PHẦN Abao gồm toàn bộchi tiết vềnhững hoạt động nâng cao năng lực trong năm 2007do
PCDA thực hiện hoặc thực hiện thông qua PCDA. Kinh phí cho những hoạt động này được
lấy từmục kinh phí 1.2.3, PCDA sẽchịu trách nhiệm tổchức các hoạt động trên.
PHẦN B đưa ra khung tổng quát các hoạt động nâng cao năng lực do các đơn vịcủa Bộ đề
xuất/đưa vào kếhoạch triển khai trong năm 2007. Việc tổchức và quản lý những hoạt động
này thuộc quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị. Toàn bộkinh phí sẽdo hợp phần PCDA
chi trảvà PCDA cũng sẽhỗtrợnếu có yêu cầu. Các mục kinh phí khác nhau tuỳtheo đầu
mục hoạt động các đơn vịtham gia hoặc chịu trách nhiệm. Sẽphải có các bản đềcương/đề
xuất (bao gồm tiêu đềvà loại hoạt động, lý do đềxuất, các kết quảmong đợi, sản phẩm đầu
ra và các tác động, thông tin chi tiết vềthời gian, sốngười tham gia, thời điểm, địa điểm tổ
chức và dựtrù kinh phí) trình trước khi tiến hành hoạt động đểPCDA phê duyệt hay tổchức
thực hiện.
68 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1716 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý môi trường -Nghiên cứu nâng cao năng lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG - NGHIÊN
CỨU NÂNG CAO NĂNG LỰC
Kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo
(PCDA)
Hợp phần số: 104.Vietnam 806
Nghiên cứu nâng cao năng lực
BÁO CÁO CUỐI CÙNG
BẢN THẢO CUỐI CÙNG – Ngày 7/12/2006
Chương trình nâng cao năng lực
CHI TIẾT NĂM 2007
ĐỀ CƯƠNG NĂM 2008 – 2010
Ông Johan Bertens, Tư vấn quốc tế ngắn hạn [Trưởng nhóm]
Bà Nguyễn Thị Anh Thu, Tư vấn trong nước ngắn hạn
Bà Nguyễn Trinh Hương, Tư vấn trong nước ngắn hạn
Hợp phần kiểm soát ô nhiễm vùng đông dân nghèo số 104 - Việt Nam 806
Nghiên cứu nâng cao năng lực
Chương trình nâng cao năng lực 2007 -2010
___________________________________________________________________________
1
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU ........................................................................................................................... 3
PHẦN A: TỔNG HỢP CHI TIẾT CÁC HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO NĂNG LỰC NĂM
2007 DO HỢP PHẦN PCDA TỔ CHỨC THỰC HIỆN ..................................................... 6
1. CÁC KHÓA ĐÀO TẠO ..................................................................................................... 7
1.1. CẤP TRUNG ƯƠNG ....................................................................................................... 7
Khóa đào tạo và khảo sát thực tế về kiểm soát ô nhiễm ....................................................... 7
Khóa đào tạo ngắn hạn chuyên sâu về quản lý chất thải ...................................................... 9
Áp dụng hệ thống pháp lý vào kiểm soát ô nhiễm .............................................................. 11
Các giải pháp công nghệ môi trường thích hợp cho kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực
đông dân nghèo ................................................................................................................... 13
Kinh tế môi trường và các công cụ kinh tế thích hợp cho kiểm soát ô nhiễm tại các khu
vực đông dân nghèo. ........................................................................................................... 15
Ô nhiễm môi trường và sức khỏe cộng đồng tại các khu vực đông dân nghèo .................. 17
2. THAM QUAN KHẢO SÁT ............................................................................................. 19
2.1. NƯỚC NGOÀI ............................................................................................................... 19
Khảo sát thực tế ở Đan Mạch dành cho Ban Chỉ đạo Hợp phần ........................................ 19
Đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm về các kiến thức, kỹ năng quản lý môi trường/kiểm soát ô
nhiễm dành cho cán bộ quản lý. .......................................................................................... 21
Khảo sát học tập và chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng kiểm soát ô nhiễm dành cho các cán bộ
kỹ thuật................................................................................................................................ 23
2. 2.TRONG NƯỚC/GIỮA CÁC TỈNH ............................................................................. 25
Chuyến tham quan kết hợp với họp Ban Quản lý Hợp phần .............................................. 25
3. HỘI THẢO ........................................................................................................................ 27
