Vấn đề chủ chốt mà Ban quản lý tài sản nợ có cần quan tâm xem xét đó là sự
chênh lệch về lãi suất giữa lãi suất cho vay (lãi suất được thu từ việc cho vay và
kinh doanh các tài sản có khác) và lãi suất huy động vốn(lãi suất trong việc gửi
tiền và vay nợ khác). Sau khi xem xét bảng cân đối tài sản những quy định pháp lý
trong hoạt động ngân hàng, mức độ cạnh tranh với các ngân hàng khác, tình hình
kinh tế nói chung, xem xét các đơn xin vay vốn, tình hình huy động vốn hiện tại,
Ban này sẽ ra quyết định về việc định giá các khoản cho vay, cụ thể là các quyết
định về lãi suất cơ bản đối với một sốkhoản vay và liệu nên đưa ra lãi suất cố định
hay thả nổi đối với các khoản vay.
12 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1573 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý rủi ro tài chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản lý rủi ro tài chính
Ths. Trần Tuyết Nhung
Trung tâm Thông tin tín dụng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
www.SAGA.vn - Mục đích của quản lý tài chính là để tăng cường lợi nhuận của
các ngân hàng và tăng giá trị của ngân hàng trên thị trường. Tuy nhiên, chiến lược
nhằm vào mục đích tăng lợi nhuận cũng có nghĩa là phải chấp nhận nhiều rủi ro, vì
vậy những nhà quản lý phải theo đuổi mục đích lợi nhuận theo cách thức phải đảm
bảo khả năng thanh toán và hạn chế được những rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi
ro thanh khoản, và rủi ro về kinh doanh ngoại tệ. Để đạt được cùng lúc được hai
mục tiêu là năng cao lợi nhuận và quản lý rủi ro, hầu hết các ngân hàng thượng
mại trên thế giới đều thành lập Ban quản lý tài sản nợ_có. Ban này bao gồm chủ
tịch ngân hàng, giám đốc và những người điều hành bộ phận như quản lý tài sản
có (quản lý việc cho vay trong nước và quốc tế), quản lý tài sản nợ (quản lý việc
thu hút tiền gởi) và phân tích tình hình kinh tế của ngân hàng. Ban quản lý tài sản
nợ_có sẽ chịu trách nhiệm đưa ra các chiến lược cho vay và thu hút tiền gửi. Ban
này sẽ họp vài lần trong một tháng để thảo luận và đưa ra chiến lược nhằm nâng
cao lợi nhuận và không phải chịu nhiều rủi ro.
Vấn đề chủ chốt mà Ban quản lý tài sản nợ có cần quan tâm xem xét đó là sự
chênh lệch về lãi suất giữa lãi suất cho vay (lãi suất được thu từ việc cho vay và
kinh doanh các tài sản có khác) và lãi suất huy động vốn (lãi suất trong việc gửi
tiền và vay nợ khác). Sau khi xem xét bảng cân đối tài sản những quy định pháp lý
trong hoạt động ngân hàng, mức độ cạnh tranh với các ngân hàng khác, tình hình
kinh tế nói chung, xem xét các đơn xin vay vốn, tình hình huy động vốn hiện tại,
Ban này sẽ ra quyết định về việc định giá các khoản cho vay, cụ thể là các quyết
định về lãi suất cơ bản đối với một số khoản vay và liệu nên đưa ra lãi suất cố định
hay thả nổi đối với các khoản vay. Hơn nữa, Ban này sẽ đưa ra những cách thức
huy động vốn hướng tới việc kinh doanh tài sản có. Điều này sẽ được thực hiện
thông qua việc thay đổi lãi suất huy động và mở rộng chiến lược cho vay, tiếp cận
khách hàng trên thị trường. Mục tiêu là đảm bảo sự chênh lệch giữa lãi suất thực
dương giữa tài sản có và tài sản nợ, nghĩa là lãi suất cho vay phải cao hơn lãi suất
huy động, đảm bảo cho việc kinh doanh có lãi. Nếu lãi suất cho vay thấp hơn lãi
suất huy động, thu nhập ngân hàng sẽ giảm và vốn của ngân hàng cũng giảm theo.
