Chương I: QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG
1.1 Vốn lưu động
1.1.1 Khái niệm vốn lưu động (Working Capital)
Bảng Cân đối Kế toán mẫu
Chi tiết các thành phần của vốn lưu động:
Tài sản của doanh nghiệp được chia làm hai loại là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền và những tài sản khác có khả năng chuyển đổi thành tiền trong vòng 01 năm. Đó là (1) tài sản và chứng khoán khả thị (2) các khoản phải thu ngắn hạn (3) hàng lưu kho và (4) tài sản lưu động khác.
Nợ phải trả cũng được chia thành 02 loại là ngắn hạn và nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn bao gồm (1) vay ngắn hạn (2) các khoản phải trả ngắn hạn (3) các khoản phải trả cộng dồn ( lương, thưởng, thuế phải trả) (4) nợ dài hạn đến hạn trả và (5) nợ ngắn hạn khác.
Khái niệm vốn lưu động được sử dụng để đề cập đến cả tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn và quản lý vốn lưu động là sự kết hợp, điều phối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn.
Công thức:
Vốn lưu động ròng (Net working capital) = Tài sản lưu động ( Current assets) – Nợ ngắn hạn ( Current liabilities)
Giải thích tại sao gọi là vốn lưu động ròng: Là số vốn lưu động ròng để tài trợ cho tài sản lưu động. Và phải trừ đi nợ ngắn hạn vì một phần của tài sản lưu động là để đáp ứng cho các khoản nợ ngắn hạn. Điều này có thể được giải thích kỹ hơn bởi nhóm tỷ số tài chính phản ánh khả năng thanh toán bao gồm khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh.
Các nghiệp vụ kinh tế ảnh hưởng tới vốn lưu động ròng: Là những nghiệp vụ mà ảnh hưởng tới hoặc chỉ tài sản lưu động hoặc chỉ nợ ngắn hạn hoặc lên cả hai nhưng tác động trái chiều hoặc tác động lên cả hai cùng chiều nhưng mức độ tác động khác nhau do còn có tác động đến tài sản dài hạn hoặc nợ dài hạn hoặc vốn chủ sở hữu. Ví dụ như:
Tài trợ tài sản lưu động mới bằng vốn dài hạn. ( giá trị tài sản lưu động thay đổi, giá trị nợ ngắn hạn không thay đổi).
Tăng giá trị khoản vay ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. ( giá trị nợ ngắn hạn giá trị tài sản lưu động thay đổi, giá trị tài sản lưu động không thay đổi).
Huy động nguồn dài hạn để trả nợ ngắn hạn.
10 trang |
Chia sẻ: khicon_1279 | Lượt xem: 8268 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý tài chính doanh nghiệp(Chương 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG
1.1 Vốn lưu động
1.1.1 Khái niệm vốn lưu động (Working Capital)
Bảng Cân đối Kế toán mẫu
Chi tiết các thành phần của vốn lưu động:
Tài sản của doanh nghiệp được chia làm hai loại là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền và những tài sản khác có khả năng chuyển đổi thành tiền trong vòng 01 năm. Đó là (1) tài sản và chứng khoán khả thị (2) các khoản phải thu ngắn hạn (3) hàng lưu kho và (4) tài sản lưu động khác.
Nợ phải trả cũng được chia thành 02 loại là ngắn hạn và nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn bao gồm (1) vay ngắn hạn (2) các khoản phải trả ngắn hạn (3) các khoản phải trả cộng dồn ( lương, thưởng, thuế phải trả) (4) nợ dài hạn đến hạn trả và (5) nợ ngắn hạn khác.
Khái niệm vốn lưu động được sử dụng để đề cập đến cả tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn và quản lý vốn lưu động là sự kết hợp, điều phối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn.
