Quản lý tài chính doanh nghiệp(Chương 3)

Chương III: QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO 3.1 Mục tiêu của quản lý hàng tồn kho 3.1.1 Lợi ích và chi phí của việc dự trữ hàng lưu kho Cũng như những tài sản khác, việc dự trữ hàng tồn kho là một quyết định chi tiêu tiền. Để xác định mức độ đầu tư vào hàng tồn kho tối ưu cần so sánh lợi ích đạt được và chi phí phát sinh kể cả chi phí cơ hội của việc đầu tư vào hàng lưu kho. 3.1.1.1 Lợi ích Hàng lưu kho thường chiếm một khoản đầu tư lớn trong doanh nghiệp và cần được quản lý hiệu quả.  Việc giữ hàng hóa lưu kho đem lại những lợi ích:  Chủ động trong sản xuất, mua nguyên vật liệu và tiêu thụ:  Nếu doanh nghiệp cạn kiệt hàng lưu kho, quá trình sản xuất của nó có thể bị gián đoạn hoặc thậm chí là ngừng sản xuất. Tồn kho sản phẩm dở dang giúp cho quá trình sản xuất được linh hoạt và liên tục, giai đoạn sản xuất sau không phải chờ giai đoạn sản xuất trước.  Đối với các doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho có vai trò như một tấm nệm an toàn giữa các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sản xuất kinh doanh như dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khi mà giữa các giai đoạn này các hoạt động không phải lúc nào cũng được diễn ra đồng bộ.  Hàng tồn kho bảo vệ doanh nghiệp trước những biến động cũng như sự không chắc chắn về nhu cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp thương mại thì hàng tồn kho cũng có vai trò như một bước đệm an toàn giữa giai đoạn mua hàng và bán hàng trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh.  Nếu công ty không có sẵn hàng hóa, thành phẩm, doanh thu có thể bị mất đi và khả năng của công ty với tư cách là nhà cung cấp có thể bị nghi ngờ.  Hàng tồn kho mang lại cho bộ phận sản xuất và bộ phận marketing của một doanh nghiệp sự linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh như lựa chọn thời điểm mua hàng, lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ.  Được hưởng chiết khấu thương mại: Thường công ty sẽ được hưởng chiết khấu thương mại nếu mua hàng với số lượng lớn cùng một lúc. Và để có thể tận dụng hình thức chiết khấu này, công ty cần dự trữ hàng lưu kho.  Lợi ích từ marketing: Xây dựng tín nhiệm về việc luôn có khả năng cung cấp đầy đủ các hàng hóa cần thiết là một phần trong chiến lược marketing của công ty.

doc10 trang | Chia sẻ: khicon_1279 | Lượt xem: 4624 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý tài chính doanh nghiệp(Chương 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III: QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO 3.1 Mục tiêu của quản lý hàng tồn kho 3.1.1 Lợi ích và chi phí của việc dự trữ hàng lưu kho Cũng như những tài sản khác, việc dự trữ hàng tồn kho là một quyết định chi tiêu tiền. Để xác định mức độ đầu tư vào hàng tồn kho tối ưu cần so sánh lợi ích đạt được và chi phí phát sinh kể cả chi phí cơ hội của việc đầu tư vào hàng lưu kho. 3.1.1.1 Lợi ích Hàng lưu kho thường chiếm một khoản đầu tư lớn trong doanh nghiệp và cần được quản lý hiệu quả. Việc giữ hàng hóa lưu kho đem lại những lợi ích: Chủ động trong sản xuất, mua nguyên vật liệu và tiêu thụ: Nếu doanh nghiệp cạn kiệt hàng lưu kho, quá trình sản xuất của nó có thể bị gián đoạn hoặc thậm chí là ngừng sản xuất. Tồn kho sản phẩm dở dang giúp cho quá trình sản xuất được linh hoạt và liên tục, giai đoạn sản xuất sau không phải chờ giai đoạn sản xuất trước. