Nghề quản lí công trình thủy nông nhằm trang bị cho học viên học
nghề tại các trường dạy nghề và các trung tâm dạy nghề những kiến thức về
quản lí nước, vật liệu xây dựng, một số kiến thức về điện.với các kiến thức
này học viên có thể áp dụng trực tiếp vào lĩnh vực sản xuất cũng như công
việc tại các trạm thủy nông.
Để xây dựng giáo trình này chúng tôi đã đi tham khảo tại các cơ sở :
Cty TNHH nhà nước một thành viên quản lí khai thác công trình thủy lợi
Bắc đuống, Cty TNHH nhà nước một thành viên đầu tư và phát triển Sông
Đáy. Và đã trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực quản lí thủy nông kết
hợp với kinh nghiệm thực tế chúng tôi xây dựng Mô đun gồm 2 bài :
Bài 1 Vận hành tủ điều khiển cống qua nút bấm và khởi động từ
Bài 2 Bảo dưỡng tủ điều khiển cống qua nút bấm và khởi động từ
55 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 767 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý công trình thủy nông - Bài: Vận hành, bảo dưỡng tủ điện điều khiển cống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
TÊN MÔ ĐUN : VẬN HÀNH,
BẢO DƯỠNG TỦ ĐIỆN ĐIỀU
KHIỂN CỐNG
MÃ SỐ: MĐ 06
NGHỀ:QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THỦY NÔNG
Trình độ: Sơ cấp nghề
1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nội bộ cho nên các nguồn thông
tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về
đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác có ý đồ lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 06
2
LỜI GIỚI THIỆU
Nghề quản lí công trình thủy nông nhằm trang bị cho học viên học
nghề tại các trường dạy nghề và các trung tâm dạy nghề những kiến thức về
quản lí nước, vật liệu xây dựng, một số kiến thức về điện...với các kiến thức
này học viên có thể áp dụng trực tiếp vào lĩnh vực sản xuất cũng như công
việc tại các trạm thủy nông.
Để xây dựng giáo trình này chúng tôi đã đi tham khảo tại các cơ sở :
Cty TNHH nhà nước một thành viên quản lí khai thác công trình thủy lợi
Bắc đuống, Cty TNHH nhà nước một thành viên đầu tư và phát triển Sông
Đáy. Và đã trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực quản lí thủy nông kết
hợp với kinh nghiệm thực tế chúng tôi xây dựng Mô đun gồm 2 bài :
Bài 1 Vận hành tủ điều khiển cống qua nút bấm và khởi động từ
Bài 2 Bảo dưỡng tủ điều khiển cống qua nút bấm và khởi động từ
Tuy tác giả đã có nhiều cố gắng khi biên soạn ,nhưng giáo trình chắc
không tránh khỏi những khiếm khuyết .Rất mong nhận được sự góp ý của
người sử dụng và các đồng nghiệp
Tham gia biên soạn
Ban chủ nhiệm
3
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ................................................................................. 1
Giới thiệu về Mô đun .......................................................................................... 1
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO: ........................................................ 5
VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG TỦ ĐIỀU KHIỂN CỐNG ................................. 5
Bài 1. Vận hành tủ điều khiển cống qua nút bấm và khởi động từ ................ 5
1.1 Trang thiết bị trên tủ điện. ........................................................................... 5
1.1.1. Nút ấn ..................................................................................................... 5
1.1.2.Nút nhấn tự phục hồi (push button) ...................................................... 5
1.1.3.Nút dừng khẩn (emergency stop) – nút nhấn không tự phục hồi ........ 6
1.1.4.Công tắc (switch) ..................................................................................... 7
1.1.4.Rơle điện từ .............................................................................................. 7
1.1.6. Công tắc tơ (contactor) ........................................................................... 8
1.1.7. Rơle thời gian (timer) ............................... Error! Bookmark not defined.
HÌNH 1.13: MỘT SÔ LOẠI RƠLE THỜI GIANError! Bookmark not defined.
a. Rơ le thời gian tương tự ................................. Error! Bookmark not defined.
b. Rơ le thời gian số ............................................ Error! Bookmark not defined.
