Hiện nay khu vực bờbiển huyện Hải Hậu - Nam Định đang phải đối mặt với
một thực tếhết sức khó khăn. Đó là hiện tượng xói lởbờbiển và sựtàn phá ác liệt của
các cơn bão biển. Thực tế đã cho thấy, hiện tượng này đã tác động không nhỏ đến cuộc
sống của người dân nơi đây nhưmất đất, tài sản, nhà cửa Đặc biệt hiện tượng lởbờ
còn cướp đi sinh mạng của những người dân sống tại vùng biển này. Bên cạnh đó, nó
còn cướp đi những giá trịvăn hóa và tinh thần đôi khi không có gì có thểsánh nổi
được. Một sốnhà thờ đã bịtàn phá sau hiện tượng xói lởvà hàng loạt những tác động
khủng khiếp của những cơn bão biển. Nhân dân trong vùng rất hoang mang và không
còn tựtin đểlao động sản xuất. Họluôn mang trong mình nỗi lo canh cánh vềmối
nguy cơmất tài sản, nhà cửa và tính mạng
31 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2118 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý tổng hợp vùng bờ Chương VIII Dự án quản lý vùng ven bờ Hải Hậu - Tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG VIII
DỰ ÁN QUẢN LÝ VÙNG VEN BỜ HẢI HẬU - TỈNH NAM ĐỊNH
8.1 Mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ của công tác quản lý vùng bờ
8.1.1 Mục đích
Hiện nay khu vực bờ biển huyện Hải Hậu - Nam Định đang phải đối mặt với
một thực tế hết sức khó khăn. Đó là hiện tượng xói lở bờ biển và sự tàn phá ác liệt của
các cơn bão biển. Thực tế đã cho thấy, hiện tượng này đã tác động không nhỏ đến cuộc
sống của người dân nơi đây như mất đất, tài sản, nhà cửa… Đặc biệt hiện tượng lở bờ
còn cướp đi sinh mạng của những người dân sống tại vùng biển này. Bên cạnh đó, nó
còn cướp đi những giá trị văn hóa và tinh thần đôi khi không có gì có thể sánh nổi
được. Một số nhà thờ đã bị tàn phá sau hiện tượng xói lở và hàng loạt những tác động
khủng khiếp của những cơn bão biển. Nhân dân trong vùng rất hoang mang và không
còn tự tin để lao động sản xuất. Họ luôn mang trong mình nỗi lo canh cánh về mối
nguy cơ mất tài sản, nhà cửa và tính mạng.
Đối với các xã có phần đất liền không tiếp giáp với biển có nhiều lợi thế hơn:
có vùng đồng bằng phì nhiêu màu mỡ, khí hậu ôn hòa rất phù hợp với việc phát triển
nông nghiệp. Do không có nỗi lo mất mát nên người dân ở vùng này có thể dồn hết
thời gian và tiền của cho công việc và Hải Hậu đã tận dụng được tối đa khả năng của
mình để phát triển cây nông nghiệp. Kết quả là Hải Hậu - Nam Định đã khá nổi tiếng
với đặc sản gạo tám vừa thơm lại vừa ngon và năng suất cũng khá cao. Tuy nhiên do
chưa được chế biến cẩn thận nên hiệu quả thu được từ ngành nông nghiệp vẫn còn hạn
chế. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hậu quả kinh tế chưa cao là do các ngành
kinh tế trong vùng chưa được quy hoạch, đầu tư thích đáng nhằm hỗ trợ nhau cùng
phát triển. Mâu thuẫn giữa các ngành ngày càng gia tăng khi nhu cầu sử dụng tăng.
Mối tác động qua lại đầy mâu thuẫn này làm hạn chế sự phát triển kinh tế của các
ngành, đồng thời làm hạn chế sự phát triển của cả huyện và làm ảnh hưởng đến toàn
tỉnh.
Bên cạnh đó một số ngành lại quá lợi dụng nguồn tài nguyên ven biển nên đã
khai thác quá mức và mang tính hủy diệt. Đặc biệt là nguồn tài nguyên thủy, hải sản
đang có nguy cơ bị cạn kiệt.
Các vấn đề môi trường chưa được quan tâm đến. Chất thải độc hại do hoạt động
công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, sinh hoạt vẫn chưa có kế hoạch được kiểm soát
và đang có nguy cơ gây ô nhiễm khu vực cửa sông và ven biển. Các hoạt động của
cảng sông và giao thông trên biển đã làm tăng ô nhiễm môi trường nước ven biển.