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho có vai trò như một tấm nệm an toàn giữa các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sản xuất kinh doanh như dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khi mà giữa các giai đoạn này các hoạt động không phải lúc nào cũng được diễn ra đồng bộ. Hàng tồn kho bảo vệ doanh nghiệp trước những biến động cũng như sự không chắc chắn về nhu cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp thương mại thì hàng tồn kho cũng có vai trò như một bước đệm an toàn giữa giai đoạn mua hàng và bán hàng trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Nếu công ty không có sẵn hàng hóa, thành phẩm, doanh thu có thể bị mất đi và khả năng của công ty với tư cách là nhà cung cấp có thể bị nghi ngờ. Hàng tồn kho mang lại cho bộ phận sản xuất và bộ phận marketing của một doanh nghiệp sự linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh như lựa chọn thời điểm mua hàng, lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ. Được hưởng chiết khấu thương mại: Thường công ty sẽ được hưởng chiết khấu thương mại nếu mua hàng với số lượng lớn cùng một lúc. Và để có thể tận dụng hình thức chiết khấu này, công ty cần dự trữ hàng lưu kho. Lợi ích từ marketing: Xây dựng tín nhiệm về việc luôn có khả năng cung cấp đầy đủ các hàng hóa cần thiết là một phần trong chiến lược marketing của công ty. `3.1.1.2 Chi phí Tại cùng một thời điểm, khi một doanh nghiệp được hưởng những lợi ích từ việc dự trữ hàng tồn kho thì các chi phí liên quan cũng phát sinh tương ứng bao gồm: Chi phí lưu kho ( carrying costs) Chi phí lưu kho bao gồm tất cả các chi phí lưu giữ hàng lưu kho trong một khoảng thời gian xác định trước. Chi phí này được tính bằng đơn vị tiền tệ trên mỗi đơn vị hàng lưu kho hoặc tính bằng tỷ lệ % trên giá trị lưu kho trong mỗi thời kỳ. Chi phí lưu kho bao gồm các thành phần: Chi phí lưu giữ, bảo quản; Chi phí hao hụt, hư hỏng; Chi phí thiệt hại do hàng tồn kho bị lỗi thời; Chi phí bảo hiểm; Chi phí thuê kho; Chi phí khấu hao máy móc thiết bị; Chi phí đầu tư vào hàng lưu kho ( chi phí tài chính như chi phí sử dụng vốn, trả lãi vay để dự trữ hàng lưu kho, chi phí cơ hội do ứ đọng vốn trong hàng lưu kho, đặc biệt là với hàng lưu kho không hữu ích hoặc bị dự trữ dư thừa). MỞ RỘNG: Chú ý: Chi phí cơ hội đầu tư vào hàng tồn kho không thể tính đơn thuần bằng cách sử dụng lãi vay ngắn hạn mà nó phải là mức sinh lời bị mất đi khi doanh nghiệp quyết định đầu tư nguồn vốn có giới hạn của mình vào hàng lưu kho thay vì đầu tư vào những tài sản khác. Do đó, đối với hầu hết các quyết định đầu tư vào hàng lưu kho, chi phí cơ hội xấp xỉ như chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp. Cũng giống như chi phí đặt hàng, chi phí lưu kho cũng bao gồm các chi phí cố định và chi phí biến đổi. Gần như tất cả các chi phí tồn trữ biến động tỷ lệ theo mức độ hàng tồn kho nhưng có một phần trong đó là tương đối cố định trong ngắn hạn như chi phí thuê kho hay khấu hao các thiết bị hoạt động trong kho. Chi phí đặt hàng ( ordering costs) Chi phí