Nếu việc này kéo dài, ngân hàng sẽ lâm vào tình trạng không có khả năng thanh
toán.
Mọi quyết định do Ban này đưa ra se ảnh hưởng trực tiếp đén tài sản nợ và tài sản
nợ và tài sản có của ngân hàng và để hạn chế rủi ro ngân hàng ở mức độ chấp nhận
được, đảm bảo sự tồn tại và phát triển lâu dài của ngân hàng. Việc quản lý rủi ro
tài chính được thực hiên thông qua đánh giá các khoản vay, đánh giá khách hàng
vay vốn.
Việc đánh giá này dựa trên năm yếu tố cơ bản:
- Khả năng hoàn trả khoảng vay: Khả năng của khách hàng trong việc hoàng trả
khoản vay.
- Đặc điểm khách hàng: Khả năng lãnh đạo hoạt động kinh doanh cũng như mức
độ sẵn lòng hoàn trả khoản vay của những người quản lý doanh nghiệp.
- Vốn: Sức mạnh về tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm vay vốn.
- Thế chấp: Tài sản và mức độ thanh khoản (chuyển thành tiền mặt) của tài sản
người vay dùng để đảm bảo khoản vay.
- Điều kiện: Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả vốn của khách
hàng, đó là điều kiện hiện tại về tình hình kinh tế, về cơ cấu thị trường, mức độ
cạnh tranh và một số yếu tố khác mà vượt quá sự kiểm soát của khách hàng vay
vốn.
I. ĐỂ ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC NĂM YẾU TỐ TRÊN ĐÂY, NGƯỜI QUẢN LÝ
NGÂN HÀNG CẦN PHẢI THỰC HIỆN CÁC VẤN ĐỀ SAU:
- Nhận thức và tham gia một cách nghiêm túc vào việc định giá và đánh giá khoản
vay.
- Thực hiện giám sát đầy đủ
- Xúc tiến mối quan hệ lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng
- Quản lý tài sản có một cách chủ động
1. Nhận thức và tham gia một cách nghiêm túc vào việc định giá và đánh giá
các khoản vay: Những người quản lý ngân hàng phải xem xét một cách thận
trọng đơn xin vay vốn của khách hàng để phân biệt rõ khach hàng nào đáp ứng
được đầy đủ cả 5 yếu tố trên, sau đó sẽ chấp nhận và định giá khoản cho vay vốn
nay. Khách hàng xin vay vốn sẽ phải gửi thông tin về tài chính, về tình hình hoạt
đọng cũng như thông tin về tài sản liên quan đến việc vay vốn này. Trong vòng hai
thập kĩ qua, khách hàng không chỉ thu thập thông tin trực tiếp từ khách hàng mà
thường xuyên thu thập thông tin qua công ty thông tin. Các công ty này thu thập
thông tin từ các doanh nghiệp và cá nhân và lập nên bảng báo cáo tóm tắt về nợ
nần của khách hàng, lịch sử thanh toán và đưa ra một số nhận xét chung.
2. Thực hiện giám đầy đủ: Đây là bước thứ 2 để thực hiện quản lý rủi ro một
cách hiệu quả sau khi ngân hàng cho vay vốn. Những hoạt động tài chính của
doanh nghiệp sau khi vay vốn phải được giám sát liên lục để đảm bảo rằng doanh
nghiệp vẫn tiếp tục đáp ứng đủ 5 yếu tố cơ bản trên. Một yêu cầu tối thiểu là ngân
hàng phải theo dõi chặt chẽ việc thanh toán của khách hàng để có những quyết
định cần thiết như tiếp tục cho vay hay tịch thu tài sản để thế nợ.
