Chấp nhận một hệ thống quản lý chất lượng nên là một quyết định chiến lược của tổ chức. Việc thiết kế và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức phụ thuộc vào
a) môi trường của tổ chức, các thay đổi và những rủi ro trong môi trường đó,
b) các nhu cầu khác nhau,
c) các mục tiêu riêng biệt,
d) các sản phẩm cung cấp,
e) các quá trình được sử dụng,
f) quy mô và cơ cấu của tổ chức.
21 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2123 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng: Hệ thống quản lý chất lượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA * NATIONAL STANDARD
TCVN ISO 9001 : 2008
Xuất bản lần 3
Third edition
HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG − CÁC YÊU
CẦU
QUALITY MANAGEMENT SYSTEMS −
REQUIREMENTS
HÀ NỘI − 2008
TCVN ISO 9001 : 2008
2
Mục lục
0 Lời giới thiệu......................................................................................................................
1 Phạm vi áp dụng................................................................................................................
1.1 Khái quát ...................................................................................................
1.2 Áp dụng .....................................................................................................
2 Tài liệu viện dẫn.................................................................................................................
3 Thuật ngữ và định nghĩa....................................................................................................
4 Hệ thống quản lý chất lượng .............................................................................................
4.1 Yêu cầu chung...........................................................................................................
4.2 Yêu cầu về hệ thống tài liệu .......................................................................
5 Trách nhiệm của lãnh đạo .................................................................................................
5.1 Cam kết của lãnh đạo ................................................................................
5.2 Hướng vào khách hàng ..............................................................................
5.3 Chính sách chất lượng ...............................................................................
5.4 Hoạch định ...............................................................................................
5.5 Trách nhiệm quyền hạn và trao đổi thông tin ..............................................
5.6 Xem xét của lãnh đạo.................................................................................
6 Quản lý nguồn lực .............................................................................................................
6.1 Cung cấp nguồn lực ...................................................................................
6.2 Nguồn nhân lực .........................................................................................
6.3 Cơ sở hạ tầng............................................................................................
6.4 Môi trường làm việc ...................................................................................
7 Tạo sản phẩm....................................................................................................................
7.1 Hoạch định việc tạo sản phẩm ...................................................................
7.2 Các quá trình liên quan đến khách hàng .....................................................
7.3 Thiết kế và phát triển .................................................................................
7.4 Mua hàng ..................................................................................................
7.5 Sản xuất và cung cấp dịch vụ .....................................................................
7.6 Kiểm soát thiết bị theo dõi và đo lường ......................................................
8 Đo lường, phân tích và cải tiến..........................................................................................
8.1 Khái quát ...................................................................................................
8.2 Theo dõi và đo lường .................................................................................
8.3 Kiểm soát sản phẩm không phù hợp ...........................................................
8.4 Phân tích dữ liệu........................................................................................
8.5 Cải tiến......................................................................................................
Phụ lục A (tham khảo) Sự tương ứng giữa TCVN ISO 9001 : 2008 và TCVN ISO 14001: 2005. ..
Phụ lục B (tham khảo) Những thay đổi của ISO 9001 : 2008 so với ISO 9001 : 2000 .........
Thư mục tài liệu tham khảo .............................................................................................
Trang
6
13
13
13
14
14
14
14
16
18
18
18
19
19
20
20
21
21
22
22
23
23
23
24
26
28
30
32
33
33
33
35
36
37
39
47
62
TCVN ISO 9001 : 2008
3
Lời nói đầu
TCVN ISO 9001 : 2008 thay thế cho TCVN ISO 9001 : 2000 (ISO 9001 : 2000);
TCVN ISO 9001 : 2008 hoàn toàn tương đương với ISO 9001 : 2008;
TCVN ISO 9001 : 2008 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 176 Quản lý chất
lượng và đảm bảo chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề
nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TCVN ISO 9001 : 2008
4
Lời giới thiệu
0.1 Khái quát
Chấp nhận một hệ thống quản lý chất lượng nên là một quyết định chiến lược của tổ
chức. Việc thiết kế và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức phụ thuộc vào
a) môi trường của tổ chức, các thay đổi và những rủi ro trong môi trường đó,
b) các nhu cầu khác nhau,
c) các mục tiêu riêng biệt,
d) các sản phẩm cung cấp,
e) các quá trình được sử dụng,
f) quy mô và cơ cấu của tổ chức.