3.1. CẤP TRUNG ƯƠNG ..................................................................................................... 27
Hội thảo Giới thiệu Hợp phần PCDA ................................................................................. 27
Thảo luận dự thảo Chương trình Nâng cao năng lực và Kế hoạch hoạt động năm 2007 .. 29
3.2. CẤP TỈNH ...................................................................................................................... 31
4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NĂNG LỰC KHÁC ........................................ 31
Hợp phần kiểm soát ô nhiễm vùng đông dân nghèo số 104 - Việt Nam 806
Nghiên cứu nâng cao năng lực
Chương trình nâng cao năng lực 2007 -2010
___________________________________________________________________________
2
PHẦN B: KHUNG TỔNG QUÁT CÁC HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO NĂNG LỰC NĂM
2007 DO CÁC ĐƠN VỊ CỦA BỘ ĐỀ XUẤT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN .................. 32
VỤ THẨM ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (DEIA&A) .................... 33
VỤ MÔI TRƯỜNG (DoE) ..................................................................................................... 35
CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (VEPA) ................................................................................ 37
QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM (VEPF)............................................................ 39
TRUNG TÂM QUAN TRẮC, DỮ LIỆU VÀ THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG (CEMDI) ...... 42
PHẦN C: KHUNG TỔNG QUÁT CÁC HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO NĂNG LỰC NĂM
2007 DO CÁC TỈNH THAM GIA HỢP PHẦN PCDA ĐỀ XUẤT VÀ TỔ CHỨC
THỰC HIỆN ......................................................................................................................... 44
1. CÁC KHÓA ĐÀO TẠO ................................................................................................... 45
1. 2. CẤP TỈNH ..................................................................................................................... 45
PHẦN D: KHUNG HƯỚNG DẪN TỔNG QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
NĂNG LỰC NĂM 2008 - 2010 DO HỢP PHẦN PCDA ĐỀ XUẤT VÀ TỔ CHỨC
THỰC HIỆN ......................................................................................................................... 49
PHẦN E: KHUNG HƯỚNG DẪN TỔNG QUÁT CÁC HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO
NĂNG LỰC NĂM 2008 - 2010 DO CÁC ĐƠN VỊ CỦA BỘ ĐỀ XUẤT VÀ TỔ CHỨC
THỰC HIỆN ......................................................................................................................... 53
VỤ THẨM ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (DEIA&A) .................... 54
VỤ MÔI TRƯỜNG (DoE) ..................................................................................................... 56
CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM (VEPA) ........................................................... 58
QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM (VEPF)............................................................ 60
TRUNG TÂM QUAN TRẮC, DỮ LIỆU VÀ THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG (CEMDI) ...... 61
PHẦN F: KHUNG HƯỚNG DẪN TỔNG QUÁT CÁC HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO
NĂNG LỰC NĂM 2008-2010 DO CÁC TỈNH THAM GIA HỢP PHẦN PCDA ĐỀ
XUẤT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ................................................................................. 65
Hợp phần kiểm soát ô nhiễm vùng đông dân nghèo số 104 - Việt Nam 806
Nghiên cứu nâng cao năng lực
Chương trình nâng cao năng lực 2007 -2010
___________________________________________________________________________
3
GIỚI THIỆU
Tài liệu này cung cấp một cách tổng quan những hoạt động nâng cao năng lực đã được đề
xuất và/hoặc đã được đưa vào kế hoạch triển khai trong suốt quá trình thực thi Hợp phần
PCDA từ cuối năm 2006 – 20101.
Cấu trúc báo cáo
2007 2008 - 2010
PHẦN A PCDA (Chi tiết) PHẦN D PCDA (Hướng
dẫn)
PHẦN B CÁC VỤ (Khung) PHẦN E CÁC VỤ (Hướng
dẫn)
PHẦN C 4 TỈNH (khung) PHẦN F 4 TỈNH (Hướng
dẫn)
2007
PHẦN A bao gồm toàn bộ chi tiết về những hoạt động nâng cao năng lực trong năm 2007do
PCDA thực hiện hoặc thực hiện thông qua PCDA. Kinh phí cho những hoạt động này được
lấy từ mục kinh phí 1.2.3, PCDA sẽ chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động trên.
