Hiện nay, việc phát thải các khí ngày càng nghiêm trọng.
Đây là nguyên nhân chính gây nên Hiệu ứng nhà kính.
Hệ quả của nó gây nên sự biến đổi khí hậu, đe dọa sự sống của con người cũng như sinh vật sống trên trái đất .
“Kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng của Trái đất với không gian xung quanh, dẫn dến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển Trái đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây và được gọi là hiệu ứng nhà kính”.
61 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3283 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý khí thải gây hiệu ứng nhà kính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN LÝ KHÍ THẢI GÂY HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH Giáo viên hướng dẫn : Cô Nguyễn Thị Hoàng Liên Nhóm thực hiện : Cao Minh Điềm Trương Công Đức Nguyễn Võ Quyền Trương Văn Tuấn Nguyễn Tiến Trường Nguyễn Đình Lan MỤC LỤC Mở đầu. Hiệu ứng nhà kính. III. Tình hình phát thải khí nhà kính. IV. Biện pháp xử lí. I. MỞ ĐẦU Hiện nay, việc phát thải các khí ngày càng nghiêm trọng. Đây là nguyên nhân chính gây nên Hiệu ứng nhà kính. Hệ quả của nó gây nên sự biến đổi khí hậu, đe dọa sự sống của con người cũng như sinh vật sống trên trái đất…. II. HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH 1. Khái niệm. 2. Nguyên nhân. 3. Các khí gây hiệu ứng nhà kính. 4. Ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến môi trường 1. Khái niệm “Kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng của Trái đất với không gian xung quanh, dẫn dến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển Trái đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây và được gọi là hiệu ứng nhà kính”. 2. Nguyên nhân : Nhiệt độ bề mặt Trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời đến bề mặt Trái đất và năng lượng bức xạ của Trái đất vào khoảng không gian giữa các hành tinh. Năng lượng mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng xuyên qua cửa sổ khí quyển còn bức xạ của Trái đất là sóng dài có năng lượng thấp,dễ dàng bị khí quyển giữ lại. Do sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa Trái đất với không gian xung quanh đã dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển Trái đất. Các tác nhân gây ra sự hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển là khí CO2, bụi, hơi nước, CH4, CFC, NOx… Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự sau : CO2 => CFC => CH4 => O3 =>NO2. 3. Các khí gây ra hiệu ứng nhà kính Khí CO2 : Là sản phẩm của quá trình hô hấp. Là chất khí gây ra hiệu ứng nhà kính nhiều nhất. Theo tính toán của các nhà khoa học, khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi thì nhiệt độ Trái đất tăng thêm khoảng 30C 2) Khí CFC : Là loại khí nhân tạo được tạo ra trong quá trình làm lạnh. CFC là loại khí thứ 2 gây ra ảnh hưởng nhiều nhất tới hiệu ứng nhà kính sau CO2 CFC phá vỡ và làm thủng tầng ozôn lỗ thủng ozone (thể hiện bằng màu đỏ và vàng) gần Nam Cực năm 2003 qua quan sát của NASA 3) Khí mêtan CH4 : Được giải phóng trong quá trình khai thác và vận chuyển than, khí đốt tự nhiên, dầu mỏ và một số nguyên nhân khác. Là nguyên nhân lớn gây ra hiệu ứng nhà kính. Mỗi phân tử CH4 bắt giữ nhiệt nhiều gấp 21 lần so với CO2 Khí NOx : Được giải phóng ra nhiều từ các hoạt động công nghiệp và nông nghiệp. Mỗi phân tử bắt giữ năng lượng nhiệt gấp 270 lần so với CO2. 4. Ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến môi trường : Tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu. Tăng nhiệt độ đại dương. Tăng số lượng mây bao quanh Trái đất. Nhiệt độ Trái đất tăng sẽ làm tan băng và dâng cao mực nước biển => nhiều vùng sản xuất lương thực, các khu đông dân cư, đồng bằng và đảo sẽ chìm trong nước biển. Băng tan ở cực Trái đất Thảm hoạ sóng thần Thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên Trái đất. Một số loài thích nghi sẽ phát triển trong khi đó nhiều loài bị thu hẹp diên tích hoặc bị tiêu diệt. Khí hậu Trái đất bị biến đổi sâu sắc, các đới khí hậu có xu hướng thay đổi. Toàn bộ điều kiện sống của các quốc gia bị xáo động. Hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ hải sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Xuất hiện nhiều loại bệnh mới, các dịch bệnh lan tràn, sức khoẻ con người suy giảm. III.TÌNH HÌNH PHÁT THẢI CÁC KHÍ NHÀ KÍNH Từ khoảng 100 năm nay con người tác động mạnh vào sự cân bằng nhạy cảm giữa hiệu ứng nhà kính tự nhiên và tia bức xạ của mặt trời. Sự thay đổi nồng độ của các khí nhà kính trong vòng 100 năm lại đây (điôxít cacbon tăng 20%, mêtan tăng 90%) đã làm tăng nhiệt độ lên 2 °C 1. Tình hình phát thải khí nhà kính trên thế giới : Mỗi năm con người phát thải 600 triệu tấn CO2 vào khí quyển. Sử dụng hơn 2 triệu tấn CFC hằng năm, một số lượng lớn bị thải vào khí quyển. Khí NOx được thải ra khoảng 140000 tấn mỗi năm. 2. Tình hình phát thải khí nhà kính ở Việt Nam: Mỗi năm ở Việt Nam thải ra hàng triệu tấn khí nhà kính, trong đó nhiều nhất là CO2. Các khí nhà kính được thải ra chủ yếu do các hoạt động sử dụng năng lượng. Biểu đồ lượng khí thải hàng năm tại Việt Nam IV. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT 1. phương pháp hấp thụ khí công nghiệp: Lắp đặt các hạt lọc bằng sứ vào ống khói. Các hạt có màu trắng, có đường kính khoảng 0,5 cm. Dùng cho các nhà máy luyện kim, xi măng, nhiệt điên.. Phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ. Ưu điểm: Lượng khí CO2 hấp thụ lớn. Hấp thụ trước khi CO2 tiếp xúc với không khí. Có thể sử lý hóa học để tái sử dụng, làm nguyên liệu. Công thức hóa học đang được giữ bí mật và xin cấp phép. 2. phương pháp làm sạch và thu giữ CO2: Sử dụng ionic lipuid làm chất hấp thụ. Không bị bay hơi. Không tạo ra khí độc hại. Sử dụng thuân tiện. Sạch hơn so với dùng Monoethanolamine. Tính xâm thực, bay hơi gần như bằng 0. Có thể tạo màng để sử dụng. Cơ chế hấp thụ CO2 3. Xử lý khí CFC: Là hợp chất giữa C và Cl. Thành phần gây thủng tầng Ozon. Phương pháp: Lĩnh vực làm lạnh: chất thay thế ( Hydrocacbons, ammoniac). Khử trùng y tế: ethylene oxy, và hỗn hợp ethylene oxy/ carbon dioxide.. 3. Tiêu diệt CO2 bằng đá Peridotite. Sinh ra từ magma tự nguội dần. CO2 + Peridotite khoáng chất cứng. Diễn ra cả trong lòng đất nhanh gấp 1 triệu lần. Chi phí thấp 4. sản xuất gạch không nung: Tận dụng được nguồn đất ít giá trị kinh tế. Nguyên liệu là đất + phế liệu công nghiệp. Phương pháp: đất hóa đá: Sử dụng máy thủy lực > 150 tấn. Không phát thải khí nhà kính. Giá thành rẻ hơn 2/3 gạch bình thường. Độ cứng gấp 2 lần. Tiết kiệm chi phí xây dựng. 5. giảm CO2 bằng vỏ dừa: Giảm CO2 bằng phân biochar (cô lập và nhốt khí CO2 trong đất.) Phân được chế tạo: nhiệt phân các chất thải của cây. Phân bón biochar đang được sử dụng để giảm lượng khi thải CO2 - Ảnh: isiria.files.wordpress.com 6. Chôn CO2: CO2 được hóa lỏng đưa đến các vỉa than.(- 20oC) Sau đó được làm nóng lên Và bơm vào các mỏ khoan. Khi CO2 thấm vào thì thoát Ra khí metan. giếng "xử lý CO2 để thu lại methane" ở Ba Lan 7. Lọc bụi từ các nhà máy: Đục những lỗ nhỏ trên thân các ống khói. Thiết kế hệ thống màng lọc bụi kiểu màng nước từ chính ống khói. Kỹ sư Lê Văn Chính và bể nước uốn quanh ống khói. Bằng cách tạo màng nước, bụi thải của nhà máy được thu lại hơn 95%. A. Công nghệ mới: 1. Xe bus chạy bằng rác: Nhiên liệu được sản xuất từ rác như: than bùn, nước cống.. Giúp giảm khí nhà kinh, tiếng ồn, nước thải.. Từ nhiên liệu chế tạo ra khí Metan. Ngoài ra có thể sử dụng ethanol làm nhiên liệu. Những xe buýt sạch lăn bánh trên các đường phố Na Uy 2. Vệ tinh kiểm soát chất gây hiệu ứng nhà kính: 2. Vệ tinh kiểm soát chất gây hiệu ứng nhà kính: 3. Nhà xanh thế hệ mới: Micheal Jantzen công bố mẫu thiết kế ngôi nhà thân thiện với môi trường. Tháo lắp, di chuyển dễ dàng. Hệ thống thông gió tự nhiên. Gồm turbin gió, hệ thống thu nước mưa.. 4. Những phát minh làm xanh thế giới: 1. tấm pin năng lượng mặt trời màng mỏng. 2. sản xuất điện từ gió: 3. thu điện năng từ những bước chân, sóng. 4. tủ lạnh của Einstein. 