đặt hàng bao gồm chi phí giao dịch ( thương lượng, giao tiếp, thanh toán), chi phí vận chuyển và chi phí giao nhận hàng (nhận và kiểm tra hàng hóa). Chi phí đặt hàng được tính bằng đơn vị tiền tệ cho mỗi lần đặt hàng. MỞ RỘNG: Trong trường hợp đơn đặt hàng được cung cấp từ nội bộ doanh nghiệp thì chi phí đặt hàng chỉ bao gồm cơ bản là chi phí sản xuất, những chi phí phát sinh khi khấu hao máy móc và duy trì hoạt động sản xuất. Trên thực tế, chi phí cho mỗi đơn đặt hàng thường bao gồm các chi phí cố định và biến đổi, bởi một phần tỷ lệ chi phí đặt hàng như chi phí giao nhận và kiểm tra hàng thường biến động theo số lượng hàng đặt mua. Tuy nhiên, trong nhiều mô hình quản lý hàng tồn kho đơn giản, ví dụ như mô hình EOQ, thì lại giả định chi phí cho mỗi lần đặt hàng là cố định và độc lập với số đơn vị hàng được đặt mua. Chi phí liên quan đến thiếu hụt hàng tồn kho ( hay không có hàng tồn kho) (hay hàng tồn kho hết) ( Stockout costs) 3.1.2 Mục tiêu của quản lý hàng lưu kho Trên cơ sở cân đối lợi ích đạt được và chi phí phát sinh của việc đầu tư vào hàng lưu kho, doanh nghiệp phải quản lý hàng lưu kho sao cho: Đảm bảo cung cấp yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục. Đảm bảo cung cấp đủ sản phẩm đầu ra đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tổng chi phí của việc dự trữ hàng lưu kho là thấp nhất. 3.2 Nội dung quản lý hàng lưu kho 3.2.1 Phân loại hàng lưu kho Phân loại theo giai đoạn sản xuất: Nguyên vật liệu: Bao gồm các chủng loại hàng mà một doanh nghiệp mua để sử dụng trong quá trình sản xuất của mình. Sản phẩm dở dang: Bao gồm tất cả các mặt hàng mà hiện còn đang nằm tại một công đoạn nào đó của quá trình sản xuất hoặc đang nằm trung chuyển giữa các công đoạn hoặc đang chờ bước tiếp theo trong quá tình sản xuất. Thành phẩm: Bao gồm những sản phẩm đã hoàn thành và đang nằm chờ tiêu thụ. Ngoại trừ các sản phẩm có quy mô đặc biệt lớn thì mới thường được ký hợp đồng đặt hàng trước khi sản xuất, còn lại đa phần các sản phẩm khác đều được sản xuất hàng loạt và tồn trữ trong kho nhằm đáp ứng mức tiêu thụ dự kiến trong tương lai. Việc tồn trữ đủ một lượng thành phẩm tồn kho mang lại lợi ích cho cả hai bộ phận sản xuất và bộ phận marketing của một doanh nghiệp. Dưới góc độ của bộ phận marketing, với mức tiêu thụ trong tương lai dự kiến không chắc chắn, tồn kho thành phẩm với số lượng lớn sẽ đáp ứng nhanh chóng bất kỳ một nhu cầu tiêu thụ nào trong tương lai, đồng thời tối thiểu hóa thiệt hại do mất doanh số vì không có hàng giao ngay hay thiệt hại vì mất uy tín do chậm trễ trong giao hàng khi hàng trong kho bị hết. Dưới góc độ nhà sản xuất, việc duy trì một lượng lớn thành phẩm tồn kho cho phép các loại sản phẩm được sản xuất với số lượng lớn, và điều này giúp giảm chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm do chi phí cố định được phân bổ trên số lượng lớn đơn vị sản phẩm được sản xuất ra. 3.2 .2 Quyết định đầu tư vào hàng lưu kho Trong quản lý hàng tồn kho, nhà quản lý phải xem xét sự đánh đổi giữa lợi ích và phí tổn của việc duy trì tồn kho thông qua việc xác định mức dự trữ kho tối ưu trong đó cân đối được chi phí của việc dự trữ qúa nhiều và chi phí của việc dự trữ kho quá ít. Dựa vào mức tối ưu này, DN sẽ đưa ra các quyết