Quản lý tài chính doanh nghiệp(Chương 2)

Chương II: TIỀN VÀ CHỨNG KHOÁN KHẢ THỊ 2.1 Chức năng quản lý tiền 2.1.1 Lý do của việc nắm giữ tiền Tiền (Cash) theo nghĩa rộng bao gồm cả tiền mặt ( Cash on Hand) và tiền gửi ngân hàng ( Cash in Bank).  (?) Tại sao lại phải dự trữ tiền? Tiền là tài sản có tính lỏng nhất/ tính thanh khoản cao nhất nên doanh nghiệp cần dự trữ tiền để:  Đáp ứng cho nhu cầu giao dịch: Doanh nghiệp cần một lượng tiền để đáp ứng những hoạt động thường nhật như: Trả tiền khi mua hàng, thanh toán nợ cho người bán, trả lương, thưởng, thuế...  Đối phó với các nhân tố bất thường (động cơ dự phòng): Lý do tiếp theo để giữ tài sản có tính thanh khoản cao là đối phó với những bất thường có thể xảy ra trong tương lai. Chẳng hạn do ảnh hưởng của yếu tố thời vụ, công ty phải chi tiêu nhiều hơn cho việc mua hàng dự trữ trong khi tiền thu từ bán hàng chưa thu hồi kịp.  Thực hiện mục đích đầu cơ: Nhằm sẵn sàng nắm bắt những cơ hội đầu tư thuận lợi trong kinh doanh như mua nguyên vật liệu dự trữ khi thị trường giảm giá, hoặc tỷ giá biến động thuận lợi, hay mua các chứng khoán đầu tư nhằm mục tiêu gia tăng lợi nhuận của công ty. Nhiều công ty giữ một số lượng lớn tài sản lỏng để hi vọng thôn tính các công ty khác. Tương tự như vậy cho thời kỳ suy thoái kinh tế, các công ty thường trì hoãn việc thanh toán và cố gắng tích trữ tài sản lỏng để vượt qua thời kỳ khó khăn.  Thực hiện những nhu cầu khác: Yêu cầu về tiền gửi bù đắp: Các ngân hàng thực hiện nhiều nhiệm vụ cho công ty, trong đó có thu tiền và trả tiền, thực hiện chuyển tiền liên ngân hàng, cung cấp hạn mức tín dụng và cho vay. Trả tiền cho ngân hàng có thể từ hai nguồn, tiền phí trực tiếp và tiền gửi bù đắp. Số tiền gửi bù đắp là một số tối thiểu mà công ty cam kết gửi vào tài khoản ký séc.

doc22 trang | Chia sẻ: khicon_1279 | Lượt xem: 7531 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý tài chính doanh nghiệp(Chương 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II: TIỀN VÀ CHỨNG KHOÁN KHẢ THỊ 2.1 Chức năng quản lý tiền 2.1.1 Lý do của việc nắm giữ tiền Tiền (Cash) theo nghĩa rộng bao gồm cả tiền mặt ( Cash on Hand) và tiền gửi ngân hàng ( Cash in Bank). (?) Tại sao lại phải dự trữ tiền? Tiền là tài sản có tính lỏng nhất/ tính thanh khoản cao nhất nên doanh nghiệp cần dự trữ tiền để: Đáp ứng cho nhu cầu giao dịch: Doanh nghiệp cần một lượng tiền để đáp ứng những hoạt động thường nhật như: Trả tiền khi mua hàng, thanh toán nợ cho người bán, trả lương, thưởng, thuế... Đối phó với các nhân tố bất thường (động cơ dự phòng): Lý do tiếp theo để giữ tài sản có tính thanh khoản cao là đối phó với những bất thường có thể xảy ra trong tương lai. Chẳng hạn do ảnh hưởng của yếu tố thời vụ, công ty phải chi tiêu nhiều hơn cho việc mua hàng dự trữ trong khi tiền thu từ bán hàng chưa thu hồi kịp. Thực hiện mục đích đầu cơ: Nhằm sẵn sàng nắm bắt những cơ hội đầu tư thuận lợi trong kinh doanh như mua nguyên vật liệu dự trữ khi thị trường giảm giá, hoặc tỷ giá biến động thuận lợi, hay mua các chứng khoán đầu tư nhằm mục tiêu gia tăng lợi nhuận của công ty. Nhiều công ty giữ một số lượng lớn tài sản