Phần lớn các khu vực nông thôn ở vùng đồng bằng này và các thành phố
như Hà nội, Hải Phòng phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước ngầm nội địa để
cung cấp cho sinh hoạt.
Do nước ngầm có vai trò sống còn để sử dụng trong lưu vực, cần chuyển sự
chú ý từ việc tìm kiếm các tầng ngầm mới sang bảo vệ chất lượng nước ngầm.
Những vấn đề nghiêm trọng về chất lượng nước mặt đã xuất hiện ở những
trung tâm công nghiệp và thành thị đông dân, làm ảnh hưởng đến chất lượng nước
ngầm. Quy hoạch tổng thể dự kiến công nghiệp sẽ tăng 11-15%/năm và trong hai
thập kỷ sẽ chiếm khoảng 1/2 tổng sản phẩm của lưu vực. Sự tăng trưởng này sẽ
chuyển biến từ 15% thành thị trở thành 80% thành thị, đỏi hỏi phải chú ý đến sự ô
nhiễm do quá trình đô thị hoá nhanh chóng. Vì vậy cần sớm có biện pháp bảo vệ
chất lượng nước ngầm.
120 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý tài nguyên nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG – HÀ NÔI
QUẢN LÝ
TÀI NGUYÊN NƯỚC
HÀ NỘI - 2005
- 2 -
CHƯƠNG I
TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ NGUYÊN TẮC CHUNG
SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC
1.1 KHÁI NIỆM TÀI NGUYÊN NƯỚC
1.1.1 Nước là nguồn tài nguyên quý giá
Những số liệu thông kê sau đây cho thấy nước là nguồn tài nguyên phong
phú và quý giá của loài người. Bề mặt trái đất rộng 510 triệu Km2, trong đó biển
và đại dương chiếm 70,8%. Tổng lượng nước thủy quyển trái đất vào khoảng
1454 triệu Km3, trong đó nước mặn chiếm khoảng 1370 triệu Km3 (chiếm 93,9%).
Hàm lượng muối trung bình trong nước biển là 3,5%, tức là khoảng 35g/lit. 70%
lục địa là các hồ thiên nhiên, trong đó chứa khoảng 280.000 nghìn Km3 nước
ngọt. 11% diện tích trái đất ở hai cực của địa cầu bị băng tuyết bao phủ, thể tích
các núi băng ở đó khoảng 24 triệu Km3, nếu chúng tan ra sẽ làm cho mực nước
biển trên hành tinh tăng thêm 64 m. Trữ lượng nước ngầm trên thế giới khoảng
85.000 Km3. Các con sông trên thế giới thường xuyên chứa khoảng 1.200 Km3
nước ngọt, tức là khoảng 1/1.000.000 tổng lượng nước các loại.
Tuy trữ lượng nước và nước ngọt trên trái đất lớn như vậy nhưng lại phân
bố rất không đều theo không gian và thời gian. Thí dụ trong khi ở Hawai (Mỹ)
lượng mưa trung bình là 11.084 mm/năm thì ở vùng Liev (Chilê) lại chỉ khoảng 8
mm/năm. Tại khu vực Yêmen có nhiều năm hầu như không có mưa, trong khi ở
New Deli (Ân độ) cách đó không xa, có năm lại mưa liên tục trong 4 - 5 tháng
liên tiếp.
ở Việt Nam, lượng mưa trung bình từ 1.000 - 3.000 mm/năm, cá biệt có
năm lên đến 3.400 mm. Lượng mưa trung bình nhiều năm ở nước ta là X0 = 1.800
mm/năm. Tổng lượng mưa hàng năm trên lãnh thổ khoảng 300 Km3. Nếu kể cả
các khu vực ở ngoài lãnh thổ đổ vào thì lên đến 810 Km3. Theo đánh giá chung,
nước ta thuộc loại giầu tiềm năng về nước ngọt. Với lượng nước như vậy tính
trung bình theo đầu người, nước ta thuộc loại cao trên thế giới.