định liên quan đến “Giá trị lưu kho”: Quyết định tăng giá trị lưu kho: Dự trữ thực tế < mức dự trữ tối ưu hay có cơ hội bất thường trong đầu cơ Tìm nguồn để nhập mua. Giảm giá trị hàng lưu kho: Dự trữ > mức dự trữ tối ưu: Xuất kho để phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Xem lại kế hoạch nhập hàng để có điều chỉnh phù hợp. Bán những hàng tồn kho không còn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.3 Các mô hình quản lý hàng lưu kho 3.3.1 Mô hình ABC ( The ABC Inventory Method) Sơ đồ  Khái niệm: Mô hình ABC là mô hình quản lý hàng tồn kho dựa trên cơ sở: Áp dụng mức độ quản lý khác nhau với các nhóm hàng lưu kho có giá trị cao hay thấp khác nhau. Ví dụ: Một doanh nghiệp có hàng nghìn danh mục hàng lưu kho với giá trị từ rất đắt đến rất rẻ và chúng ta chia danh mục thành 3 nhóm: A, B và C. Nhóm A chiếm 10% về mặt số lượng trong danh mục nhưng lại chiếm đến 50% giá trị tiền đầu tư vào hàng lưu kho. Nhóm B chiếm 30% về mặt số lượng trong danh mục và chiếm 35% giá trị tiền đầu tư vào hàng lưu kho. Nhóm C chiếm 60% về mặt số lượng trong danh mục nhưng chỉ chiếm 15% giá trị tiền đầu tư vào hàng lưu kho. Bằng việc chia hàng lưu kho thành nhiều nhóm, các công ty có thể tập trung vào nhóm mà cần sự kiểm soát hiệu quả nhất, mà cụ thể ở ví dụ cụ thể này là nhóm A, tiếp theo là nhóm B và cuối cùng là nhóm C. Nếu như nhóm A được xem xét quản lý một cách thường xuyên thì nhóm B sẽ ít được thường xuyên hơn, có thể là hàng tháng, hàng quý và nhóm C sẽ ít hơn nữa, có thể là hàng năm. Ưu điểm của quản lý hàng tồn kho theo mô hình ABC là: (1) Việc phân loại hàng hóa theo giá trị để áp dụng cho mô hình là công việc đơn giản, dễ tiến hành. (2) Quản lý hàng tồn kho có hiệu quả do có thể sắp xếp các loại hàng hóa theo giá trị giảm dần: Doanh nghiệp sẽ tập trung vào nhóm hàng tồn kho cần quản lý chặt chẽ nhất để sau đó có hiệu quả kinh doanh tốt nhất. MỞ RỘNG: (3) Nó làm cho quản lý tài chính hàng lưu kho trở nên tối quan trọng. Đó là, các quan tâm khác (marketing, sản xuất, mua sắm) được đáp ứng rồi sau đó, những quan tâm đứng trên góc độ tài chính được áp dụng để áp dụng kiểm soát đầu tư của công ty vào hàng lưu kho. (4) Tuy nhiên mô hình chưa giải quyết được việc tối thiểu hóa chi phí lưu kho. 3.3.2 Mô hình EOQ ( The Economic Order Quantity Model) Quản lý hàng lưu kho hiệu quả là một vấn đề phức tạp và không bao giờ có thể kết thúc đối với tất cả các doanh nghiệp. Chúng ta sẽ chú trọng nghiên cứu các nhiệm vụ chính trong quản lý hàng tồn kho thông qua việc xem xét các quyết định cơ bản, mô hình quản lý hiệu quả, những giả định liên quan, chiết khấu thương mại và mức an toàn kho. Mục tiêu của mô hình quản lý hiệu quả là để xác định tần suất và số lượng đặt hàng, và lượng hàng tồn kho trung bình cần nắm giữ tối ưu. Quyết định tồn kho cơ bản Mặc dù có rất nhiều loại hàng hóa lưu kho khác nhau, nhưng tất cả đều bao gồm 03 loại chi phí là chi phí đặt hàng, chi phí lưu kho và chi phí do thiếu hụt hàng hóa. Trước tiên, chúng ta tập trung vào chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho, chi phí do thiếu hụt hàng hóa sẽ được xem xét khi chúng ta đề cập đến mức dự trữ an toàn trong mô hình quản lý hàng tồn kho. Chúng ta xét mô hình trên các giả