Quản lý nhà nước - Chương II: Khái quát về tổ chức lao động khoa học trong cơ quan hành chính nhà nước

Các khái niệm cơ bản II. Nội dung của tổ chức lao động khoa học trong cơ quan hành chính nhà nước III. Các nguyên tắc của tổ chức lao động khoa học trong cơ quan hành chính nhà nước IV. Cơ sở lý luận, các phương pháp khoa học để tổ chức lao động khoa học cho một tổ chức

pdf34 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý nhà nước - Chương II: Khái quát về tổ chức lao động khoa học trong cơ quan hành chính nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hongtcns@yahoo.com 1 Chương II Khái quát về tổ chức lao động khoa học trong cơ quan hành chính nhà nước hongtcns@yahoo.com 2 Chương II I. Các khái niệm cơ bản II. Nội dung của tổ chức lao động khoa học trong cơ quan hành chính nhà nước III. Các nguyên tắc của tổ chức lao động khoa học trong cơ quan hành chính nhà nước IV. Cơ sở lý luận, các phương pháp khoa học để tổ chức lao động khoa học cho một tổ chức hongtcns@yahoo.com 3 Các khái niệm cơ bản 1. Tổ chức LĐ 2. Tổ chức LĐ khoa học 3. Các khái niệm liên quan hongtcns@yahoo.com 4 1. Tổ chức lao động - Tổ chức LĐ là một tất yếu khách quan. - Tại sao? Dù cho quá trình LĐ được diễn ra dưới những điều kiện kinh tế xã hội như thế nào thì cũng phải tổ chức kết hợp sự tác động giữa các yếu tố cơ bản của quá trình LĐ và các mối quan hệ qua lại giữa những người LĐ với nhau vào việc thực hiện mục đích của quá trình đó, tức là phải tổ chức LĐ hongtcns@yahoo.com 5 1. Tổ chức lao động TCLĐ được hiểu là tổ chức quá trình hoạt động của con người, trong sự kết hợp của 3 yếu tố cơ bản của quá trình LĐ và các mối quan hệ qua lại giữa những người LĐ với nhau nhằm đạt được mục đích của quá trình LĐ. hongtcns@yahoo.com 6 Thực chất của tổ chức lao động - Gắn liền với LĐ sống, với việc đảm bảo sự hoạt động của sức LĐ. - Là một hệ thống các biện pháp đảm bảo sự hoạt động của con người. Cụ thể: + Sắp đặt những con người cụ thể vào những công việc cụ thể để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể. + Trang bị những điều kiện cụ thể để thực hiện những nhiệm vụ ấy. + Đồng thời chỉ đạo điều hành những hoạt động sao cho nó được diễn ra theo đúng kế hoạch đã định. - Mục đích: nâng cao năng suất và sử dụng đầy đủ nhất các tư liệu sản xuất hongtcns@yahoo.com 7 Phân biệt TCLĐ và TCSX • TCSX là tổng thể các biện pháp nhằm sử dụng đầy đủ toàn bộ nguồn LĐ và các điều kiện vật chất - kỹ thuật, đảm bảo cho quá trình SX được tiến hành ổn định, nhịp nhàng và kinh tế. Đối tượng của TCSX là cả ba yếu tố của quá trình SX (bản thân LĐ, đối tượng LĐ và công cụ LĐ). • TCSX theo nghĩa rộng bao gồm các vấn đề: quản lý SX, kế hoạch hoá SX và TCLĐ. •  TCLĐ là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của TCSX. TCLĐ là một hệ thống các biện pháp để đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả của LĐ sống. Đối tượng của TCLĐ chỉ bảo gồm LĐ sống - yếu tố cơ bản của quá trình SX. hongtcns@yahoo.com 8 2. Tổ chức lao động khoa học TCLĐ, tiếng Latinh là ergonomic, vốn được kết hợp từ hai từ Hy Lạp cổ: - “ergon” – lao động - “nomos” - luật, quy luật. Theo nghĩa này, TCLĐKH là những nguyên tắc khoa học được thiết lập dựa trên hiểu biết về mối quan hệ tương tác giữa NLĐ và các yếu tố còn lại trong một hệ thống SX vật chất nhất định; là sự áp dụng các lý thuyết, cơ sở dữ liệu nhằm làm tối ưu hoá hoạt động của hệ thống nói chung và sự tiện nghi cho con người nói riêng. hongtcns@yahoo.com 9 Tổ chức lao động khoa học Tổ chức LĐ được coi là khoa học khi “... nó được dựa trên cơ sở của những thành tựu đạt được của khoa học và những kinh nghiệm sản xuất tiến bộ được áp dụng một cách có hệ thống, cho phép kết hợp tốt nhất kỹ thuật với con người trong quá trình sản xuất thống nhất, đảm bảo sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn vật tự LĐ, tăng năng suất LĐ, không ngừng giữ gìn sức khoẻ con người cũng như thúc đẩy sự chuyển hoá dần dần LĐ thành nhu cầu bậc nhất của cuộc sống”.  