5.nhiên liệu tự nhiên Xăng sinh học: Ethanol, metal là chất dùng thay thế xăng dầu. Được tổng hợp từ các sản phẩm phế thải nông nghiệp. IV.CÁC CÔNG ƯỚC NGHỊ ĐỊNH THƯ VỀ HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH 1. Công ước Vienna - Nghị định thư Montreal Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn ra đời năm 1985 và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn (ODS) được ký kết tháng 9, năm 1987 tại Montreal, Cannada và Đại hội đồng Liên hiệp quốc tuyên bố lấy ngày 16-9 hàng năm là ngày quốc tế bảo vệ tầng ôzôn nhằm kỷ niệm ngày ký kết nghị định thư Montreal. Tháng 1/1994 Việt Nam chính thức tham gia công ước Vienna Nghị định thư Montreal và một năm sau (1995) Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chương trình Quốc gia Việt Nam nhằm loại trừ dần các chất làm suy giảm tầng ôzôn - CTQG" Nội dung: Hạn chế và cuối cùng chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản xuất các hợp chất các-bon của clo và flo (như nhóm CFC(clorofluorocarbon), HCFC (hydrochlorofluorocarbon), HFC, Halon, CTC, cũng như các chất hóa học gây suy giảm tầng ôzôn khác như tetraclorit các-bon, các hợp chất của brôm (halon) và methylchloroform để bảo vệ tầng khí quyển có chức năng lọc ánh sáng mặt trời, ngăn chặn bức xạ tia cực tím có hại chiếu xuống, bảo vệ sự sống trên trái đất. Tình hình thực hiện công ước Vienna - Nghị định thư Montreal tại Việt Nam: Việt Nam là nước có lượng tiêu thụ các chất làm suy giảm tầng ôzôn (ODS) thấp, dưới 0,004 kg/người/năm, được xếp vào nhóm các nước được hưởng ưu đãi về hạn định loại trừ và được nhận hỗ trợ không hoàn lại về tài chính của một số tổ chức quốc tế Việt Nam cũng loại trừ hoàn toàn 500 tấn CFC, 38 tấn halon theo đúng quy định của Nghị định thư Montreal. Đến năm 2009, Việt Nam chỉ còn nhập khẩu 10 tấn R-12. Bắt đầu từ 1-1-2010, toàn bộ các chất nhóm CFC sẽ bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam và như vậy, Việt Nam đã thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal. Chinh vì vậy, Việt Nam là một trong 60 nước đã nhận được chứng chỉ quốc tế về việc thực hiện đúng quy định đối với các nước thành viên của Nghị định thư Montreal. 2.Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) - Nghị định thư Kyoto Tiến trình đàm phán cắt giảm phát thải các loại khí nhà kính bắt đầu từ năm 1991, tại hội nghị của uỷ ban đàm phán quốc tế (INC) ở Mỹ. Đến nay, đã có gần 50 phiên đàm phán về BĐKH và cắt giảm khí nhà kính Từ khi UNFCCC có hiệu lực các COP, CMP là diến đàn đàm phán quan trọng nhất về cắt giảm khí nhà kính Hai thoả thuận quan trọng nhất đạt được về cắt giảm phát thải khí nhà kính định lượng cho đến nay là Nghị định thư Kyoto (KP-1997) và thoả thuận Bonn (BA-2001) Nghị định thư Kyoto Là một nghị định liên quan đến chương trình chung về vấn đề biến đổi khí hậu (Farmework Convention on Climate Change) mang tầm quốc tế của Liên hiệp Quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Bản dự thảo được kí kết vào 11/12/1997 tại hội nghị các bên tham gia lần thứ 3 nhóm họp tại Kyoto và chính thức có hiệu lực 16/2/2005 Kể từ tháng 11/2007 đã có khoảng 175 nước kí kết tham gia chương trình này. Trong đó 36 nước phát triển được yêu cầu phải có hành động giảm thiểu khí thải nhà kính mà họ đã cam kết cụ thể trong nghị định và 137 nước đang phát triển phải báo cáo thường niên về vấn đề khí thải . Nội dung nghị định thư Đưa ra quy định về kiểm soát các khí nhà kính gồm CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs, SF6. Theo Nghị định thư này, tất cả các nước công nghiệp trên thế giới sẽ phải giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ít nhất 5,2% vào