Quản lý cho uống nước trong chăn nuôi gà thịt cobb

Nước uống là một dưỡng chất thiết yếu có ảnh hưởng đến hầu hết mọi chức năng sinh lý của cơthể. Nước chiếm 65-78% thành phần trong cơ thể một con gà tùy thuộc từng độ tuổi. Các yếu tố bao gồm nhiệt độ, độ ẩm tương đối, khẩu phần ăn, và tỉ lệ tăng trọng của cơ thể đều ảnh hưởng đến lượng nước uống vào. Chất lượng nước tốt rất quan trọng để sản xuất ra con gà thịt có năng suất cao. Các chỉ số của chất lượng nước bao gồm độ pH, tỉ lệ khoáng chất, và mức độ nhiễmkhuẩn. Một yêu cầu cần thiết là mức tiêu thụ nước phải tăng theo thời gian. Nếu việc tiêu thụ nước giảm đi vào bất cứ 1 thời điểm nào, đều phải xem lại sức khỏe con gà, môi trường và hay cách thức quản lý.

pdf25 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2419 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý cho uống nước trong chăn nuôi gà thịt cobb, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8. QUẢN LÝ CHO UỐNG NƯỚC Nước uống là một dưỡng chất thiết yếu có ảnh hưởng đến hầu hết mọi chức năng sinh lý của cơ thể. Nước chiếm 65-78% thành phần trong cơ thể một con gà tùy thuộc từng độ tuổi. Các yếu tố bao gồm nhiệt độ, độ ẩm tương đối, khẩu phần ăn, và tỉ lệ tăng trọng của cơ thể đều ảnh hưởng đến lượng nước uống vào. Chất lượng nước tốt rất quan trọng để sản xuất ra con gà thịt có năng suất cao. Các chỉ số của chất lượng nước bao gồm độ pH, tỉ lệ khoáng chất, và mức độ nhiễm khuẩn. Một yêu cầu cần thiết là mức tiêu thụ nước phải tăng theo thời gian. Nếu việc tiêu thụ nước giảm đi vào bất cứ 1 thời điểm nào, đều phải xem lại sức khỏe con gà, môi trường và/hay cách thức quản lý. 8.1 HÀM LƯỢNG KHOÁNG CHẤT Mặc dù những con gà thịt dễ tiếp nhận một số khoáng chất nhiều hơn mức có thể, (canxi và natri, là 1 ví dụ ), chúng lại rất nhạy cảm với sự có mặt của các khoáng chất khác. Sắt và magie khiến cho nước có vị đắng, một nguyên nhân làm giảm lượng nước uống vào. Thêm nữa, các khoáng chất này hỗ trợ cho sự tăng trưởng của vi khuẩn. Nếu có sắt trong nước, sử dụng hệ thống lọc và khử trùng bằng clo là các biện pháp có hiệu quả. Nên sử dụng lưới lọc loại 40-50 microns để lọc. Các lưới lọc cần được kiểm tra và vệ sinh ít nhất hàng tuần. Canxi và Magie trong nước được xác định bằng độ cứng. Các khoáng chất này kết hợp với nhau có thể tạo nên cặn hay lớp lắng phá hủy hiệu quả của hệ thống nước uống.. Đây là một thưc tế của các hệ thông khép kín. Chất làm mềm nước có thể được cho vào để làm giảm nhẹ đi ảnh hưởng của canxi và magie, tuy nhiên, mức natri nên được tính toán chặt chẽ trước khi sử dụng 1 sản phẩm có các gốc muối. Sự phát triển của con gà thịt có thể bị cản trở chỉ bởi 10 ppm nitrates. Tiếc thay, hiện chưa có cách nào để loại bỏ chúng. Nước uống cần được kiểm tra nitrates bởi các mức độ tăng lên có thể cho thấy sự ô nhiễm do phân bón và nước thải. 8.2 Ô NHIỄM DO VI KHUẨN Năng suất triển kém kéo dài có thể do nước bị ô nhiễm cần phải được kiểm tra ngay. Khi kiểm tra nước, việc