Công thức:
Vốn lưu động ròng (Net working capital) = Tài sản lưu động ( Current assets) – Nợ ngắn hạn ( Current liabilities)
Giải thích tại sao gọi là vốn lưu động ròng: Là số vốn lưu động ròng để tài trợ cho tài sản lưu động. Và phải trừ đi nợ ngắn hạn vì một phần của tài sản lưu động là để đáp ứng cho các khoản nợ ngắn hạn. Điều này có thể được giải thích kỹ hơn bởi nhóm tỷ số tài chính phản ánh khả năng thanh toán bao gồm khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh.
Các nghiệp vụ kinh tế ảnh hưởng tới vốn lưu động ròng: Là những nghiệp vụ mà ảnh hưởng tới hoặc chỉ tài sản lưu động hoặc chỉ nợ ngắn hạn hoặc lên cả hai nhưng tác động trái chiều hoặc tác động lên cả hai cùng chiều nhưng mức độ tác động khác nhau do còn có tác động đến tài sản dài hạn hoặc nợ dài hạn hoặc vốn chủ sở hữu. Ví dụ như:
Tài trợ tài sản lưu động mới bằng vốn dài hạn. ( giá trị tài sản lưu động thay đổi, giá trị nợ ngắn hạn không thay đổi).
Tăng giá trị khoản vay ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. ( giá trị nợ ngắn hạn giá trị tài sản lưu động thay đổi, giá trị tài sản lưu động không thay đổi).
Huy động nguồn dài hạn để trả nợ ngắn hạn.
1.1.2 Vai trò của vốn lưu động đối với doanh nghiệp
(?) Tại sao doanh nghiệp cần dự trữ vốn lưu động?
Tại sao lại phải dự trữ tiền mà không đầu tư hết vào các tài sản khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh để kiếm lời?
Chi phí giao dịch: Chi phí giao dịch bao gồm (1) phí dịch vụ cho việc mua hay bán chứng khoán (2) khoản lỗ tiềm tàng do phải bán gấp tài sản trong khi có thể kiếm lời nhiều hơn nếu có nhiều thời gian hơn. Do có chi phí giao dịch nên công ty phải dự trữ một lượng tiền hay chứng khoán khả thị đủ để đảm bảo cho khả năng thanh toán, đây cũng là loại tài sản có khả năng thanh khoản cao, có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt nhanh chóng với chi phí thấp với mục tiêu đáp ứng những nhu cầu ngắn hạn.
Tại sao lại phải dự trữ hàng tồn kho mà không phải là khi nào cần sẽ ra thị trường mua?
Độ trễ về thời gian: Điều này xuất hiện trong quá trình sản xuất, marketing và thu tiền. Do các giao dịch diễn ra không đồng thời, nhiều hoạt động tác động đến nhu cầu vốn lưu động như (1) duy trì dự trữ hàng tồn kho ( nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm) (2) áp dụng các chính sách tín dụng để hỗ trợ bán hàng (3) chiết khấu thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán sớm (4) giảm thời gian chuyển tiền khi thu hồi nợ. Tất cả những hoạt động này đều liên quan tới một vài khoản chi phí mà doanh nghiệp cần có những lợi ích để bù đắp.
Lý do nào khác khiến các doanh nghiệp lại phải dự trữ vốn lưu động?
Những chi phí do áp lực tài chính: Bao gồm những chi phí liên quan đến luật pháp và những chi phí trực tiếp và gián tiếp khác như thời gian dành cho công việc quản lý liên quan tới tổ chức lại, phá sản hay chống đỡ những khó khăn về tài chính. Do những chi phí này rất lớn nên các nhà quản lý tài chính thường coi chúng như những áp lực tài chính, họ có xu hướng giữ một lượng lớn tài sản có tính thanh khoản cao để đảm bảo khả năng thanh toán cho dù điều này đem lại ít lợi nhuận hơn so với đầu tư tài sản dài hạn. Ngoài ra doanh nghiệp còn phải chấp nhận những chi phí để tiếp cận với thị trường tín dụng, mặc dù doanh nghiệp không dự đoán lợi ích của khoản chi phí tăng thêm này khi doanh nghiệp đi vay tiền.
