Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp ở Việt Nam

Mỗi vùng địa lý, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có những nét riêng mà ở vùng khác, dân tộc khác hay quốc gia khác không có được. Các đô thị ở châuÂu khác với các đô thị ở châu Á, bởi chúng được xây dựngở những vùng có điều kiện tự nhiên, văn hoá truyền thống, khoa học công nghệ khác nhau. Không gian đô thị rất cần những diện tích đất cây xanh mặt nước lớn để điều tiết khí hậu đô thị (Chế Đình Lý, 1997). Bởi vậy, trong các dự án thí điểm ở một số thành phố của Indonesia, India, Japan, Mỹ, Hà Lan, Bỉ, Anh, hệ thống Atlas xanh của các thành phố (Green Map Atlas) và hệ thống cấu trúc xanh trong quy hoạch đô thị (Greenstructure and Urban Planning) của tổ chức phi Chính phủ về sinh thái với cộng đồng Mỹ và Hiệp hội Quy hoạch thế giới được triển khai. có một ý nghĩa to lớn trong vấn đề sinh thái, cảnh quan đô thị và kết quả các dự án này đã đem lại một thương hiệu đáng tự hào cho các thành phố này "Thành phố xanh". Cũng như ở Việt Nam các đô thị ở mỗi vùng, miền đều có tiếng nói riêng, hơi thở riêng. Có thể gọi đây là những đặc tính rất riêng của từng đô thị mà ở đó mỗi con người chúng ta luôn cảm nhận sự gắn bó tâm hồn mình với thành phố quê hương. Những đặc tính rất riêng của từng đô thị đó chính là giá trị thiên nhiên và nhân tạo trong cấu trúc tổng thể không gian hợp thành. Ðó cũng chính là sự tổng hoà gần gũi, thân thiện giữa con người và thiên nhiên trong phát triển và tồn tại của cộng đồng trong thời đại mới sống hoà bình thân thiện với môi trường nhằm đảm bảo xã hội phát triển bền vững.

pdf23 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2644 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 4.1 Vai trò của thiên nhiên trong cấu trúc đô thị Mỗi vùng địa lý, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có những nét riêng mà ở vùng khác, dân tộc khác hay quốc gia khác không có được. Các đô thị ở châu Âu khác với các đô thị ở châu Á, bởi chúng được xây dựng ở những vùng có điều kiện tự nhiên, văn hoá truyền thống, khoa học công nghệ khác nhau. Không gian đô thị rất cần những diện tích đất cây xanh mặt nước lớn để điều tiết khí hậu đô thị (Chế Đình Lý, 1997). Bởi vậy, trong các dự án thí điểm ở một số thành phố của Indonesia, India, Japan, Mỹ, Hà Lan, Bỉ, Anh, hệ thống Atlas xanh của các thành phố (Green Map Atlas) và hệ thống cấu trúc xanh trong quy hoạch đô thị (Greenstructure and Urban Planning) của tổ chức phi Chính phủ về sinh thái với cộng đồng Mỹ và Hiệp hội Quy hoạch thế giới được triển khai... có một ý nghĩa to lớn trong vấn đề sinh thái, cảnh quan đô thị và kết quả các dự án này đã đem lại một thương hiệu đáng tự hào cho các thành phố này "Thành phố xanh". Cũng như ở Việt Nam các đô thị ở mỗi vùng, miền đều có tiếng nói riêng, hơi thở riêng. Có thể gọi đây là những đặc tính rất riêng của từng đô thị mà ở đó mỗi con người chúng ta luôn cảm nhận sự gắn bó tâm hồn mình với thành phố quê hương. Những đặc tính rất riêng của từng đô thị đó chính là giá trị thiên nhiên và nhân tạo trong cấu trúc tổng thể không gian hợp thành. Ðó cũng