PHẦN B đưa ra khung tổng quát các hoạt động nâng cao năng lực do các đơn vị của Bộ đề
xuất/đưa vào kế hoạch triển khai trong năm 2007. Việc tổ chức và quản lý những hoạt động
này thuộc quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị. Toàn bộ kinh phí sẽ do hợp phần PCDA
chi trả và PCDA cũng sẽ hỗ trợ nếu có yêu cầu. Các mục kinh phí khác nhau tuỳ theo đầu
mục hoạt động các đơn vị tham gia hoặc chịu trách nhiệm. Sẽ phải có các bản đề cương/đề
xuất (bao gồm tiêu đề và loại hoạt động, lý do đề xuất, các kết quả mong đợi, sản phẩm đầu
ra và các tác động, thông tin chi tiết về thời gian, số người tham gia, thời điểm, địa điểm tổ
chức và dự trù kinh phí) trình trước khi tiến hành hoạt động để PCDA phê duyệt hay tổ chức
thực hiện.
PHẦN C trình bày khung tổng quát các hoạt động đề xuất cho 4 tỉnh của Hợp phần PCDA
thực hiện trong năm 2007. Các hoạt động này do Các Sở TN&MT thuộc Hợp phần PCDA
chịu trách nhiệm tổ chức và do PCDA chi trả. PCDA sẽ hỗ trợ nếu có yêu cầu. Sẽ phải có các
bản đề cương/đề xuất (bao gồm tiêu đề và loại hoạt động, lý do đề xuất, các kết quả mong
đợi, sản phẩm đầu ra và các tác động, thông tin chi tiết về thời gian, số người tham gia, thời
điểm, địa điểm tổ chức và dự trù kinh phí) do từng Sở TN&MT trình trước khi tiến hành hoạt
động để PCDA phê duyệt hay tổ chức thực hiện.
2008 – 2010 (Chỉ có tính chất hướng dẫn)
1 Sẽ có bản trình bày thời gian và kinh phí cho từng hoạt động, mục kinh phí cho tất cả các hoạt động nâng cao
năng lực (Xem bản excel ).
Hợp phần kiểm soát ô nhiễm vùng đông dân nghèo số 104 - Việt Nam 806
Nghiên cứu nâng cao năng lực
Chương trình nâng cao năng lực 2007 -2010
___________________________________________________________________________
4
PHẦN D cung cấp thông tin về các hoạt động nâng cao năng lực do PCDA đề xuất/đưa vào
kế hoạch thực hiện trong các năm từ 2008 đến 2010. Phần này không được trình bày chi tiết
với mục đích nếu trong quá trình thực hiện hợp phần năm 2007 có nảy sinh các nhu cầu mới
hoặc cấp thiết hơn thì Hợp phần vẫn có thể linh hoạt và đáp ứng được. Đề nghị đến gần cuối
năm 2007, nên tổng kết những kết quả đã đạt được, qua đó sẽ điều chỉnh lại các nhu cầu nâng
cao năng lực, khi các nhu cầu này đã thể hiện một cách rõ ràng hơn.
PHẦN E trình bày những hoạt động nâng cao năng lực do các đơn vị trong Bộ tham gia Hợp
phần đề xuất trong giai đoạn 2008 – 2010. Tương tự như phần C, điều quan trọng ở phần này
là sự linh hoạt đối với những nhu cầu nâng cao năng lực khác nảy sinh trong quá trình thực
hiện dự án mà thời điểm hiện nay chưa thấy trước được.
PHẦN F là những thông tin về các hoạt động đề xuất do các tỉnh tổ chức hay thực hiện. Các
hoạt động này có thể được tiến hành tại tỉnh, huyện/thị hoặc xã/phường.