lỏng để hi vọng thôn tính các công ty khác. Tương tự như vậy cho thời kỳ suy thoái kinh tế, các công ty thường trì hoãn việc thanh toán và cố gắng tích trữ tài sản lỏng để vượt qua thời kỳ khó khăn. Thực hiện những nhu cầu khác: Yêu cầu về tiền gửi bù đắp: Các ngân hàng thực hiện nhiều nhiệm vụ cho công ty, trong đó có thu tiền và trả tiền, thực hiện chuyển tiền liên ngân hàng, cung cấp hạn mức tín dụng và cho vay. Trả tiền cho ngân hàng có thể từ hai nguồn, tiền phí trực tiếp và tiền gửi bù đắp. Số tiền gửi bù đắp là một số tối thiểu mà công ty cam kết gửi vào tài khoản ký séc. 2.1.2 Lợi ích và rủi ro của việc nắm giữ tiền Lợi ích: Đảm bảo khả năng thanh toán, không để bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán dẫn tới phá sản. Tận dụng được những cơ hội đặc biệt: Nhờ sẵn có tiền, công ty có thể tận dụng cơ hội chiết khấu thanh toán do nhà cung cấp đưa ra do đó làm giảm chi phí mua yếu tố đầu vào. Cũng nhờ sẵn có tiền, công ty có thể tận dụng những cơ hội mua đặc biệt như sụt giá tạm thời hay dự đoán có tăng giá mạnh trong tương lai. Cải thiện vị thế tín dụng của doanh nghiệp: Mức xếp hạng tín dụng của công ty có thể chịu ảnh hưởng của mức tài sản lỏng mà công ty nắm giữ. Giữ mức quá thấp tài sản lỏng có thể có ảnh hưởng đến vị thế tín dụng và mức xếp hạng tín dụng dẫn đến chi phí huy động vốn sẽ cao hơn trong tương lai. Tuy nhiên việc nắm giữ tiền cũng có những rủi ro: Nếu doanh nghiệp dự trữ quá ít tiền, có thể mắc phải nguy cơ không có khả năng hoạt động bình thường như: Việc thanh toán bị trì hoãn, nguồn tiền bị cắt giảm, phải huy động thêm các nguồn tài chính ngắn hạn (tạo chi phí huy động vốn) hoặc bán tài sản (tạo ra lỗ tiềm tàng) hoặc bị bỏ qua một số cơ hội. Trong một số trường hợp, công ty có thể bị đệ trình yêu cầu bảo hộ theo luật phá sản hay phải giải thể. Nếu doanh nghiệp dự trữ quá nhiều: Do tiền cũng là tài sản không sinh lời, việc giữ quá nhiều tiền mặt sẽ khiến doanh nghiệp mất cơ hội đầu tư vào tài sản sinh lời khác như: Chứng khoán, trái phiếu, cho vay có lãi… Sự đánh đổi giữa lợi ích và rủi ro, tính thanh khoản và khả năng sinh lời của tiền là một phần thiết yếu của quản lý tiền. Vì vậy: Trong quản lý tiền, việc quan trọng nhất là DN phải giữ được một lượng tiền dự trữ tối ưu để vừa đảm bảo khả năng thanh toán cũng như tất cả các nhu cầu của doanh nghiệp mà chi phí cơ hội là thấp nhất. Không dự trữ dư thừa vào tài sản có tính thanh khoản cao vì thông thường đầu tư vào tài sản dài hạn sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn so với đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Duy trì số dư tiền tối thiểu trong khi vẫn quản lý tốt danh mục đầu tư chứng khoán khả thị để đảm bảo thu nhập tương xứng với rủi ro. 2.2 Quản lý thu chi tiền mặt 2.2.1 Quản lý thu tiền Hai khía cạnh chính của quản lý tiền đề cập đến giảm thời gian thu tiền thông qua hệ thống thu tiền và quản lý chặt chẽ luồng tiền ra thông qua hệ thống chi tiền. Mức độ phức tạp của hệ thống thu tiền phụ thuộc vào quy mô và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Các công ty nhỏ mang tính địa phương có hệ thống thu tiền rất đơn