chính là sự tổng hoà gần gũi, thân thiện giữa con người và thiên nhiên trong phát triển và tồn tại của cộng đồng trong thời đại mới sống hoà bình thân thiện với môi trường nhằm đảm bảo xã hội phát triển bền vững. 4.1.1 Hệ thống cấu trúc xanh trong quản lý đô thị Việt Nam Việt Nam có hai đô thị lớn đặc trưng cho cái rất riêng đó, Hà Nội phải là đô thị kiểu mẫu trong cả nước về quy hoạch, về kiến trúc, về phát triển kết cấu hạ tầng. nhất là phải đi đầu trong cả nước về quản lý xây dựng, bảo vệ, gìn giữ môi trường, cảnh quan, sinh thái và những đặc hữu vốn có... Nhưng dường như Hà Nội đang thiếu một quy hoạch và xây dựng để vươn lên một tầm cao mới. Đó phải là linh hồn của một chiến lược định hướng quy hoạch, đầu tư xây dựng phát triển đô thị Hà Nội tương xứng với vị thế là Thủ đô của một nước gần 1000 triệu dân, có nền công nghiệp cơ bản phát triển vào năm 2020. Hình thái, cấu trúc và diện mạo đô thị Hà Nội với một kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại... Một môi trường sống có cảnh quan thiên nhiên đẹp, trong lành và có văn hoá. Đây là những vấn đề không mới của Hà Nội nhưng còn cần phải tiếp tục đầu tư thời gian, trí tuệ, kinh phí. Hà Nội phải là một Thủ đô hiện đại nhưng có bản sắc và đặc tính rất riêng...Một trong các yếu tố quan trọng của quy hoạch ấy là sự cần thiết phải coi trọng việc hoạch định, bảo lưu một hệ thống cấu trúc xanh trong tổng thể đô thị Hà Nội, đây cũng chính là một trong những thành phần cơ bản để Hà Nội có được những đặc tính rất riêng của mình (Ngô Thế Bá, 1997; Nguyễn Đình Hoè, 2001). Theo quan điểm xây dựng bền vững hệ thống cấu trúc xanh được hình thành trên cơ sở lấy hành lang sông Hồng và không gian xanh-mặt nước hồ Tây làm trọng tâm để dẫn dắt lan toả theo các hành lang hệ thống sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Sét, sông Lừ, sông Nhuệ... Hệ thống các hồ lớn như hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, hồ Thiền Quang, hồ Bảy Mẫu, hồ Thanh Nhàn, hồ Ngọc Khánh, hồ Thanh Trì, đầm Vân Trì..., tất nhiên nguồn nước mặt của hệ thống sông, hồ này phải đảm bảo không bị ô nhiễm như hiện nay. Hệ thống các công viên lớn ở trung tâm như công viên Lênin, Tuổi Trẻ, Thanh Trì... và sự cần thiết có một số công viên tự nhiên (công viên rừng) có quy mô đủ lớn vài trăm ha ở phía Bắc (Sóc Sơn), phía Tây (hành lang sông Ðáy), và phía Nam (Mỹ Ðức-Hà Tây). Coi trọng việc xây dựng, phát triển vành đai xanh vùng ngoại thành với các hệ sinh thái đặc trưng về nông, lâm nghiệp, làng nghề truyền thống... Hệ thống cấu trúc xanh còn len lỏi vào hệ thống các tuyến đường giao thông, các khu chức năng đô thị Hà Nội, góp phần che phủ, giảm nhiệt độ hấp thụ đối với những bề mặt diện tích bê tông đồ sộ của các công trình xây dựng, hướng tới xây dựng Thủ đô Hà Nội thành một đô thị kiểu mẫu về môi trường. Trong quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội cũng cần tiếp cận ngay hệ thống cấu trúc xanh. Bởi cũng chính đây là yếu tố cấu thành nên một quy hoạch môi trường vùng Thủ đô Hà Nội với một ý nghĩa quan trọng, góp phần làm cơ sở để nghiên cứu quy hoạch xây dựng đô thị và các quy