Một số lưu ý quan tr ọng
(1) Hiện tại các các hoạt động nâng cao năng lực do các tỉnh tự tổ chức và tiến hành còn hạn
chế. Điều này không có gì là ngạc nhiên do hạn chế của các tỉnh về mặt kiến thức, kĩ năng và
kinh nghiệm trong kiểm soát ô nhiễm tại các vùng đông dân nghèo. Do đó, chương trình
nâng cao năng lực hiện nay trước tiên là tập trung vào cải thiện và tăng cường kiến thức cũng
như kĩ năng của các cán bộ cấp tỉnh (đặc biệt là nửa đầu của năm 2007). Trong nửa năm còn
lại có thể sẽ diễn ra việc “tăng tốc”, nghĩa là sau khi các cán bộ cấp tỉnh tiếp thu được kiến
thức và những kĩ năng mới sẽ truyền đạt cho các cán bộ khác bằng các cách khác nhau
(thông qua hoạt động nâng cao năng lực đã được xây dựng trong chương trình, hoặc/và theo
kiểu thực hiện các nhóm nhiệm vụ, học tại nơi làm việc, học thông qua hành, tham quan học
tập trong nước, hội thảo, toạ đàm về những kinh nghiệm hay,..). Tương tự, từ nửa cuối của
năm 2007 trở đi, sẽ có nhiều các hoạt động nâng cao năng lực mang tính kỹ thuật được tiến
hành để bổ sung những kiến thức cơ bản đã được trang bị trong giai đoạn đầu cho các bên
liên quan.
(2) Đa phần các hoạt động nâng cao năng lực tập trung vào hoặc thu hút đội ngũ cán bộ cấp
tỉnh. Các hoạt động nâng cao năng lực này nhìn chung được tổ chức ở quy mô quốc gia hoặc
cấp trung ương, và cũng có thể thu hút cả các cán bộ của các vụ của Bộ TN&MT tham gia
Hợp phần.
(3) Các hoạt động nâng cao năng lực từ khía cạnh nâng cao nhận thức không đưa vào chương
trình nâng cao năng lực này, mà sẽ được nhóm chuyên gia về nâng cao nhân thức (chuyên
gia quốc tế/chuyên gia trong nước) do PCDA thuê soạn thảo.
(4) Các dự tính về kinh phí đã được Nhóm chuyên gia về nâng cao năng lực tính toán cẩn
thận và giả định sẽ có sự xê dịch 10% so với tính toán hiện tại.
(5) Cũng không là ngoại lệ sẽ có những khóa đào tạo chuyên hoặc những hoạt động nâng cao
năng lực tương thích với việc thực hiện Hợp phần do các tổ chức khác hỗ trợ (ví dụ Đại sứ
quán Đan Mạch, AITCV, v.v…). Các khóa đào tạo này sẽ được đánh giá theo từng trường
hợp, và thực tế sẽ phải được báo cáo lại cho các bên liên quan khi được yêu cầu. Đôi khi chi
phí cho khóa đào tạo sẽ do nhà tài trợ thạnh toán toàn bộ. Trong những trường hợp không
Hợp phần kiểm soát ô nhiễm vùng đông dân nghèo số 104 - Việt Nam 806
Nghiên cứu nâng cao năng lực
Chương trình nâng cao năng lực 2007 -2010
___________________________________________________________________________
5
được tài trợ toàn bộ , Hợp phần PCDA sẽ đánh giá sự tương thích của hoạt động được đề
xuất và xem có kinh phí và mục kinh phí nào thích hợp để tài trợ cho hoạt động đó hay
không.
(6) PCDA có thể cân nhắc để thuê một cán bộ điều phối có năng lực (ít nhất là cho năm
2007) để đảm bảo các hoạt động của chương trình Nâng cao năng lực được thực hiện đúng
thời hạn (xem Báo cáo Hành chính).