trong lĩnh vực sản xuất. hongtcns@yahoo.com 10 Tổ chức LĐ khoa học “Tổng thể các biện pháp tổ chức, kĩ thuật, kinh tế, an toàn, vệ sinh và tâm sinh lí dựa trên cơ sở những thành tựu khoa học và kĩ thuật, những kinh nghiệm tiên tiến nhằm sử dụng LĐ hợp lí, có hiệu quả, kích thích được tính tự giác, chủ động sáng tạo của người LĐ, nâng cao năng suất LĐ, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn tài nguyên, tiết kiệm tối đa sức khoẻ của người LĐ” (Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, hongtcns@yahoo.com 11 Tổ chức Lao động khoa học Tổ chức lao động khoa học được hiểu là TCLĐ dựa trên cơ sở phân tích khoa học các quá trình LĐ và điều kiện thực hiện chúng, thông qua việc áp dụng những biện pháp được thiết kế dựa trên những thành tựu của khoa học và kinh nghiệm, nhằm đạt mục đích LĐ một cách hiệu quả. hongtcns@yahoo.com phương hướng để hoàn thiện TCLĐKH • Cải thiện điều kiện lao động (tăng mức đầu tư thiết bị cho mỗi chỗ làm việc, bảo đảm an toàn, áp dụng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý); • Phân công lao động, hiệp tác lao động đúng đắn; • Áp dụng phương thức và phương pháp lao động tiên tiến, nghiên cứu và phổ biến các kinh nghiệm tốt; • Nâng cao trình độ kĩ thuật sản xuất, quản lý; • Áp dụng các định mức kinh tế kĩ thuật khoa học, có chế độ lương bổng và khuyến khích khen thưởng hợp lý cho người lao động. 12 hongtcns@yahoo.com 13 Phân biệt TCLĐ & TCLĐKH • TCLĐKH khác với TCLĐ nói chung không phải ở nội dung mà ở phương pháp, cách giải quyết và mức độ phân tích khoa học các vấn đề. • TCLĐKH chính là quá trình đưa vào TCLĐ hiện có những thành tựu đạt được của khoa học và những kinh nghiệm tiên tiến để làm tăng hiệu suất chung của LĐ. • TCLĐKH chính là TCLĐ ở trình độ cao hơn so với TCLĐ hiện hành. • Ví dụ? Có những nơi, NLĐ làm việc tiện nghi, an toàn, sáng tạo, hiệu quả... và có những nơi thì không? (Khu vực tư/công) • Sự khác biệt đến từ đâu? Từ mức độ khoa học của TCLĐ? hongtcns@yahoo.com 14 3. Các khái niệm liên quan - CQHCNN - Nghề - Công việc - Mức độ căng thẳng của LĐ - Cường độ LĐ - Năng suất LĐ cá nhân - Hiệu quả LĐ cá nhân hongtcns@yahoo.com Nghề 15 Hiểu theo 2 góc độ: Theo góc độ phân công và hiệp tác LĐ: Một dạng cụ thể hoàn chỉnh của LĐ trong hệ thống phân công LĐ xã hội, đòi hỏi phải được tiến hành theo một nguyên tắc thực hiện riêng, với công nghệ và loại công cụ riêng biệt. Nghề là một dạng cụ thể của LĐ, là kết quả của quá trình phân công và hiệp tác LĐ. Theo góc độ đào tạo : Nghề là tổng hợp của trình độ hiểu biết, kỹ năng, phẩm chất LĐ mà người LĐ cần phải tiếp thu trong quá trình đào tạo chuyên môn - kỹ thuật và tích lũy kinh nghiệm trong thực tiễn để đáp ứng các yêu cầu của một dạng cụ thể hoàn chỉnh của các công việc LĐ. -Nghề quản lý HCNN? hongtcns@yahoo.com 16 Công việc * Công việc là một phần trong toàn bộ hoạt động của nghề. • Phân biệt nghề và công việc: - Đều là dạng cụ thể của LĐ, là kết quả của quá trình phân công và hiệp tác LĐ. - Nghề là dạng hoàn chỉnh của quá trình LĐ, đòi hỏi phải có trình độ hiểu biết, kỹ năng LĐ riêng và do vậy cần phải có chương trình đào tạo, dạy nghề riêng. - Công việc là một bộ phận của nghề, người LĐ qua đào tạo nghề và kinh nghiệm thực tế thì sẽ làm được các công việc thuộc