Quản lý môi trường con đường kinh tế để dẫn đến nền kinh tế sinh thái

Quyển sách giáo khoa này giới thiệu cơ sở cho sự chỉ đạo doanh nghiệp định hướng theo môi trường. Nội dung được cô đọng trong 22 chương, mỗi chương là một bài khoá hoàn chỉnh dùng cho giảng dạy và học tập. Từng vấn đề trong mỗi Chương đều có nêu lên những gợi ý và được giải thích bằng các hình ảnh, ví dụ cụ thể; mỗi bài khoá đều có câu hỏi, bài tập và tài liệu tham khảo. Trong lần xuất bản thứ 4 này đặc biệt có đưa thêm vào nội dung mới của Luật Kinh tế chu trình. Ðề tài “Nghiệp vụ quản lý môi trường - Hệ thống kiểm toán - Kiểm toán sinh thái“ đã thay cho Chương “Nguyên lý chính sách môi trường xí nghiệp“ mà nó đã tồn tại trước đây. Trong lần tái bản này có nhấn mạnh đến sự phát triển mới trong lĩnh vực “Kinh tế Vật tư, Kinh tế Gia công, Ngạch kế toán định hướng theo môi trường và Cân đối sinh thái“ .

doc378 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1770 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý môi trường con đường kinh tế để dẫn đến nền kinh tế sinh thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
‘. . . . . . . o0o . . . . . . . . QUẢN LÝ MÔI trường Con đường kinh tế để dẫn đến nền kinh tế sinh thái Giáo sư MANFRED SCHREINER Trường Ðại học Fulda, CHLB Ðức Nhà xuất bản GABLER QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Quyển sách giáo khoa này giới thiệu cơ sở cho sự chỉ đạo doanh nghiệp định hướng theo  môi trường. Nội dung được cô đọng  trong 22 chương, mỗi chương là một bài khoá hoàn chỉnh dùng cho giảng dạy và học tập. Từng vấn đề trong mỗi Chương đều có nêu lên những gợi ý và được giải thích bằng các hình ảnh, ví dụ cụ thể; mỗi bài khoá đều có câu hỏi, bài tập và tài liệu tham khảo. Trong lần xuất bản thứ 4 này đặc biệt có đưa thêm vào nội dung mới của Luật Kinh tế chu trình. Ðề tài “Nghiệp vụ quản lý môi trường - Hệ thống kiểm toán - Kiểm toán sinh thái“ đã thay cho Chương “Nguyên lý chính sách môi trường xí nghiệp“ mà nó đã tồn tại trước đây. Trong lần tái bản này có nhấn mạnh đến sự phát triển mới trong lĩnh vực “Kinh tế Vật tư, Kinh tế Gia công, Ngạch kế toán định hướng theo môi trường và Cân đối sinh thái“ . Tác giả, Giáo sư Tiến sĩ Schreiner, giảng dạy các môn: Kế toán, Quản lý môi trường, Chính sách môi trường và Cơ sở kỹ thuật môi trường tại Trường Ðại học Fulda, Cộng hoà Liên bang Ðức Nhà xuất bản Chương I Kinh tế và sinh thái Những đặc điểm của hệ thống kinh tế Những đặc điểm của kinh tế sinh thái Kinh tế Sinh thái Sự tương quan của các hệ thống Kinh tế hoá sinh thái Sinh thái hoá kinh tế Mâu thuẫn Hoà hợp 1.1. Kinh tế trong sự mâu thuẫn với Sinh thái Vấn đề cư xử với tài nguyên thiên nhiên là: không khí, nước, đất, nguyên liệu, phong cảnh, cây và súc vật ngày càng trở nên cấp bách hơn. Không có ngày nào trôi qua mà không có tin tức về sự ô nhiễm môi trường và hậu quả của nó. Một trong những nguyên nhân của nó mà chúng ta đã biết và đồng thời nó còn là một vấn đề môi trường, đó là cách thức của sự hoạt động kinh tế, của