Mưa trên lãnh thổ Việt Nam cũng phân bố không đều theo không gian và
thời gian. Đại bộ phận các vùng trên lãnh thổ có lượng mưa vừa phải (1.500
mm/năm) như vùng Đồng Bằng Bắc Bộ, Đồng Bằng Nam Bộ, Vùng núi Bắc Bắc
Bộ, và vùng Nam Tây Bắc. Tại những vùng này, năm mưa nhiều lên đến 2.000 -
2.500 mm, năm mưa ít cũng đạt hơn 1.000 mm. Trên các triền núi cao Đông
Trường Sơn, Hoàng Liên Sơn, Bắc Tây Bắc, lượng mưa trung bình khoảng 2.500
mm/năm. Các trung tâm mưa lớn như: Bắc Quang (Bắc Cạn), Kỳ Anh (Hà Tĩnh),
Công Tum, lượng mưa trung bình là 4.000 mm/năm. Một số vùng khuất gió, mưa
- 3 -
ít là: Phan Rang, Thuận Hải, Quảng Trị, Yên Bái có lượng mưa trung bình là 400
- 800 mm/năm.
Các con số trên đây cho thấy, nước là nguồn tài nguyên to lớn và quý giá
của loài người. Sự sống nói chung không thể thiếu nước, hay “Nước luôn luôn
gắn liền với sự sống”. Loài người và muôn loài động, thực vật... khác trên hành
tinh đều có nhu cầu dùng nước hết sức to lớn. Sự sống bắt nguồn từ môi trường
nước và ngày nay sự sống đang tồn tại và phát triển cũng không tách khỏi môi
trường nước. Ngày nay, bất cứ ngành kinh tế quốc dân nào cũng gắn chặt với
nước cho dù ngành đó thuộc lĩnh vực Nông nghiệp, Công nghiệp nặng, Công
nghiệp nhẹ, Công nghiệp hóa học, Công nghiệp hàng tiêu dùng, hay các ngành
Dịch vụ. Nước dùng trong sinh hoạt, nước phục vụ nông nghiệp, nước sử dụng
trong công nghiệp, nước là nguồn thủy năng to lớn và được phục hồi. Nước ở các
sông, hồ thiên nhiên hay nước biển đều có giá trị về mặt năng lượng mà từ lâu con
người đã tận dụng.
1.1.2 Nước gắn liền với sự sống
Sự ra đời, tồn tại, phát sinh và phát triển của sự sống trên hành tinh luôn
luôn gắn liền với sự có mặt và vận chuyển của nước. Sự vận động và phát triển
của xã hội loài người cũng gắn liền với các nguồn nước. Xã hội càng văn minh,
nhu cầu sử dụng nước và nước sạch càng cao với khối lượng gia tăng một cách
chóng mặt đang đòi hỏi phải nghiên cứu và có kế hoạch bảo vệ nguồn nước một
cách nghiêm túc. Với trình độ phát triển của khoa học và công nghệ ngày nay,
nhiều loại nguyên vật liệu mới ra đời đã thay thế một số nguyên vật liệu truyền
thống, riêng nước thì không thể thay thế được.
Về nước sinh hoạt: Theo các tài liệu thống kê, lượng nước tiêu thụ tính theo
đầu người trong một năm là 1.000 m3/người/năm với mức tiêu thụ khoảng 200 -
300 lit/người/ngày. Tại các trung tâm đô thị, mức độ này còn cao hơn, khoảng 500
lít/người/ngày. Nhu cầu dùng nước trong công nghiệp cũng rất lớn, có thể tham
khảo biểu thống kê dưới đây (Bảng 1.1).