Mục đích của tiêu chuẩn này không nhằm dẫn đến sự đồng nhất về cấu trúc của các hệ
thống quản lý chất lượng hoặc sự đồng nhất của hệ thống tài liệu.
Các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng quy định trong tiêu chuẩn này bổ sung cho
các yêu cầu đối với sản phẩm. Thông tin ở "Chú thích" là để hướng dẫn hiểu đúng hoặc
làm rõ các yêu cầu cần chú thích.
Tiêu chuẩn này có thể được sử dụng cho nội bộ và tổ chức bên ngoài, kể cả các tổ chức
chứng nhận, để đánh giá khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, các yêu cầu
luật định và chế định áp dụng cho sản phẩm cũng như các yêu cầu riêng của tổ chức.
Các nguyên tắc quản lý chất lượng nêu trong TCVN ISO 9000 và TCVN ISO 9004 đã được xem
xét khi xây dựng tiêu chuẩn này.
0.2 Cách tiếp cận theo quá trình
Tiêu chuẩn này khuyến khích việc chấp nhận cách tiếp cận theo quá trình khi xây dựng, thực
hiện và cải tiến hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng, nâng cao sự thỏa mãn của khách
hàng thông qua việc đáp ứng yêu cầu của họ.
Để vận hành một cách có hiệu lực, tổ chức phải xác định và quản lý nhiều hoạt động có liên hệ
mật thiết với nhau. Hoạt động hoặc tổ hợp các hoạt động tiếp nhận các đầu vào và chuyển
thành các đầu ra có thể được coi như một quá trình. Thông thường đầu ra của quá trình này sẽ
là đầu vào của quá trình tiếp theo.
Việc áp dụng một hệ thống các quá trình trong tổ chức, cùng với sự nhận biết và mối
tương tác giữa các quá trình này, cũng như sự quản lý chúng để tạo thành đầu ra
mong muốn, có thể được coi như "cách tiếp cận theo quá trình".
Ưu thế của cách tiếp cận theo quá trình là việc kiểm soát liên tục sự kết nối các quá trình riêng
lẻ trong hệ thống các quá trình, cũng như sự kết hợp và tương tác giữa các quá trình đó.
Khi được sử dụng trong hệ thống quản lý chất lượng, cách tiếp cận trên nhấn mạnh tầm quan
trọng của:
a) việc hiểu và đáp ứng các yêu cầu,
b) nhu cầu xem xét quá trình về mặt giá trị gia tăng,
c) có được kết quả về việc thực hiện và hiệu lực của quá trình, và
d) cải tiến liên tục quá trình trên cơ sở đo lường khách quan.
Mô hình “hệ thống quản lý chất lượng dựa trên quá trình” nêu ở Hình 1 minh họa sự kết nối
của quá trình được trình bày trong các điều từ 4 đến 8. Mô hình này thể hiện rằng khách
hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định các yêu cầu được xem như đầu vào.
Việc theo dõi sự thoả mãn của khách hàng đòi hỏi có sự đánh giá các thông tin liên quan
đến sự chấp nhận của khách hàng, chẳng hạn như các yêu cầu của khách hàng có được
TCVN ISO 9001 : 2008
5
đáp ứng hay không. Mô hình nêu ở Hình 1 không phản ánh các quá trình ở mức chi tiết,
nhưng bao quát tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH: Phương pháp luận quen thuộc "Lập kế hoạch - Thực hiện - Kiểm tra - Hành động"
(PDCA) có thể áp dụng cho mọi quá trình. Có thể mô tả tóm tắt PDCA như sau:
Lập kế hoạch: Thiết lập mục tiêu và các quá trình cần thiết để có được các kết quả phù hợp với các
yêu cầu của khách hàng và chính sách của tổ chức.
Thực hiện: Thực hiện các quá trình.
Kiểm tra: Theo dõi và đo lường các quá trình và sản phẩm theo các chính sách, mục tiêu và các yêu
cầu đối với sản phẩm và báo cáo các kết quả.
Hành động: Có các hành động để cải tiến liên tục việc thực hiện quá trình.
Cải tiến liên tục hệ thống
quản lý chất lượng
Trách nhiệm của
lãnh đạo
Đo lường, phân tích
và cải tiến
Quản lý nguồn lực
Khách hàng
Yêu cầu
Khách hàng Sự thỏa
mãn
Sản phẩm Tạo sản
phẩm
Đầu vào Đầu ra
Hoạt động gia tăng giá trị
Dòng thông tin
Chú giải
Hình 1 – Mô hình hệ thống quản lý chất lượng dựa trên quá trình
0.3 Mối quan hệ với ISO 9004
TCVN ISO 9001 và TCVN ISO 9004 là các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng, được
thiết kế để sử dụng đồng thời, nhưng cũng có thể được sử dụng một cách độc lập.