dân số thế giới ngày càng tăng trưởng nhanh chóng. Sự chuyển hoá về mặt kinh tế các trí thức khoa học tự nhiên và sư phát triển kỹ thuật trong thời gian gần đây của nhân loại đã dẫn đến một trạng thái mà các nước công nghiệp Phương tây tìm cách miêu tả và định lượng dưới khái niệm “Tiêu chuẩn đời sống cao“. Ðại lượng đo của nó là tổng sản phẩm xã hội và sự tăng tiến của nó là châm ngôn của hành động trong một xã hội với sự tăng trưởng liên tục. Trong quá khứ thì điều đó được phép và là chính đáng và nó đáp ứng quan điểm giá trị của phần lớn dân chúng. Sự phê phán từ lâu của khoa học đối với đại lượng đó ngày càng có thêm ý nghĩa trong đời sống chính trị và xã hội. Nguyên nhân của sự phê phán đó là sự dần dần nhìn nhận thấy giới hạn của sự tăng trưởng, đó là: sự khan hiếm về nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng rõ nét hơn, sự đe dọa đến sự tồn sinh qua sự ô nhiễm thiên nhiên ngày càng cố ý hơn. Cuộc đấu tranh của con người chống lại sự đe dọa của thiên nhiên trước đây thì bây giờ ngược lại, đó là sự đe dọa thiên nhiên từ con người. Do việc không tôn trọng các mối liên quan về sinh thái trong việc ứng dụng các điều kiện khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật để làm kinh tế cho nên nó đang có nguy cơ bị mất nền móng mà bản thân nó đang được xây dựng trên đó. Song song với điều đó là sự thay đổi trong quan điểm giá trị. Quan điểm cơ bản này thay đổi nhanh chóng và hình ảnh chung của nó mang tính đa nguyên hơn. Thêm vào đó là quan niệm mới về mục tiêu mà chúng không tuân thủ theo quan điểm xã hội mà nó đã được ngự trị trong nhiều thập niên mà người ta thường gọi là „Hữu“ và „Tả“. Quan điểm cơ bản này mới thoát ra khỏi sự xếp đặt giữa các vị trí „Tự do, Cá nhân“ và „ XHCN, Tập thể“. Song quan điểm cơ bản này còn thiếu những đề suất cụ thể và khả dĩ để nó có thể trở thành “Một xã hội được lựa trọn để thay thế“. Có nhiều cái hiện tại mà nó được đánh giá cao ở góc độ vật chất, sẽ được đánh dấu hỏi. Những cái đó, mà trong trường hợp cụ thể của một xã hội được lựa chọn thay thế, cũng không thể bỏ qua được. Ðại lượng tổng sản phẩm xã hội, là thước đo cho tiêu chuẩn cuộc sống, sẽ được thay thế bằng đại lượng „Chất lượng cuộc sống“. Trong trường hợp đó thì thành quả của công nghệ hiện đại và của kinh tế dành cho phần lớn dân chúng vẫn giữ được giá trị của nó, mặc dù phải tương đối hóa nó và đưa  nó vào các chỉ số trong lĩnh vực tự nhiên và môi trường xã hội, cái mà cho đến nay nó vẫn bị bỏ qua. Ðứng trước vấn đề này đã có sự sẵn sàng ngày càng cao cho một sự thay đổi. Giữa việc nhận biết của sự định hướng mới cần thiết trong tổng thể nền kinh tế và hành động của từng ngành kinh tế, còn có sự trái ngược nhau đáng kể. Ðặc biệt là hiện tượng “Hiệu ứng bên ngoài“ và “Vấn đề tài sản tập thể“ đang ngăn cản một sự chuyển biến nhanh những nhận thức về sinh thái  trong hoạt động kinh tế, khi mà một nền kinh tế hài hòa với môi trường chủ yếu vẫn làm thiệt hại đến mục tiêu lợi nhuận. Hệ thống sinh thái và hệ thống kinh tế không