3. Xúc tiến mối quan hệ lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng: Ngân hàng
phải xúc tiến mối quan hệ với khách hàng, việc thiết lập mối quan hệ lâu dài với
khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng và khách hàng hiểu biết về nhau tốt hơn, làm
giảm bớt về cả mặt chi phí và thời gian khi xem xét giao dịch kinh doanh giữa hai
bên. Việc có được mối quan hệ truyền thống với ngân hàng sẽ giúp cho khách
hàng giải quyết được vấn đề thanh khoản những lúc cần thiết.
4. Quản lý tài sản có một cách chủ động: Việc quản lý các khoản vay phải được
thực hiện thường xuyên và thận trọng. Ngân hàng cần phải biết thiết lập trạng thái
cân bằng giữa tính chuyên môn hoá khi đầu tư va tính đa dạng hoá các khoản đầu
tư. Một ví dụ điển hình là vào những năm 1980, các ngân hàng ở Oklahoma và
Texas đã cho vay khách hàng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và khai thác
dầu khí. Trong bản cân đối tài sản của các ngân hàng này, phần lớn các khoản đầu
tư và cho vay tập trung vào lĩnh vực dầu khí, do vậy khi giá dầu giảm và các công
ty này bị phá sản, các ngân hàng này đã gặp nhiều khó khăn và rất nhiều ngân
hàng bị phá sản. Đây là một trong những ví dụ để phản ánh sự cần thiết phải đa
dạng hoá danh mục đầu tư để đảm bảo trong trường hợp xảy ra khủng hoảng đối
với một ngành nào đó thì ngân hàng vẫn duy trì hoạt động.
Một cách khách để phân tán rủi ro đối với một khoản cho vay lớn là cùng ngân
hàng các cùng đầu tư vào các khoản vay đó thông qua bảng cam kết giữa các ngân
hàng.
II. MỘT SỐ CÔNG CỤ QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT
ĐỘNG NH
Như đã nêu trên, mục tiêu hoạt động của ngân hàng là đảm bảo sự chênh lệch lãi
suất thực dương giữa lãi suất từ việc cho vay vốn và chi phí phát sinh từ việc huy
động vốn. Như vậy có nghĩa là việc quản lý rủi ro lãi suất phải được thực hiện
thường xuyên liên tục tại các ngân hàng thương mại để đo lường mức đọ ảnh
hưởng của lãi suất đến tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng thương mại.
1. Phương pháp phân tích ảnh hưởng chênh lệch tài sản nợ_có đến thu nhập
của ngân hàng khi có sự biến động của lãi suất (Income Gap Analysis) Một cách
thực hiện việc quản lý này đó là áp dụng phương pháp phân tích ảnh hưởng chênh
lệch tài sản nợ có đến thu nhập của ngân hàng khi có sự biến động lãi suất (Income
Gap Analysis). Dưới đây là chi tiết phương pháp tính ảnh hưởng do sự biến động
của lãi suất đến thu nhập ngân hàng.
Bước đầu tiên cần làm khi thực hiện chiến lược quản lý rủi ro theo phương pháp
này là xác định tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm với sự biến động lãi suất. Về phía
tài sản có, tài sản có nhạy cảm với lãi suất (interest rate-sensitive assets, viết tắt là
ISAs) đó là tài sản mà có thời gian đáo hạn dưới một năm và những khoản cho vay
với lãi suất phụ thuộc vào lãi suất trên thị trường. Về phái tài sản nợ, tài sản nợ
nhạy cản với lãi suất( interest- rate-sensitive liabities, viết tắt là ISLs) đó là những
khoản huy động vốn với thời gian đáo hạn dưới 1 năm và những khoản huy động
vốn khác gắn liền với lãi suất biến động trên thị trường.