định như sau: ( Chú ý liên hệ với giả định của mô hình xác định lượng tiền dự trữ tối ưu) Nhu cầu về hàng tồn kho là ổn định: Không có biến động về nhu cầu hàng tồn kho, bao gồm cả các yếu tố đầu vào và đầu ra Không có biến động về giá, không có mất mát trong khâu dự trữ: Dự trữ hàng tồn kho chỉ phục vụ cho mục tiêu sản xuất kinh doanh, không bao gồm mục tiêu đối phó với những biến động bất lợi về giá hay lợi dụng biến động có lợi về giá. Chỉ phát sinh hai loại chi phí là chi phí dự trữ và chi phí đặt hàng. Thời gian từ khi đặt hàng cho đến khi nhận hàng là cố định: Khoảng thời gian này có thể xác định trước một cách chính xác và không thay đổi tại các thời điểm khác nhau. Không có thiếu hụt xảy ra nếu đơn đặt hàng được thực hiện đúng hạn: Việc đạt được hàng sau khi xác định được lượng hàng tồn kho tối ưu và đơn đặt hàng được thực hiện đúng hạn thì sẽ không có tình trạng thiếu hụt hàng lưu kho dẫn đến gián đoạn sản xuất và tiêu thụ xảy ra. Để xem xét các vấn đề liên quan đến hàng lưu kho, chúng ta sử dụng: C: Chi phí dự trữ của một đơn vị hàng lưu kho O: Chi phí cho một lần đặt hàng Q: Số lượng của một lần đặt hàng S: Số lượng bán một thời kỳ (năm) Chi phí: Chi phí lưu kho: Một công ty đang muốn xác định số lần đặt hàng trong một năm và số lượng hàng đặt mỗi lần. Giả sử rằng Công ty luôn cần hàng tồn kho và trong kho không có lượng dự trữ an toàn, lượng hàng tồn kho của Công ty sẽ bằng 0 trước khi nhận được lượng hàng đặt. Với lượng hàng mỗi lần đặt là Q thì lượng hàng tồn kho trung bình sẽ là Q/2. Tổng chi phí lưu kho sẽ bằng số lượng hàng tồn kho trung bình nhân với chi phí dự trữ của một đơn vị hàng lưu kho: Chi phí lưu kho = (Q/2) * C Chi phí đặt hàng: Tương tự như vậy, chúng ta có thể xác định tổng chi phí đặt hàng. Với S là doanh số bán ra tính theo đơn vị sản phẩm trong một năm, số lần đặt hàng trong một năm sẽ bằng S/Q, gọi O là chi phí của mỗi lần đặt hàng, ta có tổng chi phí đặt hàng trong một năm là: Tổng chi phí đặt hàng = (S/Q)*O = S*O/ Q Tổng chi phí Tổng chi phí = Chi phí tồn kho hàng + Chi phí đặt hàng = Q*C/ 2 + S*O/ Q Để tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu, công ty cần tối thiểu hóa chi phí cho lưu trữ hàng tồn kho. Mô hình EOQ (mô hình số lượng hiệu quả EOQ) Theo ứng dụng toán học, tổng chi phí cho hàng lưu kho sẽ đạt giá trị nhỏ nhất tại điểm mà đạo hàm bậc nhất của nó bằng 0. Đi tìm giá trị của biến Q mà tại đó đạo hàm bậc nhất của tổng chi phí cho hàng lưu kho bằng 0, ta có: dTC/ dQ = 0 ( C/ 2 – S*O/ Q*2 = 0 ( C/ 2 = S*O/ Q*2 ( Q*2 = 2* S * O/ C ( Q* = √ (2* S * O/ C) Hay EOQ = √ (2* S * O/ C) Khoảng thời gian dự trữ tối ưu (T*): Là khoảng thời gian kể từ khi trong kho có số lượng hàng hoá là Q* (lượng dự trữ tối ưu) cho đến khi số lượng này hết và được đáp ứng ngày bằng số lượng hàng hoá tối ưu Q* của đơn đặt hàng mới. Trên cơ sở đó, ta tính được quãng thời gian dự trữ tối ưu bằng cách lấy số lượng hàng dự trữ tối ưu chia cho sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong một ngày.  