mang tính trung hòa với nhau mà trong thời gian qua đã trở thành sự mâu thuẫn mang tính tồn sinh của cả hai hệ thống và nó đã trở thành đối tượng bàn luận của cả xã hội. Sự giảm mâu thuẫn về mục tiêu và kể cả việc tìm kiếm những mục tiêu hài hòa giữa hai hệ thống đó đang là đối tượng và sự nhận thức của nhiều cố gắng trong chính giới, trong nghiên cứu, trong kinh tế và trong giảng dạy. Hệ thống Kinh tế Hệ thống Văn hoá-Xã hội Hệ thống chính trị Hệ thống Kỹ thuật Hệ thống Sinh thái Luật pháp Sự chuyển hoá giá trị Sự làm ô nhiễm làm ô nhiễm Sự chuyển hoá kỹ thuật Hình 1.1: Các mối liên quan hệ thống 1.2.   Khái niệm cơ bản mang tính lý thuyết hệ thống 1.2.1. Ðặc điểm của hệ thống kinh tế Một hệ thống được cấu thành bởi các cấu tử và các mối quan hệ giữa chúng với nhau. Các cấu tử trong hệ thống kinh tế là: yếu tố sản xuất, cán bộ công nhân viên, phương tiện sản xuất (nhà xưởng, máy móc, v.v.) và vật liệu. Trong hệ thống đó còn có các mối quan hệ: mối quan hệ làm việc, mối quan hệ dòng chảy vật tư, mối quan hệ thông tin, mối quan hệ lãnh đạo, các mối quan hệ khác v.v. Ngoài ra còn có mối quan hệ giữa các hệ thống với nhau và mối quan hệ với hệ thống bên ngoài. Hệ thống kinh tế có mối quan hệ ra bên ngoài (là hệ thống ngỏ), ví dụ như: có quan hệ với thị trường mua sắm, với thị trường cung tiêu. Giới hạn của hệ thống là tại đó, nơi mà mối quan hệ của nó ít nhất. Từ tầm nhìn mang tính định hướng theo hệ thống thì doanh nghiệp là „Một hệ thống mang tính: ngỏ, động, xã hội và kỹ thuật“. Hệ thống xung quanh của kinh tế doanh nghiệp là khối lượng tất cả các hệ thống khác. Song, chỉ tính các đối tượng quan trọng mà từ đó để „Nhận Ðầu vào và đẩy Ðầu ra“ cho nó. Một hệ thống xung quanh (bao quanh) quan trọng là môi trường tự nhiên. Từ hệ thống này, tài nguyên dưới dạng là nguyên liệu và năng lượng được tiếp nhận và môi trường cũng là nơi để tiếp nhận lại Ðầu ra không được mong muốn có. Một vài đặc tính của hệ thống là: - Năng động: là mức độ cho sự thay đổi, - Ðịnh thức: là sự thể hiện số lượng các phản ứng có thể có được. - Ðịnh hướng mục tiêu: là các hành động trong hệ thống được hướng về mục tiêu, - Phức hợp: là mức độ chỉ mối quan hệ và sự phụ thuộc của hệ thống, - Sự cân bằng: là mối tương quan của sự  ổn định và của sự không ổn định. Ðó là khả năng để trở lại sự cân bằng sau khi có sự cố. - Sự thích ứng: là khả năng phản ứng đến sự thay đổi các thông số. Hệ thống xung quanh Hệ thống xung quanh E11 E12 E32 E31 E13 E41 E22 E21 E23 Hình 1.2.1: Thành phần và mối quan hệ trong hệ thống Hệ thống kinh tế lớn lên, co lại, phân ly, biến mất, đều chịu sự bài trí của con người (hệ thống nhân tạo), nhưng nó cũng có sự ảnh hưởng mang tính độc lập. Hệ thống kinh tế là: - Ðộng: Các quá trình hoạt động trong hệ thống được gọi là động năng nội tại . Nó tác động đến một sự thay đổi liên tục của cấu trúc hệ thống. Cũng tương tự như vậy, có sự tồn tại động năng ngoại vi với hệ thống môi trường. Sự thay đổi được tạo nên từ nội tại quá trình thích ứng của hệ thống kinh