Thêm vào đó ô nhiễm môi trường do các hoạt động thăm quan, du lịch, nghỉ mát tại
các bãi tắm và các khu nghỉ mát cũng là một trong những vấn đề đối với vùng biển này
Đứng trước những khó khăn như vậy, mong muốn của người dân ven biển là có
một cuộc sống ổn định và mục đích đầu tiên của việc quản lý tổng hợp dải ven bờ là
115
ổn định vùng bờ. Ổn định vùng bờ bao gồm bảo vệ tính mạng con người, bảo tồn
nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời tránh mọi tác động xấu gây nguy hại đến hệ
thống môi trường.
Do vị trí địa lý, khu vực bờ biển thường là nơi hoạt động kinh tế sôi động và
Hải Hậu là một điểm như vậy trong tỉnh Nam Định. Tuy nhiên vùng bờ biển Hải Hậu -
Nam Định hiện nay mới đang bắt đầu nhưng chứa đầy hứa hẹn và mục đích của các
nhà quản lý là phát triển khu vực này trở thành một khu vực có nền kinh tế bền vững:
kinh tế tăng trưởng nhanh, đa dạng phong phú và phát triển bền vững.
Vậy mục đích của công việc quản lý tổng hợp vùng biển Hải Hậu - Nam Định
là nhằm ổn định vùng bờ, từ đó xây dựng nền kinh tế phát triển bền vững phù hợp
với xu thế chung của toàn xã hội.
8.1.2. Yêu cầu
Để đạt được những mục đích trên, chúng ta cần phải có cách nhìn tổng quát dựa
trên quá trình điều tra, khảo sát, nghiên cứu và quy hoạch một cách có hệ thống. Từ đó
chọn các phương án tối ưu nhất để phát triển.
Vùng bờ biển Hải Hậu - Nam Định tuy có một số thuận lợi, nhưng cũng gặp
không ít khó khăn do hiện tượng xói lở gây ra. Sự suy thoái đường bờ đã dẫn đến sự
suy thoái của các ngành kinh tế, đến môi trường tự nhiên và chất lượng cuộc sống ở
đó. Từ những nhận xét thực tế về vùng biển Hải Hậu - Nam Định chúng ta nhận thấy
rằng cần phải có một cơ quan quản lý tổng hợp vùng bờ biển này.
Hiện nay quy hoạch tổng thể về xây dựng kinh tế vùng biển Hải Hậu chưa được
thực hiện. Các ngành giao thông, nông nghiệp, ngư nghiệp...đều phát triển một cách tự
phát, không dựa trên một quy hoạch tổng thể nào nên hiệu quả vẫn còn chưa cao và
đôi khi nảy sinh nhiều mâu thuẫn không thể tránh khỏi.
Các tác động tiêu cực ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn dẫn đến các mâu
thuẫn cũng ngày càng trở nên gay gắt hơn. Đối với người dân ven biển Hải Hậu - Nam
Định ngày càng phát triển cả quy mô cũng như phạm vi khi mật độ dân số và việc sử
dụng các tài nguyên của vùng ngày càng tăng. Nguồn tài nguyên thiên nhiên ở vùng
biển này đang ngày một cạn kiệt mà sự hiểu biết của người dân về vấn đề này còn rất
hạn chế.
Chính vậy, việc quản lý tổng hợp vùng bờ biển là một việc làm hết sức cần
thiết. Quản lý tổng hợp vùng bờ biển sẽ quản lý những vấn đề chính: Con người,
nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ thống môi trường. Từ đó, quản lý tổng hợp vùng
bờ cũng sẽ quy hoạch tổng thể các khu sản xuất nhằm xây dựng một nền kinh tế lớn
mạnh. Khi các ngành kinh tế được phát triển sẽ giải quyết được những vấn đề trước
mắt và có những định hướng mới cho tương lai.