hoạch chuyên ngành khác... Hình 4.1 Hệ thống cấu trúc xanh trong các đường giao thông tại Hà Nội Như vậy, thông qua hai giá trị vật chất căn bản tạo dựng chất lượng môi trường sống trong đô thị Hà Nội là thiên nhiên và nhân tạo đã được nhìn nhận một cách tích cực trong phát triển đô thị. Ðiều đó cũng sẽ tạo ra cơ hội để Hà Nội không những trở thành một thành phố xanh phát triển bền vững mà còn đảm bảo để Hà Nội có "đặc tính" riêng, có tính cạnh tranh cao trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay. Thực tế cho thấy, cây xanh mặt nước trong đô thị không chỉ là một trong các thành tố của thiên nhiên đóng vai trò thiết yếu của môi trường sống mà còn tạo được ấn tượng thẩm mỹ trong thị giác, góp phần tạo dựng chất lượng môi trường sống cao cả về vật chất lẫn tinh thần cho người dân sống trong đô thị. Không thể phủ nhận những cố gắng trong thời gian vừa qua về công tác quản lý xã hội đô thị đã góp phần tạo nên những thành tựu to lớn của thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), song cũng có thể nhận thấy công tác quản lý đô thị của chúng ta vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của một đô thị văn minh hiện đại. Và cũng chính điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ và chất lượng phát triển của thành phố. Những yếu kém, hạn chế trong phát triển kinh tế, gây bất an trong xã hội, thậm chí giảm niềm tin của dân chúng... phần lớn là nảy sinh từ sự yếu kém của quản lý đô thị. Vậy làm sao nâng cao tầm quản lý đô thị để xây dựng TPHCM trở thành một thành phố xã hội chủ nghĩa, văn minh, hiện đại..., một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học công nghệ của khu vực Đông Nam Á nâng tầm quản lý đô thị theo hướng văn minh hiện đại. Quản lý đô thị có tầm quan trọng đặc biệt để bảo đảm cho sự phát triển bền vững, đảm bảo và giải quyết hài hòa các lợi ích trước mắt và lâu dài. Đô thị TPHCM không ngừng phát triển theo chiều hướng ngày càng lớn mà chưa có tính tổ chức cao, to mà chưa hiện đại; phát triển ngày càng rộng nhưng chưa hoàn chỉnh, đã có dáng vẻ hiện đại nhưng chưa có một lối sống thực sự văn minh, chưa xây dựng được những biểu trưng mang tính điển hình, thiếu bản sắc, chưa hài hòa và phù hợp với môi trường cảnh quan sông rạch phương Nam, vốn là đặc điểm quan trọng nét rất riêng, rất Nam Bộ mà từ đó thành phố đã mọc lên và phát triển. 4.1.2 Một số thông số tham khảo về chức năng cây xanh đối với môi trường - Điều chỉnh nhiệt độ, cây xanh mặt nước trong đô thị có thể làm giảm nhiệt độ không khí từ 3,3 độ C đến 3,9 độ C, khi diện tích đất cây xanh đạt 20% đến 50% diện tích đất đô thị. Cây xanh được ví như nhà máy điều hoà không khí tự nhiên. - Hiệu quả tổng hợp của bóng mát và bay hơi có thể làm giảm đi 17% đến 57% năng lượng cần thiết khi tăng 25% diện tích che phủ thảm thực vật. - Cây xanh đô thị có thể làm giảm từ 40% đến 50% cường độ bức xạ mặt trời và hấp thụ 70% đến 75% năng lượng mặt trời. - Hiệu quả rất cao trong việc che chắn gió ở các xa lộ, ngã tư, nếu như trồng các loại cây thích hợp. - Cây xanh giúp ngăn lượng mưa và giảm dòng chảy của nước trên mặt đất giúp giảm xói mòn