Bảng 1.1: Thống kê nhu cầu dùng nước của một số ngành công nghiệp
T.T Ngành sản xuất Đơn vị
sản phẩm
Lượng nước dùng
trên Đơn vị SP
1
2
3
4
5
6
7
8
Dầu mỏ
Cá hộp
Rau quả hộp
CN giấy
Xi măng
CN SX Thép
Sợi nhân tạo
Len nhân tạo
1 tấn
1000 hộp
1000 hộp
1 tấn
1 tấn
1 tấn
1 tấn
1 tấn
10 m3
20 m3
40 m3
100 m3
4,5 m3
20 m3
1020 m3
4200 m3
- 4 -
9
10
Nhôm
Axít
1 tấn
1 tấn
115 m3
85 m3
Từ xa xưa cho đến nay, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nước đóng vai
trò quan trọng hàng đầu. Nước ta là nước nông nghiệp, từ xưa ông cha đã có câu:
“Nhất nước, nhì phân” , còn ngày nay là khẩu hiệu “Thủy lợi là biên pháp hàng
đầu trong nông nghiệp”. Sự tham gia tích cực của thủy lợi, đảm bảo chủ động
nước tưới cùng với những giống lúa ngắn ngày, năng suất cao đã đẩy tốc độ thâm
canh lên cao, có nơi gieo trồng vào thu hoạch đến 3 vụ lúa nước một năm. Sản
lượng nông nghiệp của Việt Nam tăng vọt trong những năm 1990 đã đưa nước ta
trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Tuy
vậy, nhu cầu tưới của các loại cây trồng rất cao đòi hỏi phải xây dựng hệ thống
thủy lợi có khả năng điều tiết lớn và hiệu quả sử dụng cao hơn. Bảng 1.2 thống kê
nhu cầu tưới của một số loại cây trồng.
Bảng 1.2: Thống kê nhu cầu tưới của một số loại cây trồng
T.T Loại cây trồng Đơn vị tưới
Lượng nước tưới
trong 1 năm
1
2
3
4
5
Lúa
Màu
Bông
Khoai
Cà phê
1 ha
1 ha
1 ha
1 ha
1 ha
14.000-16.000 m3
4500-5000 m3
4500-5500 m3
6000-6500 m3
4000-5000 m3
Các ngành dịch vụ ngày nay, không có ngành nào sử dụng ít nước, điển
hình sử dụng nhiều nước trong dịch vụ là các ngành: Dịch vụ vui chơi giải trí
(Thủy cung, Công viên nước...), Dịch vụ khách sạn, dịch vụ du lịch và một số
ngành dịch vụ phục vụ ăn uống, sinh hoạt ở các đô thị.
1.1.3 Nước là nguồn năng lượng lớn
Hàng ngày con người đang khai thác và sử dụng nhiều dạng năng lượng từ
nhiều nguồn khác nhau, thí dụ: Năng lượng mặt trời trong sinh hoạt, và trong
ngành công nghiệp vụ trụ; năng lượng từ than, dầu, khí thiên nhiên trong hầu hết
các ngành và trong sinh hoạt; năng lượng từ khí sinh vật học Biogas, và cơ năng
của nước (thủy điện trên sông và thủy điện thủy triều), trong đó nguồn năng lượng
nước đã được khai thác từ rất sớm và ngày nay vẫn đang đóng góp một phần quan
trọng trong cơ cấu năng lượng quốc gia.
Năng lượng khai thác từ nguồn nước chủ yếu là cơ năng của dòng chảy mặt
(sông, suối), của thủy triều và của các dòng hải lưu. Trữ lượng thủy năng trên thế
giới rất lớn. Theo nghiên cứu và công bố của B. Xlebinger tại hội nghị Năng
lượng toàn thế giới lần thứ 4 (Luân Đôn - 1950), trữ lượng thủy năng trên thế giới
được thống kê trong Bảng 1.3.
- 5 -
Bảng 1.3: Trữ lượng thủy năng trên thế giới theo B. Xlebinger
Vùng Diện tích
(103 Km2)
Trữ lượng
(106 Kw)
Mật độ công suất
(Kw/Km2)
1. Châu Âu
2. Châu á
3. Châu Phi
4. Bắc Mỹ
5. Nam Mỹ
6. Châu úc và Đại dương
11.609
41.839
30.292
24.244
17.798
8.557
200
2.309
1.155
717
1.110
119
17,3
55,0
38,2
29,5
62,5
13,9
Tổng cộng toàn trái đất 134.339 5.610 41,7
Theo một sô tài liệu nghiên cứu, nước ta có trên 1000 con sông suối (chiều
dài > 10Km) với trữ năng tiềm tang khoảng 260 - 280 tỷ Kwh. Trữ năng lý thuyết
& trữ năng kinh tế KT ở Việt Nam được thống kê trong Bảng 1.4 và Bảng 1.5.