1.1.3 Tầm quan trọng của quản lý vốn lưu động
Quản lý vốn lưu động là một công việc quan trọng của doanh nghiệp bởi các lý do:
1. Quy mô và mức độ thay đổi vốn lưu động:
Vốn lưu động bao gồm tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn thường xuyên biến động do liên quan đến các hoạt động hàng ngày, thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh. Nguồn ngắn hạn có tính ổn định thấp nên biến động thường xuyên.
2. Mối quan hệ chặt chẽ và trực tiếp giữa tăng doanh thu và vốn lưu động. Khi doanh thu tăng lên thì giá trị lưu kho và phải trả người bán cũng phải tăng. Và thông thường, khi doanh thu tăng thì phải thu khách hàng cũng tăng. Do đó công ty phải quản lý vốn lưu động khi doanh nghiệp tăng quy mô hoạt động hay doanh thu. Và nguồn tài chính ngắn hạn tự phát do sử dụng tín dụng thương mại luôn phải ghi nhớ khi doanh nghiệp xem xét tài sản ngắn hạn và nguồn tài trợ cho những tài sản đó.
3. Sức mạnh của doanh nghiệp trước tiên được thể hiện ở vốn lưu động, đặc biệt là ở mức độ đầu tư vào các khoản phải thu, hàng lưu kho, dòng tiền vào và ra. Doanh nghiệp quản lý tốt các khoản phải thu và hàng lưu kho thì sẽ đảm bảo được tính liên tục của dòng tiền.
4. Vốn lưu động đặc biệt quan trọng với những doanh nghiệp nhỏ vì những doanh nghiệp này thường giữ một tỷ trọng tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn lớn. Sự sống còn của những công ty này phụ thuộc vào vốn lưu động nhiều hơn so với những công ty lớn. Các công ty lớn thường có tỷ trọng tài sản cố định và nguồn vốn dài hạn cao hơn do có quy mô sản xuất lớn và nguồn vốn dồi dào.
1.1.4 Các quyết định về vốn lưu động
Những quyết định cơ bản về vốn lưu động mà một doanh nghiệp phải đối mặt như sau:
1. Thu và chi tiền:
Một trong những nhiệm vụ cơ bản của quản lý tài chính là quản lý việc thu tiền từ khách hàng và việc chi trả tiền cho nhà cung cấp, người lao động, chi phí marketing, thuế...Doanh nghiệp phải thiết kế phương thức thu chi tiền sao cho quản lý tiền mặt hiệu quả nhất.
2. Thu tiền tập trung (Tập trung tiền) (Hệ thống quản lý tiền mặt)/ Quản lý hoạt động thanh toán:
Những nhà quản lý doanh nghiệp phải có trách nhiệm thiết kế và hoàn thiện hệ thống thu tiền một cách tập trung từ các ngân hàng mà doanh nghiệp có liên quan, giao dịch để nhà quản lý có sự kiểm soát và đầu tư tốt hơn.
3. Quản lý khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp, liên quan tới cả tài sản (ngắn hạn) và nợ phải trả, cần phải được quản lý chặt chẽ. Quản lý khả năng thanh toán gồm các quyết định liên quan đến dự trữ dư thừa hay thiếu hụt tiền mặt, cùng với quản lý danh mục đầu tư chứng khoán ngắn hạn, phương thức huy động và cấu trúc đáo hạn của các khoản vay ngắn hạn của doanh nghiệp để đảm bảo khả năng thanh toán.
4. Quan hệ với Ngân hàng: Một nhiệm vụ khác là việc thiết lập một hệ thống ngân hàng cho doanh nghiệp và quản lý mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng. Phần này bao gồm việc lựa chọn ngân hàng để giao dịch, lựa chọn các loại dịch vụ mà mỗi ngân hàng đưa ra sao cho có lợi nhất cho doanh nghiệp.
5. Quản lý các khoản phải thu: Quản lý chính sách tín dụng và quy trình thu tiền là một trong những nhiệm vụ cơ bản của quản lý tài chính. Trong khi điều khoản tín dụng cơ bản và khách hàng phải được xây dựng phù hợp với chiến lược marketing, nhân sự thì nhiệm vụ quan trọng nhất vẫn thuộc lĩnh vực quản lý vốn lưu động ( quản lý tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn).
