Quản lý môi trường đô thị & công nghiệp

Bài tập này nhằm giúp SV hiểu rõ hơn ý nghĩa, phương pháp và những kỹ thuật, công cụ của Kế hoạch Hành động (Action Planning). Việc lập Kế hoạch Hành động đòi hỏi việc phát triển một chuỗi các nhóm hành động khảthi thành một chiến lược (strategy)nhằm đạt đến một hay nhiều mục tiêu. Những chiến lược khác nhau thường được gọi là những phương án (options). Trong nhiều thời điểm, chúng ta phải đặt nặng việc tham gia/hỗ trợ/đồng ý của những tác nhân quan trọng (important actors). Chẳng hạn như, khi nhận định vấn đề (problem)chúng ta hỏi, “(Những) vấn đềnày là của ai?”; khi xác định những mục tiêu (objectives)chúng ta hỏi, “Liệu chúng có được người ra quyết định (decision makers) ủng hộchăng?” Một khía cạnh rất quan trọng của cách tiếp cận kế hoạch hành động là sự liên đới/tham gia của những tác nhân chính, mà sự ủng hộ của họ rất rất có ý nghĩa trong sự thành công của việc thực thi, vận hành và duy trì, bảo dưỡng, ở những thời điểm chính của tiển trình. Bài tập này được thiết kế để tập cho SV làm quen, có ý thức và tư duy về khía cạnh này.

pdf8 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1869 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý môi trường đô thị & công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ & CÔNG NGHIỆP Giảng viên: ThS. Nguyễn Kim Thanh ThS. Lý Khánh Tâm Thảo Bài tập: Kế hoạch Hành động (Action Planning)1 1. Mục đích Bài tập này nhằm giúp SV hiểu rõ hơn ý nghĩa, phương pháp và những kỹ thuật, công cụ của Kế hoạch Hành động (Action Planning). Việc lập Kế hoạch Hành động đòi hỏi việc phát triển một chuỗi các nhóm hành động khả thi thành một chiến lược (strategy) nhằm đạt đến một hay nhiều mục tiêu. Những chiến lược khác nhau thường được gọi là những phương án (options). Trong nhiều thời điểm, chúng ta phải đặt nặng việc tham gia/hỗ trợ/đồng ý của những tác nhân quan trọng (important actors). Chẳng hạn như, khi nhận định vấn đề (problem) chúng ta hỏi, “(Những) vấn đề này là của ai?”; khi xác định những mục tiêu (objectives) chúng ta hỏi, “Liệu chúng có được người ra quyết định (decision makers) ủng hộ chăng?” Một khía cạnh rất quan trọng của cách tiếp cận kế hoạch hành động là sự liên đới/tham gia của những tác nhân chính, mà sự ủng hộ của họ rất rất có ý nghĩa trong sự thành công của việc thực thi, vận hành và duy trì, bảo dưỡng, ở những thời điểm chính của tiển trình. Bài tập này được thiết kế để tập cho SV làm quen, có ý thức và tư duy về khía cạnh này. 2. Tiến trình SV nhận đề bài được thiết kế giả định xảy ra ở thành phố Văn Lang. SV sẽ làm việc theo nhóm trên các đề tài cụ thể khác nhau. Thị trưởng TP thúc ép các nhóm làm việc để đưa ra kết quả trước cuối năm nay. Thị trưởng sắp trải qua một đợt thăm dò ý kiến dân chúng trước kỳ bầu cử sắp diễn ra, và ông tin rằng sáng kiến này sẽ đem lại sự ủng hộ của dân chúng. Gần đây ông đã nhận được