Bảng 1.4: Trữ năng lý thuyết và kinh tế-kỹ thuật các lưu vực lớn ở Việt Nam
Tên lưu vực sông E0 lý thuyết
(106 KWh)
E0 kỹ thuật
(106 KWh)
E0 LT/E0 KT
(%)
1. Sông Lô
2. Sông Thao
3. Sông Đà
4. Sông Mã
5. Sông Cả
6. Sông Vũ Gia - Thu Bồn
7. Sông Trà Khúc
8. Sông Ba
9. Sông Sê San
10. Sông Sêrêpok
11. Sông Đồng Nai
39.600
25.963
71.100
12.070
10.950
15.564
5.269
10.027
21.723
13.575
27.719
4.752
7.572
31.175
1.256
2.556
4.575
1.688
1.239
7.948
2.636
10.335
12
29
43
10
23
30
32
12
39
20
37
Tổng cộng 249.090 68.917 27,5
Bảng 1.5: Trữ năng kỹ thuật các lưu vực lớn ở Việt Nam
Tên lưu vực Số bậc thang thủy
điện
Công suất (MW)
1. S. Hồng + S. Thái Bình
2. S. Mã + S. Cả
3. Vùng Đèo Ngang, Đèo Cả
138
18
28
12.600
1.400
1.500
- 6 -
4. S. Đồng Nai
5. Chi lưu S. Mê Kông
6. Các lưu vực khác
21
14
28
1.600
2.000
2.100
Tổng cộng 247 21.200
1.1.4 Vòng tuần hoàn nước trong tự nhiên
Vòng tuần hoàn nước còn được gọi là Vòng tuần hoàn thủy văn (The
Hydrologic Cycle) là một quá trình liên tục, trong đó nước được vận chuyển từ
các đại dương lên khí quyển, tới các lục địa rồi lại quay trở lại đại dương. Quá
trình tuần hoàn này được minh hoạ trong Hình 1.1.
Hình 1.1: Vòng tuần hoàn nước trong tự nhiên
Động lực của vòng tuần hoàn nước là năng lượng mặt trời đã làm bốc thoát
hơi nước, ngưng tụ thành mây sau đó mưa xuống đất và mặt đại dương, từ mặt đất
nước mưa hình thành các dòng chảy mặt và ngầm rồi quay lại đại dương. Trong
quá trình trên, chất lượng nước thường xuyên bị thay đổi, điển hình nhất là nước
mặn của biển khi bốc hơi trở thành nước ngọt. Chu trình trên diễn ra liên tục trên
phạm vi toàn cầu và đây là một quy luật vĩ đại của tự nhiên. Do đó khi nghiên cứu
Mây & hơi nước
E
P P P P
T
T T E E
Mây & hơi nước
E
R P P P P
R Sông
I
I Mực nước ngầm R E
E E
Đất bão hòa
G
Ghi chú: G Đại dương
T: Thoát nước từ thực vật; E: Bốc hơi từ mặt đất và mặt nước
P: Mưa; R: Dòng chảy mặt; G: Dòng chảy ngầm; I: Dòng thấm
(T: Transpiration; E: Evaporation; P: Precipitation; R: Surface Runoff; G: Groundwater Flow; I:
Infiltration)
- 7 -
các vấn đề về nguồn nước bao giờ cũng phải gắn kết với quy luật này, đây là
nhiệm vụ của từng quốc gia, từng khu vực và của cả nhân loại.
1.2 TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.2.1 Tài nguyên nước mặt
1.2.1.1 Nguồn tài nguyên nước trên thế giới
Bề mặt trái đất rộng 510 triệu km2 trong đó biển và đại dương chiếm
70,8%. Tổng lượng nước thuỷ quyển trái đất vào khoảng 1454 triệu km3, trong đó
nước mặn chiếm khoảng 1370 triệu km3 (chiếm 93,9%). hàm lượng muối trung
bình trong nước biển là 3,5%, tức là khoảng 35g/lit. Khoảng 7% lục địa là các hồ
tự nhiên, trong đó chứa khoảng 280.000 nghìn km3 nước ngọt. 11% diện tích trái
đất ở hai cực của địa cầu bị băng tuyết bao phủ, thể tích các núi băng ở đó khoảng
24 triệu km3, nếu chúng tan ra sẽ làm cho mực nước biển trên hành tinh tăng thêm
64 m. Trữ lượng nước ngầm trên thế giới khoảng 8500 km3. Các con sông trên thế
giới thường xuyên chứa khoảng 1200 km3 nước ngọt, tức là khoảng 1/1 000 000
tổng lượng nước các loại.