1.1.8. Các thiết bị bảo vệ ................................................................................ 15
1.2 Nguyên lý mạch điện trên tủ điện. ............................................................. 17
1.2.1. Mạch điều khiển trực tiếp động cơ máy bơm dùng khởi động từ và
nút bấm đơn . .................................................................................................. 17
1.3.Mạch đảo chiều gián tiếp (sử dụng nút bấm). .......................................... 22
1.3. Vẽ sơ đồ, lắp ráp và vận hành mạch đảo chiều quay gián tiếp ĐKB 1
pha. ...................................................................................................................... 27
1.4. Vẽ sơ đồ (nguyên lý, nối dây) mạch điều khiển chương trình đố vui
cho 3 đội A, B, C hoạt động như sau: .............................................................. 27
1.5. Mạch đảo chiều trực tiếp (sử dụng nút bấm). ........................................ 28
1.6. Mạch khởi động động cơ KĐB 3 pha qua cuộn kháng ........................... 31
1.7. Mở máy qua biến áp tự ngẫu. ................................................................... 37
Bài 2. Bảo dưỡng tủ điều khiển cống qua nút bấm và khởi động từ ........... 39
2.1.Mạch điều khiển động cơ KĐB 3 pha quay một chiều. ........................... 40
Chuẩn bị dụng cụ, vật tư .................................................................................. 41
Nghiên cứu sơ đồ mạch điện ............................................................................ 41
4
Bản vẽ ................................................................................................................. 41
2.2. Mạch mở máy qua cuộn kháng ................................................................. 44
Chuẩn bị dụng cụ, vật tư .................................................................................. 45
Nghiên cứu sơ đồ mạch điện ............................................................................ 46
Bản vẽ ................................................................................................................. 46
2.3. Nội dung công tác bảo dưỡng động cơ ..................................................... 46
2.3.1 Sơ đồ tháo, lắp đông cơ không đồng bộ 3 pha ..................................... 48
2.3.2. Những thiết bị cần có để thực hiện công việc ..................................... 48
2.3.3. Quy trình thực hiện công việc ............................................................ 48
Các bước tháo động cơ điện xoay chiều 3 pha ............................................... 48
2.3.4. Bảng hướng dẫn thực hiện công việc ................................................. 51
5
MÔ ĐUN: VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG TỦ ĐIỀU KHIỂN CỐNG
Mã mô đun: MĐ06
Giới thiệu mô đun
Vận hành bảo dưỡng tủ điện cho cống có thời gian đào tạo là 60 giờ
trong đó có 12 giờ lý thuyết, 44 giờ thực hành và 04 tiết kiểm tra với mục
đích, vận hành được tủ điều khiển cống theo đúng quy trình đảm bảo cung cấp
nước theo đúng thời vụ và đáp ứng đủ nhu cầu cần nước của khu vực, ngoài ra
cần biết được cấu tạo các bộ phận để bảo dưỡng tủ điện đúng với yêu cầu kỹ
thuật
Bài 1. Vận hành tủ điều khiển cống qua nút bấm và khởi động từ
Mục tiêu:
- Nhận biết đúng các trang thiết bị điện trên tủ điện;
- Thuyết minh đúng nguyên lý mạch điện;
- Trình bày được đặc điểm về dòng điện và thời gian của quá trình khởi
động;
- Trình bày được quy trình vận hành mạch điện;
- Thực hiện vận hành tủ điện đúng quy trình;
- Tuân thủ nguyên tắc an toàn và vệ sinh công nghiệp trong vận hành.
A. Nội dung:
1. Trang thiết bị trên tủ điện.
1.1. Nút ấn
1.2.Nút nhấn tự phục hồi (push button)
Cấu tạo
b. Dạng thực tế của nút nhấn a. Cấu tạo nút nhấn
1
2
3
4 5 6
HÌNH 1.1: NÚT NHẤN TỰ PHỤC HỒI
6
1. Núm tác động; 4. Tiếp điểm thường mở (NO);
2. Hệ thống tiếp điểm; 5. Tiếp điểm thường đóng (NC)
3. Tiếp điểm chung (com); 6. Lò xo phục hồi.
Công dụng
Nút nhấn được dùng trong mạch điều khiển, để ra lệnh điều khiển mạch
hoạt động. Nút nhấn thường được lắp ở mặt trước của các tủ điều khiển. Tín
hiệu do nút nhấn tự phục hồi tạo ra có dạng xung như hình 1.2.
1.3.Nút dừng khẩn (emergency stop) – nút nhấn không tự phục hồi
Cấu tạo
Công dụng
Nút dừng khẩn được dùng để dừng nhanh hệ thống khi xảy ra sự cố.