Bước tiếp theo là tính sự chênh lệch giữa hai tài sản này
Sự chênh lệch (GAP) = ISAs – ISLs
Trong đó ISAs tài sản có nhạy cảm với lãi suất
ISLs tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất
Trường hợp tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất lớn hơn tài sản có nhạy cảm với lãi
suất, sự chênh lệch mang dấu âm (GAP< 0), nếu lãi suất trên thị trường tăng, chi
phí huy động vốn sẽ tăng hơn lãi suất thu được từ việc cho vay, do vậy thu nhập
của ngân hàng giảm. Ngược lại, nếu lãi suất giảm, thu nhập của ngân hàng tăng
lên.
Trường hợp tài sản có nhạy cảm với lãi suất lớn hơn tài sản nợ nhạy cảm với lãi
suất (GAP > 0), nếu lãi suất trên thị trường tăng, lãi suất thu được từ việc đầu tư
vào tài sản có sẽ tăng nhanh hơn chi phi bỏ ra huy động vốn, điều này có nghĩa là
thu nhập của ngân hàng sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu lãi suất trên thị trường giảm,
thu nhập ngân hàng giảm.
Trường hợp tài sản có nhạy cảm với lãi suất bằng tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất
(GAP = 0), việc tăng giảm lãi suất trên thị trường sẽ có cùng mức độ tác động tài
sản có nhạy cảm và tài sản nợ nhạy cảm, thu nhập của ngân hàng sẽ không thay
đổi.
Dưới đây là bảng tóm tắt tác động của việc thay đổi lãi suất đến thu nhập của
NH:
Qua việc phân tích ảnh hưởng của tác động lãi suất đến thu nhấp của ngân hàng,
Ban quản lý tài sản nợ có không những biết được sự thay đổi của lãi suất có tác
động tích cực hay tiêu cực đến thu nhập của ngân hàng mà còn tính được quy mô
của sự tác động đó.
Quy mô của sự tác động đó được tính theo công thức sau:
BI = GAP.i
Trong đó Bi là mức độ thay đổi về thu nhập của ngân hàng,
I là sự thay đổi về lãi suất
GAP = ISAs – ISLs
Ví dụ như một ngân hàng có 150 triệu USD là tài sản có nhạy cảm với lãi suất,
250 triệu USD tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất. Với giả thiết là lãi suất tăng 3%.
Ban quản lý tài sản nợ có sẽ tính được mức độ ảnh hưởng đến thu nhập như sau:
GAP = 150 – 250 = - 100
BI = GAP.i = -100. 0,03 = -3 triệu USD
Trong trường hợp này, ngân hàng dự tính thu nhập của ngân hàng giảm 3 triệu
USD nếu lãi suất tăng 3%. Ngược lại, với lãi suất giảm 3% thì thu nhập của ngân
hàng dự tinhd tăng thêm 3 triệu USD.
Như vậy, thông qua việc hiểu được bản chất của mối quan hệ giữa số tiền chênh
lệch tài sản có và tài sản nợ và sự thay đổi về lãi suất, Ban quản lý tài sản nợ có
đưa ra chính sách quản lý một cách hiệu quả rủi ro lãi suất.
Thông qua việc dự đoán lãi suất trong tương lai và mức độ rủi ro, Ban quản lý tài
sản nợ có sẽ xác định lượng hoá được mức đọ rủi ro mad ngân hàng gặp phải. Nếu
ngân hàng dự tính lãi suất sẽ tăng trong thời gian tới, Ban quản lý tài sảnnợ có sẽ
ra các biện pháp định hướng để đảm bảo rằng tài sản có nhạy cảm với lãi suất lớn
hơn tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất (GAP > 0). Biện pháp thực hiện trong trường
hợp này có thể hạn chế tài sản nợ ngắn hạn, tăng cường huy động nguồn vốn dài
hạn. Hoặc Ban quản lý tài sản nợ có sẽ đưa ra chính sách tăng cường lượng tài sản
có gắng liền với lãi suất có độ biến động lớn như cho vay ngắn hạn nhiều hơn
hoặc đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn.