Hợp phần kiểm soát ô nhiễm vùng đông dân nghèo số 104 - Việt Nam 806
Nghiên cứu nâng cao năng lực
Chương trình nâng cao năng lực 2007 -2010
___________________________________________________________________________
6
PHẦN A: TỔNG HỢP CHI TIẾT CÁC HOẠT ĐỘNG NÂNG
CAO NĂNG LỰC NĂM 2007 DO HỢP PHẦN PCDA TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Hợp phần kiểm soát ô nhiễm vùng đông dân nghèo số 104 - Việt Nam 806
Nghiên cứu nâng cao năng lực
Chương trình nâng cao năng lực 2007 -2010
___________________________________________________________________________
7
1. CÁC KHÓA ĐÀO TẠO
1.1. CẤP TRUNG ƯƠNG
Mã số chương trình : A.1.1.1
1. Tiêu đề/mô tả chương trìnhNâng cao năng lực đề xuất
Khóa đào tạo và khảo sát thực tế về kiểm soát ô nhiễm
2. Loại hình đào tạo:
Kết hợp tham quan học tập và tập huấn về kiểm soát ô nhiễm
3. Mô tả tóm tắt về chương trình Nâng cao năng lực đề xuất
Chuyến tham quan học tập kết hợp tập huấn về kiểm soát ô nhiễm này được đề xuất
dành cho các cán bộ quản lý cấp trung ương (mỗi Vụ một người) và các cán bộ cao
cấp tại các địa phương (thuộc các Sở Tài nguyên và Môi trường, mỗi tỉnh một
người) nhằm nâng cao hiểu biết và nhận thức về vấn đề kiểm soát ô nhiễm tại các
khu vực đông dân nghèo. Khóa đào tạo sẽ được tiến hành ở Thái Lan.
4. Lý do tổ chức khoá đào tạo Nâng cao năng lực
Kiểm soát ô nhiễm ở các khu vực đông dân nghèo là một khái niệm tương đối mới
mẻ ở Việt Nam. Để thực hiện tốt vấn đề này, việc quan trọng nhất là phải nâng cao
nhận thức và kiến thức cho các cán bộ trong các đơn vị chủ chốt chịu trách nhiệm
việc thực hiện Hợp phần PCDA
5. Kết quả mong đợi từ khoá đào tạo nâng cao năng lực
Các đại biểu tham dự khóa tập huấn sẽ có kiến thức và nhận thức tốt hơn về công
tác quản lý, điều phối và tham gia (cộng đồng) trong kiểm soát ô nhiễm tại các khu
vực đông dân nghèo; nâng cao năng lực trong việc đưa ra các quy định có hiệu
quả/thực thi liên quan đến kiểm soát ô nhiễm; có khả năng đóng góp vào việc xây
dựng chính sách và đưa ra/hỗ trợ việc đưa ra các công cụ luật pháp, tài chính và kỹ
thuật trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, chất lượng nước và
không khí, tiếng ồn, vv…
6. Giám sát kết quả và tác động của khoá đào tạo nâng cao năng lực
Kết quả: Các cơ quan chủ chốt có trách nhiệm trong việc thực hiện thực tế và hiệu
quả Hợp phần PCDA phải có ít nhất 1 cán bộ được đào tạo về các khái niệm và
công cụ liên quan tới kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo.
Tác động: Kiến thức và nhận thức nâng cao về kiểm soát ô nhiễm được lan rộng
trong mỗi đơn vị và kết quả là sự gia tăng hàng năm của các trường hợp giảm thiểu
Hợp phần kiểm soát ô nhiễm vùng đông dân nghèo số 104 - Việt Nam 806
Nghiên cứu nâng cao năng lực
Chương trình nâng cao năng lực 2007 -2010
___________________________________________________________________________
8
ô nhiễm cùng với các biện pháp kiểm soát (đề xuất và thực thi) ở những vùng đông
dân nghèo dẫn đến cải thiện chất lượng môi trường của các khu vực này.
7. Các thông tin chi tiết
a) Đơn vị nào chịu trách nhiệm về
công tác hậu cần, hành chính,
v.v…?
Hợp phần PCDA
b) Đơn vị nào chịu trách nhiệm tổ
chức chuyến tham quan học tập
kết hợp tập huấn?
AIT
c) Có bao nhiêu đại biểu tham dự và
từ các ban ngành/đơn vị cấp trung
ương/địa phương nào?
Tối đa là 10 cán bộ của các vụ và các
tỉnh tham gia Hợp phần PCDA
d) Chuyến tham quạn học tập kết hợp
tập huấn này sẽ được tổ chức bao
nhiêu lần?
Chỉ tổ chức một lần
e) Hội thảo sẽ được tổ chức vào khi
nào (ngày tháng) và ở đâu (địa
điểm)?