xác định tổng các vi khuẩn trực khuẩn trong ruột là rất quan trọng, vì nếu có ở mức cao sẽ gây ra bệnh. Xác định được tổng thể vi khuẩn sẽ cho thấy hiệu quả của chương trình vệ sinh nước. Tình trạng nhiễm khuẩn nước có thể có từ nhiều nguồn. Nếu không có chương trình vệ sinh nước có hiệu quả thì vi khuẩn sẽ liên tục sinh sôi nảy nở. 8.3 VỆ SINH NƯỚC VÀ VỆ SINH HỆ THỐNG Việc vệ sinh nước và chương trình vệ sinh ống dẫn nước thường xuyên có thể bảo vệ tránh được tình trạng nhiễm khuẩn và hình thành màng sinh học biofilm ở ống nước. Chính lớp màng này là nguồn gốc của nhiều bệnh tật ở gà, một khi đã hình thành ở ống nước, lớp màng trở thành nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn và vi rút có hại, giúp chúng tránh khỏi tác dụng của các loại thuốc sát trùng, trở thành nguồn thức ăn của các vi khuẩn có hại. Sử dụng các sản phẩm có chứa ô xy già có thể loại bỏ được các màng trong ống nước. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 49 COBB 8.3.1 PHUN RỬA BẰNG NƯỚC Tất cả các hệ thống nước uống cho gà hiện đại đều cần được phụt rửa bằng nước, một cách tốt nhất để loại bỏ màng sinh học hàng ngày, nếu không thì tối thiểu phải 3 lần/tuần. Để phụt rửa bằng nước ở áp lực cao cần có đủ nước và áp lực đủ mạnh. Áp suất nước từ 1 – 2 bar (14-28 psi) sẽ tạo ra vận tốc và sự chuyển động mạnh mẽ trong ống nước giúp loại bỏ màng sinh học. 8.3.2 TÍNH NĂNG LÀM GIẢM SỰ Ô XI HÓA (ORP) Một yếu tố quan trọng khác đó là giá trị ORP của nước . ORP là viết tắt của tính năng làm giảm sự ô xy hóa và nó đề cập một cách đơn giản đến đặc tính của các chất sát trùng như Clo là một chất ô xy hóa mạnh. Một chất ô xy hóa mạnh sẽ đốt cháy hết virus, vi khuẩn và các chất hữu cơ khác có trong nước, mang lại sự an toàn cho nước. Giá trị ORP ở 650 mV (Milli volts) hay hơn là nguồn nước có chất lượng tốt. Giá trị càng thấp, như 250 mV, sẽ cho thấy có nhiều chất hữu cơ nặng mà chắc chắn sẽ làm giảm đi khả năng khử trùng của Clo. Dụng cụ đo ORP rất quan trọng để xác định và duy trì lượng Clo vừa đủ cho việc khử trùng nước mà không gây ra tình trạng dư thừa Clo. Cảnh báo: Kit thử Clo trong bể bơi không phân biệt được clo tự do và clo giới hạn. Sự hình thành của chất hữu cơ nặng sẽ khiến tỉ lệ % của Clo giới hạn cao hơn khiến cho tác dụng khử trùng kém đi dù qua kit thử vẫn báo Clo ở mức 4-6 ppm. Clo có hiệu quả nhất khi dùng cho nước có độ pH từ 6.0 đến 7.0. Mức pH này giúp cho tỉ lệ % hoạt động của các Ion mạnh hơn, làm cho tác dụng khử trùng mạnh hơn. Các axid vô cơ như sodium bisulfate làm giảm pH của nước mà không làm hỏng nước. Sự có mặt của Clo tự do không có tác dụng khử trùng trừ khi có ít nhất 85% acid hypochlorite. Các nguồn Clo phổ biến bao gồm : • (NaOCl, chất tẩy rửa gia đình) làm tăng độ pH trong nước vì thế đây không phải là lựa chọn tốt để dùng làm chất khử trùng nước. • Trichlor (trichoro-s triazinetrione) chiếm 90% Clo , ở dạng viên, sinh ra Clo từ từ trong 1 giai đoạn, có tác dụng giảm pH trong nước vì thế đây là lựa chọn tốt để khử trùng nước. • Khí Clo có 100% là Clo và là thể Clo tinh khiết nhất, nhưng nó có thể gây nguy hiểm và bị hạn chế sử dụng. