ dung dịch trong hố khoan, nhằm đảm bảo cho thành hố khoan không bị sụt lở, chất lượng bêtông được tốt.... e) Kiểm tra quá trình khoan : quan sát gầu khoan qua các tầng địa chất, độ sâu, độ thẳng đứng, dung dịch khoan... độ sâu hố khoan phải đảm bảo cho cọc được ngàm chắc vào tầng đá cứng dưới sâu đúng như yêu cầu của thiết kế. f) Kiểm tra việc thổi rửa và làm sạch đáy hố khoan, đảm bảo đáy hố khoan không bị cát bùn lắng đọng trước khi đổ bêtông. g) Kiểm tra các công đoạn chế tạo lồng thép, con kê đảm bảo chiều dày lớp bêtông bảo vệ, vận chuyển, công đoạn lắp dựng lồng thép vào lỗ khoan, cao độ lồng thép, lưu ý tới cấu tạo, chủng loại vật liệu, chứng chỉ vật liệu, mối nối các lồng thép, thép chờ các sàn tầng hầm và các đặc trưng kỹ thuật... h) Kiểm tra joint ngăn nước (water stop) trong tường vây. i) Kiểm tra các phụ kiện, chi tiết đi kèm khi hạ lồng thép: ống siêu âm các thép chờ cho cầu kiện, các bản mã... j) Kiểm tra lắp đặt Kingpot k) Quá trình đổ bê tông : Chất lượng bê tông phải tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn (thời gian vận chuyển, thiết bị vận chuyển, bơm bê tông, cường độ bê tông , thành phần, độ sụt...). Phải theo dõi đường cong đổ bê tông, giám sát sự cố trong quá trình đổ bê tông, cao độ mặt bêtông, đồng thời phải theo dõi cả tình trạng lồng thép, quá trình cắt ống đổ, lấy mẫu bê tông... nếu phát hiện hiện tượng dị thường phải xử lý kịp thời tại hiện trường. Có các biện pháp xử lý mọi số sự cố có thể xảy ra trong quá trình thi công. 10/14 l) Kiểm soát quá trình ghi chép nhật ký thi công trong các khâu suốt quá trình thi công từ khâu xác định vị trí, cao độ, độ nghiêng, độ ổn định khi khoan tạo lỗ, cặn lắng, lồng thép, đổ bêtông... và tất cả các thông số kỹ thuật trong quá trình thi công. m) Kiểm tra an toàn trong khi thi công. n) Kiểm tra quy trình và các phương pháp thí nghiệm Móng và tường vây, kiểm tra chất lượng sau khi thi công xong (sonic, pit,…) C) Giám sát thi công công tác đất. Để đảm bảo chất lượng của công tác này theo quy định của Thiết kế và tiêu chuẩn áp du