nghề. - Cùng với sự phát triển của kỹ thuật sản xuất, của phân công và hiệp tác LĐ, ranh giới giữa nghề và công việc không ngừng thay đổi, ngày một khó phân biệt hơn. hongtcns@yahoo.com 17 Các khái niệm liên quan Mức độ căng thẳng của LĐ Là mức độ gắng sức của người LĐ để thực hiện quá trình LĐ. Căn cứ vào tính chất căng thẳng của LĐ được chia thành 3 nhóm căng thẳng: về não lực, về thể lực và về thần kinh - tâm lý xúc cảm. Cường độ LĐ Là mức độ tiêu hao năng lượng cơ bắp và thần kinh của người LĐ trong một đơn vị thời gian LĐ (giờ, ngày, tháng, năm) cho một công việc, một ngành nghề nhất định. Tăng cường độ LĐ là tăng mức độ tiêu hao năng lượng trong một đơn vị thời gian LĐ hoặc kéo dài thời gian LĐ. hongtcns@yahoo.com 18 Các khái niệm liên quan Năng suất LĐ cá nhân Là kết quả LĐ biểu hiện ở doanh thu, giá trị gia tăng, sản lượng do người LĐ tạo ra trong một đơn vị thời gian LĐ (giờ, ngày, tháng, năm) với cường độ LĐ trung bình. Hiệu quả LĐ cá nhân Là lượng giá trị lợi nhuận ròng do người LĐ tạo ra trong một đơn vị thời gian LĐ. hongtcns@yahoo.com II. Nội dung của TCLĐKH trong cơ quan HCNN 1. Hoàn thiện định mức lao động Định mức LĐ trong CQHCNN.pptx 2. Xây dựng các hình thức phân công và hiệp tác lao động hợp lý -> tạo điều kiện không ngừng tăng năng suất lao động 3. Hoàn thiện tổ chức phục vụ nơi làm việc: trang bị đầy đủ trang bị công nghệ và tổ chức nơi làm việc, bố trí hợp lý nơi làm việc phù hợp với yêu cầu về nhân trắc học, tâm sinh lý lao động, vệ sinh an toàn lao động và thẩm mỹ sản xuất. 4. Nghiên cứu và phổ biến các phương pháp, thao tác lao động hợp lý nhằm đạt NSLĐ cao bảo đảm an toàn lao động cho người lao động. 19 hongtcns@yahoo.com Nội dung của TCLĐKH trong cơ quan HCNN 4. Cải thiện điều kiện lao động giảm nhẹ sự nặng nhọc của công việc, giữ gìn tăng cường sức khoẻ cho người lao động, tạo ra những điều kiện lao động thuận lợi 5. Tổ chức trả lương phù hợp với số lượng và chất lượng lao động cũng như sử dụng có hiệu quả chế độ khuyến khích vật chất cho người lao động 6. Đào tạo và nâng cao trình độ lành nghề cho người lao động 7. Tổ chức công tác thi đua, khen thưởng và củng cố kỷ luật lao động 20 hongtcns@yahoo.com 21 Nhiệm vụ của TCLĐKH trong CQHCNN • Nhiệm vụ kinh tế: Nâng cao hiệu quả hoạt động của CQHCNN bằng cách: - Tăng NSLĐ? Sử dụng tiết kiệm và hợp lý: + Nguồn lực vật tư + Vốn ngân sách + Lao động + thời gian làm việc - Trước hết, cần tiết kiệm LĐ sống: loại trừ thời gian bỏ việc, ngừng việc, áp dụng những phương pháp LĐ tiên tiến, quy trình LĐ phù hợp hongtcns@yahoo.com 22 Nhiệm vụ của TCLĐKH trong CQHCNN - Nhiệm vụ tâm sinh lý: phải tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động của cơ quan, làm cho NLĐ hoạt động được bình thường, bảo vệ sức khỏe và năng lực làm việc của người LĐ. - Nhiệm vụ xã hội: nâng cao trình độ văn hóa, kỹ thuật của CB-CC, để họ có thể phát triển toàn diện và cân đối, bằng cách nâng cao mức độ hấp dẫn của LĐ và biến LĐ thành nhu cầu bậc nhất của cuộc sống. Các nhiệm vụ này có liên hệ chặt chẽ và đòi hỏi phải được thực hiện một cách đồng bộ. hongtcns@yahoo.com 23 III. Nguyên tắc TCLĐKH 3.1. Nguyên tắc về tính khoa học của các biện pháp 3.2. Nguyên tắc về tính tổng hợp của việc áp dụng các biện pháp 3.3. Nguyên tắc về tính đồng bộ của các biện pháp 3.4. Nguyên tắc về tính kế hoạch của công tác TCLĐ 3.5. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật hongtcns@yahoo.com Nguyên tắc về tính khoa học của các biện pháp • Các biện pháp TCLĐ phải được thiết kế, áp dụng trên cơ sở vận dụng các kiến thức khoa học thông qua việc ứng dụng các nguyên lý khoa học, các tiêu chuẩn, các quy định của nhà nước... • Đáp ứng được các yêu cầu của nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước, quy trình công vụ và tuân thủ pháp luật; • Đảm bảo nâng cao tính phục vụ và tiết kiệm các nguồn lực của nhà nước và xã hội; 24 hongtcns@yahoo.com Nguyên tắc về tính khoa học của các biện pháp • Các biện pháp tổ chức lao động phải có tác dụng phát hiện, khai thác các khả năng dự trữ để nâng cao năng suất lao động; • Các biện pháp tổ chức lao động phải là cơ sở quyết định thỏa mãn nhu cầu việc làm chuyên môn ngày càng chuyên sâu của công chức, làm cho lao động thích ứng cao với con người và tạo nên những điều kiện lao động thuận lợi cho công chức. 25 hongtcns@yahoo.com Nguyên tắc về tính tổng hợp của việc áp dụng các biện pháp • Nguyên tắc này đòi hỏi các nội dung, các biện pháp của tổ chức lao động phải được nghiên cứu, xem xét trong mối quan hệ qua lại hữu cơ với nhau, trong quan hệ giữa bộ phận với toàn bộ và xem xét trên nhiều mặt; • Chú ý đến những đặc thù của các công việc quản lý cũng như các điều kiện hiện tại cụ thể của bộ phận (đơn vị), tổ chức cũng như toàn bộ nền hành chính, như: điều kiện và trình độ khoa học công nghệ, cơ sở vật chất, trình độ tổ chức quản lý và trình độ tổ chức lao động... 26 hongtcns@yahoo.com Nguyên tắc về tính đồng bộ của các biện pháp • Đòi hỏi: – Khi thực hiện các biện pháp phải giải quyết đồng bộ các vấn đề có liên quan; – Sự tham gia, phối hợp đồng bộ của các đơn vị, bộ phận trong một tổ chức và trong toàn bộ nền hành chính; – Thống nhất sự phối hợp hoạt động của các cán bộ lãnh đạo các cấp. 27 hongtcns@yahoo.com Nguyên tắc về tính kế hoạch của công tác tổ chức lao động • Các biện pháp tổ chức lao động khoa học phải được kế hoạch hóa trên cơ sở những nguyên tắc và phương pháp khoa học; • Các biện pháp TCLĐKH phải có tác dụng trực tiếp nâng cao chất lượng các chỉ tiêu trong kế hoạch của tổ chức, như: năng suất lao động, năng lực quản lý, thời gian làm việc hiệu quả, ứng dụng KH-CN... 28 hongtcns@yahoo.com Nguyên tắc tuân thủ pháp luật • Các biện pháp tổ chức lao động khoa học cho các cơ quan hành chính nhà nước đòi hỏi phải căn cứ dựa trên các quy phạm pháp luật và chỉ được xem xét, thực hiện theo đúng các quy định đó. • Nguyên tắc tuân thủ pháp luật này đảm bảo tính thống nhất trong việc áp dụng các biện pháp TCLĐKH cho từng cơ quan. 29 hongtcns@yahoo.com IV. Cơ sở lý luận, các phương pháp khoa học để tổ chức lao động khoa học cho một tổ chức 1. Cơ sở lý luận 2. Các phương pháp khoa học để tổ chức lao động cho một tổ chức 30 hongtcns@yahoo.com 31 1. Cơ sở lý luận của TCLĐKH - Gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất và quá trình hợp lý hóa LĐ tư bản chủ nghĩa. - Thời kỳ công trường thủ công: xuất hiện tư tưởng về sự cần thiết phải xác định hao phí thời gian LĐ - Nền đại công nghiệp sản xuất máy móc: cuối thế kỷ 19, một loạt các lý thuyết về tổ chức và quản lý LĐ đã ra đời, đặc biệt sau Đại khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 hongtcns@yahoo.com 1. Cơ sở lý luận của TCLĐKH 1.1 Trường phái quản trị cổ điển truong phai co dien.pptx 1.2 Trường phái tâm lý xã hội truong phai tam ly.pptx 1.3 Trường phái quản trị định lượng 1.4 Trường phái TQM 32 hongtcns@yahoo.com 2. Các phương pháp khoa học để tổ chức lao động cho một tổ chức • Phương pháp phân tích, hợp lý hóa phương pháp lao động của một công chức làm việc có hiệu quả cao; • Phương pháp mô tả nội dung của phương pháp lao động; • Phương pháp thể hiện quỹ đạo không gian di chuyển của lao động; • Các phương pháp mô tả thời gian hao phí của các hoạt động lao động. 33 hongtcns@yahoo.com 34