Thông thường người ta dùng tiếp điểm thường đóng để cấp điện cho toàn bộ
1 0 0
Nhấn Nhả Nhả
1 0 1
Nhấn Nhả Nhả
Nút nhấn thường mở
Nút nhấn thường đóng
HÌNH 1.2: TÍN HIỆU DO NÚT NHẤN TẠO RA
HÌNH1.3: NÚT DỪNG KHẨN
Nhẩn vào núm khi cấn
chuyển trạng thái các tiếp
điểm.
Xoay núm theo chiều mũi tên khi
muốn trả các tiếp điểm về trạng
thái ban đầu
7
mạch điều khiển. Khi hệ thống xảy ra sự cố nhấn vào nút dừng khẩn làm mở
tiếp điểm thường đóng ra cắt điện toàn bộ mạch điều khiển.
1.4.Công tắc (switch)
Cấu tạo
Công dụng
Công tắc thực tế thường được dùng làm các khoá chuyển mạch (chuyển
chế độ làm việc trong mạch điều khiển), hoặc dùng làm các công tắc đóng mở
nguồn (cầu dao).
1.5.Rơle điện từ
Cấu tạo
0. Tiếp điểm chung (com);
1. Tiếp điểm thường đóng (NC);
2. Tiếp điểm thường mở (NC);
3. Cuộn dây (phần cảm);
4. Mạch từ (phần cảm);
5. Nắp (phần ứng);
6. Lò xo;
A, B: Nguồn nuôi cho rơle.
a. Công tắc 1 pha b. Công tắc 3 pha
HÌNH 1.4: CÔNG TẮC 1 PHA VÀ 3 PHA
HÌNH 1.9: CẤU TẠO RƠLE ĐIỆN TỪ
0
1
2
A
B
3
4
5
6
8
- Mạch từ: có tác dụng dẫn từ. Đối với rơle điện từ 1 chiều, gông từ
được chế tạo từ thép khối thường có dạng hình trụ tròn (vì dòng điện một
chiều không gây nên dòng điện xoáy do đó không phát nóng mạch từ). Đối với
rơle điện từ xoay chiều, mạch từ thường được chế tạo từ các lá thép kỹ thuật
điện ghép lại (để làm giảm dòng điện xoáy fuco gây phát nóng).
- Cuộn dây: Khi đặt một điện áp đủ lớn vào hai đầu A và B, trong cuộn
dây sẽ có dòng điện chạy qua, dòng điện này sinh ra từ trường trong lõi thép
để rơle làm việc.
- Lò xo: Dùng để giữ nắp.
- Tiếp điểm: Thường có một hoặc nhiều cặp tiếp điểm, 0 - 1 là tiếp điểm
thường mở, 0 - 2 là tiếp điểm thường đóng.
Nguyên lý
- Khi chưa cấp điện vào hai đầu A - B của cuộn dây, lực hút điện từ
không sinh ra, trạng thái các chi tiết như Hình 1.9.
- Khi đặt một điện áp đủ lớn vào A - B, dòng điện chạy trong cuộn dây
sinh ra từ trường tạo ra lực hút điện từ. Nếu lực hút điện từ thắng được lực đàn
hồi của lò xo thì nắp được hút xuống. Khi đó tiếp điểm 0 - 1 mở ra và 0 - 2
đóng lại. Khi mất nguồn cung cấp, lò xo sẽ kéo các tiếp điểm lại trở về trạng
thái ban đầu.
Công dụng
Rơle điện từ được sử dụng rộng rãi trong hệ thống điều khiển có tiếp điểm.
Nhiệm vụ chính là để cách ly tín hiệu điều khiển, nhằm đảm bảo cho mạch
hoạt động tin cậy, đúng qui trình...
1.6. Công tắc tơ (contactor)
HÌNH1.10: DẠNG THỰC TẾ MỘT SỐ LOẠI RƠLE ĐIỆN TỪ
9
Công dụng
Côngtắctơ là phần tử chủ lực trong hệ thống điều khiển có tiếp điểm. Nó
được dùng để đóng cắt, điều khiển... động cơ, máy sản xuất trong công nghiệp
và dân dụng.
a. Khái quát:
Contactor là một loại khí cụ điện đóng cắt hạ áp dùng để khống chế tự
động và điều khiển từ xa các thiết bị điện có điện áp 500V và dòng điện 600A.
với sự hỗ trợ của nút ấn
Contactor có 2 trạng thái: đóng và cắt, có số lần đóng cắt lớn, tần số đóng
cắt cao có thể tới 1500 lần /giờ.
Contactor có thể chia thành nhiều loại:
- Theo nguyên lý truyền động có Contactor : điện từ, khí ép, thủy lực
(thông dụng là kiểu điện từ).