tế cũng như ngược lại, từ sự thay đổi của hệ thống kinh tế đến hệ thống xung quanh. Ví dụ: * Sự thay đổi trong hệ thống doanh nghiệp: Các sự thay đổi độc lập trong hệ thống mục tiêu như: đầu tư, nâng cao sản xuất, sự thay đổi trong nhân sự, sự thay đổi về phương pháp mới, sự thay đổi về bài trí sản phẩm và về công nghệ phù hợp với môi trường. * Sự thay đổi trong hệ thống do bên ngoài gây nên: Thích ứng sản xuất theo sự thay đổi về nhu cầu đầu tư trên cơ sở tiến bộ kỹ thuật, sự thay đổi về sản phẩm và phương pháp trên cơ sở yêu cầu của luật pháp. * Sự thay đổi trong môi trường xung quanh xuất phát từ doanh nghiệp:  Quảng cáo về sự thay đổi nhu cầu như: sự phát xạ đã dẫn đến làm ô nhiễm môi trường và dẫn đến sự sa sút khả năng tái tạo của thiên nhiên. - Hướng mục tiêu: Hệ thống có mục đích của hệ thống mà từ đó xác định mục tiêu của hệ thống. Mục tiêu được dẫn dắt từ mục đích của hệ thống kinh tế (ví dụ: đáp ứng nhu cầu, sinh lợi), ví dụ như: mục tiêu sinh lợi, tỷ lệ thị trường, mục tiêu doanh thu, giữ được khả năng cạnh tranh. Hệ thống kinh tế được định nghĩa bởi hướng mục tiêu. Sự quyết định về mục tiêu chịu sự chi phối của tính động năng nội tại và ngoại vi. - Tính bó buộc Ðặc điểm của hệ thống kinh tế là nó có ít điều kiện và cơ hội để phản ứng. Nói một cách khác là: sự phản ứng của hệ thống đến sự thay đổi có thể phong phú, đa dạng nhưng bị giới hạn bởi độ chính xác của  sự dự báo. Ví dụ: Ðứng ở góc độ chuyển động thì tàu hỏa là một hệ thống rất bó buộc. Nó có thể chuyển động về phía trước hay chạy dật lùi. Chuyển động ngang thì bị chặn bởi đường ray. Xe ôtô có độ bó buộc thấp, bởi lẽ ngoài việc chuyển động được về phía trước, phía sau, nó còn chuyển động sang trái, sang phải được. Máy bay thì lại có thêm độ tự do, đó là nó có thể thay đổi độ bay cao ( ở đây không nói đến khả năng bay dật lùi). - Phức hợp Hệ thống kinh tế rất phức hợp bởi lẽ một số lượng các thành phần khác nhau trong hệ thống liên kết với nhau rất phong phú, nhưng lại có mối quan hệ đối chọi và ảnh hưởng lẫn nhau. - Có sự linh hoạt nhiều hay ít Với khái niệm linh hoạt là để chỉ khả năng của doanh nghiệp thích ứng với sự thay đổi về các điều kiện của hệ thống xung quanh mà không phải thay đổi cấu trúc bên trong của doanh nghiệp. Sự linh hoạt của hệ thống kinh tế điều chỉnh và cho thấy sự phụ thuộc tức thời vào nhiều yếu tố bài trí khác nhau; ví dụ như: sản xuất thiết bị hay tăng cường sản xuất; cơ cấu tổ chức (nhất là sự bài trí lãnh đạo), chất lượng của hệ thống thông tin. Mục tiêu của việc bài trí tổ chức là đảm bảo cho doanh nghiệp có độ linh hoạt cao. - Có sự ổn định nhiều hay ít (không ổn định) Với khái niệm ổn định là để chỉ đặc tính của hệ thống, mặc dù có sự cố nhưng vẫn có khả năng trở lại trạng thái cân bằng mới cho các mối quan hệ của hệ thống và như vậy, nó đảm bảo được sự sống còn của hệ thống. 1.2.2.  