116
8.1.3. Nhiệm vụ.
- Quản lý tổng hợp ven biển toàn cầu:
Mỗi dân tộc có biển đều có vùng ven bờ của mình và các nước có vùng ven bờ gần
nhau sẽ có những tác động qua lại lẫn nhau lớn hơn bình thường. Thực tế đã cho thấy,
vùng ven bờ là nơi giao lưu kinh tế, văn hóa, chính trị của rất nhiều quốc gia. Những
tác động về mặt động lực và những tác động về mặt môi trường cũng có những ảnh
hưởng qua lại giữa các vùng bờ ở các quốc gia liền kề nhau. Trong bối cảnh hoạt động
về khoa học kỹ thuật về vùng ven bờ bị giới hạn trong hải phận quốc gia. Nhưng đối
với vấn đề môi trường thì một hệ thống vùng ven bờ có quy mô lớn hơn cần được xem
xét và phân tích. Trong trường hợp đó, nghiên cứu thường phải mở rộng ra ngoài hải
phận quốc gia, mà đôi khi nó đòi hỏi phải có một phương thức tiếp cận mang tính chất
quốc tế. Do đó, quản lý tổng hợp vùng biển có tính chất toàn cầu.
- Mang lại sự phát triển bền vững cho vùng ven bờ và ngoài khơi
- Đẩy mạnh phát triển nguồn tài nguyên vùng bờ và khả năng kỹ thuật phát
triển cũng như quản lý vùng ven bờ tốt đáp ứng được sự thay đổi khí hậu.
- Nhiều vấn đề trong quản lý vùng ven bờ là sự chồng chéo của các ngành: hoạt
động của ngành này ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành khác và quản lý tổng hợp
vùng bờ biển sẽ đề ra phương pháp giải quyết các mâu thuẫn giữa các ngành kinh tế
này.
Quản lý tổng hợp vùng bờ biển còn có một số nhiệm vụ như sau:
- Liên kết các ngành khác nhau và các cơ quan trong khu vực nhằm phát huy tối
đa khả năng vốn có của mỗi ngành và tìm ra mối quan hệ hợp tác giữa các ngành để hỗ
trợ nhau cùng phát triển (nghề cá, ngành nông nghiệp, làm muối sẽ hỗ trợ các ngành
công nghiệp phát triển).
- Tạo nên mối liên kết giữa các cấp quản lý khác nhau (Chính phủ, tỉnh, huyện)
- Đất liền và đại dương cũng là một trong những vấn đề của quản lý tổng hợp
vùng bờ .
- Giữa chính sách và nghiên cứu khoa học cũng phải có tính đồng bộ và nhất
quán.
- Giữa các lĩnh vực chuyên môn cũng cần có sự hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình
quản lý tổng hợp vùng bờ.
- Những vấn đề hiện tại và trong tương lai ở vùng biển Hải Hậu - Nam Định sẽ
được giải quyết. Khi giải quyết các mâu thuẫn này đều phải đặt trong một tổng thể các
hoạt động: kỹ thuật, chính trị, xã hội và phù hợp với chính sách phát triển của vùng
biển Nam Định.
Bên cạnh đó quản lý tổng hợp vùng bờ còn quan tâm đến các vấn đề về phát
triển bền vững:
- Duy trì đầy đủ chức năng của hệ thống tài nguyên vùng bờ biển.
117
- Duy trì sinh thái môi trường, bảo tồn sự đa dạng sinh học, phát triển cảnh
quan và không để lại những hậu quả xấu đối với các thế hệ mai sau.
- Giảm bớt các xung đột trong sử dụng tài nguyên.
- Tạo điều kiện cho những cải tiến phát triển đa ngành.
- Giảm đến mức tối thiểu sự tàn phá không cần thiết hoặc sự suy thoái môi
trường.
Ngoài một số nhiệm vụ trên các chương trình quản lý tổng hợp nên bao gồm
các thành viên tham gia. Một trong số nhân tố quyết định đóng góp vào thành công của
việc quản lý tổng hợp vùng bờ biển là hoạt động tham gia của tất cả các thành viên.
Giáo dục cộng đồng cũng rất quan trọng trong việc mang lại những thành công
lớn cho quản lý tổng hợp vùng bờ biển. Sự thông tin của cộng đồng có thể đóng góp
lớn hơn đến quản lý tổng hợp vùng ven biển trên toàn cầu. Nhận thức của người dân
trong việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng là một phần rất quan
trọng trong quản lý tổng hợp vùng bờ biển. Các thành viên là những người dân, các cơ
quan, các tổ chức, cộng đồng. Họ là những người quan tâm hoặc phụ thuộc vào nguồn
tài nguyên và sự phát triển của vùng bờ biển.