Chú ý: Mẫu số là sổ sản phẩm tiêu thụ trong một ngày và sẽ bằng S (năm)/ 365 hoặc S (quý)/ 90 hoặc S(tháng) / 30 hoặc S (tuần)/ 7.e Xác định điểm đặt hàng (OP – Order point): Điểm đặt hàng là số lượng hàng lưu kho còn lại mà tại điểm đó doanh nghiệp nên tiến hành đặt hàng. Vì có một quãng thời gian t kể từ khi đặt hàng cho đến khi hàng hoá về đến kho của doanh nghiệp nên doanh nghiệp phải tính toán thời điểm đặt hàng trong đó có xem xét đến quãng thời gian chờ đợi trên để tránh tình trạng cạn kiệt hàng lưu kho. Thời điểm đặt hàng sẽ được xác định dựa vào mức sử dụng (với doanh nghiệp sản xuất) hay tiêu thụ (với doanh nghiệp thương mại) đối với lượng hàng hoá lưu kho và thời gian chờ hàng về (hay thời gian chờ đợi đặt hàng). Điểm đặt hàng = Thời gian chờ hàng về (đơn vị:Ngày) * Số lượng sử dụng trong ngày Hay: Điểm đặt hàng = t * S/ 365 Trong đó: t: Thời gian chờ hàng về S: Số lượng hàng bán trong năm S/ 365: Số lượng hàng bán trong một ngày Mức dự trữ kho an toàn Cho đến thời điểm này, chúng ta vẫn chưa xem xét sự không chắc chắn giữa thời gian đặt hàng yêu cầu và thời gian giao hàng hay nói rộng hơn là sự biến động trong nhu cầu hàng hoá lưu kho của doanh nghiệp. Liên quan đến việc xử lý vấn đề này, hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng mức dự trữ kho an toàn. Mức dự trữ kho an toàn không ảnh hưởng tới việc xác định lượng dự trữ tối ưu theo mô hình EOQ, nhưng chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng tới mức hàng dự trữ trong kho. Nếu như có mức dự trữ an toàn, thì điểm đặt hàng mới ( điểm số lượng hàng tồn kho mà tại đó doanh nghiệp phải đặt hàng) sẽ tăng lên so với điểm đặt hàng cũ đúng bằng số lượng dự trữ an toàn. MỞ RỘNG: Ở điểm đặt hàng mới, số lượng của một lần đặt hàng vẫn giữ nguyên như cũ. Nếu như thời gian giao hàng dự kiến là 7 ngày, nhưng thời gian giao hàng thực tế là 11 ngày, thì số lượng hàng tồn trong kho trước thời điểm nhận được hàng của đơn đặt hàng mới sẽ nhỏ hơn mức dự trữ an toàn. Trường hợp thứ 2 có thể xảy ra là: Số lượng thực hiện nhỏ hơn số lượng trong đơn đặt hàng hay số lượng trong đơn đặt hàng được chia nhỏ ra làm nhiều lần sau thời gian thoả thuận, số lượng hàng tồn kho sẽ nhỏ hơn dự kiến trước khi nhận được hoàn toàn đơn đặt hàng mới. Bởi số lượng đặt hàng lớn và sự chậm chễ trong giao hàng, sẽ có một thời điểm nào đó mà lượng dự trữ an toàn cũng được sử dụng hết. Hai trường hợp có thể xảy ra nữa là, cả lượng đặt hàng yêu cầu và thời gian chuyển hàng đều thay đổi so với dự kiến. Điều quan trọng là phải biết được tầm quan trọng của mức dự trữ kho an toàn đối với sự thay đổi lượng đặt hàng và thời gian chuyển hàng. Những yếu tố ảnh hưởng tới mức dự trữ phục vụ cho mục tiêu an toàn: Xác định mức dự trữ an toàn là công việc không hề dễ dàng đối với các doanh nghiệp, nhưng có một vài điểm cần lưu ý là: Thứ nhất, nếu như sự dao động của lượng đặt hàng và thời gian chuyển hàng càng lớn thì mức dự trữ an toàn lại phải càng lớn. Thứ hai là mức độ ảnh hưởng tiêu cực nếu như công ty hết hàng tồn kho. Liệu doanh nghiệp có bị mất doanh thu, mất uy tín đối với khách hàng, hay thậm chí là ngưng trệ sản xuất. Cuối cùng, doanh nghiệp phải chịu bao nhiêu chi phí để lưu kho cho lượng dự trữ an toàn tăng thêm. Số lượng dự trữ kho an toàn liên quan tới việc cân đối chi phí của việc hết hàng tồn kho và lượng dự trữ an toàn tăng thêm. Để tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu, doanh nghiệp không nên `có lượng dự trữ an toàn