Nếu như Ban quản lý tài sản nợ có dự tính lãi suất sẽ giảm trong tương lai, họ sẽ
đưa ra chính sách để có đựoc tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất lớn hơn tài sản có
nhạy cảm với lãi suất (GAP > 0). Điếu đó có nghĩa là tăng cường huy động vốn
ngắn hạn, tăng cường cho vay dài hạn, giảm cho vay ngắn hạn.
Từ công thức (1) cho thấy, độ lớn của GAP càng tăng, mức độ tác động của lãi
suất đến thu nhập ngân hàng càng lớn. Độ lớn của GAP trong mọi trường hợp sẽ
được phụ thuộc vào quan điểm chấp nhận rủi ro, ngân hàng đó sẽ duy trì sự chênh
lệch giữa tài sản có nhạy cảm với lãi suất với tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất lớn,
(duy trì GAP lớn). Trương hợp ngân hàng muốn hạn chế rủi ro đến mức độ tối
thiểu, ngân hàng sẽ duy trì khoảng cách giữa hai loại tài sản này nhỏ.
Phương pháp trên là một công cụ hữu hiệu để đo lường ảnh hưởng do sự thay đổi
lãi suất đến thu nhập của ngân hàng. Hiện nay các ngân hàng đã áp dụng một số
phương pháp khác để đánh giá một cách cụ thể hơn tác động của sự thay đổi lãi
suất đến giá trị của tài sản nợ, tài sản có và giá trị ròng của ngân hàng. Trên thực
tế, có 2 loại rủi ro tác động đến việc đầu tư của ngân hàng khi lãi suất thay đổi đó
là rủi ro về giá cả và rủi ro về việc tái đầu tư. Rủi ro về giá( price risk) là rủi ro khi
lãi suất tăng làm cho giá cả thị trường của các khoản cho vay và các khoản đầu tư
chứng khoán giảm. Rủi ro về tái đầu tư (reinvestment risk) là việc giảm lãi suất sẽ
dẫn đến giá trị tương lai của các khoản cho vay và đầu tư chứng khoán giảm. Hai
loại rủi ro này vận động theo hai hướng khác nhau.
Chính vì vậy, các ngân hàng phải đưa ra một phương pháp đo giá trị tài sản của
ngân hàng trong trường hợp có sự thay đổi về mặt lãi suất.
2. Phương pháp “phân tích thời gian đáo hạn trung bình gia quyền”
(duration analvs)
Một phương pháp hữu hiệu mà các ngân hàng thương mại thế giới áp dụng thường
xuyên đó là phương pháp “phân tích thời gian đáo hạn trung bình gia quyền”. Đây
là phương pháp tính thời gian đáo hạn trung bình gia quyền của giá trị hiện thời
của dòng tiền mặt.
Dưới đây là công thức được áp dụng phổ biến khi tính thời gian đáo hạn trung
bình gia quyền, được gọi là công thức Macaulay:
n CPt (t) , t=1 (1+i)
Trong đó: CPt là dòng tiền tương lai của các khoảng lãi định kỳ tại thời điểm t
T là số thứ tự từng năm đầu tư
i là lãi suất, n số năm đầu tư
Áp dụng công thức trên ta có thể tính được thời gian đáo hạn trung bình gia quyền
của một trái phiếu có trị giá là 10.000 đô la với tỉ lệ trả lãi hàng năm là 10%, trong
vòng 5 năm thì thời gian đáo hạn trung bình gia quyền là 4.16997 năm. Giá trị náy
có ý nghĩa là sau 4.16997 năm, người giữ trái phiếu sẽ thu được lãi suất là 10% từ
khoản đầu tư này bất kể lãi suất trên thị trường thay đổi thê nào. Sau thời điểm
này, việc lãi suất tăng làm giảm giá trị hiện thời của các khoản đầu tư sẽ được bù
đắp bằng việc tăng giá trị dòng tiền tương lai của trái phiếu. Điều này có nghĩa là
rủi ro về giá sẽ được bù đắp bằng việc tăng giá trị của việc tái đầu tu của trái phiếu
này.