- Theo nguyên lý dòng điện có Contactor : một chiều, xoay chiều.
Trong giáo trình này, chủ yếu trình bày Contactor kiểu điện từ.
b. Cấu tạo, phân loại:
- Cấu tạo:
a. Loại 4 tiếp điểm
HÌNH1.11 DẠNG THỰC TẾ MỘT SỐ LOẠI CÔNGTẮCTƠ
10
Hình 1.13: Các bộ phận chính của Contactor.
Vỏ nhựa
Mạch từ phần
Các tiếp điểm
Mạch từ phần
Cuộn dây (cuộn
Các tiếp điểm
Lò xo phản lực
Cực đấu dây của các
tiếp điểm chính của công tắc tơ
Hai đầu cuộn dây (cuộn hút)
Các cực đấu dây của các
ế ể
Các cực đấu dây của các
tiếp điểm phụ thường mở
Hình 1.12 Cấu tạo contactor
11
- Mạch từ: là các lõi thép có hình dạng EI hoặc chữ UI. Nó gồm những lá
tôn silic, có chiều dầy 0,35mm hoặc 0,5mm ghép lại để tránh tổn hao dòng
điện xoáy. Mạch từ thường chia làm hai phần, một phần được kẹp chặt cố
định (phần tĩnh), phần còn lại là nắp (phần động) được nối với hệ thống tiếp
điểm qua hệ thống tay đòn.
- Cuộn dây: cuộn dây có điện trở rất bé so với điện kháng. Dòng điện
trong cuộn dây phụ thuộc vào khe hở không khí giữa nắp và lõi thép cố định.
Vì vậy, không được phép cho điện vào cuộn dây khi nắp mở. Cuộn dây có thể
làm việc tin cậy (hút phần ứng) khi điện áp cung cấp cho nó nằm trong phạm
vi (85-100)% Uđm .
- Hệ thống tiếp điểm:
a. Theo khả năng dòng tải:
* Tiếp điểm chính: chỉ có ở Contactor chính, 100% là tiếp điểm thường
mở, làm việc ở mạch động lực, vì thế dòng điện đi qua rất lớn (10 ÷ 2250)A.
* Tiếp điểm phụ: có cả thường đóng và thường mở, dòng điện đi qua các
tiếp điểm này nhỏ chỉ từ 1A đến khoảng 10A, làm việc ở mạch điều khiển.
b. Theo nhiệm vụ làm việc:
* Tiếp điểm thường đóng và tiếp điểm thường mở: (xem phần Rơle).
- Cơ cấu truyền động: phải có kết cấu sao cho giảm được thời gian thao
tác đóng ngắt tiếp điểm, nâng cao lực ép tiếp điểm và giảm được tiếng va dập.
- Phân lọai:
+ Theo nguyên lý truyền động có: Contactor kiểu điện từ, kiểu hơi ép,
kiểu thuỷ lực. Thường gặp Contactor kiểu điện từ. Contactor kiểu điện từ có
hai lọai:
- Contactor chính: có 3 tiếp điểm chính còn lại là tiếp điểm phụ.
- Contactor phụ: Chỉ có tiếp điểm phụ (không có tiếp điểm chính).
+ Theo dạng dòng điện ta có: Contactor điện một chiều, Contactor điện
xoay chiều
12
+ Theo kết cấu ta có: Contactor dùng ở nơi hạn chế chiều cao (ở bảng
điện gầm xe) và ở nơi hạn chế chiều rộng (buồng tàu điện).
c. Các yêu cầu cơ bản
+ Điện áp định mức: Uđm là điện áp mạch điện tương ứng với tiếp điểm
chính phải đóng cắt. Điện áp định mức có: 110v, 220v, 440v DC và 127v,
220v, 380v và 500v AC. Cuộn dây hút có thể làm việc bình thường ở điện áp
giới hạn (85% -105%) điện áp định mức của cuộn dây.
+ Dòng điện định mức: là dòng điện định mức đi qua tiếp điêm chính.
Thời gian công tắc tơ ở trạng thái đóng không quá 8 giờ. Dòng điện định mức
Contactor hạ áp thông dụng có các cấp : 10, 20, 25, 40, 60, 75, 100, 150, 250,
300, 600A (nếu Contactor đặt trong tủ hoặc làm việc dài hạn dòng điện cho
phép thấp hơn Iđm từ (10- 15)% vì làm mát kém.