nhiều chỉ trích từ tờ báo rất có ảnh hưởng tại địa phương, tờ Thành phố Xanh. Những đề tài, những bước làm việc trong tiến trình kế hoạch hành động sẽ được giới thiệu, trao đổi và làm việc trong các phiên làm việc đã được sắp xếp. Một phần công việc như chuẩn bị báo cáo sẽ được các nhóm thực hiện ngoài giờ. 3. Bối cảnh Thành phố Văn Lang có dân số khoảng 450.000 dân, tốc độ tăng dân số hằng năm 2,9%. Chính quyền TP có quyền lực trong vấn đề thuế và cho thuê đất công. Tuy nhiên một phần đất công do quân đội sử dụng. 1 Bài tập này được biên soạn dựa theo tài liệu của Forbes Davidson, cùng với Bep Fritschi, Monique Peltenburg, Carley Pennink, Harry Mengers, Hans Teerlink và Aloysius Bongwa (IHS, The Netherlands). 2 Chính quyền Trung ương (TW) có các chính sách phân cấp-phân quyền và xã hội hóa2. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện các chính sách này còn nhiều bất cập và chậm chạp. Tất cả các Nhóm phải chú ý ghi nhận những điểm sau: ĐỘNG CƠ VÀ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CÁN BỘ: Thị trưởng ý thức rằng mặc dù ông có một đội ngũ cán bộ đầy đủ, được đào tạo, nhưng họ thiếu động cơ làm việc, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng thực tế đáp ứng được yêu cầu làm việc trong một nền kinh tế năng động và hơn nữa họ chưa bao giờ thực sự tham gia triển khai một chương trình nào có dính dáng đến xã hội (ví dụ như chương trình xây dụng nhà cửa đúng qui hoạch, xả rác đúng chỗ hợp vệ sinh…) mặc dù vẫn có một số chương trình nhỏ khác đang được triển khai bởi các đoàn thể khác như Hội phụ nữ trong chương trình cải thiện công việc cho người nghèo. Họ được trả lương rất thấp so với các cơ quan bên khối tư nhân (private sector). Tình trạng này còn tồi tệ hơn bởi cán bộ và dân chúng còn thiếu niềm tin vào các nhà lãnh đạo và do đó công việc không trôi chảy. Tuy vậy, Thị trưởng muốn thay đổi và cải thiện tình hình này. Những hành động đề xuất phải thúc đẩy được động cơ làm việc của các cán bộ và thông qua tiến trình năng lực của họ được cải thiện. TÍNH PHỐI HỢP: ông Thị trưởng đã tham dự nhiều hội thảo quốc tế và ông thích thú với “kế hoạch hành động”. Ông cho rằng những kế hoạch phải được phối hợp với nhau để tận dụng được tối đa nguồn tài nguyên hạn chế3. Ngày nay để làm việc bạn không thể chỉ nghĩ đến những đề xuất riêng của bạn, mà phải chỉ ra chúng có thể được phối hợp với những đề xuất của các nhóm khác trong việc giải quyết các vấn đề như thế nào. Nhìn chung đề xuất của bạn sẽ dễ được chấp nhận hơn nếu bạn chứng tỏ được tính phối hợp của nó. TIẾN TRÌNH: ông Thị trưởng quan tâm đến một tiến trình khả thi và tin cậy. Ông muốn biết bạn đề xuất kế hoạch như thế nào, ai sẽ liên quan, trách nhiệm của họ thế nào, và khi nào thì họ tham gia tiến trình. HÀNH ĐỘNG NGẮN HẠN, TẦM NHÌN TRUNG HẠN: Ông Thị trưởng muốn thấy những kết quả nhanh chóng, nhưng cũng không muốn là người thiển