6. Quản lý hàng lưu kho: Quản lý hàng lưu kho là trách nhiệm của nhiều cá nhân, bộ phận trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của quản lý hàng lưu kho là xác định mức dự trữ kho tối ưu và tìm kiếm nguồn tài trợ cho hàng lưu kho.
1.2 Khả năng thanh khoản và vòng quay của tiền
Thời gian quay vòng của tiền phản ánh khoảng thời gian ròng kể từ khi chi thực tế bằng tiền cho đến khi thu được tiền. Khi nguyên vật liệu đã được mua, thời gian quay vòng hàng lưu kho thể hiện số ngày trung bình để sản xuất và bán ra sản phẩm. Thời gian thu tiền trung bình thể hiện số ngày trung bình cần thiết để thu được tiền bán hàng trả chậm. Thời gian trả tiền trung bình thể hiện số ngày trung bình kể từ khi doanh nghiệp mua hàng trả chậm cho đến khi thanh toán khoản phải trả người bán. Chu kỳ kinh doanh được đo bằng tổng số ngày kể từ khi mua nguyên vật liệu cho đến khi thu được tiền về.
Công thức:
Chu kỳ kinh doanh = Thời gian luân chuyển hàng lưu kho + Thời gian thu nợ trung bình
Do mua nguyên vật liệu thường không phải trả tiền ngay nên chúng ta cần xem xét khoảng thời gian nợ người bán của doanh nghiệp. Và sự chênh lệch giữa chu kỳ kinh doanh và thời gian trả nợ trung bình là thời gian quay vòng của tiền
Công thức:
Thời gian quay vòng của tiền = Chu kỳ kinh doanh – Thời gian trả nợ trung bình
Khi thời gian quay vòng tiền tăng lên (lớn) thì khả năng thanh khoản của doanh nghiệp thấp đi và ngược lại.
Sơ đồ:
Các bước để xác định vòng quay tiền
Thời gian thu nợ trung bình (ACP- Average Collection Period): Là khoảng thời gian được tính theo ngày trung bình kể từ khi khách hàng nhận nợ cho đến khi khách hàng trả nợ doanh nghiệp.
Average collection period = 365/ Receivable Turnover
Hệ số thu nợ/ Vòng quay các khỏan phải thu:
Receivable Turnover = Net sales/ Account Receivable
Cách 1:
Khi khách hàng thanh tóan các khỏan nợ thì lúc đó khỏan phải thu đã quay vòng được một lần. Hệ số thu nợ cho biết trung bình một năm khoản phải thu khách hang quay vòng được bao nhiêu lần. Lấy 365 ngày chia cho hệ số này ta biết được trung bình bao nhiêu thì thu được khoản nợ.
Cứ bao nhiêu đồng doanh thu thì sẽ có một đồng phải thu khách hàng.
Cách 2:
Thời gian thu nợ trung bình = Phải thu khách hang /(doanh thu/ 365)
Bằng cách lấy doanh thu một năm chia cho 365 ngày ( tính ra doanh thu trung bình một ngày. Sau đó khoản phải thu chia cho doanh thu trung bình một ngày để biết mất bao nhiêu ngày thì thu được giá trị của khoản phải thu.
(?) Thời gian thu nợ ngắn hay dài là tốt?
Khi phân tích tỷ số này ngoài việc so sánh giữa các năm, so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành và so sánh với tỷ số trung bình ngành, doanh nghiệp cần xem xét từng khoản phải thu để phát hiện những khoản nợ đã quá hạn và có biện pháp xử lý.
Hệ số lưu kho/ Vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover):
Inventory Turnover = Cost of good sold/ Inventory
Ý nghĩa: Một năm hàng lưu kho được quay vòng bao nhiêu lần.