+ Khả năng cắt đóng: là dòng điện định mức đi qua tiếp điêm chính khi
cắt và khi đóng (4 - 7)Iđm động cơ rô to lồng sóc và 10*Iđm đối với phụ tải điện
cảm.
+ Tuổi thọ Contactor: được tính bằng số lần đóng cắt, sau số lần đóng cắt
đó công tắc tơ không dùng được nữa.
- Độ bền cơ: số lần đóng cắt không tải (10 - 20) triệu lần thao tác.
- Độ bền điện: số lần đóng cắt tiếp điểm có tải 1 triệu lần.
+ Tần số thao tác: số lần đóng cắt công tắc tơ trong một giờ có các cấp:
30, 100, 150, 300, 600, 1200 - 1500 lần / giờ.
+ Tính ổ định lực điện động: nghĩa là tiếp điểm chính của nó cho phép
dòng điện lớn nhất đi qua mà không bị lực điện động làm tách rời tiếp điểm
(dòng điện thử = 10* Iđm).
+ Tính ổ định nhiệt: nghĩa làkhi có dòng ngắn mạch chạy qua trong một
thời gian cho phép, các tiếp điểm không bị cháy hoặc bị dính lại.
d. Ký hiệu:
a) Cuộn dây:
b) Tiếp điểm chính:
Thường được ký hiệu bởi 1 ký số: Các ký số đó là: 1 - 2; 3 - 4; 5 - 6.
13
Trong Contactor chính, 3 tiếp điểm đầu tiên bên tay trái luôn luôn là tiếp
điểm chính, những tiếp điểm còn lại là tiếp điểm phụ.
c) Tiếp điểm phụ:
Thường được ký hiệu bởi 2 ký số:
- Ký số thứ nhất: Chỉ vị trí tiếp điểm (số thứ tự, đánh từ trái sang).
- Ký số thứ hai: Chỉ vai trò tiếp điểm:
+ 1 - 2 (NC): Thường đóng.
+ 3 - 4 (NO): Thường mở.
e. Các đại lượng cơ bản:
Điện áp định mức (điện áp đặt vào đầu tiếp điểm chính): đó là điện áp
định mức của tải (mạch động lực).
Điện áp định mức của cuộn dây (điện áp đặt vào 2 đầu cuộn dây): đó là
điện áp làm việc định mức của cuộn dây Contactor, nó được thể hiện ngay trên
Contactor. Giá trị điện áp này có thể giống và cũng có thể khác giá trị điện áp
trên tiếp điểm chính.
Dòng điện định mức: là giá trị dòng điện đi qua tiềp điểm chính trong
chế độ làm việc lâu dài mà không phá hủy tiếp điềm. Các cấp dòng định mức
thông dụng của Contactor như sau: (10, 20, 25, 40, 60, 75, 100, 150, 300, 600)
Ampe.
Khả năng đóng cắt: là giá trị dòng điện lớn nhất cho phép đi qua tiếp
điểm chính khi đóng hoặc cắt Contactor.
14
Tuổi thọ của Contactor: là số lần đóng cắt tối đa mà sau đó Contactor
không làm việc được nữa, thường tuổi thọ Contactor do độ bền cơ khí, độ bền
điện quyết định.
Tần số thao tác: là số lần đóng cắt trong một giờ. Tần số thao tác bị hạn
chế bởi sự phát nóng của các tiếp điểm chính do hồ quang sinh ra. Các cấp tần
số thao tác thông dụng: (30, 100, 120, 150, 300, 600, 1200, 1500) lần.
f. Nguyên lý làm việc:
Sự làm việc của Contactor điện từ dựa trên nguyên tắc lực điện từ, khi ta
cung cấp một điện áp U = (85 ÷ 100)% Uđm vào cuộn dây, nó sẽ sinh ra từ
trường, từ trường này sẽ tạo ra lực từ có lực lớn hơn lực kéo lò xo của hệ
thống truyền động. Nó sẽ hút lõi sắt phần động để khép kín mạch từ. Hệ thống
tiếp điểm sẽ thay đổi trạng thái. Nếu như ở điều kiện bình thường (khi cuộn
dây chưa có điện), tiếp điểm là đóng thì khi cho điện vào cuộn dây, tiếp điểm
sẽ mở ra. Ngược lại, nếu như ở điều kiện bình thường (khi cuộn dây chưa có
điện), tiếp điểm là mở thì khi cho điện vào cuộn dây, tiếp điểm sẽ đóng lại.