giản; các công ty lớn cỡ quốc gia hay đa quốc gia có hệ thống thu tiền rộng rãi. Trong hệ thống thu tiền, khái niệm thời gian chuyển tiền là vô cùng quan trọng. Thời gian chuyển tiền (Total float): Là khoảng thời gian kể từ khi khách hàng viết séc cho đến khi người hưởng thụ nhận được và có thể rút tiền. Thời gian chuyển tiền bao gồm: Thời gian chuyển thư (mail float): Là khoảng thời gian kể từ khi khách hàng tiến hành gửi séc qua thư cho đến khi doanh nghiệp nhận được và có thể bắt đầu xử lý séc. Thời gian xử lý chứng từ ( Processing float): Là khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp nhận được séc cho đến khi ngân hàng người bán bắt đầu tiến hành thủ tục thanh toán (gửi séc tới ngân hàng người bán) Thời gian thanh toán bù trừ ( Transit float): Là khoảng thời gian cần thiết để séc được thanh toán qua hệ thống ngân hàng và được tính đến khi doanh nghiệp có thể rút được số tiền đó ra. a. Trình tự thu tiền: Sơ đồ  Thời gian chuyển thư (mail float): Thời gian xử lý chứng từ ( Processing float) + (4) Thời gian thanh toán bù trừ ( Transit float) Cả ba khoảng thời gian trên đều quan trọng và cần được rút ngắn để rút ngắn thời gian thu tiền. Thời gian chuyển tiền (Thời gian chuyển tiền do thu) = Thời gian chuyển thư + Thời gian xử lý chứng từ + Thời gian thanh toán bù trừ = ( 1) + (2) + (3) + (4) Total float = Mail float + Processing float + Transit float Trong ba khoảng thời gian trên thì thời gian xử lý chứng từ là doanh nghiệp có thể chủ động rút ngắn bằng việc xây dựng một hệ thống nội bộ hiệu quả để qua đó giảm thời gian chuyển tiền. Sau khi công đoạn này được hoàn thiện, doanh nghiệp sẽ xem xét đến các kỹ thuật khác để giảm thời gian thu tiền. b. Các phương thức chuyển tiền qua ngân hàng Nhiều doanh nghiệp sử dụng ngân hàng trung tâm (concentration banking) để tăng tốc quá trình thu tiền. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ yêu cầu khách hàng tại một địa phương nào đó thực hiện thanh toán cho chi nhánh doanh nghiệp đóng tại địa phương ( hệ thống thu tiền phi tập trung) thay vì đến trụ sở chính của doanh nghiệp (hệ thống thu tiền tập trung). Chi nhánh doanh nghiệp tại địa phương sau đó sẽ ký phát séc thanh toán vào một ngân hàng tại địa phương. Sau đó số tiền này được chuyển tới một tài khoản xác định tại ngân hàng trung tâm của doanh nghiệp. Ngân hàng trung tâm sẽ giảm khoản tiền trôi nổi theo hai cách. Thứ nhất, bởi vì chi nhánh doanh nghiệp cùng địa phương với khách hàng nên thời gian chờ đợi thư tín sẽ được giảm thiểu. Thứ hai, vì séc thanh toán của khách hàng được ký phát tại Ngân hàng địa phương nên thời gian chuyển séc cũng được giảm thiểu. Ngân hàng trung tâm sẽ tập hợp nhiều số dư nhỏ thành một khoản tiền lớn. Sau đó, số tiền này có thể được đầu tư vào các tài sản có khả năng sinh lời cao. Séc chuyển khoản ( DTC - A depository transfer check ): Là một công cụ không chuyển nhượng được, thanh toán bởi ngân hàng ký thác địa phương ( ngân hàng chi trả hộ) cho ngân hàng tập trung trung ương của người bán khoản tín dụng vào tài khoản xác định của công ty. Giải thích: Trong hệ thống, trên cơ sở chuyển thư, văn phòng ở khu