Quản lý rừng bền vững nghĩa là quản lý và sử dụng rừng và đất rừng theo cách và theo tỷ lệ sao cho duy trì được tính đa dạng sinh học, năng xuất, khả năng tái sinh, trường tồn và tiềm năng của chúng để phát huy các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội ở quy mô khu vực, quốc gia và toàn cầu trong giai đoạn hiện tại và tương lai, và không gây hủy hoại đối với các hệ sinh thái khác”.
28 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2489 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý rừng bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNGKhái niệm“... sử dụng chúng [rừng] tới một phạm vi lớn nhất có thể cho phép nhưng vẫn phải theo cách để cho thế hệ tương lai sẽ ít nhất cũng hưởng lợi nhiều như thế hệ đang sống”.[1] [1] Trích trong Schmutzenhofer (1992:3).Khái niệm (tt) “quản lý rừng bền vững nghĩa là quản lý và sử dụng rừng và đất rừng theo cách và theo tỷ lệ sao cho duy trì được tính đa dạng sinh học, năng xuất, khả năng tái sinh, trường tồn và tiềm năng của chúng để phát huy các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội ở quy mô khu vực, quốc gia và toàn cầu trong giai đoạn hiện tại và tương lai, và không gây hủy hoại đối với các hệ sinh thái khác”.Khái niệm (tt)De Montalembert và Schmithüsen (1994:154) thì lại cho rằng:“quản lý rừng bền vững được dựa trên sự cân bằng giữa lợi ích cá nhân với lợi ích công cộng và sự cân bằng quyền sử dụng cũng như phúc lợi của thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai”. yếu tố then chốtcân đối giữa khai thác sử dụng và bảo tồn tài nguyên rừng;công bằng giữa các thế hệ trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng, thể hiện ở việc phân chia hợp lý lợi ích từ rừng giữa thế hệ hiện tại và tương lai;công bằng trong cùng một thế hệ trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng, thể hiện ở việc phân chia lợi ích từ rừng giữa người giầu và người nghèo, giữa nước giầu và nước nghèo.QLR: ba mục tiêu cơ bản hiệu quả kinh tế, thể hiện thông qua mục tiêu tối đa hóa lợi ích ròng về kinh tế từ các hoạt động đầu tư và quản lý, sử dụng tài nguyên rừng;toàn vẹn về sinh thái, thể hiện thông qua việc duy trì tính đa dạng sinh học và các chức năng sinh thái của rừng;phúc lợi xã hội, thể hiện thông qua việc đảm bảo và duy trì sinh kế và giá trị văn hóa-xã hội của rừng cho con người, nhất là những người sống phụ thuộc vào rừng.Nguyên tắc và tiêu chí quản lý rừng bền vững Để đánh giá QLRBV người ta thường sử dụng các tiêu chí và chỉ tiêu khác nhau do các tổ chức và sáng kiến môi trường đưa ra. Hiện nay, Việt nam cũng đã hoàn tất việc xây dựng bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững (xem Hộp 1) Hộp 1. Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của Việt namTiêu chuẩn 1: Tuân theo pháp luật và P&C&I Việt Nam Chủ rừng tuân theo pháp luật, những quy định hiện hành khác của Nhà nước và những hiệp định quốc tế mà Nhà nước đã ký kết, đồng thời tuân theo tất cả những tiêu chuẩn và tiêu chí của P&C&I Việt Nam.Tiêu chuẩn 2: Quyền và trách nhiệm trong sử dụng đất Quyền và trách nhiệm sử dụng lâu dài đất và tài nguyên rừng được xác lập rõ ràng, tài liệu hoá và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Tiêu chuẩn 3: Quyền của người dân sở tạiQuyền hợp pháp và theo phong tục của nhân dân sở tại về quản lý, sử dụng rừng và đất của họ được công nhận và tôn trọng.Hộp 1. Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của Việt namTiêu chuẩn 4: Mối quan hệ cộng đồng và quyền của công nhânNhững hoạt động quản lý kinh doanh rừng có tác dụng duy trì hoặc tăng cường phúc lợi kinh tế xã hội lâu dài của người lao động lâm nghiệp và các cộng đồng địa phương.Tiêu chuẩn 5: Những lợi ích từ rừng Những hoạt động quản lý kinh doanh rừng có tác dụng khuyến khích sử dụng có hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ từ rừng để đảm bảo tính bền vững kinh tế và tính đa dạng của những lợi ích môi trường và xã hội.Tiêu chuẩn 6: Tác động môi trườngChủ rừng thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học và những giá trị của đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn nước, đất đai, những hệ sinh thái và sinh cảnh đặc thù dễ bị tổn thương, duy trì các chức năng sinh thái và toàn vẹn của rừng.Hộp 1. Bộ tiêu chuẩn SFM của Việt namTiêu chuẩn 7: Kế hoạch quản lý Có kế hoạch quản lý phù hợp với phạm vi và cường độ hoạt động lâm nghiệp, với những mục tiêu rõ ràng và biện pháp thực thi cụ thể, và được thường xuyên cập nhật.Tiêu chuẩn 8: Kiểm tra đánh giáThực hiện kiểm tra và đánh giá định kỳ tương ứng với cường độ sản xuất kinh doanh để nắm được tình hình rừng, sản lượng các sản phẩm, chuỗi hành trình, các hoạt động quản lý rừng và những tác động môi trường và xã hội của những hoạt động ấy.Hộp 1. Bộ tiêu chuẩn SFM của Việt namTiêu chuẩn 9: Duy trì những rừng có giá trị bảo tồn cao Những hoạt động quản lý rừng ở những rừng có giá trị bảo tồn cao (RBTC) có tác dụng duy trì hoặc tăng cường các thuộc tính của những rừng đó. Những quyết định liên quan đến RBTC luôn được cân nhắc cẩn thận trên cơ sở một giải pháp phòng ngừa. Tiêu chuẩn 10: Rừng trồng Rừng trồng được quy hoạch, thiết lập và quản lý phù hợp với các tiêu chuẩn và tiêu chí từ 1 đến 9. Khi trồng rừng để đáp ứng các lợi ích về kinh tế và xã hội và các nhu cầu về sản phẩm rừng của thị trường, những rừng trồng đó cũng phải góp phần tạo điều kiện cho việc quản lý tốt các rừng tự nhiên, làm giảm áp lực lên rừng tự nhiên, giúp phục hồi và bảo tồn rừng tự nhiên. .CHỨNG CHỈ RỪNGCấp chứng chỉ rừng là một quá trình theo đó một tổ chức cấp chứng chỉ độc lập đưa ra sự đảm bảo bằng văn bản rằng rừng được quản lý phù hợp với các tiêu chuẩn sinh thái, kinh tế và xã hội đã thống nhất. Một nhãn hàng sẽ thông báo cho người tiêu dùng rằng sản phẩm họ mua được khai thác từ rừng đã cấp chứng chỉ. Vì vậy, cấp chứng chỉ rừng là một công cụ thị trường nhằm thúc đẩy QLRBV vì chứng chỉ rừng liên kết nhà sản xuất và nhà tiêu dùng với nhau trong việc sử dụng có trách nhiệm của họ đối với tài nguyên rừng. Chứng chỉ rừng khác với chuỗi hành trình sản phẩm (chain of custody) và nhãn sinh thái (eco-lebelling). Chuỗi hành trình sản phẩm là khả năng lần theo dấu vết của gỗ từ thời điểm rời khỏi rừng thông qua các kênh sản xuất và thị trường tới nhà tiêu dùng cuối cùng. Nó nhằm đảm bảo rằng những gì được dán nhãn dưới dạng một sản phẩm được cấp chứng chỉ đều có thể truy nguyên ngược về nguồn gốc đã được cấp chứng chỉ. Nhãn sinh thái là ký hiệu sở hữu dùng để nhận biết một sản phẩm đã được sản xuất phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường đã quy định.Cấp chứng chỉ chính là hệ thống các chuẩn mực dùng để nhận biết xem rừng có được quản lý tốt hay không. Vì vậy, nó phải dựa trên các nguyên tắc và tiêu chí nhất định, thường là của các tổ chức như FSC hoặc PEFC (Pan-European Forest Certification) đưa ra. Các tổ chức này lại ủy quyền việc cấp chứng chỉ cho các cơ quan khác nhau.Ví dụ, các cơ quan cấp chứng chỉ rừng theo nguyên tắc của FSC bao gồm Rainforest Alliance Smart Wood Programme (USA), Soil Association Woodmark Programme (UK), Scientific Certification Systems (USA) và SGS Qualifor Programme (UK). Những khu vực rừng trên thế giới được cấp chứng chỉ theo FSCQuá trình cấp chứng chỉ Chứng chỉ rừng là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều bước khác nhau. Nó thường bao gồm cả việc xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia về quản lý rừng bền vững, áp dụng các tiêu chuẩn này vào việc đánh giá hoạt động quản lý rừng, theo dõi hành trình sản phẩm từ rừng cho đến sản phẩm cuối cùng, tiếp thị và dán nhãn. Trong thực tế, chứng chỉ rừng bao gồm việc kiểm định các hoạt động của một chủ rừng để kiểm tra xem đất rừng có được quản lý phù hợp với các khía cạnh quản lý rừng về xã hội, môi trường và kinh tế không, các khía cạnh này được mô tả trong các nguyên tắc và tiêu chí của FSC. Một đội ngũ có chuyên môn được thành lập gồm các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau (lâm nghiệp, nhà sinh thái học, xã hội học, v.v...) sẽ tiến hành các đánh giá. Các chuyên gia này đánh giá từng khía cạnh quản lý rừng và chỉ ra các vấn đề và khía cạnh cần có sự cải thiện để việc quản lý đạt được chất lượng tốt và đạt được chứng chỉ. Nếu rừng được cấp chứng chỉ thì chứng chỉ sẽ có giá trị trong vòng 5 năm và hàng năm sẽ có các lần đánh giá định kỳ. Lâm sản có nguồn gốc từ các khu rừng được chứng chỉ phù hợp với các tiêu chuẩn FSC có thể được mang nhãn FSC. Sơ đồ thể hiện Quá trình chứng chỉ rừng sau:Đề xuất cấp chứng chỉĐánh giá sơ bộ QL rừngBáo cáo sơ bộĐánh giá đầy đủ theo bộ tiêu chuẩn SFMBáo cáo đầy đủNhà quản lý/chủ rừngĐiều kiện tiên quyếtCác hoạt động sửa đổiCấp chứng chỉĐánh giá chuỗi hành trìnhDán nhãn sản phẩmĐánh giá định kỳ hàng nămCơ quan cấp chứng chỉNhà quản lý/chủ rừngNhóm chuyên gia đánh giáCơ quan cấp chứng chỉCơ quan cấp chứng chỉNhà quản lý/chủ rừngCơ quan cấp chứng chỉLợi ích và chi phí của chứng chỉ rừngLợi íchLợi ích về kinh tế:Tạo ra lợi thế cạnh tranh; Tạo điều kiện tiếp cận thị trường mới; và, Xây dựng và nâng cao hình ảnh của công ty trước công chúng và sự hài lòng của nhân viên.Lợi ích về môi trường:Đóng góp vào việc bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị của nó: nguồn nước, đất, hệ sinh thái duy nhất và mỏng manh và cảnh quan; Duy trì các chức năng sinh thái và tính toàn vẹn của rừng; và, Bảo vệ các loài đang bị đe dọa và đang có nguy cơ cùng với sinh cảnh của chúng.Lợi ích về mặt xã hội:Thúc đẩy sự tôn trọng đối với nhân viên, quyền của người dân bản địa và cộng đồng địa phương thông qua sự tham gia của nhiều bên có liên quan khác nhau vào việc xây dựng các tiêu chuẩn quản lý rừng; và, Đóng góp vào sự suy giảm tai nạn nghề nghiệp thông qua việc giới thiệu và Chi phí Chi phí cấp chứng chỉ rừng bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp, cụ thể: TC = Cd + Citrong đó: TC - tổng chi phí cấp chứng chỉ rừng Cd - chi phí trực tiếp Ci - chi phí gián tiếp Chi phí trực tiếp của việc đánh giá rừng bao gồm chi phí đánh giá lần đầu, chi phí theo dõi hành trình gỗ và chi phí đánh giá-giám sát hàng năm. Chi phí trực tiếp của việc được chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) bao gồm chi phí đánh giá ban đầu và hàng năm. Chi phí gián tiếp là chi phí cần thiết để đạt được điều kiện cấp chứng chỉ rừng như chi phí bỏ ra để cải thiện các hoạt động quản lý nhằm đáp ứng các yêu cầu về chứng chỉ rừng theo các nguyên tắc và tiêu chí đã thống nhất (Sikod 1996; Irvine 2000). Nó có thể gồm cả chi phí gia tăng cho nhân viên, chi phí gia tăng cho việc kiểm soát rừng, việc lập kế hoạch quản lý phụ thêm, chi phí kiểm kê gia tăng, và những thay đổi trong các phương pháp khai thác. Ngoài ra, chi phí gián tiếp có thể bao gồm khoản tăng thêm để phân loại sản phẩm, trang bị lại nhà xưởng, và đào tạo nhân viên để đảm bảo tính riêng rẽ của sản phẩm, vv ...Chi phí trực tiếp, hay chi phí cấp chứng chỉ, cũng biến đổi phụ thuộc vào khả năng có sẵn của thông tin về điều tra rừng và mức độ đầy đủ của bản đồ lâm nghiệp. Theo Bass (2000), khoản chi phí này dao động trong khoảng US$0.3-1.0 cho 1 ha một năm. Tương tự, chi phí kiểm toán (đánh giá ban đầu) của FSC hay ISO có thể từ US$3,000 tới US$ 7,000 cho một khoảnh rừng 200 acre (tương đương 81 ha), tức là vào khoảng US$37-85/ha. Các yếu tố ảnh hưởng ảnh hưởng đến biến động chi phí này, theo Bass (2000), bao gồm:Quy mô của các hoạt động lâm nghiệp: các hoạt động quy mô lớn có thể dàn trải chi phí cố định trên diện tích và trữ lượng rừng lớn;Tính cạnh tranh: khi cạnh tranh tăng lên cũng làm giảm chi phí xuống;Chủng loại rừng và vị trí địa lý: chi phí cấp chứng chỉ rừng cho rừng mưa hỗn loài và ở xa có thể cao hơn so với chi phí cho rừng trồng thuần loài gần các nhà máy bột giấy.Chi phí trực tiếp này sẽ được trả các cơ quan cấp chứng chỉ do đã tiến hành các thủ tục cấp chứng chỉ rừng. Thông thường, khoản chi phí này do chủ rừng hay doanh nghiệp lâm nghiệp phải trả, nhưng đôi khi lại do người mua gánh chịu. Chi phí gián tiếp, hay chi phí quản lý rừng bền vững, dao động rất lớn tùy thuộc vào từng loại rừng. Ví dụ, một nghiên cứu của ITTO chỉ ra rằng chi phí cho 1 m3 gỗ vào khoảng US$60 ở Sarawak (Malaysia), US$38 ở Philippines, và US$70 ở Indonesia, còn chi phí ước tính cho các hoạt động sửa đổi vào khoảng US$0-13 cho mỗi m3 (Varangis, 1995). Nói một cách khác, chi phí quản lý rừng bền vững cho 1m3 gỗ dao động trong khoảng 10-20% của giá gỗ nhiệt đới bình quân hiện nay là US$350 trên thị trường thế giới (Sikod, 1996). Thông thường, do chi phí chứng chỉ rừng được coi là tương đối cố định, các doanh nghiệp hay công ty lâm nghiệp quy mô lớn thường giải quyết chi phí tăng thêm dễ dàng hơn các chủ rừng nhỏ. Vì vậy, để các cộng đồng địa phương hay các chủ rừng nhỏ có thể tránh được các chi phí phát sinh khi tham gia cấp chứng chỉ rừng, nhiều khi phải có các thay đổi hay xắp xếp lại về đất đai. Vấn đề này rất quan trọng đối với các nước đang phát triển như Việt nam nơi có nhiều diện tích rừng lớn đang được các hộ gia đình quản lý với quy mô nhỏ và tản mạn. Những thách thức đối với chứng chỉ rừng Mặc dù việc cấp chứng chỉ rừng đã được triển khai trên thế giới nhiều thập kỷ nay, nó mới chỉ được bắt đầu thử nghiệm ở Việt nam trong thời gian gần đây. Trong khi đó, môi trường pháp lý và thể chế của quản lý rừng ở Việt nam rất khác biệt so với các nước. Sau một thời gian dài tài nguyên rừng được quản lý một cách kém hiệu quả bởi các lâm trường quốc doanh, quyền sử dụng rừng và đất rừng ở Việt nam đã và đang được chuyển giao cho các tổ chức và cá nhân để quản lý lâu dài trong khi quyền sở hữu đất đai chủ yếu vẫn thuộc về nhà nước. Hiện trạng quản lý rừng của Việt nam được thể hiện bằng sự đa dạng các hệ thống quản lý, tình trạng thông tin thiếu chính xác, tản mạn và không nhất quán, sự dư thừa của các văn bản pháp quy kém hiệu quả và chồng chéo lẫn nhau cũng như sự yếu kém của các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp. Tất cả những nhân tố này đều là những thách thức đối với quá trình cấp chứng chỉ rừng ở Việt nam.Mặc dù chứng chỉ rừng có thể mang lại lợi ích kinh tế lâu dài, nhưng những trở ngại sau đây cũng cần phải được tính đến : thị phần “xanh” cho các lâm sản, đặc biệt là các loài ít được biết đến, từ Việt nam rất nhỏ bé. Vì vậy khó có thể biết rõ phạm vi mà các chủ rừng, cụ thể là các doanh nghiệp nhỏ và cộng đồng địa phương sẽ được hưởng lợi từ việc cấp chứng chỉ rừng;chưa rõ là các sản phẩm từ rừng đã cấp chứng chỉ với chi phí cao hơn sẽ bán với được giá cao hơn và dễ bán hơn?nếu cấp chứng chỉ rừng là tự nguyện thì rất có thể đại đa số các chủ rừng nhỏ ở Việt nam có thể sẽ đứng ngoài việc cấp chứng chỉ rừng, chủ yếu do tình trạng khó khăn về tài chính.