Tuy trữ lượng nước và nước ngọt trên trái đất lớn như vậy nhưng lại phân
bố không đều theo không gian và thời gian. Thí dụ trong khi ở Hawai (Mỹ) lượng
mưa trung bình là 11084 mm/năm thì ở vùng Liev (Chilê) lại chỉ khoảng
8mm/năm. Tại khu vực Yêmen có nhiều năm hầu như không có mưa, trong khi ở
New Deli (Ấn độ) cách đó không xa, có năm lại mưa liên tục trong 4-5 tháng liên
tiếp. Những số liệu thống kê trên đây cho thấy nước là nguồn tài nguyên phong
phú và quý giá đối với con người.
Trữ lượng tài nguyên nước của trái đất được đánh giá bằng 1,445 tỷ km3 và
phân chia như ở bảng 1.6.
Bảng 1.6. Trữ lượng nước trên trái đất
T
T Phần thuỷ quyển
Diện
tích
103m2
Khối
lượng nước
103m2
% so với
tổng
lượng
1 Đại dương 61.300 1.370.323 94,20
2 Nước ngầm
trong đó ở vùng trao đổi
34.800
82.000
60.000
4.000
4,12
0,27
3 Băng hà 16.227 24.000 1,65
4 Nước hồ 2.059 280* 0,019
5 Nước trong tầng thổ nhưỡng 82.000 85** 0,006
6 Hơi nước trong khí quyển 10.000 14 0.001
7 Nước sông 48.000 1,2 0.0001
- 8 -
Tổng cộng 1.454.703,2 100
* có kể đến gần 5000 km3 nước trong các hồ chứa nhân tạo
** có kể đến gần 2000 km3 nước trong các hệ thống tưới
Xem các số liệu bảng 1.6 chúng ta thấy nước sông chiếm tỷ lệ nhỏ nhất
(0,0001%) so với các dạng nước khác của thuỷ quyển, song nó lại có vai trò vô
cùng quan trọng đối với con người, vì đó là nước nhạt, nước luôn vận động (chảy)
và tuần hoàn nên được tái tạo phục hồi rất mau chóng. Chính vì thế mà tổng lượng
dòng chảy của sông trên toàn cầu được tính tới 41.500km3/năm nghĩa là gấp 34,6
lần khối lượng nước chứa trong sông trong một thời điểm đó. Nói cách khác, dòng
chảy đã thay nước 34,6 lần trong một năm. Nếu không có sự tuần hoàn nước như
vậy thì con người đã chết vì thiếu nước, bởi lẽ nhu cầu sử dụng nước hiện nay đã
đạt tới con số 15.000 km3/năm. Trong các bảng 1.7, 1.8 và 1.9 là những số liệu
tham khảo về phân bố lượng dòng chảy theo khu vực và ở một số sông lớn.
Bảng 1.7 Lượng chảy sông theo châu lục
Châu lục
Diện tích
103km2
Lượng dòng chảy bình quân năm
Tổng (km3)
Bình quân diện tích
103m3/km2
Châu á 44.363 13.400 302
Nam Mỹ 17.834 11.500 645
Bắc Mỹ 24.247 6.322 269
Châu Phi 30.319 4.020 133
Châu Âu 10.507 3.140 299
Châu úc 8.501 1.890 222
Toàn cầu 148.817 41.500 279
Bảng 1.8 Lượng dòng chảy của một số nước
Tên nước
Diện tích
103km2
Lượng dòng chảy bình quân năm
Tổng, km3
Bình quân diện
tích 103m3/km2
% so với
toàn cầu
Brazin 8.512 9.230 1.084 22,2
CHLB Nga 17.075 4.003 234 9,6
Trung Quốc 9.597 2.550 268 6,1
Canada 9.975 2.472 248 5,9
Mỹ 9.347 1.938 207 4,7
ấn độ 3.269 1.680 514 4,1
Inđônêxia 2027 1510 745 3,64
- 9 -
Pháp 551 183 332 0,4
Phần Lan 337 110 326 0,2
Việt Nam 330 300,4* 910,3 0,73
Toàn cầu 148.817 41.500 279 100
* không kể lượng dòng chảy từ các nước lân cận.