vực, sau khi tiến hành tập hợp và xử lý các séc nhận được trong ngày, chuẩn bị một séc chuyển khoản DTC và gửi kèm với giấy biên nhận (cho các quỹ được gửi vào ngân hàng ký thác địa phương) tới ngân hàng tập trung trung ương của công ty. Trong khi DTC đang được chuyển qua thư, ngân hàng ký thác địa phương xử lý các séc và sau đó chuyển cho ngân hàng tập trung trung ương của công ty. Các quỹ chỉ sẵn có khi ngân hàng tập trung trung ương của công ty nhận được và được thanh toán DTC. Khoảng thời gian này thường mất từ 2 đến 3 ngày hoặc dài hơn.  Chú thích: : chuyển tiền : Chuyển thông tin Séc chuyển khoản điện tử ( Electronic DTC): Với phương thức DTC điện tử, một trung tâm thu tiền nhận thông tin ký thác từ công ty ( chi nhánh hay văn phòng địa phương). Vào thời điểm xác định trong ngày, thông tin này được chuyển cho ngân hàng tập trung trung ương của công ty. Vào lúc này, ngân hàng tập trung trung ương chuẩn bị một séc chuyển khoản và chuyển nó cho ngân hàng ký thác địa phương để thanh toán.  Chú thích: : chuyển tiền : Chuyển thông tin Điện chuyển tiền ( hệ thống chuyển tiền điện tử ) ( Wire transfer): Theo phương thức điện chuyển, các quỹ được chuyển trong ngày dựa vào hệ thống chuyển tiền điện tử nên sẽ không mất thời gian thanh toán bù trừ. Tuy nhiên phương thức này cũng có những chi phí lớn hơn so với DTC và DTC điện tử. Thông thường, điện chuyển chỉ sử dụng cho các khoản tiền lớn hay sử dụng theo định kỳ. Các phương thức khác: Xử lý đặc biệt: Cử người thu trực tiếp những séc có giá trị lớn để làm giảm thời gian chuyển thư. Séc được ủy quyền trước: Khi công ty nhận nhiều khoản thanh toán cố định có giá trị lớn từ những khách hàng thường xuyên, công ty có thể hình thành hệ thống séc được ủy quyền trước. Với cơ chế được ủy quyền trước, khách hàng ủy quyền cho công ty rút séc thanh toán trực tiếp trên tài khoản kỳ gửi không kỳ hạn của khách hàng. Phương pháp này rút ngắn thời gian chuyển thư và thời gian xử lý chứng từ đồng thời tăng tính đều đặn, chắc chắn của dòng tiền vào công ty. Doanh nghiệp yêu cầu khách hàng gửi séc thanh toán vào một ngày cố định cụ thể nhằm giảm thời gian chuyển chứng từ. c. Các biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động thu tiền Các biện pháp rút ngắn thời gian chuyển tiền: Rút ngắn thời gian chuyển thư: Công ty mở văn phòng giao dịch tại địa phương để nhận séc trực tiếp. Áp dụng phương thức hộp khóa (Lock box): Sơ đồ:  Diễn giải: Công ty chọn một ngân hàng làm đại diện cho Công ty tại mỗi một địa phương để làm giúp mình những công việc hành chính mà không cần mở chi nhánh hay văn phòng đại diện. Công ty yêu cầu khách hàng, khi thanh toán, gửi séc vào một hộp khóa xác định hay nói cách khác là hộp thư bưu điện riêng do Công ty thuê tại mỗi vùng địa phương khác nhau. Ngân hàng địa phương, với tư cách là đại diện của Công ty, mở hộp khóa nhiều lần trong ngày và bắt đầu quá trình thanh toán vào tài khoản của Công ty tại địa phương đồng thời cũng thông báo cho Công ty. Số dư trên tài khoản tại ngân hàng địa phương, định kỳ sẽ được chuyển đến ngân hàng chính theo yêu cầu của doanh nghiệp. Hệ thống hộp khóa vừa giúp rút ngắn thời gian chuyển thư, vừa giúp rút ngắn thời gian xử lý chứng từ. Một điều cần chú ý là lợi ích từ việc giảm thời gian chuyển tiền cần phải được so sánh với chi phí liên quan. Đối với văn phòng ở địa phương, chi phí bao gồm các khoản chi chi cho nhân sự, thiết bị, mặt bằng...