Ðặc điểm của hệ thống sinh thái Hệ thống sinh thái có những đặc tính giống như hệ thống kinh tế, đó là có sự phong phú về các yếu tố sống động và không sống động của tự nhiên trong một mối quan hệ cực kỳ phức hợp. Một mặt thì chỉ cần có một sự cố nhỏ trong mối quan hệ là có thể phá vỡ tiểu hệ thống sinh thái (rất mất ổn định). Nhưng mặt khác, tùy thuộc vào điều kiện bên ngoài, nó lại lập lại sự cân bằng mới với thời gian thích nghi khác nhau. Liệu rằng điều đó có đáp ứng được quan điểm mục tiêu của con người hay không thì đó là chuyện khác. Hệ thống sinh thái cũng có khả năng xử lý các yếu tố gây ảnh hưởng và thiết lập lại sự cân bằng trước đây (khả năng tái tạo tự nhiên). Hình 1.2.2. Chu trình sinh học Các định luật quan trọng là: định luật tiến hóa (sự phát triển tự nhiên đến hình thái sống cao hơn), định luật lựa chọn (sự đào thải tự nhiên), định luật về sự sống, định lý về Entropie. Theo định lý số 2 của lý thuyết nhiệt động học thì: từ năng lượng hữu ích để trở về Entropie thì theo đó, năng lượng hướng về một trạng thái là sự phân tán đều trong không gian với một sự tập trung thấp. Từ đó dẫn đến luận điểm về sự xụp đổ, về cái chết, và về sự hủy diệt hệ thống. Ðiều đó đối chọi với quan điểm của sự sống là: tất cả các sinh vật sống cho thấy là „Hình thái và chức năng của nó được bảo tồn thông qua sự trao đổi năng lượng và  trao đổi vật chất với môi trường của nó“. Sự tiến hóa và sự phong phú của các hình thái sống của vùng sinh thái là một bằng chứng để nói rằng: định lý Entropie không đúng đối với hệ thống sống. Theo đó thì dưới tác động của ánh sáng mặt trời, các chu trình tự nhiên liên tục đạt được trạng thái cân bằng mới và tuân thủ theo định luật tiến hóa và định luật đào thải tự nhiên để đạt được hình thái sống cao hơn. Hình 1.2.2. thể hiện các yếu tố và mối quan hệ quan trọng đó của chu trình tự nhiên. Câu hỏi quyết định ở đây là: xã hội con người giao phó chức năng gì cho môi trường tự nhiên? Từ đó sẽ dẫn dắt các mục tiêu được đặt ra đối với môi trường và các mục tiêu đó chắc chắn là mâu thuẫn với mục tiêu kinh tế. Ðó là điều mà ngày nay chúng ta đang nói: sự ô nhiễm môi trường, sự hủy diệt môi trường. 1.2.3. Về mối tương quan giữa hệ thống kinh tế và hệ thống sinh thái Về đặc tính thì kinh tế và sinh thái là hai hệ thống họ hàng gần gũi nhau. Cả hai đều là các hệ thống vĩ đại, rất phức hợp và trong đó nó có sự phụ thuộc mà rất khó có thể nhìn thấu suốt được. Cả hai hệ thống đều có định luật riêng và cả hai đều khó có thể điều hành trực tiếp được. Sự cân bằng kinh tế cũng rất tế nhị và dễ đổ vỡ và nó cũng không khác gì hơn sự cân bằng sinh thái. Hệ thống đó có xu thế tự dao động và có khả năng bùng nổ (siêu lạm phát) hay gục đổ (suy thoái, đói kém). Nói tóm lại: kinh tế trong thực chất thì nó không có gì khác là một hệ thống  sinh thái riêng của nó. Hệ thống đó có hàng triệu, hàng triệu con người và những con người đó được chuyên môn hóa cao và những hoạt động của họ phụ thuộc vào nhau bởi nhiều cách (Bonus, Holger, Tự nhiên, quyển 12/81). Mỗi một doanh nghiệp có chân trong ba hệ thống môi trường của nó, đó là: hệ thống xã hội, hệ thống kỹ thuật, hệ thống kinh tế. Ðã đến lúc mà doanh nghiệp phải