cận. Các nhóm phải cho thấy được trong đề xuất của họ mối liên hệ giữa những kế hoạch hành động ngắn hạn với sự cần thiết từ một kế hoạch chiến lược trung hạn. TÀI CHÍNH: là một TP nhỏ, Văn Lang cũng gặp tình hình tài chính hạn chế trong ngân sách thường niên. Vì vậy, những chiến lược khả thi về mặt tài chính là bắt buộc. Những lệ thuộc vào các nhà tài trợ (nước ngoài) không được khuyến khích, vì thường mất thời gian và gây ra tình trạng lệ thuộc. ĐẤT: 50% đất vẫn còn là đất công (quốc gia và địa phương). Chính quyền TP có quyền thu hồi, phân bổ và bán đất nhưng hiện nay vẫn chưa rõ ràng lắm về trách nhiệm và quyền của địa phương hay của trung ương. Đất thuộc sở hữu tư nhân cũng không rõ ràng lắm. 2 Xã hội hóa có thể hiểu là cho phép tư nhân tham gia đầu tư cung cấp một số dịch vụ công như về giáo dục, y tế, môi trường… 3 Tài nguyên ở đây được hiểu là tất cả tài nguyên, từ tài nguyên nhân lực, tài chính đến tài nguyên thiên nhiên. 3 LUẬT LỆ VÀ CHÍNH SÁCH. Ở cấp độ luật quốc gia, các bộ luật liên quan đến các hoạt động sống của người dân đã được ban hành khá đầy đủ (như Luật Dân sự, v.v.) Tuy nhiên, như đã nói trong phần trên do bối cảnh của thành phố và nhiều yếu tố tác động (ví dụ: mức sống của người dân, ý thức thức công dân, thái độ làm việc của cán bộ, trình độ công nghệ sản xuất và quản trị…), các luật lệ về môi trường vẫn chưa được thực thi đúng mức (hay đúng hơn là chưa thể hiện được trong thực tế). Các chính sách quốc gia về môi trường đưa ra cũng chưa tập trung vào vấn đề nào cụ thể, mặc dù chiến lượng quốc gia về các vấn đề quản lý môi trường đã được thông qua bởi Quốc Hội từ 3 năm trước. TÍNH UYỂN CHUYỂN: Bài tập này là một giả lập giúp các bạn hiểu được tiến trình lập kế hoạch hành động, và làm sáng tỏ một vài vấn đề các bạn phải giải quyết. Các bạn có thể có một số giả định cần thiết, nhưng phải trình bày rõ. Các bạn có thể kiểm tra lại tính hợp lý của những giả định với Thị trưởng (Thầy Thảo) hay Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường (Thầy Thanh). (Những giả định đó, dù sao, không được tính đến chuyện Chính quyền Trung ương, World Bank hay Ông già Noel ghé qua với một túi đầy tiền!) Ý KIẾN RIÊNG CỦA THỊ TRƯỞNG (CHƯƠNG TRÌNH BÍ MẬT!): để gia tăng cơ hội tái đắc cử, ông Thị trưởng muốn dân chúng phải thấy được một số hành động được thực hiện trong thời gian 3 tháng. Tiến trình đáng kể phải thấy được trong thời gian một năm. Chúng ta có thể thấy rằng những chương trình quy mô lớn không thể được hoàn thành trong thời gian đó, nhưng phải làm rõ được những mối liên kết từ những hành động nhỏ đến những kế hoạch chiến lược trung hạn. 4. Những vấn đề Ông Thị trưởng quan tâm đến sự phát triển của cả thành phố Văn Lang, nhưng những vấn đề xảy ra gần đây đã thuyết phục ông tập trung giải quyết hai khu vực gần nhau ở nội thành (mỗi khu vực có những đặc điểm và vấn đề riêng): khu Việt Thổ và Khu Phong