Hệ số lưu kho cao chứng tỏ doanh nghiệp quản lý hang tồn kho có hiệu quả, tránh được ứ đọng vốn và ngược lại. Tuy nhiên hệ số này còn phải được so sánh với hệ số trung bình ngành. Ví dụ một nhà máy sản xuất rượu nho nếu luân chuyển hang tồn kho nhanh có thể dẫn đến sán phẩm chưa thích hợp để uống. Nhưng với một công ty kinh doanh rau quả tươi thì thời gian lưu kho càng ngắn càng tốt.
Thời gian luân chuyển kho trung bình (Inventory conversion period):
Inventory conversion period = 365/ Inventory Turnover
Cứ bao nhiêu ngày thì lượng hàng tồn kho lại quay vòng được một lần.
Thời gian trả nợ TB (Average Payable Period):
Average Payable period = 365/ Payable Turnover
Là khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp nhận nợ cho đến khi doanh nghiệp trả nợ. Khoảng thời gian này càng dài càng tốt vì nó là khoảng thời gian mà doanh nghiệp chiếm dụng vốn được của người bán.
Hệ số trả nợ (Payable turnover):
Payable turnover = (Cost of good sold + General, selling & administrative expenses)/ (A.payable + Salaries, benefits & taxes payable)
Ý nghĩa: Trung bình một năm các khoản phải trả quay vòng được bao nhiêu lần.
Thời gian luân chuyển vốn bằng tiền trung bình (Average cash conversion cycle): Phản ánh khả năng quản lý tiền của doanh nghiệp. Phải trừ đi thời gian trả nợ trung bình vì đây là dòng tiền ra của doanh nghiệp.
Average cash conversion cycle = Average collection period + Inventory conversion per – Average payable period
Chú ý: Không bao gồm chi phí khấu hao do chi phí khấu hao là chi phí không bằng tiền.
1.3 Chiến lược quản lý tài sản lưu động và nợ ngắn hạn
1.3.1 Quản lý tài sản lưu động
Xác định tỷ trọng tài sản lưu động trên tổng tài sản
Tỷ trọng tài sản lưu động = Giá trị tài sản lưu động/ Giá trị tổng tài sản
Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ trọng của tài sản lưu động trong doanh nghiệp:
Đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh: Các doanh nghiệp bán lẻ, phân phối hàng hóa thông thường sẽ có tỷ trọng hàng lưu kho lớn hơn so với những doanh nghiệp sản xuất, từ đó dẫn tới tỷ trọng tài sản lưu động lớn hơn. Một nhà hàng sẽ có nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản lưu động mà điển hình là chắc chắn sẽ có giá trị của khoản phải trả người bán lớn trong khi gần như không có phải thu khách hàng.
Quy mô của doanh nghiệp: Thường thì các công ty nhỏ có tỷ trọng tài sản lưu động lớn hơn các công ty lớn bởi các nguyên nhân:
Tốc độ tăng hay giảm doanh thu:
Mối quan hệ chặt chẽ và trực tiếp giữa tăng doanh thu và vốn lưu động. Khi doanh thu tăng lên thì giá trị lưu kho và phải trả người bán cũng phải tăng. Và thông thường, khi doanh thu tăng thì phải thu khách hàng cũng tăng. Do đó công ty phải quản lý vốn lưu động khi doanh nghiệp tăng quy mô hoạt động hay doanh thu. Và nguồn tài chính ngắn hạn tự phát do sử dụng tín dụng thương mại luôn phải ghi nhớ khi doanh nghiệp xem xét tài sản ngắn hạn và nguồn tài trợ cho những tài sản đó.
Mức độ ổn định doanh thu: Doanh thu của doanh nghiệp càng ổn định thì tỷ trọng tài sản lưu động càng thấp và ngược lại, nếu doanh thu có biên độ giao động lớn thì doanh nghiệp sẽ phải dự trữ nhiều tiền mặt và hàng lưu kho hơn để đảm bảo cho sản xuất được lien tục.
Chính sách quản lý tài sản lưu động theo trường phái cấp tiến và thận trọng
Quản lý tài sản lưu động theo trường phái cấp tiến đồng nghĩa với duy trì tỷ trọng tài sản lưu động thấp. Và ngược lại, quản lý tài sản lưu động theo trường phái thận trọng là việc duy trì tỷ trọng tài sản lưu động cao.