Bảng 1.9 Lượng dòng chảy một số sông lớn
Tên sông
Diện tích lưu
vực 103km2
Lượng dòng
chảy trung bình
năm km3
Lưu lượng trung
bình ở cửa sông
Q0, m3/s
Amazon 7000 6930 220.000
Công gô 3670 1350 43.000
Hằng 2000 1200 38.000
Dương tử 1940 693 22.000
Braxmaputra 936 630 20.000
Enixây 2580 624 19.800
Missisipi 3275 599 19.000
Parana(La Plata) 300 599 19.000
Mê công 810 551 17.500
Lê na 2490 536 17.000
Oricono 1086 441 14.000
Iravađi 431 441 14.000
Obi 2990 400 12.700
Về cơ cấu, nước đại dương (bao gồm cả nước biển) chiếm tỷ lệ lớn nhất: 94,2%
khối lượng, 70,84% diện tích bề mặt trái đất. Như vậy, độ sâu nước trung bình của
đại dương là 1795m, nơi sâu nhất tới 11.022m (vùng Marian của Thái Bình
Dương).
Tuy nhiên, nước đại dương có độ mặn cao nên sử dụng còn hạn chế, chủ yếu khai
thác dưới dạng tiềm năng và môi trường như môi trường vận tải biển, môi trường
phát triển và khai thác hải sản, sử dụng năng lượng thuỷ triều. Đặc biệt tác dụng
to lớn của đại dương là môi trường điều tiết khí hậu.
Đứng thứ hai về lượng là nước ngầm (4,12%), trong đó phần nước ngầm trao đổi
mạnh với nước mặt thông qua mối quan hệ thuỷ lực được ước tính bằng 4 triệu
km3 (xem bảng 1-10).
Bảng 1.10. Trữ lượng nước ngầm toàn cầu
- 10 -
Phạm vi
Khối
lượng
103km3
Độ khoáng hoá
g/l
Khả năng sử dụng
ở độ sâu tới 100m 4000
chủ yếu là nước
nhạt 1
Đáp ứng yêu cầu
đối với nước sinh
hoạt và nước tưới
Độ sâu từ 1000m đến
6000m
khoảng
5000
Phần lớn là nước
mặn, ĐKH trung
bình 30-100; có
nơi đến 400.
Có thể sử dụng cho
công nghiệp hoá.
nếu sử dụng để
tưới hoặc cấp nước
sinh hoạt cần phải
làm nhạt
Tổng các loại nước
ngầm theo dự báo
(tới độ sâu 15-20km) 60.000
Bao gồm các loại
nước nhạt, mặn,
nước nóng, nước
không áp và có
áp.
Sử dụng cho các
lĩnh vực khác nhau
tuỳ theo tính chất
và nhu cầu
Lưu ý rằng việc đánh giá chính xác trữ lượng nước ngầm là vấn đề khó trong điều
kiện hiện nay, vì khả năng khoan sâu có hạn (mới tới độ sâu 9000-10.000m), chi
phí khoan khá cao, các phương pháp điều tra khác (như phương pháp địa vật lý,
phương pháp phóng xạ, v.v... ) còn chưa cho kết quả khả quan tin cậy đối với độ
sâu lớn. Số liệu ở bảng 1.10 là kết quả nghiên cứu của UNESCO trong chương
trình “ Thập kỷ quốc tế về thuỷ văn - địa chất” giai đoạn 1966-1975.
Nước ở dạng băng hà vĩnh cửu được đánh giá tới 24 triệu km3, bằng gấp 2 vạn lần
thể tích nước sông. Đây là loại nước tinh khiết, nhạt và sạch, tập trung chủ yếu ở
hai đầu địa cực của Trái đất (Bắc và Nam cực).