Từ công thức trên ta nhận thấy một điểm đáng lưu ý nữa là việc tính thời gian đáo
hạn trung bình gia quyền cho thấy với trái phiếu đáo hạn càng dài rủi ro về lãi suất
càng lớn.
Ban quản lý tài sản nợ có thường áp dụng công thức này trong việc quản lý các
khoản đầu tư và quản lý vốn của ngân hàng bằng cách tính thời gian đáo hạn trung
bình gia quyền của số tiền chênh lệch giữa tài sản có nhạy cảm với lãi suất và tài
sản nợ nhạy cảm với lãi suất. Công thức áp dụng cho cách tính này này như sau:
thời gian đáo hạn trung bình gia quyền của số tiền chênh lệch bằng thời gian đáo
hạn trung bình gia quyền của tài sản có trừ đi thời gian đáo hạn trung bình gia
quyền của tài sản nợ:
Duration GAP = DURAs – DURLs
Trong đó DURAs là thời gian đáo hạn trung bình gia quyền của tài sản có
DURLs là thời gian đáo hạn trung bình gia quyền của tài sản nợ
Trường hợp thời gian đáo hạn trung bình gia quyền của số tiền chênh lệch mang
dấu dương (Duration GAP >0) có thể hiểu rằng giá trị thị trường của tài sản có sẽ
nhạy cảm với lãi suất hơn là giá trị thị trường của tài sản nợ. Cụ thể nếu lãi suất
tăng, giá trị của tài sản có sẽ giảm nhanh hơn giá trị của tà sản nợ, nếu lãi suất
giảm, giá trị của tài sản có sẽ tăng nhanh hơn giá trị của tài sản nợ, làm vốn của
ngân hàng tăng lên.
Trường hợp thời gian đáo hạn trung bình gia quyền của số tiền chênh lệch mang
dấu âm (Duration GAP <0) tăng lãi suất sẽ làm giảm vốn ngân hàng vì giá trị của
tài sản có se giảm nhanh hơn giá trị của tài sản nợ. Tương tự, nếu lãi suất giảm thì
vốn của ngân hàng sẽ tăng.
Phương pháp này không những giúp ban quản lý tài sản nợ có biết được sự thay
đổi về vốn theo hướng nào khi lãi suất thay đổi mà còn tính được độ lớn của sự
thay đổi, công thức tính như sau:
% thay đổi = -chênh lệch thời gian đáo hạn trung bình gia quyền * i/(1+i)
Hay % NW = - Duration GAP * i/(1+i)
Như vậy nếu như ban quản lý tài sản nợ có dự tính rằng lãi suất thị trường sẽ tăng
họ sẽ đưa ra chính sách để tăng thời gian đáo hạn trung bình của tài sản nợ và
giảm thời gian đáo hạn trung bình gia quyền của tài sản có. Điều này có nghĩa tăng
cường huy động vốn, tăng cho vay ngắn hạn.
Trên đây là một số phương pháp quản lý rủi ro trên được áp dụng trên các ngân
hàng tiên tiến trên thế giới, nó là công cụ hữu hiệu để ngân hàng thực hiện tài sản
và nguồn vốn. Hiện nay Việt Nam đang tiến hành hội nhập hệ thống tài chính
quốc tế các ngân hàng cần pháp triển nghiệp vụ quản lý rủi ro, lượng hoá các rủ ro
để tính toán được mức độ thiệt hại trong trương hợp cụ thể. Nghiệp vụ tín dụng là
nghiệp vụ chủ chốt của các ngân hàng công cụ quản lý rủi ro của các nghiệp vụ
này được ngân hàng trên thế giới nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn công việc
hàng ngày. Thiết nghĩ các tổt chức tín dụng Việt Nam cần tham khảo phương pháp
quản lý rủi ro của các ngân hàng tiên tiến trên thê giới để áp dụng vào công việc
thực tiễn tại Việt Nam.