Hình vẽ minh họa:
Đặc điểm của quản lý tài sản lưu động theo trường phái cấp tiến:
Mức tài sản lưu động thấp nhưng được quản lý cấp tiến và hiệu quả: Công ty chỉ giữ một mức tối thiểu tiền và chứng khoán khả thị và dựa vào sự quản lý hiệu quả và khả năng vay ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu bất thường. Lập luận tương tự như vậy thì khoản hàng lưu kho và phải thu khách hàng của công ty cũng mang giá trị thấp hơn.
Thời gian quay vòng tiền ngắn: Do phải thu khách hàng và hàng tồn kho giảm nên vòng quay của chúng tăng và thời gian quay vòng giảm. Do đó, chính sách quản lý cấp tiến rút ngắn chu kỳ kinh doanh và dẫn tới rút ngắn thời gian quay vòng của tiền.
Chi phí thấp hơn dẫn tới EBIT cao hơn: Do khoản phải thu khách hàng ở mức thấp nên chi phí quản lý dành cho công nợ cũng tổng giá trị của những khoản nợ không thể thu hồi được sẽ giảm đi. Thêm vào đó, việc doanh nghiệp dự trữ ít hàng tồn kho hơn cũng giúp tiết kiệm chi phí lưu kho. Nhờ tiết kiệm được chi phí nên EBIT của doanh nghiệp sẽ tăng.
Vì rủi ro cao hơn nên thu nhập theo yêu cầu cũng cao hơn: Theo đuổi chiến lược quản lý tài sản lưu động cấp tiến, doanh nghiệp có thể gặp phải những rủi ro: Cạn kiệt tiền hay không có đủ tiền có được chính sách quản lý hiệu quả; mất doanh thu khi dự trữ thiếu hụt hàng lưu kho; mất doanh thu khi sử dụng chính sách tín dụng chặt để duy trì khoản phải thu khách hàng thấp. Những rủi ro này đánh đổi bởi chi phí thấp hơn nên lợi nhuận kỳ vọng tăng lên.
1.3.2 Quản lý nợ ngắn hạn
Xác định tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng tài sản:
Tỷ trọng nợ ngắn hạn = Giá trị nợ ngắn hạn/ Giá trị tổng tài sản
= Giá trị nợ ngắn hạn/ Giá trị tổng nguồn vốn
Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ trọng nợ ngắn hạn:
Đặc điểm ngành nghề kinh doanh: Các doanh nghiệp bán lẻ dự trữ hàng tồn kho nhiều hơn các doanh nghiệp sản xuất. Và hầu hết việc mua hàng để dự trữ đều dưới hình thức trả chậm nên phải trả người bán cũng sẽ tăng tự phát và có giá trị cao hơn. Nhân tố chính tác động đến nợ ngắn hạn của doanh nghiệp chính là hàng tồn kho và các tài sản lưu động khác. Với các yếu tố khác không đổi, hoạt động kinh doanh đòi hỏi mức tài sản lưu động cao sẽ có xu hướng dẫn đến mức nợ ngắn hạn cao. ( Hoặc có thể giải thích điều này dựa vào nguyên tắc phù hợp) ( Liên hệ với phần quản lý tài sản lưu động).
Mức độ linh hoạt mà doanh nghiệp mong muốn: Nếu doanh nghiệp có tỷ trọng nợ ngắn hạn thấp thì doanh nghiệp sẽ có sự linh hoạt vì nợ ngắn hạn dễ dàng huy động. Cũng tương tự như vậy, doanh nghiệp có thể đẩy giá trị của khoản phải trả người bán tăng cao mà mất không dễ dàng bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Mức linh hoạt của doanh nghiệp sẽ giảm đi khi tỷ trọng nợ ngắn hạn tăng lên.
Chính sách quản lý nợ ngắn hạn theo trường phái cấp tiến và thận trọng:
Chính sách quản lý nợ ngắn hạn theo trường phái thận trọng là chính sách duy trì mức nợ ngắn hạn thấp. Và ngược lại, chính sách quản lý nợ ngắn hạn theo trường phái cấp tiến được thực hiện khi doanh nghiệp duy trì nợ ngắn hạn ở mức cao.