Châu. Khu Việt Thổ vừa mới được khảo sát; và các chuyên gia đồng ý rằng khu vực này nên được nâng cấp cải thiện hơn là phá bỏ, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một quy hoạch nào cho việc phát triển này. Dân số cả hai khu vực là 40.000. Ông Thị trưởng nhận định hai khu vực này có tính quyết định sống còn cho sự phát triển vật thể, xã hội, môi trường và kinh tế của toàn TP Văn Lang. Khu Phong Châu là trái tim của TP Văn Lang. Đây là trung tâm văn hóa lịch sử thu hút rất đông khách du lịch. Khu vực này đang bị xuống cấp nghiêm trọng, điều kiện sống dưới trung bình và chất lượng môi trường khu vực tồi tệ. Đây là trung tâm tài chính của TP (mặc dù nếu các ngân hàng của Văn Lang tiếp tục phát triển như dự tính trong những năm tới, các tòa nhà hiện hữu sẽ không còn đủ chỗ) và là trung tâm thương mại và công nghiệp quy mô nhỏ (trong khu vực có thương mại đầu mối, nhiều xưởng, khách sạn, nhà hàng, cửa hàng buôn bán và những người bán dạo). Hầu hết các hoạt động kinh tế diễn ra ở tầng trệt. Những tầng còn lại của các tòa nhà là để ở. Những tòa nhà ở bao quanh khu vực lịch sử. Khu Việt Thổ có dân số tập trung cao một cách nghiêm trọng, khoảng 25.000 người, phần lớn nằm trên đất công. Sự phát triển ở đây phần lớn là tự phát; nhà chủ yếu là cấp 3- 4, rất ít tòa nhà được xây dựng bằng vật liệu bền vững. Trong khu vực không có hệ thống tiêu thoát nước mưa và nước sinh hoạt đúng tiêu chuẩn. Ngập lụt xảy ra khắp nơi (do 4 mưa lớn, triều cường và ứ đọng nước thải sinh hoạt). Tỷ lệ tử vong trẻ em rất cao. Ngập lụt kết hợp với vệ sinh kém dẫn đến sụ bùng nổ bệnh dịch tả (cholera). Khoảng 5% số căn nhà bị hư hỏng hoàn toàn sau trận lụt vừa rồi. Cho dù cũng có ý kiến muốn xóa bỏ hoàn toàn khu vực này, ngày càng có nhiều ý kiến khác cho rằng nâng cấp cải thiện có nhiều tính khả thi hơn. Ông Thị trưởng đã nhận định một số vấn đề phải được giải quyết và thành lập một số nhóm công tác đặc biệt (special task force teams) – mỗi nhóm có từ 4-5 người – với nhiệm vụ như sau: Nhóm 1 đến 7 Những vấn đề của khu Phong Châu – trung tâm thành phố Như đã mô tả, chất lượng khu vực trung tâm đang xuống cấp. Các công trình nhà ở có chất lượng thấp; rất nhiều tòa nhà không có tiện nghi đầy đủ và đòi hỏi đại tu. Một số bị bỏ trống. Toàn bộ khu vực và đường phố tràn ngập những hoạt động kinh tế; rất nhiều người bán hàng rong xả rác đầy đường. Rất nhiều rác thải như thế không được thu gom, trở thành nơi kiếm ăn của chuột bọ và là mối nguy cơ sức khỏe cộng đồng. Bãi chôn lấp chưa phải là BCL hợp vệ sinh, thiết bị thu gom và vận chuyển rác cũng không đáp ứng về tiêu chuẩn vệ sinh. Chất lượng dịch vụ đang bị thả nổi. Tình trạng này cũng làm xấu đi hình ảnh khu vực nội thành. Gần đây, tờ báo Thành phố Xanh đã có nhiều bài báo đăng tải than phiền của một số khu vực dân cư rằng chất lượng nước máy quá thấp, nước có màu vàng, mùi tanh và có nhiều