và rửa trôi đất. - Hạn chế tiếng ồn và ô nhiễm không khí. - Giảm bức xạ mặt trời và phản chiếu của mặt trời. - Tăng vẻ mỹ quan và kiến trúc đô thị, tạo vẻ rất riêng cho đô thị. 4.1.3. Định hướng phát triển cây xanh đô thị ở Việt Nam - Chuyển hoá dần các cây đơn điệu, không bóng che bằng cách thay thế các loài cây cho bóng mát, có hoa, cây đặc trưng cho vùng, nhằm tạo ra tính đa dạng sinh học cao và bố cục cây xanh có giá trị thẫm mỹ cao. - Chú trọng kết hợp hài hoà giữa kiến trúc và giá trị cảnh quan đô thị. - Tận dụng không gian, diện tích để tăng thêm diện tích cây xanh đô thị bằng cách phối hợp giữa cây đại mộc + trung mộc + tiểu mộc + hoa + thảm cỏ kết hợp với việc chọn các loài ưa sáng và chịu bóng thích hợp. - Tạo bộ sưu tập cây xanh đô thị đặc trưng cho vùng sinh thái khác nhau như Tây Nguyên, Đà Lạt, vùng đồng bằng Nam Bộ, phèn , mặn… 4.2 Quản lý đô thị ở Việt Nam Vấn đề quản lý đô thị hiện nay đang trở thành vấn đề bức xúc đối với các đô thị ở nước ta. Thực tiễn của sự phát triển sôi động trong những năm gần đây đã tác động đến sự nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của công tác quản lý đô thị. Trước đây, do nhiều nguyên nhân, nhiệm vụ quản lý đô thị, ít ai quan tâm đúng mức. Nhưng gần đây, nhiều vấn đề thực tiễn liên quan đến quản lý đô thị không cho phép chúng ta dễ dãi, đơn giản trong nhận thức và chậm trễ trong việc thực thi các giải pháp. Tuy có muộn và cái muộn ấy đã gây nên bao hậu quả nghiêm trọng, song cũng là dấu hiệu đáng mừng. Đó không chỉ là một nhiệm vụ đơn thuần của cơ quan quản lý hành chính, mà là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của nhiều cơ quan, trong đó chính quyền với hệ thống cơ quan chức năng đóng vai trò chính. Thực tế lâu nay, tình trạng tản quyền, thiếu phân định chức năng rõ rệt, trùng lắp và ỷ lại, thiếu hệ thống là khá phổ biến nên hiệu lực, hiệu quả quản lý không cao. Muốn quản lý đô thị có hiệu quả phải căn cứ vào đặc điểm của xã hội đô thị để có giải pháp hợp lý. Trong đó có những đặc điểm mang tính chất chung của xã hội đô thị, đồng thời có những đặc điểm riêng của từng đô thị. Trong xã hội đô thị, các loại quan hệ thân thuộc, quan hệ thân tộc, láng giềng, quen biết vốn có vai trò rất lớn trong xã hội được thay thế bằng quan hệ chức năng. Xã hội đô thị là một xã hội chuyên môn hóa cao nên nó phải được điều hành bởi hệ thống bộ máy chức năng với sự phân công rõ ràng. Bằng chức năng của mình, các cơ quan quản lý các hoạt động của các tổ chức và cá nhân trong đời sống xã hội ở đô thị. Mọi người phải dựa vào hệ thống chức năng ấy để sống và làm việc, không tự mình muốn làm gì thì làm và cũng không lệ thuộc vào một cá nhân nào. Trong xã hội đô thị mà mỗi người ở bất cứ cương vị nào hành xử theo lối của mình, không đếm xỉa gì đến những qui định chung thì thành phố đương nhiên hỗn loạn. Ở xã hội đô thị, dân chủ và tự do có điều kiện phát triển, nhưng sự tự do của xã hội đô thị cũng đồng thời là sự bắt buộc mọi cá nhân phải thực thi đầy đủ những qui tắc chặt chẽ theo tập tục xã hội đô thị. Xã hội đô thị phải là một xã hội văn minh, mỗi cá nhân hay tổ chức có những trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với xã hội. Ở đây, đòi hỏi mọi người phải phát huy đầy đủ ý thức công dân của một xã hội dân sự có tổ chức cao. Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích hơn 2.000km2, dân số thường trú trên 7 triệu người, ngoài ra còn xấp xỉ 2 triệu người tạm trú và vãng lai, là thành phố lớn nhất nước. TPHCM đã được đô thị hóa từ khá lâu và hiện nay đang diễn ra dữ dội, do vậy công tác quản lý đô thị lại càng trở nên bức thiết. Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn, có vị trí vai trò đặc biệt trong sự phát triển khoa học kỹ thuật của cả nước, nhưng lâu nay vẫn chỉ được coi là cấp địa phương như bao địa phương khác. Bộ máy quản lý thành phố gần giống như bộ máy của trung ương thu nhỏ và giống như bộ máy quản lý các địa phương khác. Đây chính là điểm bất cập chính trong quản lý đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc tính đô thị khác nông thôn trên tất cả các lĩnh vực, vậy mà bộ máy quản lý 2 xã hội khác nhau ấy lại giống như nhau. Chế độ quản lý của xã hội đô thị cũng theo một khung với chế độ quản lý vùng nông thôn thì làm sao có thể giải quyết hiệu quả những vấn đề nảy sinh của đô thị. Tại sao chính quyền đô thị phải làm tất cả những chức năng đáng lẽ ra do cơ quan chuyên môn. Chính vì vậy cần nghiên cứu để tổ chức một bộ máy quản lý đô thị cho phù hợp. Nhìn chung là không nên tổ chức bộ máy “trên có gì dưới có nấy”. Nếu cứ vậy thì sẽ tản quyền, sẽ lệch chuẩn, không tập trung làm tròn chức năng của chính quyền đô thị là tổ chức đời sống đô thị, bảo đảm cho cư dân được an toàn, tiện ích, phúc lợi, giữ được một xã hội văn minh, hiện đại. Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa có một phương pháp quy hoạch quản lý đô thị có hiệu quả. Nguyên nhân thành phố ngày càng trở nên phức tạp bởi sự tăng trưởng, thay đổi lối sống và hành vi dưới tác động của công nghiệp hóa, đô thị hóa và xu thế toàn cầu hóa. Nguyên nhân thứ hai là sự khác biệt giữa lợi ích đề ra trong các kế hoạch phát triển dài hạn và ngắn hạn cũng như các mục tiêu sử dụng bền vững các nguồn lực (xã hội, kinh tế, môi trường…). Do vậy, cần điều chỉnh phương pháp nghiên cứu đô thị trong tình hình mới nhằm giảm bớt những cản lực và tạo ra các nhân tố mới thúc đẩy mới cho sự phát triển bền vững đô thị có hệ thống. Hiện nay vấn đề bức xúc nhất tại các đô thị ở Viêt Nam đó là vấn đề chất thải rắn nếu không có những giải pháp chiến luợc thì chất thải rắn sẽ là mối đe doạ cho người dân sống ở đô thị. Vậy tình hình quản lý chất thải ở các đô thị như thế nào? Tổng quan về quản lý chất thải rắn tại các đô thị lớn Hiện nay tổng lượng rác thải rắn chỉ được thu gom khoảng 30-40%. Điều kiện chủ yếu để đảm bảo tốt vệ sinh khu dân cư là phải có kế hoạch làm sạch chất thải ở khu nhà ở, cơ quan và các cơ sở sản xuất. Rác thải được thu gom chủ yếu thải vào bãi rác một cách tạm bợ mà không được xử lý, chôn lấp theo qui định. Hầu hết các thiết bị thu gom vận chuyển rác thải còn lạc hậu và ít không đáp ứng được nhu cầu thu gom hiện tại. Về khía cạnh quản lý môi trường có thể nói chất thải rắn là nguồn gốc phá hại