TCVN ISO 9001 quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng, có thể được sử
dụng trong nội bộ tổ chức cho việc chứng nhận hoặc cho các mục đích hợp đồng. Tiêu
chuẩn này tập trung vào hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng trong việc thỏa mãn yêu
cầu khách hàng.
Vào thời điểm công bố tiêu chuẩn này, ISO 9004 đang được soát xét. Bản tiêu chuẩn ISO
9004 được soát xét sẽ đưa ra hướng dẫn cho lãnh đạo để đạt được những thành công bền
vững cho mọi tổ chức trong một môi trường phức tạp với những đòi hỏi khắt khe và liên tục
thay đổi. ISO 9004 quan tâm đến quản lý chất lượng rộng hơn so với TCVN ISO 9001; tiêu
TCVN ISO 9001 : 2008
6
chuẩn này hướng vào nhu cầu và mong đợi của tất cả các bên quan tâm cũng như việc
thỏa mãn của họ thông qua việc cải tiến liên tục và có hệ thống các hoạt động của tổ chức.
Tuy nhiên, tiêu chuẩn này không dùng để chứng nhận, quy định bắt buộc hoặc ký kết hợp
đồng.
0.4 Sự tương thích với các hệ thống quản lý khác
Trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn này, các điều khoản của tiêu chuẩn TCVN ISO 14001
: 2005 được xem xét kỹ càng nhằm tăng cường tính tương thích của hai tiêu chuẩn vì lợi
ích của cộng đồng người sử dụng. Phụ lục A nêu ra sự tương ứng giữa TCVN ISO 9001 :
2008 và TCVN ISO 14001 : 2005 (ISO 14001 : 2004).
Tiêu chuẩn này không bao gồm các yêu cầu cụ thể cho các hệ thống quản lý khác, như
các hệ thống quản lý môi trường, quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp, quản lý tài
chính hoặc quản lý rủi ro. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này giúp tổ chức hoà hợp và hợp nhất
hệ thống quản lý chất lượng của mình với các yêu cầu của hệ thống quản lý có liên
quan. Tổ chức có thể điều chỉnh hệ thống quản lý hiện hành của mình nhằm mục đích
thiết lập một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
7
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN ISO 9001 : 2008
Xuất bản lần 3
Hệ thống quản lý chất lượng − Các yêu cầu
Quality management system − Requirements
1 Phạm vi áp dụng
1.1 Khái quát
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng khi một tổ chức
a) cần chứng tỏ khả năng cung cấp một cách ổn định sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của
khách hàng cũng như các yêu cầu của luật định và chế định thích hợp; và
b) muốn nâng cao sự thoả mãn của khách hàng thông qua việc áp dụng có hiệu lực hệ thống,
bao gồm cả các quá trình để cải tiến liên tục hệ thống và đảm bảo sự phù hợp với các yêu
cầu của khách hàng, yêu cầu luật định và chế định được áp dụng.
CHÚ THÍCH 1: Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ "sản phẩm" chỉ áp dụng cho
a) sản phẩm dự kiến cung cấp cho khách hàng hoặc khách hàng yêu cầu,
b) mọi đầu ra dự kiến là kết quả của quá trình tạo sản phẩm.
CHÚ THÍCH 2: Các yêu cầu luật định và chế định có thể được thể hiện như các yêu cầu pháp lý.
1.2 Áp dụng
Các yêu cầu trong tiêu chuẩn này mang tính tổng quát và nhằm áp dụng cho mọi tổ chức không
phân biệt loại hình, quy mô và sản phẩm cung cấp.
Khi có bất kỳ yêu cầu nào của tiêu chuẩn này không thể áp dụng được do bản chất của tổ chức
và đặc thù của sản phẩm, có thể xem xét yêu cầu này như một ngoại lệ.
Khi có ngoại lệ, việc công bố phù hợp với tiêu chuẩn này không được chấp nhận trừ phi các
ngoại lệ này được giới hạn trong phạm vi các yêu cầu của điều 7, và các ngoại lệ này không ảnh
hưởng đến khả năng hay trách nhiệm của tổ chức trong việc cung cấp sản phẩm đáp ứng các
yêu cầu của khách hàng, các yêu cầu luật định và chế định thích hợp.