tạp chất. Đường ống cấp nước đã cũ kỹ và đi qua một số khu vực như các xưởng sản xuất, chợ búa, khu vực kênh rạch. Các khu nhà ở đều không có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, một phần các căn nhà có bể tự hoại trước khi xả nước thải ra cống chung. Việc xây dựng thêm nhiều công trình, làm đường, vỉa hè ồ ạt không hợp lý trong những năm gần đây càng làm cho vấn đề ngập úng trở nên trầm trọng. Các doanh nghiệp và khối tài chính cũng như các nhân vật hàng đầu của ngành du lịch gần đây cũng thường xuyên than phiền với Thị trưởng, cho rằng sự hiện diện quá nhiều và mất trật tự của những người bán hàng rong góp phần làm gia tăng tội ác trong khu vực. Trên hết, cả khu vực nội thành bị tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng, ô nhiễm không khí và ô nhiễm tiếng ồn. Xe cộ ùn tắc ngoài đường, các lối tiếp cận bị ngăn cản, đường phố bị đổ dầu nhớt. Hạ tầng giao thông đã được qui hoạch từ rất lâu cho một lượng dân số thấp hơn, sau bao nhiêu năm công tác này bị lãng quên và hậu quả hiện nay là chỉ số giao thông trên đầu người quá thấp, trong khi đó chi phí đền bù giải tỏa để xây dựng các con đường mới thì quá lớn. Khoảng 25% các xưởng tiểu thủ công nghiệp quá ồn ào và gây ô nhiễm. Xe cộ, những người bán hàng rong và người đi bộ thường xuyên xung khắc. Hơn nữa, một số biện pháp trong những năm gần đây nhằm cải thiện trật tự của thành phố như không vượt đèn đỏ bằng áp dụng các hình thức phạt, xả rác đúng chỗ thông qua tuyên truyền… tuy nhiên, vấn đề có vẻ vẫn không cải thiện được đáng kể. 5 Ông Thị trưởng đã thành lập 7 nhóm để giải quyết các vấn đề ở khu trung tâm thành phố này. Ông muốn trọng tâm làm việc là hướng về mặt môi trường đô thị, bên cạnh đó cũng giải quyết về mặt kinh tế, xã hội để cải thiện toàn bộ khu vực nội thành. Vấn đề Thành phần nhóm Nhóm 1 Rác thải đô thị 1 chuyên viên y tế, 1-2 chuyên viên môi trường, 1 đại diện công ty rác đô thị, 1 đại diện cộng đồng và 1 đại diện NGO Nhóm 2 Nước cấp 1 chuyên viên y tế, 1-2 chuyên viên môi trường, 1 đại diện công ty nước cấp đô thị, 1 đại diện cộng đồng và 1 đại diện NGO Nhóm 3 Nước thải – Tiêu thoát nước 1 chuyên viên y tế, 1-2 chuyên viên môi trường, 1 đại diện công ty nước thải đô thị, 1 đại diện cộng đồng và 1 đại diện NGO Nhóm 4 Ô nhiễm không khí 1-2 chuyên viên tư vấn môi trường, 1 chuyên viên y tế, 1 đại diện bên cơ quan quản lý môi trường, 1 đại diện cộng đồng và 1 đại diện NGO Nhóm 5 Giao thông 1-2 chuyên viên môi trường, 1 chuyên viên quy hoạch, 1 đại diện bên cơ quan quản lý giao thông, 1 đại diện cộng đồng và 1 đại diện NGO Nhóm 6 Nhà ở - Chất lượng MTr ở 1 chuyên viên môi trường, 1 kiến trúc sư ở bộ phận quản lý nhà, 1-2 đại diện cộng đồng (ở/buôn bán) và 1 đại diện NGO Nhóm 7 Các xưởng sản xuất nội thành 1-2 chuyên viên môi trường, 1 chuyên viên kinh tế, 1 chuyên viên quy hoạch và 1 đại diện khối sản xuất Nhóm 8 đến 14 Cải thiện