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 50COBB 8.3.3 pH • pH là đơn vị đo có bao nhiêu Ion Hydro có trong dung dịch và được đo theo hệ đo từ 1.0 đến 14.0 với 7.0 là trung tính . • Độ pH dưới 7.0 thì dung dịch đó là acid, trên 7.0 thì đó là kiềm. • Độ pH trên 8.0 có thể ảnh hưởng lên vị do gây ra vị đắng, vì thế làm giảm sự tiêu thụ nước. • Độ pH trong nước cao có thể giảm bằng cách sử dụng acid vô cơ. Các acid hữu cơ có thể có ảnh hưởng không tốt lên việc uống nước vào vì thế không được khuyến khích sử dụng. • pH có ảnh hưởng lên chất lượng nước và những ảnh hưởng của các chất sát trùng như Clo. • Ở độ pH trên 8.0, Clo có mặt chủ yếu ở dạng Ion dương, ít có tác dụng khử trùng. Ảnh hưởng của pH lên tỉ lệ (HOCL) đối với Ion dương (OCL) pH % Acit Hypochlorous - HOCI % Ion Hypochlorite - OCI 8.5 8.0 7.5 7.0 6.5 6.0 5.0 10 21 48 72 90 96 100 90 79 52 28 10 4 0 8.4 TỔNG CHẤT RẮN HÒA TAN (TDS) Đo tổng chất rắn hòa tan (TDS), hay độ mặn cho thấy mức ion vô cơ hòa tan trong nước. Canxi, Magie và Muối Natri là các thành phần chính có trong TDS. Mức độ TDS cao chủ yếu được tìm thấy trong các chất gây ô nhiễm có hại cho chăn nuôi gia cầm. Bảng dưới đây cung cấp các hướng dẫn được gợi ý bởi Hiệp hội nghiên cứu quốc gia (1974) về mức độ phù hợp đối với nước uống cho gia cầm ở các mật độ chất rắn hòa tan khác nhau. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 51 COBB TDS - ppm Nhận xét Dưới 1,000 Từ 1,000 đến 2,999 Nước thích hợp với mọi loại gia cầm. Nước thích hợp với mọi loại gia cầm. Nó có thể gây rò rỉ nước. (đặc biệt ở mức độ cao) nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của gà 3,000 đên 4,999 Nước không thích hợp với mọi loại gia cầm. có thể gây rò rỉ nước, tỉ lệ chết tăng, sự tăng trưởng giảm. 5,000 đến 6,999 Nước không phù hợp với loại gia cầm nào cả. Nó chắc chắn sẽ gây ra nhiều vấn đề đặc biệt ở giới hạn trên, tỉ lệ tăng trưởng giảm, năng suất giảm và tỉ lệ chết tăng sẽ xảy ra. 7,000 đến 10,000 Nước không phù hợp với gia cầm nhưng có thể phù hợp con gia súc khác. Trên 10,000 Nước này không sử dụng được cho bất cứ con gia súc hay gia cầm nào cả Nguồn: Chất dinh dưỡng và chất độc trong nước cho gia cầm và gia súc, Viện khoa học quốc gia Washington, DC. Hiệp hội nghiên cứu quốc gia (1974). 8.5 VỆ SINH NƯỚC UỐNG GIỮA CÁC ĐÀN • Xả hết nước ở bồn chứa và vòi. • Xác định công suất hệ thống nước uống. • Chuẩn bị dung dịch tẩy rửa theo hướng dẫn của nhà sản xuất. • Khi có thể, tháo vòi và lau chùi cọ rửa sạch sẽ. • Cho dung dịch tẩy rửa vào hệ thống nước . • Phải mặc quần áo bảo hộ và đeo kính khi sử dụng hóa chất. • Mở vòi và để cho vòi nước chảy cho đến khi dung dịch tẩy rửa chạm tới bề mặt , thì đóng vòi. • Rửa từng đường nước. . • Để dung dịch lưu thông trong hệ thống uống. • Nếu dung dịch không chảy, ngâm dung dịch trong ít nhất 12 giờ. • Sau khi xả hệ thống, phun xả hệ thống thật kỹ để loại bỏ màng sinh học và các hóa chất khử trùng. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 52COBB 8.6 KIỂM TRA NƯỚC Việc kiểm tra nước nên được thực hiện định kỳ ít nhất là hàng năm. Các mẫu nước cần được lấy cả từ 2 nguồn là bể và nước ở đầu vòi. Nước được lấy vào một dụng cụ được khử trùng và được phân tích tại một phòng thi nghiệm được chỉ định. Khi lấy mẫu nước, cấn lưu ý tránh để gây ô nhiễm mẫu nước. Tiêu chuẩn chất lượng nước dùng cho gia cầm Chất gây ô nhiếm, chất khoáng hay Ion Mức độ trung bình có thể Mức độ tối đa có thể Vi khuẩn Vi khuẩn tổng thể 0 CFU/ml 100 CFU/ml Trực khuẩn ruột 0 CFU/ml 50 CFU/ml Axit và pH rắn 6.8 - 7.5 6.0 - 8.0 Tổng chất rắn 60- 180ppm 110 ppm Các nguyên tố tự nhiên Ca 60 mg/L Cl 14 mg/L 250 mg/L Đồng (Cu) 0.002 mg/L 0.6 mg/L Sắt (Fe) 0.2 mg/L 0.3 mg/L Chì (Pb) 0 0.02 mg/L Magie(Mg) 14 mg/L 125 mg/L Nitrat 10 mg/L 25 mg/L Sulfate 125 mg/L 250 mg/L Kẽm 1.5 mg/L Natri (Na) 32 mg/L 50 mg/L Nguồn : Muirhead, Sarah, Good, Nước sạch là thành phần quan trọng trong sự phát triển của gia cầm., Feedstuffs, 1995. Kỹ thuật lấy mẫu nước : 1. Khử trùng đầu vòi hay đầu núm uống bằng cách sử dụng một ngọn lửa trong 10 giây. Không sử dụng hóa chất để khử trùng vì nó có thể ảnh hưởng đến mẫu. 2. Khi không có lửa, thì để cho nước chảy trong vài phút rồi tiến hành lấy mẫu. Nước uống cho gà cũng phải dùng được cho người. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 53 COBB 9. QUẢN LÝ DINH DƯỠNG Khẩu phần ăn của gà thịt cần được cho ăn theo công thức đầy đủ năng lượng và các dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe cũng như sự phát triển của con gà. Thành phần dưỡng chất cơ bản cho 1 con gà gồm : nước, amino axit, năng lượng, vitamin và chất khoáng. Các thành phần này sẽ đảm bảo sự phát triển của hệ xương và tích thành cơ. Chất lượng của thành phần, dạng thức ăn, và vệ sinh có ảnh hưởng trực tiếp lên tác dụng của những dưỡng chất cơ bản này. Nếu các nguyên liệu thô hay quy trình chế biến thức ăn bị tổn hại hoặc có sự mất cân đối trong thành phần dinh dưỡng của thức ăn, năng suất gà sẽ bị sẽ giảm sút. Vì gà được nuôi để đạt được các trọng lượng xuất chuồng, thành phần cơ thể và chiến lược sản xuất khác nhau. Nên sẽ không thực tế nếu chỉ đưa ra một tính toán về yêu cầu dinh dưỡng đơn lẻ. Do vậy các công thức về yêu cầu dinh dưỡng chỉ nên được xem như các hướng dẫn tham khảo để thực hiện. Các hướng dẫn này cần được điều chỉnh theo từng cơ sở nuôi cũng như theo từng người chăn nuôi cụ thể. Lựa chọn một khẩu phẩn tối ưu cần tính toán đến những nhân tố chủ yếu sau: • Sự sẵn có của nguyên liệu thô và giá thành của chúng. • Nuôi riêng theo giới tính. • Trọng lượng hơi theo yêu cầu của thị trường. • Chất lượng thịt và năng suất thân thịt • Lớp mỡ theo yêu cầu của từng thị trường cụ thể như làm sẵn, nấu chín, hay các sản phẩm đã chế biến. • Màu da. • Cấu trúc thịt và mùi vị. • Công suất của nhà máy thức ăn. Dạng