môi trường sống. Nếu như con người không quan tâm đến chất thải hôm nay thì ngày mai chất thải sẽ loại bỏ con người ra khỏi môi trường sống. Do bởi nếu không được xử lý tốt thì chất thải rắn sẽ ảnh hưởng không tốt đến môi trường và sự phát triển của xã hội cũng như cảnh quan đô thị. Chất thải rắn không chỉ ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí mà chúng còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của cồng đồng. Khối lượng chất thải rắn trong các đô thị ngày càng tăng do tác động của gia tăng dân số, phát triển kinh tế xã hội và phát triển về trình độ và tính chất tiêu dùng trong các đô thị. Nhìn lại một cách tổng quát các hợp phần chức năng của hệ thống quản lý chất thải rắn được minh họa ở hình 4.2. Hình 4.2 Những hợp phần chức năng quản lý chất thải rắn Từ các yêu cầu quản lý chất thải rắn đô thị vừa trình bày trên cho thấy quản lý chất thải rắn trong thời gian tới cần phải được sự quan tâm của các cấp chính quyền các ban ngành liên quan. Biện pháp quản lý môi trường đô thị vừa mang tính chất đối phó với thực trạng ô nhiễm vừa phải đáp ứng được phát triển lâu dài và bền vững của xã hội. Ngoài ra quản lý chất thải rắn đô thị & Khu công nghiệp phải được xây dựng đồng bộ với các công cụ kinh tế phù hợp nhằm làm thay đổi từ hành vi ép buộc sang khuyến khích. Cần phải khuyến khích các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp đầu tư các thiết bị và kỹ thuật mới trong việc quản lý và xử lý chất thải rắn Nguồn phát sinh chất thải Thu gom, tách, và lưu giữ tại nguồn Thu gom Trung chuyển Và vận chuyển Tách , xử lý và tái chế Tiêu huỷ tại nguồn. Thông thường các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong quản lý chất thải được trình bày theo sơ đồ dưới đây: Hình 4.3 Các biện pháp kỹ thuật trong xử lý chất thải rắn Việc quản lý chất thải rắn ở các đô thị về cơ bản phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Thu gom và vận chuyển hết chất thải, nhưng hiện nay vẫn chưa thực hiện được, đòi hỏi phải khắc phục. - Đảm bảo thu gom và xử lý hiệu quả theo nguồn kinh phí nhỏ lại đạt kết quả cao và bảo đảm sức khỏe cho người lao động trực tiếp tham gia xử lý rác. Thu gom chất thải Vận chuyển chất thải Xử lý chất thải Thiêu đốt Ủ sinh học Làm phân bón Các kỹ thụât mới khác Tiêu huỷ tại Các bãi chôn lấp - Đưa các trang thiết bị kỹ thuật xử lý chất thải tiên tiến của các nước vào sử dụng trong nước, đào tạo đội ngũ cán bộ lao động có đầy đủ trách nhiệm đối với môi trường chung của đất nước. Theo như thoả thuận của các cơ quan có trách nhiệm trong công tác quản lý chất thải rắn thì Bộ Tài Nguyên Môi Trường chịu trách nhiệm vạch chiến lược cải thiện môi trường chung cho cả nước, tư vấn cho nhà nước đề xuất chính sách quản lý môi trường quốc gia. Bộ Xây Dựng hướng dẫn chiến lược xây dựng đô thị, quản lý chất thải. Uỷ ban Nhân Dân Thành Phố chỉ đạo Uỷ ban nhân dân quận huyện, Sở Tài Nguyên Môi Trường, Sở Giao Thông Công chánh thực hiện nhiệm vụ quản lý Môi Trường đô thị, Công Ty Công trình đô thị là cơ quan trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ xử lý chất thải rắn, bảo vệ vệ sinh môi