09-18/1/2007, 8 ngày ở Bangkok
f) Tổng chi phí dự kiến? 23.000 USD (mục kinh phí 1.2.3.5)
8. Các vấn đề liên quan khác?
Đây là khóa học do AIT xây dựng, gồm việc giảng dậy của các chuyên gia hàng đầu
(phần lớn từ AIT), cùng với các chuyến thăm quan những tổ chức có chức năng và
hoạt động về kiểm soát ô nhiễm.
Hợp phần kiểm soát ô nhiễm vùng đông dân nghèo số 104 - Việt Nam 806
Nghiên cứu nâng cao năng lực
Chương trình nâng cao năng lực 2007 -2010
___________________________________________________________________________
9
Mã số chương trình: A.1.1.2
1. Tiêu đề khoá đào tạo Nâng cao năng lực đề xuất
Khóa đào tạo ngắn hạn chuyên sâu về quản lý chất thải
2. Loại hình đào tạo
Đào tạo ở nước ngoài
3. Mô tả tóm tắt về chương trình đào tạo Nâng cao năng lực đề xuất
Khóa đào tạo 5 ngày này được dự kiến dành cho cán bộ tham gia hợp phần PCDA
có nhiệm vụ lập kế hoạch tái chế chất thải và những người có nhiệm vụ kiểm soát và
quản lý chất thải công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản và chất thải sinh hoạt . Khóa
tập huấn này cung cấp cho học viên tổng hợp các chiến lược của đất nước hiếm đất
– Singapore trong quản lý chất thải, kể cả chất thải nguy hại nhằm đảm bảo một
môi trường sống không ô nhiễm
4. Lý do tổ chức khoá đào tạo Nâng cao năng lực
Mục tiêu phát triển của Hợp phần là hướng tới tình trạng mà trong đó: “ Chất
lượng của môi trường tại các khu vực đông dân nghèo được kiểm soát có hiệu quả ở
địa phương và được duy trì ở một mức có thể chấp nhận được”. Điều này có thể
thực hiện bằng cách sử dụng các biện pháp khác nhau để quản lý chất thải - nguyên
nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Singapore là một trong các nước Châu Á (thậm
chí là một trong những nước trên thế giới) có trình độ và kinh nghiệm tiên tiến hơn
hẳn trong lĩnh vực quản lý chất thải, chắc chắn rằng kiến thức của học viên tham
dự khóa đào tạo, những người có nhiệm vụ thực thi hợp phần PCDA, sẽ được cải
thiện đáng kể.
5. Kết quả mong đợi của khoá đào tạo nâng cao năng lực
Học viên tham dự khóa học sẽ tiếp thu kiến thức mới về những khái niệm và chính
sách quản lý chất thải ở Singapore, quản lý những chất nguy hại và chất thải độc
hại; kết hợp giữa việc quản lý chất thải với xây dựng và triển khai các kế hoạch,
giảm thiểu và tái chế chất thải; kiểm soát việc lưu trữ, vận chuyển và chôn lấp; và
giáo dục cộng đồng.
6. Giám sát kết quả và tác động của chương trình nâng cao năng lực
Kết quả: 5 cán bộ ở cấp trung ương sau khóa đào tạo sẽ được nâng cao kiến thức và
kỹ năng về các khái niệm quản lý rác thải và thiết kế/triển khai các biện pháp xử
lý/loại bỏ chất thải phù hợp ở các cấp trung ương và địa phương
Tác động: Số lượng các chính sách và kế hoạch liên quan đến quản lý chất thải tăng
lên. Số đội ngũ cán bộ trẻ ở các Bộ ngành trung ương tham gia hiệu quả trong các
khóa đào tạo về quản lý môi trường cho những cán bộ khác ở cấp tỉnh và huyện
cũng như tham gia vào các đoàn đánh giá và thanh tra môi trường tại các doanh
nghiệp và cộng đồng cũng sẽ tăng lên.
Hợp phần kiểm soát ô nhiễm vùng đông dân nghèo số 104 - Việt Nam 806
Nghiên cứu nâng cao năng lực
Chương trình nâng cao năng lực 2007 -2010
___________________________________________________________________________
10
7. C