lưu ý đến hệ thống sinh thái và đưa doanh nghiệp vào tổng hệ thống tự nhiên như đã đưa nó vào siêu hệ thống xã hội và kinh tế (Rohn, W. Vượt qua sự đe dọa môi trường, T. 96f). Mối quan hệ trao đổi của vật chất/ năng lượng và thông tin giữa hệ thống kinh tế xí nghiệp và hệ thống xung quanh không chỉ có tác động đến việc đạt được chủ đích của hệ thống . Chủ đích của hệ thống sẽ không được khuyến khích bởi hiệu ứng ngoại vi bất lợi (ví dụ như sự phát xạ). Chính trong sự giải thích về hành động có hiệu nghiệm đối với môi trường của doanh nghiệp cho thấy là qua bản thân đầu vào và đầu ra của nó đã tự làm thay đổi bản thân hệ thống doanh nghiệp và hệ thống xung quanh của nó như nhau. Khả năng khai thác và khả năng tiếp nhận của môi trường tự nhiện là có hạn. Hiện nay, song song với điều nêu ở trên là sự đòi hỏi đến môi trường cho hai chủ đích trên để có sự tận dụng cạnh tranh. Ví dụ cho nó được nêu ở đây là: khai thác sử dụng nước để làm nước uống và làm nước tiêu dùng cũng như để nuôi cá và mặt khác để làm phương tiện vận tải và làm môi trường để tiếp nhận nước thải; sử dụng phong cảnh để nghỉ ngơi, để làm kinh tế nông nghiệp và trồng rừng và làm nơi chôn lấp phế thải, làm kho chứa chất lỏng và chất không phát xạ; không khí để thở và là môi trường để tiếp nhận sự phát xạ. Doanh nghiệp lấy đầu vào của mình từ môi trường tự nhiên xung quanh, chuyển hóa bằng sự liên kết các yếu tố sản xuất để có đầu ra hợp ý (sản phẩm theo chủ đích của doanh nghiệp) và đầu ra không hợp ý (phế liệu, sự phát xạ). Qua đó, cả một loạt các quá trình chuyển hóa vật tư và năng lượng đã được thực hiện. Cuối cùng là sau khi sử dụng thì từ một đầu ra hợp lý đã trở thành sự dư thừa của tiêu dùng. Ơ một giới hạn mức độ nhất định, có thể giảm đi lượng dư thừa sản xuất và hàng tiêu dùng hay là lại đưa nó trở lại dòng chảy vật tư và năng lượng. Hệ thống Sinh thái Nguồn tài nguyên                                       Môi trường tiếp nhận các loại             thiên nhiên                                                 dư thừa của sản xuất và tiêu dùng                                   Hệ thống Xã hội và Kinh tế  Thiên nhiên là đầu vào                                         Ðầu ra không mong muốn có  Các yếu tố đầu vào khác                                       Ðầu ra mong muốn có Hình 1.2.3/1  Mối quan hệ giữa hệ thống kinh tế và hệ thống sinh thái. Mục tiêu sinh thái có thể mâu thuẫn hay không mâu thuẫn với mục tiêu kinh tế. Ðiều có thể có được là mục tiêu trung lập. Ví dụ về sự mâu thuẫn về mục tiêu là tất cả các mục tiêu của các quá trình mà người ta cho là nó làm „Ô nhiễm môi trường“. Mục tiêu hài hòa (không mâu thuẫn) ngày càng được biết đến. Ví dụ về sự hài hòa của mục tiêu kinh tế như „Giảm phí tổn bằng cách giảm chi phí“. Như vậy nó hài hòa với mục tiêu sinh thái ở là chỗ „Giữ gìn tài nguyên thiên nhiên“. Giảm phí tổn bằng cách tránh được phế thải và tái tận dụng, tăng tối đa doanh thu thông qua các sản phẩm không có tác hại cho môi trường. Nhiệm vụ chủ yếu của nền kinh tế