Nếu giả thiết khối lượng băng hà tan thành nước (thể lỏng) thì mực nước biển và
đại dương sẽ dâng cao thêm 64,4m. Như vậy sẽ có bao nhiêu thành phố, làng mạc,
đồng ruộng,v.v..., kể cả nhiều quốc gia bị chìm ngập trong nước.
Tuy vậy, một thực tế là nhiều quốc gia đã và sẽ thiếu nước nhạt một cách nghiêm
trọng, do đó đã có các dự án nghiên cứu khai thác băng hà, kể cả vấn đề vận
chuyển băng với cự ly xa tương tự như các dự án nghiên cứu làm nhạt nước biển
để sử dụng vào mục đích sinh hoạt hay tưới. Đương nhiên giá thành để có 1 mét
khối nước được khai thác như vậy còn khá cao, do đó các dự án nghiên cứu trên
chỉ mới ở dạng thử nghiệm. Hy vọng với sự phát triển của khoa học công nghệ
trong thế kỷ 21 chi phí trong khai thác nước như vậy sẽ giảm rất nhiều và vì thế
- 11 -
phương thức làm nhạt nước biển hoặc khai thác nước băng hà sẽ trở thành phổ
biến, chấp nhận được.
1.2.1.2 Nguồn tài nguyên nước ở Việt Nam
Ở Việt Nam, do địa hình núi non và khí hậu nhiệt đới gió mùa tác động sâu sắc tới
khối lượng và việc phân phối nước, nên lượng mưa rất không đều, gây ra lũ lụt và
tình trạng thiếu nước thường xuyên. Lượng mưa trung bình 2000 mm/năm, nhưng
phần lớn là từ tháng 5 đến tháng 11. Khoảng 70-75% lượng mưa hằng năm được
tạo ra trong 3 đến 4 tháng và 20-30% được tạo ra trong khoảng một tháng cao
điểm. Lượng nước trong 3 tháng có ít nước nhất chỉ có 1-2% (World Bank, 1996).
Việt Nam có thái thuận lợi về nước dựa trên hệ thống sông ngòi chằng chịt, địa
hình và độ mưa thuận lợi và so với quy mô dân số. Tổng số lượng nước trung
bình hàng năm là 847 m3, trong đó chỉ riêng lưu vực sông Hồng và sông Mê Kông
chiếm 75% (World Bank, 1996). Tuy nhiên Việt nam nằm hầu như ở cuối hạ lưu
sông Mê Kông, sông Hồng, sông Mã, sông Cả và sông Đồng Nai; chẳng hạn, hơn
90% lưu vực sông Mê Kông là nằm ngoài Việt nam và 90% dòng chảy của nó là
bắt đầu ở ngoài; Một nửa sông Hồng là nằm ngoài và 1/3 dòng chảy của nó bắt
nguồn từ Trung Quốc. Do đó, khả năng có nước, đặc biệt là trong mùa khô khi
các nước ở thượng nguồn sử dụng nhiều, là điều nằm ngoài tầm kiểm soát của
Việt Nam.
Việc phát triển các nguồn nước đòi hỏi phải có sự phối hợp rộng rãi trong khu
vực. Uỷ ban sông Mê Kông được thành lập 4/1995 nhằm giải quyết các vấn đề
liên quan đến nước sông của các quốc gia có sông Mê Kông chảy ra.
Nguồn nước mặt trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm nguồn nước trực tiếp sản sinh
trên phần lãnh thổ và nguồn nước từ lãnh thổ nước ngoài chảy vào các sông lớn
liên quốc gia như hệ thống sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông vùng Đông Nam
Bộ, hệ thống sông Mê Kông.
Tổng diện tích hứng nước của các sông hệ thống sông là 1 167 000 km2. Phần
diện tích hứng nước nằm ngoài lãnh thổ là 823 250 km2, trong đó của sông Mê
Kông 724 000 km2, sông Hồng 82 300 km2, sông Mã 10 800 km2, sông Cả 9 470
km2, các sông ở vùng Đông Nam bộ 6700 km2, hệ thống sông Bằng Giang - Kỳ
Cùng 2658 km2.
Tổng lượng dòng chảy năm trên các lưu vực sông Việt Nam khoảng 847 tỷ m3,
trong đó có 327 tỷ m3 sản sinh trên lãng thổ Việt na