Hình vẽ minh họa
Đặc điểm của chính sách quản lý nợ ngắn hạn theo trường phái cấp tiến:
Mức nợ ngắn hạn cao: Nợ ngắn hạn bao gồm phải trả người bán, vay ngắn hạn, nợ đọng phải trả khác và nợ dài hạn đến hạn trả. Cách tiếp cận quản lý cấp tiến tăng phải trả người đến hết mức có thể và thanh toán chúng chậm cũng đến hết mức có thể miễn sao không gây mất uy tín tín dụng Vay ngắn hạn cũng được sử dụng rộng rãi.
Thời gian quay vòng tiền ngắn: Thông qua việc tăng giá trị khoản phải trả người bán và các khoản nợ đọng khác mà làm giảm vòng quay các khoản phải trả, tăng thời gian trả nợ trung bình và làm giảm thời gian quay vòng của tiền.
Chi phí lãi thấp hơn nếu lãi suất ngắn hạn thấp hơn lãi suất dài hạn: Thông thường thì lãi suất ngắn hạn thấp hơn lãi suất dài hạn do đó, lợi ích dự kiến của chính sách quản lý nợ cấp tiến là cho phép vay vốn với mức lãi suất thấp hơn so với công ty phải trả cho tài trợ dài hạn. Nếu chi phí lãi thấp hơn, trong khi các yếu tố khác không đổi thì thu nhập sẽ cao hơn.
Rủi ro và thu nhập yêu cầu: Theo đuổi việc duy trì tỷ trọng nợ ngắn hạn cao có thể khiến các doanh nghiệp gặp rủi ro trong thanh toán do phải đáo hạn khi các khoản nợ ngắn hạn đến hạn mà doanh nghiệp vẫn muốn có vốn. Và điều này đòi hỏi phải được đánh đổi bằng thu nhập cao hơn.
1.3.3 Kết hợp chính sách quản lý tài sản lưu động và nợ ngắn hạn
Khi kết hợp việc quản lý tài sản lưu động và nợ ngắn hạn, doanh nghiệp có 03 chiến lược quản lý vốn lưu động có thể theo đuổi là: Chính sách cấp tiến, chính sách thận trọng và chính sách dung hòa. Nếu doanh nghiệp theo đuổi chiến lược quản lý vốn dung hòa có nghĩa là doanh nghiệp tuân thủ nguyên tắc tài trợ ( phù hợp, hay tương thích).
Nguyên tắc phù hợp (Matching Principle)
Nguyên tắc này được phát biểu như sau: Nên sử dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn và nên sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Mục đích của nguyên tắc này là cân bằng luồng tiền tạo ra từ tài sản với kỳ hạn của nguồn tài trợ. Tăng tạm thời vào tài sản lưu động nên được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn mà có thể được thanh toán khi tài sản lưu động giảm. Sở dĩ có điều này là vì tài sản lưu động có khả năng quay vòng nhanh, nên được tài trợ bằng vốn ngắn hạn để tiết kiệm chi phí lãi. Tăng tài sản lưu động thường xuyên hay tài sản dài hạn mà cần nhiều thời gian để quy đổi ra thành tiền thì nên được tài trợ bằng vốn dài hạn để đảm bảo khả năng tự chủ tài chính, khả năng thanh toán.
Nguyên tắc phù hợp có thể áp dụng cho vấn đề thảo luận trước đó về chính sách quản lý tài sản lưu động và nợ ngắn hạn. Chính sách quản lý vốn lưu động cấp tiến có tỷ trọng tài sản lưu động thấp và tỷ trọng nợ ngắn hạn cao. Chính sách quản lý vốn lưu động thận trọng có tỷ trọng tài sản lưu động cao và tỷ trọng nợ ngắn hạn thấp. Doanh nghiệp có thể áp dụng nguyên tắc phù hợp để cân bằng lại hai chiến lược quản lý