thức ăn trong khẩu phần ăn có thể khác nhau gồm dạng bột, vụn, viên. Trộn đều các thức ăn được chế biến với các ngũ cốc nguyên hạt trước khi cho ăn cũng rất phổ biến ở một số khu vực chăn nuôi trên thế giới. Thêm nữa, việc chế biến thức ăn thường được ưa thích hơn vì có cả lợi ích về mặt quản lý cũng như dinh dưỡng. Khẩu phần thức ăn dạng viên dễ thực hiện hơn so với thức ăn dạng bột. Về mặt dinh dưỡng, thức ăn được chế biến lâu hơn cho thấy nâng cao rõ rệt về hiệu suất cũng như tăng trưởng của đàn so sánh với thức ăn dạng bột. Đạm thô: Nhu cầu của gà thịt đối với đạm thô chính là nhu cầu đối với axit amin, các nguyên tố hình thành lên chất đạm. Đạm là các thành phần cấu trúc trong các mô từ lông đến cơ. Năng lượng: Năng lượng không phải chất dinh dưỡng nhưng là phương tiện mô tả sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng sinh ra năng lượng. Năng lượng rất cần thiết để duy trì các chức năng chuyển hóa cơ bản của con gà và sự tăng trọng của cơ thể. Thông thường hệ năng lượng chuyển hóa được sử dụng để mô tả hàm lượng năng lượng có trong khẩu phần ăn của con gia cầm. Năng lượng chuyển hóa (ME) là tổng năng lượng trong thức ăn tiêu thụ trừ đi tổng năng lượng bị mất ra ngoài. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 54COBB Vi dưỡng chất : Các vitamin được bổ sung đều đặn trong hầu hết các thức ăn và có thể xếp loại chúng thành loại tan trong nước và loại tan trong mỡ. Các vitamin tan trong nước gồm các vitmin B tổng hợp . Các vitamin tan trong mỡ gồm A, D, E và K. Các vitamin tan trong mỡ có thể có trong gan và các phần khác trong cơ thể. Các khoáng chất là các chất dinh dưỡng vô cơ và được chia thành các nguyên tố chính hay phụ. Các khoáng chất chính gồm canxi, phot pho, Kali, Natri, Clo , lưu huỳnh và magie. Các nguyên tố phụ gồm sắt, i ốt, đồng, mangan, kẽm và Selen. Kiểm tra thức ăn: Việc lấy mẫu thức ăn theo hệ thống trong mỗi trại chăn nuôi chính là một cách “thực tế nhất. Kỹ thuật lẫy mẫu thức ăn rất quan trọng vì kết quả phân tích phản ánh hàm lượng dinh dưỡng thực tế có trong thức ăn. Mẫu phải đại diện cho cả lô thức ăn mà mẫu được lấy từ đó. Việc lấy mẫu không đơn giản chỉ là xúc thức ăn từ máng ra. Để lấy mẫu thức ăn, cần lấy một mẫu phụ rồi trọn chúng vào 1 mẫu tổng hợp. Nên lấy 5 mẫu phụ từ mỗi lần cho ăn. Không nên lấy mẫu từ dây chuyền thức ăn vì sạn của nguyên liệu hoặc bụi sẽ làm sai lệch kết quả. Mẫu cần được bảo quản trong tủ lạnh cho đến khi hết lứa nuôi. Mỗi mẫu cần đươc ghi chép ngày tháng lấy, loại thức ăn, số thẻ xuất. Nếu có vấn đề trong quá trình nuôi, và thức ăn bị nghi ngờ thì cần tiến hành phân tích mẫu. Các báo cáo của phòng thí nghiệm cần được so sánh với các chỉ tiêu dinh dưỡng của khẩu phần tương ứng. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 55 COBB Cho ăn theo pha: Nhu cầu dinh dương nói chung giảm đi theo độ tuổi gà thịt. Theo thông lệ, thức ăn cho gà con, gà choai và gà xuất chuồng được đưa vào chương trình nuôi dưỡng của gà thịt. Tuy nhiên, nhu cầu dinh dưỡng của con gà không nên bị thay đổi đột ngột vào một ngày cụ thể mà phải đươc thay đổi dần dần, thường xuyên theo thời gian. Hầu hết các công ty đều cho ăn thức ăn nhiều để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của gà. Lượng thức ăn gà ăn càng nhiều thì người nuôi càng sớm đạt được yêu cầu mỗi con gà cần. Lượng thức ăn có thể bị hạn chế do nhân tố kinh tế, bao gồm công suất nhà máy, chi phí vận chuyển và các nguồn lực của trại nuôi. Mật độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn nên căn cứ theo mục đích của nhà chăn nuôi. Có 3 mục tiêu chính khi cho gà thịt ăn và hầu hết các nhà chăn nuôi đều sử dụng kết hợp . Khẩu phần ăn loại 1: Giàu dinh dưỡng để tổi ưu sự tăng trọng và chuyển hóa thức ăn. Cách này có thể kích thích gia tăng hàm lượng lipid trong thân thịt và có thể gây ra rối loạn trong chuyển hóa. Thêm nữa giá thành lại cao. Khẩu phần ăn loại 2: Tỉ lệ năng lượng thấp hơn nhưng hàm lượng amino acid và đạm thô thì tối ưu. Khẩu phần này cho mức lipid thấp nhưng tối đa hóa tỉ lệ thịt nạc . Trọng lượng hơi và sự chuyển hóa thức ăn sẽ bị ảnh hưởng không tốt nhưng lại tối ưu nếu tính đến phần chi phí cho mỗi kg thịt nạc. Khẩu phần ăn loại 3 : Mật độ dinh dưỡng thấp. Cho tăng trọng thấp , chuyển hóa thức ăn cao, nhưng tối ưu hóa chi phí cho mỗi kg thịt hơi. Cắt giảm thức ăn : Giai đoạn này, cần lưu ý đặc biệt đến các ngày giảm sử dụng thuốc, vacxin để đảm bảo không có tồn dư trong thân thịt khi đưa đi chế biến. Việc lưu giữ cẩn thận các ghi chép là rất quan trọng khi đưa ra quyết định này. Cho ăn thêm lúa mỳ bổ sung: Việc cho ăn thêm lúa mỳ bổ sung đối với gà thịt được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới. Lợi ích nhìn thấy được bao gồm giảm giá thành thức ăn và vì thế giảm giá thành cho 1 kg hơi, giúp mề phát triển, nhờ thế cải thiện được khả năng tiêu hóa và kích thích mức hấp thụ dinh dưỡng cơ bản hàng ngày nếu cần. Những bất lợi có thể gồm giảm tỉ lệ tăng trọng, giảm tỉ lệ nạc đạt được. và tính đồng nhất bị giảm nếu không điều chỉnh lượng thức ăn tổng hợp. Lúa mỳ bổ sung có thể được thêm vào hoặc từ nhà máy thức ăn hoặc tại trại chăn nuôi. Việc bổ sung lúa mỳ tại trại chăn nuôi được ưa thích hơn cả do tính linh hoạt của nó, nó đòi hỏi phải có một hệ thống trộn thức ăn tại trại chăn nuôi và một thùng chứa bổ sung. Tại nhà máy sản xuất thức ăn, lúa mỳ có thể được cho vào máy trộn hay bổ sung khi chất lên xe ô tô chở thức ăn. Việc bổ sung thêm lúa mỳ tại nhà máy thức ăn đòi hỏi thêm quá trình chế biến, nếu có, ví như thiết bị nghiền bột dạng con lăn. Vào khoảng ngày thứ 7, khi con gà đạt 160g lùa mỳ được bổ sung với tỉ lệ 1-5%. Tỉ lệ này có thể được tăng lên 30% bằng cách cứ tăng dần 1%-5%. % tối đa sử dụng tùy thuộc vào chất lượng HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 56COBB thức ăn tổng hợp và hàm lượng dinh dưỡng, chất lượng lúa mỳ, năng suất mong muốn và năng suất của từng đàn cụ thể.. Một điều quan trọng đó là phải chú ý đến ảnh hưởng của việc pha loãng khi bổ sung lúa mỳ vào thức ăn. Các loại thuốc cần được điều chỉnh phù hợp để đảm bảo chúng được cho ăn vào ở mức quy định. Kiểm tra cân nặng con gà thường xuyên rất quan trọng giúp xác định được ảnh hưởng của việc bổ sung lúa mỳ lên từng đàn cụ thể. Việc bổ sung lúa mỳ nên chấm dứt trước khi định giết mổ 48 giờ để tránh gây ô nhiễm lên thân thịt khi moi ruột. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT COBB 57 COBB 10. VỆ SINH TRẠI VÀ AN TOÀN SINH HỌC 10.1 AN TOÀN SINH HỌC An toàn sinh học là khái niệm mô tả một chiến lược tổng thể hay một loạt các biện pháp được thực hiện để loại bỏ các bệnh truyền nhiễm khỏi địa điểm nuôi. Duy trì một chương trình an toàn sinh học có hiệu quả, thực hiện các quy tắc vệ sinh tốt và tuân theo một chương trình tiêm vacxin toàn diện là rất cần thiết để phòng tránh bệnh tật. Một chương trình an toàn sinh học toàn diện đòi hỏi một chuỗi kế hoạch, thực hiện và kiểm soát. Nên nhớ, không thể khử trùng hoàn toàn một nhà nuôi hay một khu nuôi. Điều chủ yếu là phải giảm mầm bệnh và ngăn chặn không cho chúng quay trở lại. Sau đây là những điểm chủ yếu để có một chương trình an toàn sinh học thành công: • Hạn chế các khách không cần thiết vào thăm trại. Ghi chép cẩn thận các cuộc việc thăm của các khách và cả các chuyến thăm trước đó của họ. • Người quản lý trại nên thăm thường xuyên các đàn nhỏ nhất vào đầu ngày, thăm lần lượt theo độ tuổi và đàn nhiều tuổi nhất sau cùng trong cùng ngày. • Tránh tiếp xúc với những gia cầm không theo đàn, đặc biệt những con nuôi thả sân. • Nếu thiết bị cần được đưa về từ trại khác, nên vệ sinh và khử trùng thật kỹ lưỡng trước khi đưa vào trại. • Cung cấp các thiết bị phun khử trùng ở lối vào trại và chỉ cho phép các phương tiện cần thiết ra vào trại. • Trại nuôi phải làm hàng rào.. • Cửa, cổng phải được khóa mọi lúc. • Hoàn toàn không đưa con gia cầm khác vào nuôi cùng lúc với đàn hiện tại. Các con vật khác đàn phải được cách ly và có lối đi khác lối đi vào trại nuôi. • Không cho vật nuôi cảnh vào quanh nhà nuôi. • Mọi trại chăn nuôi phải có kế hoạch kiểm soát vật có hại bao gồm kiểm tra thường xuyên hoạt động của loài gặm nhấm. Phải duy trì đánh bẫy thường xuyên • Nhà nuôi cần có lưới chống động vật có hại xâm nhập. • Khu vực xung quanh nhà nuôi không nên có thực vật, gạch vụn, và những dụng cụ bỏ hoang vốn có thể trở thành nơi trú ẩn cho vật có hại. • Thức ăn rơi vãi ra cần được dọn sạch ngay lập tức và phải sửa chữa ngay các thùng chứa thức ăn hay ống dẫn thức ăn nếu có rò rỉ xảy ra. • Khu vực vệ sinh , rửa tay cần tách biệt khu vực chuồng nuôi. • Có khu vực thay quần áo bảo hộ riêng đặt trên lối vào trại nuôi. • Có các thiết bị vệ sinh tay ở lối vào mỗi nhà nuôi. • Có khu vực tắm ở lối vào mỗi nhà nuôi. • Vệ sinh giày dép sạch trước khi tắm để loại bỏ các chất hữu cơ, vốn có thể làm giảm hoạt tính của các chất khử trùng. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT C
Tài liệu liên quan