Đối với hợp đồng hộp khóa, chi phí bao gồm các khoản phí trả cho ngân hàng hay chi phí cơ hội của các khoản tiền gửi bù đắp... Rút ngắn thời gian xử lý chứng từ: Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên, đặc biệt là những người liên quan đến xử lý hóa đơn chứng từ. Áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại. Rút ngắn thời gian thanh toán bù trừ ( công việc của cơ quan chức năng, doanh nghiệp không chủ động được): Phát triển hệ thống ngân hàng. Xây dựng cơ chế chuyển tiền giữa các ngân hàng thông thoáng: d. Lựa chọn phương thức thu tiền Để lựa chọn được phương thức thu tiền tối ưu, chúng ta cần đánh giá hiệu quả của các phương thức thu tiền đó, phương thức thu tiền đề xuất và phương thức thu tiền hiện tại trên cơ sở so sánh lợi ích sau thuế tăng thêm và chi phí sau thuế tăng thêm. Lợi ích tăng thêm ∆B = ∆t *TS * I * (1-t) Trong đó: - ∆B: Lợi ích tăng thêm - ∆t: Số ngày chênh lệch giữa hai phương thức - ∆t = t1 – t2 trong đó t1 là thời gian chuyển tiền của phương thức hiện tại, t2 là số ngày chuyển tiền của phương thức thu tiền đề xuất. - TS: Quy mô chuyển tiền: số tiền đang chuyển trong một năm, một chu kỳ hay một giao dịch. - I: lãi suất đầu tư được xác định theo ngày (vì ∆t tính theo ngày). - T: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Chi phí tăng thêm ∆C = (C2-C1) (1-T) Trong đó: - ∆C: Chi phí tăng thêm sau thuế của phương thức thu tiền hiện tại so với phương thức thu tiền đề xuất. - C2: Chi phí của phương thức thu tiền mới - C1: chi phí của phương thức thu tiền hiện tại. Trên cơ sở so sánh ∆B và ∆C để rút ra kết luận: Nếu ∆B> ∆C: lựa chọn phương thức thu tiền đề xuất. Nếu ∆B< ∆C: lựa chọn phương thức thu tiền hiện tại. Nếu ∆B= ∆C: bàng quan. Chú ý: Thời gian xem xét của TS, C2 và C1 phải bằng nhau. 2.2.2 Quản lý chi tiền (Controlling the Outflows) Trong quá trình xây dựng hệ thống chi tiền của công ty, nhà quản lý tài chính cần tập trung vào việc kiểm soát và trì hoãn dòng tiền ra đến hết mức có thể mà không làm ảnh hưởng đến uy tín thanh toán của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp. Và vấn đề quan trọng là xây dựng quy trình thanh toán hợp lý sao cho không trả sau ngày đến hạn để giữ vững uy tín, đồng thời cũng không trả quá sớm làm giảm lượng tiền sẵn có để công ty còn thực hiện đầu tư. Công việc này có thể thực hiện được bằng cách: Làm tăng thời gian giữa thời điểm phát hành séc và thời điểm giá trị tờ séc bị ghi nợ vào tài khoản. Tuy nhiên, lợi ích và chi phí của tất cả các phương thức chi tiền đều phải được xem xét. Ví dụ 1: Một doanh nghiệp A đang xem xét việc lựa chọn một trong hai hệ thống chi tiền mới, một với ngân hàng X và một với ngân hàng Y, mỗi ngân hàng có mức phí dịch vụ khác nhau nhưng cả hai ngân hàng đều làm thời gian chuyển tiền tăng 2 ngày, quy mô chuyển tiền của doanh nghiệp là $5.000/ séc, lãi suất hàng năm là 13%. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%. Hỏi rằng Công ty nên lựa chọn phương thức chi tiền mới khi mức phí dịch vụ của ngân hàng là bao nhiêu? Lợi ích tăng thêm trên 1 séc của Công ty khi thời gian thực trả tiền tăng thêm 2 ngày là: ∆B = ∆t *TS * I * (1-T) = 2 * $5000 * (0.13/365) (1-25%) = $ 2,6712 Vậy Công ty lựa chọn Ngân hàng nào cung cấp mức dịch vụ với mức phí dưới $ 2,6712/ séc. Ví dụ 2: Công ty A vừa thành lập một hệ thống chi tiêu có kiểm soát với 2 ngân hàng chi tiền. Lợi ích ròng ( ∆B - ∆ C) của hệ thống chi tiêu này là $28.700/ năm. Nếu Công ty ký 200 séc/ ngày với giá trị trung bình một séc là $400, tỷ lệ lãi suất 15% và ngân hàng sẽ thu phí $0,1/ séc. Hỏi thời gian thu tiền của Công ty đã tăng thêm bao nhiêu ngày? ( Chú ý: Vì đây là thời gian chi tiền nên lợi ích sẽ gia tăng khi thời gian chi tiền giảm ∆t = t2 – t1 ) Giả sử một năm có 365 ngày và Công ty đang hoạt động thua lỗ nên không tính đến yếu tố thuế. Chênh lệch lợi ích trong một năm là: ∆B = ∆t * TS * I * (1-T) ( T = 0) = ∆t * 200 * 400 * 365 * 15%/365 = ∆t * 12.000 Chênh lệch chi phí trong một năm là: ∆C = ( C2 - C1)* (1-T) = 0,1 * 200 * 365 = 7.300 ( Chú ý: 200 séc/ ngày, một năm có 365 ngày) Ta có lợi ích ròng là ∆B - ∆C = 28.700 ↔ ∆t * 12.000 – 7.300 = 28.700 ↔ ∆t = 3 ngày MỞ RỘNG: Các tài khoản có số dư bằng 0 Trong mô hình doanh nghiệp lớn thì sẽ có nhiều bộ phận khác nhau. Nếu như mỗi bộ phận này đều có hệ thống thanh toán riêng, hay nói cách khác là có hệ thống tài khoản riêng, thì hiệu quả quản lý tiền trong chi tiêu của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút. Điều này có thể được khắc phục bằng cách doanh nghiệp thiết lập hệ thống tài khoản có số dư bằng 0 cho mỗi một bộ phận. Mỗi bộ phận vẫn tự phát hành séc và rút tiền trên tài khoản của mình tại ngân hàng tập trung của toàn doanh nghiệp. Hàng ngày, các séc được viết cho các hệ thống thanh toán riêng lẻ sẽ vẫn được ngân hàng tập trung thanh toán. Lúc này, do có số dư bằng 0 nên những tài khoản này sẽ bị ghi âm. Vào cuối mỗi ngày, số dư âm trên các tài khoản này lại được khôi phục về số dư bằng 0 do được cấp tín dụng từ tài khoản chính của toàn doanh nghiệp. Chính vì thể mà Công ty có được một báo cáo tổng hợp về các hoạt động thanh toán để có hoạt động mua hay bán chứng khoản khả thị phù hợp, đáp ứng cho nhu cầu thanh toán. Hệ thống tài khoản có số dư bằng 0 cho phép các bộ phận được làm việc độc lập mà bộ phận quản lý chung của Công ty vẫn kiểm soát được các hoạt động này. Các phương pháp khác Tập trung các khoản phải trả: Doanh nghiệp có thể có nhiều chi nhánh có thể nhận và xác nhận hóa đơn nhưng việc thanh toán thực sự chỉ diễn ra tại trụ sở chính để duy trì kiểm soát và kéo dài chu kỳ thanh toán. Tính giờ ký phát séc: Doanh nghiệp sẽ tính thời điểm phát hành séc sao cho có thể kéo dài thời gian chuyển tiền bằng cách tận dụng ngày nghỉ, thứ 7, chủ nhật... Dù sử dụng phương thức nào đi nữa thì lợi ích và chi phí của tất cả các phương thức chi tiền cần phải được phân tích. 2.3 Mô hình xác định mức dự trữ tiền tối ưu 2.3.1 Giả định của mô hình Nhu cầu về tiền của doanh