trường đô thị theo như qui định. Qua đó, có thể tóm tắt hệ thống quản lý chất thải rắn ở một số đô thị lớn của Việt Nam (hình 4.4) Hình 4.4 Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải rắn ở một số đô thị lớn ở Việt Nam Bộ Tài Nguyên & Môi Trường Bộ Xây Dựng UBND thành phố Sở Giao Thông Công Chánh Sở Tài Nguyên & Môi Trường Công ty Công Trình Đô Thị UBND các cấp CHẤT THẢI RẮN 4.3 Các nguyên nhân dẫn đến thực trạng quản lý đô thị hiện nay 1. Nguyên nhân lớn và bao trùm là chúng ta chưa có bề dày kinh nghiệm thực tiễn và quản lý đô thị. 2. Tư duy quản lý đô thị của cấp lãnh đạo: dường như chưa coi quản lý đô thị là một khoa học đặc biệt có tính độc lập, nên chỉ chú ý đến quản lý và thúc đẩy phát triển kinh tế, mà ít quan tâm tìm hiểu về lý luận và kiến thức đặc thù của quản lý đô thị như quản lý dân số, môi trường, y tế… 3. Trong khâu soạn thảo kế hoạch và chủ trương, mặc dù có họp bàn rất kỹ ở các cấp lãnh đạo và các ngành chức năng nhưng lại chưa có thói quen triển khai nghiên cứu liên ngành và tổ chức phản biện của các chuyên gia, các nhà khoa học chuyên sâu từng vấn đề. 4. Phẩm chất, năng lực quản lý của cán bộ còn nhiều hạn chế. 5. Đội ngũ tri thức và làm công tác khoa học kỹ thuật rất đông đảo, nhưng so với dân số ở thành phố thì tỷ lệ lại không cao mà phần lớn dân cư thành phố hiện nay là những người từ khắp miền đất nước tụ về. Họ chưa trải qua đời sống đô thị nhiều thế hệ, nên nếp sống thị dân đang ở thời kỳ chuyển hóa từ nếp sống nông thôn sang nếp sống đô thị. 6. Vai trò, sức mạnh của pháp luật để pháp luật có tác động biện chứng, hỗ tương với các thành tố khác của đô thị sẽ tạo một môi trường văn hóa đô thị nhưng chưa đươc quan tâm. 7. Chủ trương, chính sách của chính quyền thành phố nói chung và xây dựng theo quy hoạch nói riêng chưa nhất quán. 4.4. Một số biện pháp cụ thể quản lý môi trường đô thị ở Việt Nam 4.4.1 Biện pháp lâu dài - Nâng cấp và qui hoạch đô thị. - Hạn chế tỉ lệ tăng dân số. - Kiểm soát sự di dân từ nông thôn ra thành thị. - Không xây dựng khu công nghiệp trong hoặc gần đô thị. - Thanh tra và kiểm soát môi trường thường xuyên. - Kiểm toán và đánh giá tác động môi trường trước khi xí nghiệp vận hành. - Đánh giá tác động môi trường với dự án qui hoạch và phát triển kinh tế xã hội. - Khuyến khích cưỡng chế thực thi là cách khuyến khích người xã thải làm đúng các tiêu chuẩn và quy định về môi trường: chịu nộp phạt, cam kết thực hiện bảo vệ môi trường. 4.4.2 Biện pháp ngắn hạn a. Quản lý chất thải rắn: Ở Việt nam dân số đô thị chiếm 20% dân số cả nước, nhưng do cơ sở hạ tầng còn yếu kém lại ít được quan tâm nên tình trạng vệ sinh môi trường bị sa sút nghiêm trọng. Tình hình ứ đọng rác do thiếu các phương tiện kỹ thuật cần thiết và hiệu quả quản lý rác còn yếu kém đang gây nhiều trở ngại cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường ở nước ta. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thì tốc độ đô thị hoá đang có chiều hướng gia tăng nhanh hơn trước, sự tăng dân số ở đô thị trong khi chưa có điều kiện chuẩn bị về cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng còn nhiều bất cập