tình hình khu Việt Thổ Người dân ở khu Việt Thổ chủ yếu là người có thu nhập thấp (80% dân số rơi vào 25% thu nhập thấp nhất thành phố). Hơn nữa, rất nhiều hộ gia đình có thu nhập bấp bênh không ổn định; rất nhiều người kiếm sống bằng cách đi bán dạo ở khu vực trung tâm TP. Rất nhiều gia đình đã qua mấy thế hệ tiếp nối sinh sống tại khu vực này, dân trong xóm ai cũng biết nhau rất rõ. 6 Chất lượng môi trường sống ở khu vực này đang xuống cấp nghiêm trọng. Phần lớn nhà ở khu này là nhà cấp 4, đất do người dân mua bán giấy tay, xây dựng tự phát bằng vật liệu gạch, ván, mái tôn cũ… Đường hẻm ngoằn ngoèo, không đảm bảo an toàn PCCC, hệ thống thoát nước tự chảy qua kênh mương hở. 70% dân số không được tiếp cận với hệ thống cấp nước thành phố; phần lớn sử dụng giếng khoan tràn lan hoặc phải mua lại nước từ những nhà khác. Rác thải không được thu gom hợp lý, nhiều người dân ven kênh rạch còn đổ bỏ rác xuống kênh, gây tắc nghẽn dòng chảy. Nước thải sinh hoạt không được thu gom và xử lý đúng mức ở khu vực này (chỉ một số ít nhà có bể tự hoại theo kiểu “ống bi”) cũng gây ô nhiễm nặng nề đoạn kênh chảy qua khu vực, sinh muỗi mòng rất nhiều. Nồng độ DO đo được ở những vị trí kênh rạch gần khu vực xuống thấp đến mức báo động. Một số hộ dân tổ chức sản xuất thủ công tại nhà các ngành thuộc nhuộm da, nhuộm vải, giết mổ-chế biến thịt gia súc-gia cầm, v.v. mà không có các biện pháp vệ sinh môi trường thích hợp. Mặc dù gần đây chính quyền địa phương thiên về nâng cấp khu vực hơn là phá bỏ hoàn toàn, nhưng cũng có ý kiến cho rằng việc nâng cấp như vậy sẽ rất tốn kém ngân sách hạn hẹp. Chính quyền địa phương có tài nguyên rất hạn chế và vì vậy chỉ có thể có một nguồn trợ cấp (subsidy) rất ít hoặc gần như không có cho tiến trình nâng cấp này. Đất đai có tiềm năng là một nguồn quan trọng sản sinh ra tài nguyên, nhưng các chính sách đất đai vẫn còn chưa rõ ràng và, bởi vì tình trạng bất hợp pháp của cư dân khu vực, chính quyền thành phố hiện chưa thể huy động nguồn tài nguyên theo kiểu này. Ông Thị trưởng đã thành lập 7 nhóm để giải quyết các vấn đề ở khu dân cư nghèo Việt Thổ này. Ông cũng muốn trọng tâm làm việc là hướng về khía cạnh môi trường đô thị, bên cạnh đó cũng giải quyết về mặt kinh tế, xã hội để cải thiện toàn bộ khu vực nghèo nhất thành phố này. Vấn đề Thành phần nhóm Nhóm 8 Rác thải đô thị 1 chuyên viên y tế, 1-2 chuyên viên môi trường, 1 đại diện công ty rác đô thị, 1 đại diện cộng đồng và 1 đại diện NGO Nhóm 9 Nước cấp 1 chuyên viên y tế, 1-2 chuyên viên môi trường, 1 đại diện công ty nước cấp đô thị, 1 đại diện cộng đồng và 1 đại diện NGO Nhóm 10 Nước thải – Tiêu thoát nước 1 chuyên viên y tế, 1-2 chuyên viên môi trường, 1 đại diện công ty nước thải đô thị, 1 đại diện cộng đồng và 1 đại diện NGO Nhóm 11 Hệ thống kênh rạch 1-2 chuyên viên tư vấn môi trường, 1 chuyên viên y tế, 1 đại diện bên cơ quan quản lý môi trường, 1 