nghiệp là ổn định Không có dự trữ tiền mặt cho mục đích an toàn. (tiền chỉ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thường ngày). Doanh nghiệp chỉ có hai phương thức dự trữ để đáp ứng nhu cầu về tiền: Tiền mặt và chứng khoán khả thị, những chứng khoán có khả năng thanh khoản cao để bán chứng khoán ra là có thể sẵn sàng thu được tiền về. Không có rủi ro trong đầu tư chứng khoán hay doanh nghiệp luôn có lãi trong đầu tư chứng khoán. Các giả định khác: Công ty áp dụng tỷ lệ bù đắp tiền mặt không đổi. Dòng tiền tệ rời rạc chứ không phải là liên tục. Những giả định này không đúng trên thực tế nên làm hạn chế mô hình Baumol (EOQ - The Economic Order Quantity Model), nhưng mô hình cũng có sự đóng góp quan trọng trong lý thuyết quản trị tiền mặt. 2.3.2 Mô hình Tồn quỹ mục tiêu là tồn quỹ mà công ty hoạch định lưu giữ dưới hình thức tiền (theo nghĩa rộng). Quyết định tồn quỹ mục tiêu liên quan đến việc đánh đổi giữa chi phí cơ hội do giữ quá nhiều tiền với chi phí giao dịch do giữ quá ít tiền. Có hai loại chi phí liên quan tới dự trữ tiền là chi phí cơ hội và chi phí giao dịch. Chi phí cơ hội là chi phí mất đi do giữ tiền mặt, khiến cho đồng tiền không được đầu tư vào mục đích sinh lời. Chi phí giao dịch là chi phí liên quan đến chuyển đổi từ tài sản đầu tư thành tiền mặt để sẵn sàng cho chi tiêu. Nếu công ty giữ quá nhiều tiền mặt thì chi phí giao dịch sẽ nhỏ, nhưng chi phí cơ hội sẽ lớn và ngược lại. Tổng chi phí giữ tiền mặt chính là tổng của chi phí cơ hội và chi phí giao dịch. Mức tiền dự trữ tối ưu là mức tại đó tổng chi phí cho việc dữ tiền là nhỏ nhất. Sơ đồ:  William Baumol là người đầu tiên đưa ra mô hình quyết định tồn quỹ kết hợp giữa chi phí cơ hội và chi phí giao dịch. Mô hình này được ứng dụng nhằm thiết lập tồn quỹ mục tiêu. a. Chi phí giao dịch ( TrC - Transaction Cost) TrC = ( T/ C) * F Trong đó: - T: Tổng nhu cầu về tiền mặt trong một thời kỳ ( thường là một năm). - C: Qui mô một lần bán chứng khoán. - F: Chi phí cố định của một lần bán chứng khoán. - T/C: Số lần mà công ty phải bán chứng khoán một năm. Tổng chi phí giao dịch được xác định dựa vào số lần công ty phải bán chứng khoán trong một thời kỳ ( thường là một năm). Chi phí giao dịch = Số lần bán chứng khoán * Phí giao dịch cố định = (T/C) * F b. Chi phí cơ hội (OC - Opportunity Cost) Tổng chi phí cơ hội bằng tồn quỹ trung bình nhân với lãi suất đầu tư chứng khoán ngắn hạn: Chi phí cơ hội = OC = (C/2) * K Trong đó: - C/2: Mức dự trữ tiền mặt trung bình. - K: Lãi suất chứng khoán/ thời kỳ ( thường là một năm). c. Tổng chi phí (TC - Total Cost) Tổng chi phí liên quan đến tồn quỹ bằng chi phí cơ hội cộng với chi phí giao dịch: Tổng chi phí = TC = TrC + OC = [ (T/C) * F] + [ (C/2) * K] Có thể không xét 1 thời kỳ là 1 năm nhưng phải có sự đồng nhất thời gian của T và K d. Xác định mức dự trữ tiền tối ưu Tổng chi phí sẽ đạt min tại điểm mà đạo hàm bậc nhất của nó theo biến C bằng 0. Ta có : TC = ( C/2) K + (T/C) F ( dTC/ dC = K/2 – T*F/ C2 Và dTC/ dC = 0 ↔ K/2 – T*F/ C2 = 0 ↔ C = √ ( 2TF/ K) MỞ RỘNG: Ví dụ 1: Giả sử công ty K bắt đầu tuần lễ 0 với tồn quỹ là 1,2 tỷ đồn
Tài liệu liên quan