năm 2012. Hơn thế nữa là đặt ra một mục tiêu cụ thể cho mỗi loại khí, các mục tiêu tổng thể đối với tất cả 6 loại khí sẽ được qui đổi "tương đương với CO2" Các yêu cầu để đạt được mục tiêu của nhóm 5%: - giảm 8% phát thải của các nước Thụy sĩ, phần lớn các quốc gia Trung và Ðông Âu, và EU (sẽ đạt mục tiêu của nó bằng cách phân bổ các mức độ cắt giảm khác nhau trong số các nước thành viên); - Giảm 7% phát thải của Mỹ - Giảm 6% phát thải của Canada, Hungary, Nhật và Balan. - Nga, New Zealand và Ukraina ổn định mức phát thải của mình - Na Uy có thể tăng phát thải thêm 1% - Úc có thể tăng mức phát thải thêm 8% - Ai-xơ-len có thể tăng phát thải lên 10%. Cơ chế của nghị định thư Cơ chế mua bán phát thải (ET): cho Phép các nước phát triển mua và bán các tín dụng phát thải với nhau Cơ chế Đồng thực hiện (JI): cung cấp đơn vị giảm thải cho các dự án tài chính tại các nước phát triển khác Cơ chế phát triển sạch cung cấp tín dụng cho các dự án tài chính giảm phát thải tại các nước đang phát triển Cơ chế phát triển sạch CDM (Clean Development Mechanism). Chương trình CDM, các nước có lượng khí nhà kính giảm thiểu sẽ được cấp Chứng chỉ xác nhận giảm phát thải (Certified Emission Reduction CER) hay còn được gọi là chứng chỉ carbon. Một khi có được CER, nước này có thể chuyển nhượng quyền phát thải cho các nước khác để nhận được một hệ quả kép. Ðó là có thu nhập từ việc chuyển nhượng CER và thực hiện được Phát triển sạch, phần nào đồng nghĩa với Phát triển bền vững Việt Nam đã ký Nghị định thư Kyoto vào ngày 3/12/1998 và phê chuẩn vào ngày 25/9/2002. Việt Nam (VN) không bắt buộc cắt giảm, song đây cũng là cơ hội lớn để nước ta cải tiến công nghệ, giảm ô nhiễm và chủ trương tăng cường các dự án CDM nhằm cải tiến công nghệ, môi trường và mang lại lợi nhuận cho đất nước. Tiềm năng CDM của Việt Nam chủ yếu trong lĩnh vực năng lượng (như sản xuất điện theo công nghệ sạch hơn, chuyển đổi từ nhiệt điện sang thuỷ điện, điện sức gió hoặc điện mặt trời, tiết kiệm năng lượng), trong lâm nghiệp (như trồng rừng, tái tạo rừng). Sự kiện môi trường 350 Thứ 7, ngày 24/10/2009 đã có khoảng 5200 hoạt động diễn ra ở hơn 180 quốc gia trên toàn thế giới và tất cả đều liên quan tới con số này. Đó là sự kiện liên quan tới môi trường có quy mô lớn và rộng khắp nhất diễn ra trên hành tinh của chúng ta từ trước tới nay 350ppm là nồng độ giới hạn an toàn của CO2 trong bầu khí quyển đối với sự sống của chúng ta, theo các nhà khoa học thì hiện nay nồng độ CO2 trong khí quyển đã đạt mức 390ppm tức là đã vượt quá giới hạn an toàn. Nếu không có những hành động quyết liệt ngay từ bây giờ thì sự sống của chúng ta sẽ ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng. 350.org được sáng lập bởi một người Mỹ tên là Bill McKibben vào năm 2007, kêu gọi ủng hộ những giải pháp quyết liệt đối với vấn đề khí hậu nhằm giảm hàm lượng carbon dioxide trong không khí tới dưới mức 350ppm. Mục tiêu 350 đã trở thành biểu tượng của hành động vì khí hậu trên toàn thế giới. Ngày 24/10 năm nay các hoạt động của 350.org được tổ chức nhằm gửi một thông điệp mạnh mẽ tới các nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước xả thải CO2 nhiều nhất vào không khí như Mỹ, Trung Quốc… trước thềm hội nghị về biến đổi khí hậu sẽ diễn ra tại Copenhagen, Denmark vào tháng 12 tới. V.KẾT LUẬN Hội nghị Copenhagen sẽ đựơc tổ chức vào tháng 12 tới để tiến tới thoả thuận giảm thiều chất thải gây hiệu ứng nhà kính và đối phó với biền đổi khí hậu từ ngày 7 đến ngày 18 trước khi Nghị định thư Kyoto hết hạn vào năm 2012. Các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam đang là những nạn nhân trước mắt của hiện tuợng biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhiều nước trong nhóm này đã lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích các nước có nền kinh tế giàu mạnh bị cho là nguyên nhân chính trong đó có Hoa Kỳ và Trung Quốc.