đại diện cộng đồng và 1 đại diện NGO Nhóm 12 Sức khỏe cộng đồng 1 chuyên viên y tế, 1-2 chuyên viên môi trường, 1 đại diện công ty môi trường đô 7 thị, 1 đại diện cộng đồng và 1 đại diện NGO Nhóm 13 Nhà ở - Chất lượng MTr ở 1 chuyên viên môi trường, 1 kiến trúc sư ở bộ phận quản lý nhà, 1-2 đại diện cộng đồng (ở/buôn bán) và 1 đại diện NGO Nhóm 14 Các xưởng sản xuất hộ gia đình 1-2 chuyên viên môi trường, 1 chuyên viên kinh tế, 1 chuyên viên quy hoạch và 1 đại diện các hộ sản xuất gia đình 5. Báo cáo kết quả lên Thị trưởng Trong suốt quá trình làm bài tập các nhóm được yêu cầu có những buổi báo cáo ngắn (5 phút) về tiến độ công việc. Cuối cùng, các nhóm sẽ có buổi trình bày về kế hoạch cuối cùng của họ lên Thị trưởng và chính quyền TP. Các buổi trình bày sẽ được các nhóm chuẩn bị bằng powerpoint. Cấu trúc bài powerpoint thể hiện tiến độ công việc của nhóm. Bản trình bày báo cáo cuối cùng nên bao gồm: (i) Mô tả vấn đề và những mục tiêu. (ii) Mô tả những điểm chính của chiến lược, bao gồm những nguồn tài nguyên nhóm cố gắng huy động, và cách thức nhóm lôi kéo các nhóm hưởng lợi vào tiến trình. (iii) Những thanh tác vụ trong kế hoạch hành động thể hiện tiến độ thời gian và trách nhiệm thực hiện công việc của những tác nhân chính nào. Kế hoạch hành động nên thể hiện rõ cơ quan/bộ phận nào chịu trách nhiệm chính công việc gì? Những cơ quan khác có liên quan đến công việc đó? Những thanh tác vụ nên thể hiện những tác vụ chính và thời gian trong suốt quá trình ít nhất một năm. Các thanh có thể dài hơn một năm nếu cần thiết và phải thể hiện rõ mối liên hệ đến những hoạt động dài hạn hơn. Lưu ý: đừng cố gắng làm phức tạp hóa vấn đề một cách quá mức. (iv) Mô tả mối quan hệ giữa các cơ quan – làm thế nào họ có thể làm việc phối hợp với nhau? (Sử dụng một vài từ khóa ngắn gọn là đủ). (v) Vai trò của đào tạo-tập huấn và truyền thông nên được lưu ý và mô tả (bằng một vài từ khóa ngắn gọn). (vi) Ghi chú những phối hợp có thể có với những hành động do các nhóm khác đề xuất. Lưu ý: điều này có nghĩa là các nhóm phải trao đổi với nhau trong suốt quá trình làm việc. Thay lời cuối Chúng ta có rất ít thời gian, và để đạt được kết quả các nhóm phải có tinh thần làm việc cao độ và cách tổ chức công việc hợp lý. Các thành viên trong nhóm sẽ làm việc luân phiên với các vai trò khác nhau ở mỗi phiên làm việc, và trong mỗi phiên lại cố gắng thể hiện hết vai trò của mình. 8 Mỗi nhóm chuẩn bị tối đa để trình bày kế hoạch cuối cùng trong thời gian 10-15 phút. Khuyến khích các nhóm trình bày được đủ ý trong thời gian ngắn nhất. Ông Thị trưởng không thích phí phạm thời gian! Lưu ý: Nếu có điều gì các nhóm không hiểu, vui lòng kiểm tra lại với Thị trưởng hay GĐ Sở TN-MT trước khi đi lòng vòng mãi mà không đi đến đâu! Việt Thổ Phong Châu Hồ Văn Lang Thu nhập TB Thu nhập cao Thu nhập thấp Trục đường chính 1 kilomet Thành phố Văn Lang
Tài liệu liên quan