tăng thêm mà tại đó chi phí lưu kho tăng thêm bằng với lợi ích từ việc không bị cạn kiệt hàng tồn kho. Trường hợp doanh nghiệp có mức dự trữ an toàn: Điểm đặt hàng = Thời gian chờ hàng về (đơn vị:Ngày) * Số lượng sử dụng trong ngày + Mức dự trữ an toàn Hay: Điểm đặt hàng = t * S/ 365 + Mức dự trữ an toàn 3.3.3 Mô hình cung cấp đúng lúc ( Just in Time Approach) Một chiến lược quản lý hàng tồn kho khác mà được rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là ở Nhật Bản, quan tâm và thực hiện là chiến lược cung cấp đúng lúc. Theo chiến lược quản lý này, doanh nghiệp sẽ hợp đồng với nhà cung cấp cả về hàng hóa lẫn thời điểm nhận hàng cụ thể. Do doanh nghiệp muốn duy trì lượng hàng tồn kho gần như bằng 0 nên phải chọn nhà cung cấp gần doanh nghiệp mà có thể giao hàng hàng ngày, thậm chí hàng giờ. Đứng trên góc độ của công ty, chiến lược này sẽ đòi hỏi cách thức quản lý và kế hoạch sản xuất hoàn toàn khác so với bình thường. Điều này lý giải tại sao chiến lược này thường kéo theo việc thay đổi hoàn toàn kế hoạch và hợp đồng lao động để đạt được lợi ích mong đợi của chiến lược cung cấp đúng lúc trong quản lý hàng tồn kho. 3.3.4 Phân tích đầu tư vào hàng lưu kho Đầu tư vào hàng lưu kho cũng là một quyết định chi tiền của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải xem xét lợi ích ròng để quyết định có nên đầu tư vào hàng lưu kho hay không? Công thức xác định giá trị hiện tại ròng đầu tư vào hàng lưu kho:  Ví dụ: Khi công ty tăng giá trị của hàng lưu kho thêm 4 triệu thì dòng tiền sau thuế tăng thêm là $600.000/ năm. Nếu như tỷ lệ chiết khấu là 14%, hỏi rằng công ty có nên đầu tư thêm vào hàng lưu kho hay không? Ta có giá trị hiện tại ròng của việc tăng dự trữ hàng lưu kho là: NPV = CFt/ k – CF0 = 600.000/ 0.14 – 4.000.000 = 4.285.714 – 4.000.000 = 285.714 Nhận thấy NPV > 0, vậy doanh nghiệp nên đầu tư tăng hàng lưu kho MỞ RỘNG: Ví dụ ( tiếp): Quyết định trên sẽ thay đổi như thế nào nếu việc tăng dự trữ hàng tồn kho làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Khoản chi phí tăng thêm này dự kiến sẽ làm luồng tiền vào giảm $70.000/ năm. Thêm vào đó, một lãnh đạo nhiều kinh nghiệm cho rằng gần như chắc chắn $80.000 của dòng tiền vào ước tính là không thực hiện được. Lúc này dòng tiền vào hàng năm tăng thêm của doanh nghiệp sẽ là: 600.000 – 70.000 – 80.000 = 450.000 Giá trị hiện tại ròng trong trường hợp mới sẽ là: NPV = 450.000/ 0.12 – 4.000.000 = 3.750.000 – 4.000.000 = -250.000 Nhận thấy NPV < 0, vậy doanh nghiệp không nên đầu tư tăng hàng lưu kho. THẢO LUẬN: ( ?) Khi nào thì một doanh nghiệp nên hưởng chiết khấu thương mại? Các doanh nghiệp thường được hưởng chiết khấu thương mại khi mua hàng với số lượng lớn ( theo quy định của nhà cung cấp). Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc về việc có nên hưởng chiết khấu thương mại hay không dựa trên cơ sở so sánh chênh lệch lợi ích và chi phí của các phương án. Lợi ích của việc hưởng chiết khấu thương mại là số tiền tiết kiệm được từ việc hưởng chiết khấu: Số tiền tiết kiệm được = số tiền chiết khấu trên một đơn vị sản phẩm * số sản phẩm được chiết khấu. Khoản chi phí tăng thêm là chênh lệch giữa chi phí của phương án số lượng đặt hàng lớn và số lượng đặt hàng
Tài liệu liên quan