định hướng theo sinh thái bao hàm hai hướng công việc chính là: Dư thừa Dư thừa Dư thừa Than, Dầu mỏ Khí đốt than dầu lửa Năng lượng CO2 SO2 xỉ, phế thải CO Năng hữu cơ NO lượng Hoá chất Xỉ, tro phế liệu Tia xạ Năng lượng Tái sinh Nhiệt năng lương thực vải, sợi sản phẩm kim loại, giấy v.v Phế thải gia đình Nhiệt năng Nước thải, phế thải Các sản phẩm quang hợp Khoáng vật Tàng trữ phế thải ủ phân bùn,v.v Các sản phẩm Nông nghiệp Nhiên liệu hoá thạch Xử lý nhiệt Xử lý phế thải Các sản phẩm Nông nghiệp Chế biến vật liêu Chuyển hoá năng lượng Người sử dụng cuối cùng Hình 1.2.3 2: Dòng chảy vật liệu và năng lượng - Giảm thiểu hay giới hạn mâu thuẫn mục tiêu hiện đang còn tồn tại thông qua việc thích ứng mục tiêu kinh tế và cách thức hoạt động của nó vào nhu cầu sinh thái, đồng thời gây ảnh hưởng và tác động vào lĩnh vực sinh thái; ví dụ như: sử dụng các biện pháp nhằm tăng khả năng tái tạo tự nhiên. - Phát hiện và khuyến khích mục tiêu hòa hợp bằng công nghệ mới, bằng thực hiện việc đầu tư phù hợp với môi trường và bằng việc làm tốt hơn nữa sự chuyển giao công nghệ và trí thức, bằng sự tăng cường hệ thống chỉ đạo nền kinh tế thị trường (giá cả là chỉ số cho sự khan hiếm, kể cả cho sản phẩm là môi trường). 1.3. Sinh thái hóa kinh tế Tất cả tiền đề lý thuyết và thực tiễn về sự bài trí quá trình kinh tế một cách phù hợp với môi trường đều được thâu tóm dưới tiêu đề sinh thái hoá kinh tế. Dưới đó là tất cả mọi sự cố gắng về mặt tổng thể nền kinh tế, về các tiền đề kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô. Hiện nay các tiêu đề thực tiễn chủ yếu đi vào lĩnh vực kỹ thuật của đối tượng kinh tế. Cùng với nó là vấn đề công nghệ phù hợp với môi trường, chuyển giao trí thức và chuyển giao công nghệ, công nghệ tối thiểu, v.v. Sinh thái hoá kinh tế Nhà nước là người ban hành Luật Nhà nước là thể chế chính trị Nhà nước là chủ thể king tế -Thăm dò, khuyến khích nghiên cứu -Cơ quan môi trường -Chuyển giao kiến thức công nghệ -Trao nghĩa vụ -Bảo chứng -Giao nộp Ðiều kiện khung Mẫu mực Giác ngộ Kinh tế tư nhân Hộ tiêuthụ tư nhân Sự ảnh hưởng của hành vi mua Tín hiệu thị trường Hành vi mua thay đổi  Hình 1.3: Xuất phát của sự sinh thái hóa kinh tế Ðể thực hiện được chiến lược cải thiện môi trường thì cần có chính sách về các chỉ tiêu môi trường thông qua văn bản pháp qui và các hướng dẫn kỹ thuật.Chính sách môi trường và luật pháp môi trường là những biện pháp nằm trong nội dung „Sinh thái hóa kinh tế“. Sự chuyển biến trong ý thức giác ngộ về môi trường của tất cả những người tham gia vào quá trình kinh tế cũng như sự phát triển và đưa vào ứng dụng công nghệ và phương pháp sản xuất mới là điều kiện tiên quyết để thực hiện chiến lược về môi trường. Cuối cùng là bên cạnh các tầng lớp xã hội còn có sự quan tâm đến môi trường của Nhà nước. Trong chức năng hoạt động chính trị của mình, Nhà nước có tác động đến các doanh nghiệp để họ có chính sách tiếp thị nhằm khai thác tiềm năng nhu cầu khách hàng định hướng theo môi trường. 1.4.  Kinh tế hóa sinh thái Dưới k