Hình 1.14. Quá trình chuyển động hệ thống tiếp điểm của Contactor trước và sau
khi có điện
g. Cách lựa chọn
Dựa vào dòng điện định mức của tải và căn cứ vào tính chất của phụ tải
làm việc gián đoạn hay liên tục và căn cứ vào dãy dòng điện, điện áp định mức
của Contactor từ đó ta lựa chọn công tắc tơ cho thích hợp
UCTT = Ulưới ; ICTT > Iđm
h. Đặc tính kỹ thuật và phạm vi ứng dụng
15
Công tắc tơ có nhiều loại và rất đa dạng nhưng thường sử dụng là
Contactor điện xoay chiều thường dùng ở tần số công nghiệp (50 Hz)
Contactor có số lượng tiếp điểm chính (1 ÷ 5) tiếp điểm nhưng thông dụng
hơn cả là Contactor có kết cấu 3 cực
+ Dòng điện định mức của các tiếp điểm chính là dòng điện dùng trong
chế độ làm việc gián đoạn - liên tục với chu kỳ 8 giờ, thời gian đóng cắt rất bé.
Thời gian đóng
(0,08 ÷ 0,1 s), thơi gian nhả (0,03 ÷ 0,04s)
+ Phạm vi ứng dụng: tuỳ theo giá trị dòng điện mà Contactor phải làm
việc trong lúc bình thường hay khi cắt mà người ta dùng các cở khác nhau,
phạm vi sử dụng phụ thuộc và: loại hộ tiêu thụ cần được kiểm tra: động cơ
rôto lồng sóc hay rôto dây quấn
Những điều kiện thực hiện đóng mở, quá trình khởi động nặng, nhẹ, đảo
chiều và hãm vv...
Tóm lại Contactor có phạm vi sử dụng đa dạng, sử dụng với dòng điện
xoay chiều, một chiều, sử dụng với động cơ có hệ số cos ϕ cao cho đến các
loại động cơ có cosϕ nhỏ. Động cơ rôto lồng sóc cho đến động cơ rôto dây
quấn.
1.7. Các thiết bị bảo vệ
a. Cầu chì
Cấu tạo
1. Nắp.
2. Võ;
3. Dây chảy
HÌNH 1.17: CẦU CHÌ
1 2 3
a. Cấu tạo cầu chì b. Một dạng cầu chì
16
Công dụng
Bản chất của cầu chì là một đoạn dây dẫn yếu nhất trong mạch, khi có sự
cố đoạn dây này bị đứt ra đầu tiên. Cầu chì dùng bảo vệ thiết bị tránh khỏi
dòng ngắn mạch.
b. Aptomat (Current Breaker; CB)
Cấu tạo
Aptomat là một thiết bị bảo vệ đa năng, tuỳ theo cấu tạo aptomat có thể
bảo vệ sự cố ngắn mạch, sự cố quá tải, sự cố dòng điện dò, sự cố quá áp...
Trong thực tế người ta dùng phổ biến là aptomat bảo vệ sự cố ngắn mạch,
trong công nghiệp để bảo vệ sự cố ngắn mạch và sự cố quá tải cho các động cơ
điện người ta còn tích hợp thêm rơle nhiệt vào aptomat.
Trong dân dụng, để tránh sự cố điện giật nguy hiểm cho tính mạng con
người, người ta thường trang bị cho hệ thống điện trong nhà aptomat bảo vệ sự
cố dòng điện dò (aptomat chống giật). Nguyên lý của aptomat bảo vệ sự cố
ngắn mạch.
Công dụng
Aptomat dùng để đóng cắt và bảo vệ mạch điện. Với giá thành ngày càng
rẻ, hiện nay nó thay thế hầu hết các vị trí của cầu dao và cầu chì.
1. Nam châm điện; 5. Lò xo;
2. Móc răng; A: Cực nối nguồn;
3. Thanh truyền động; B: Cực nối tải.
4. Tiếp điểm;
3
1
2
4 5
5
A
B a. Cấu tạo
b. Dạng thực tế CB
1 pha
HÌNH 1.18: CẤU TẠO VÀ DẠNG THỰC TẾ APTOMAT CB 1 PHA
17
c. Rơle nhiệt
Cấu tạo
1. Thanh lưỡng kim; 4. Lò xo;
2. Phần tử đốt nóng; A: Cực nối nguồn;
3. Hệ thống tiếp điểm; B: Cực nối tải.
Công dụng
Rơle nhiệt dùng để bảo vệ sự cố quá tải. Trong thực t