2 Tài liệu viện dẫn
Tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu
ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì
áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN ISO 9000 : 2007, Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng.
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN ISO 9000.
Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ "sản phẩm" cũng có nghĩa "dịch vụ".
4 Hệ thống quản lý chất lượng
4.1 Yêu cầu chung
Tổ chức phải xây dựng, lập văn bản, thực hiện, duy trì hệ thống quản lý chất lượng và cải
tiến liên tục hiệu lực của hệ thống theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
TCVN ISO 9001 : 2008
8
Tổ chức phải
a) xác định các quá trình cần thiết trong hệ thống quản lý chất lượng và áp dụng chúng
trong toàn bộ tổ chức (xem 1.2),
b) xác định trình tự và mối tương tác của các quá trình này,
c) xác định các chuẩn mực và phương pháp cần thiết để đảm bảo vận hành và kiểm
soát các quá trình này có hiệu lực,
d) đảm bảo sẵn có các nguồn lực và thông tin cần thiết để hỗ trợ việc vận hành và theo
dõi các quá trình này,
e) theo dõi, đo lường khi thích hợp và phân tích các quá trình này, và
f) thực hiện các hành động cần thiết để đạt được kết quả dự định và cải tiến liên tục các
quá trình này.
Tổ chức phải quản lý các quá trình theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Khi tổ chức chọn nguồn bên ngoài cho bất kỳ quá trình nào ảnh hưởng đến sự phù hợp của
sản phẩm với các yêu cầu, tổ chức phải đảm bảo kiểm soát được những quá trình đó. Cách
thức và mức độ kiểm soát cần áp dụng cho những quá trình sử dụng nguồn bên ngoài này
phải được xác định trong hệ thống quản lý chất lượng.
CHÚ THÍCH 1: Các quá trình cần thiết đối với hệ thống quản lý chất lượng nêu ở trên bao gồm cả các
quá trình về các hoạt động quản lý, cung cấp nguồn lực, tạo sản phẩm, đo lường, phân tích và cải tiến.
CHÚ THÍCH 2: “Quá trình sử dụng nguồn bên ngoài” là quá trình tổ chức cần cho hệ thống quản lý
chất lượng của mình và lựa chọn để bên ngoài thực hiện.
CHÚ THÍCH 3: Việc đảm bảo kiểm soát các quá trình sử dụng nguồn bên ngoài không loại trừ được
trách nhiệm của tổ chức về sự phù hợp với tất cả các yêu cầu của khách hàng, luật định và chế định.
Loại và mức độ kiểm soát cần áp dụng với các quá trình sử dụng nguồn bên ngoài có thể bị ảnh hưởng
bởi các yếu tố như
a) tác động tiềm ẩn của quá trình sử dụng nguồn bên ngoài đến khả năng của tổ chức trong việc cung
cấp sản phẩm phù hợp với các yêu cầu,
b) mức độ chia sẻ việc kiểm soát quá trình,
c) khả năng đạt được kiểm soát cần thiết thông qua việc áp dụng 7.4.
4.2 Yêu cầu về hệ thống tài liệu
4.2.1 Khái quát
Các tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng phải bao gồm
a) các văn bản công bố về chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng,
b) sổ tay chất lượng,
c) các thủ tục dạng văn bản và hồ sơ theo yêu cầu của tiêu chuẩn này, và
d) các tài liệu, bao gồm cả hồ sơ, được tổ chức xác định là cần thiết để đảm bảo hoạch định, vận
hành và kiểm soát có hiệu lực các quá trình của tổ chức.
CHÚ THÍCH 1: Khi thuật ngữ "thủ tục dạng văn bản" xuất hiện trong tiêu chuẩn này, thì thủ tục đó phải
được xây dựng, lập thành văn bản, thực hiện và duy trì. Một tài liệu riêng rẽ có thể đề cập tới yêu cầu
với một hay nhiều thủ tục. Yêu cầu về thủ tục dạng văn bản có thể được đề cập trong nhiều tài liệu.
CHÚ THÍCH 2: Mức độ văn bản hoá hệ thống quản lý chất lượng của mỗi tổ chức có thể khác nhau tuỳ
thuộc vào
a) quy mô của tổ chức và loại hình hoạt động,
b) sự phức tạp và sự tương tác giữa các quá trình, và
c) năng lực nhân sự.
CHÚ THÍCH 3: Hệ thống tài liệu có thể ở bất kỳ dạng hoặc loại phương tiện nào.
TCVN ISO 9001 : 2008
9
4.2.2 Sổ tay chất lượng
Tổ chức phải thiết lập và duy trì sổ tay chất lượng trong đó bao gồm
a) phạm vi của hệ thống quản lý chất lượng, bao gồm cả các nội dung chi tiết và lý giải
về bất cứ ngoại lệ nào (xem 1.2),
b) các thủ tục dạng văn bản được thiết lập cho hệ thống quản lý chất lượng hoặc viện
dẫn đến chúng và,
c) mô tả sự tương tác giữa các quá trình trong hệ thống quản lý chất lượng.
4.2.3 Kiểm soát tài liệu
Các tài liệu theo yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng phải được kiểm soát. Hồ sơ
chất lượng là một loại tài liệu đặc biệt và phải được kiểm soát theo các yêu cầu nêu
trong 4.2.4 .
Tổ chức phải lập một thủ tục dạng văn bản để xác định việc kiểm soát cần thiết nhằm:
a) phê duyệt tài liệu về sự thỏa đáng trước khi ban hành,
b) xem xét, cập nhật khi cần và phê duyệt lại tài liệu,
c) đảm bảo nhận biết được các thay đổi và tình trạng sửa đổi hiện hành của tài liệu,
d) đảm bảo các phiên bản của các tài liệu thích hợp sẵn có ở nơi sử dụng,
e) đảm bảo tài liệu luôn rõ ràng và dễ nhận biết,
f) đảm bảo các tài liệu có nguồn gốc bên ngoài mà tổ chức xác định là cần thiết cho việc hoạch
định và vận hành hệ thống quản lý chất lượng được nhận biết và việc phân phối chúng được
kiểm soát, và
g) ngăn ngừa việc vô tình sử dụng các tài liệu lỗi thời và áp dụng các dấu hiệu nhận biết
thích hợp nếu chúng được giữ lại vì bất kỳ mục đích nào.
4.2.4 Kiểm soát hồ sơ
Phải kiểm soát hồ sơ được thiết lập để cung cấp bằng chứng về sự phù hợp với các yêu
cầu và việc vận hành có hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng.
Tổ chức phải lập một thủ tục bằng văn bản để xác định cách thức kiểm soát cần thiết đối
với việc nhận biết, bảo quản, bảo vệ, sử dụng, thời gian lưu giữ và huỷ bỏ hồ sơ.
Hồ sơ phải luôn rõ ràng, dễ nhận biết và dễ sử dụng.
5 Trách nhiệm của lãnh đạo
5.1 Cam kết của lãnh đạo
Lãnh đạo cao nhất phải cung cấp bằng chứng về sự cam kết của mình đối với việc xây
dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng và cải tiến liên tục hiệu lực của hệ thống
đó bằng cách
a) truyền đạt cho tổ chức về tầm quan trọng của việc đáp ứng các yêu cầu của khách
hàng cũng như các yêu cầu của luật định và chế định,
b) thiết lập chính sách chất lượng,
c) đảm bảo việc thiết lập các mục tiêu chất lượng,
d) tiến hành việc xem xét của lãnh đạo, và
e) đảm bảo sẵn có các nguồn lực.
5.2 Hướng vào khách hàng
Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo rằng các yêu cầu của khách hàng được xác định và đáp
ứng nhằm nâng cao sự thoả mãn khách hàng (xem 7.2.1 và 8.2.1).
TCVN ISO 9001 : 2008
10
5.3 Chính sách chất lượng
Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo rằng chính sách chất lượng
a) phù hợp với mục đích của tổ chức,
b) bao gồm việc cam kết đáp ứng các yêu cầu và cải tiến liên tục hiệu lực của hệ thống
quản lý chất lượng,
c) cung cấp cơ sở cho việc thiết lập và xem xét các mục tiêu chất lượng,
d) được truyền đạt và thấu hiểu trong tổ chức, và
e) được xem xét để luôn thích hợp.
5.4 Hoạch định
5.4.1 Mục tiêu chất lượng
Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo rằng các mục tiêu chất lượng, bao gồm cả những điều cần
thiết để đáp ứng các yêu cầu của sản phẩm [xem 7.1 a)], được thiết lập tại các cấp và bộ
phận chức năng liên quan trong tổ chức. Mục tiêu chất lượng phải đo được và nhất quán với
chính sách chất lượng.
5.4.2 Hoạch định hệ thống quản lý chất lượng
Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo
a) tiế