Ví dụ một số lĩnh vực tham gia trong quá trình quản lý tổng hợp vùng bờ: Nghề
Cá, Môi Trường, Hàng Hải, Quản lý chất thải, EIA (Đánh giá tác động môi trường),
Lâm Nghiệp, Nông Nghiệp, Giáo Dục, Giải Trí, Quy hoạch, Phát triển kinh tế...
Để có kết quả tốt, trong cả quá trình cần có sự tập trung quan tâm của huyện
Hải Hậu và toàn bộ tỉnh Nam Định.
8.2. Những thuận lợi và khó khăn của vùng biển Hải Hậu – Nam Định
8.2.1. Những thuận lợi đối với vùng biển Hải Hậu – Nam Định
8.2.1.1. Vị trí địa lý
Vùng biển Hải Hậu – Nam Định nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam
giác tăng trưởng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh nên có hệ thống đường sắt đường
bộ, đường sông thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế. Đặc biệt, Nam Định chỉ cách Hà
Nội theo quốc lộ 1A 90 km và cách Hải Phòng 80 km. Đây sẽ là những thị trường lớn
để trao đổi và lưu thông hàng hoá, đồng thời đó cũng là những trung tâm hỗ trợ, đầu tư
kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ và thông tin cho Nam Định.
Ngoài các cảng Hải Phòng, Cái Lân nhà nước sẽ đầu tư xây dựng thêm các cảng
Ninh Bình, Ninh Cơ, Nghi Sơn. . . và thay đổi một số hướng vận chuyển trong vùng sẽ
ảnh hưởng tới phương hướng phát triển lâu dài của Nam Định.
8.2.1.2. Đặc điểm khí hậu
Hải Hậu – Nam Định có khí hậu nhiệt đới gió mùa với một lượng mưa lớn và
nắng nóng của đồng bằng Bắc Bộ.
Nhìn chung, khí hậu Nam Định có các chỉ số cao về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng
và ít có sự phân hoá theo lãnh thổ. Đặc điểm này rất thích hợp đối với việc phát triển
118
trồng trọt (gạo tám là một đặc sản nổi tiếng của Nam Định), chăn nuôi, làm muối và
nhiều hoạt động khác.
8.2.1.3. Nguồn lao động
Nam Định là một tỉnh có dân số đông đứng thứ 3 trong các tỉnh đồng bằng sông
Hồng và đứng thứ 8 trong toàn quốc (với 1.922.120 người ) nên có nguồn lao động
khá dồi dào.
Nguồn lao động của cả tỉnh khá phong phú, tỷ lệ người lao động chiếm 52%
dân số toàn tỉnh. Trong số đó lực lượng lao động trẻ chiếm 89% nguồn lao động.
Chất lượng lao động ở Nam Định khá cao: lao động trẻ, có sức khoẻ, tỷ lệ
người lao động có trình độ học vấn và kỹ thuật tương đối cao. Số còn lại có khả năng
tiếp thu kỹ thuật và khoa học công nghệ nhanh.
Người dân Nam Định không những có truyền thống hiếu học mà họ còn là
những người say mê công việc, chịu khó tiếp thu, áp dụng những thành tựu khoa học,
công nghệ và kỹ thuật vào trong lao động sản xuất.
Hình 8.1: Người dân huyện Hải Hậu
8.2.1.4. Những tiềm năng khác
Nam Định nổi tiếng là tỉnh thuần nông và có nguồn hải sản quý hiếm. Riêng
Hải Hậu – Nam Định cũng khá nổi tiếng với đặc sản gạo tám và nghề làm muối. Thêm
vào đó, việc đánh bắt hải sản và nuôi trồng ở vùng nước lợ là một trong những hướng
đi mới trong công cuộc phát triển kinh tế của huyện. Nhà máy dệt Nam Định đang
được cải thiện sẽ cung cấp số lượng vải lớn cho nhân dân trong và ngoài tỉnh. Khu du
lịch Hải Thịnh – Hải Hậu và Quất Lâm – Xuân Thuỷ tuy còn đang trong giai đoạn đầu
nhưng chứa đầy hứa hẹn. Ngoài ra Nam Định còn có nguồn thu về giao thông đường
sắt, đường bộ và đường thuỷ. . . Các nguồn thu này cũng sẽ góp phần tự cung tự cấp
trong xây dựng kinh tế của địa phương.
119
8.2.2. Những khó khăn đối với vùng biển Hải Hậu – Nam Định
8.2.2.1. Về khí hậu
Bên cạnh các tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế của huyện thì khí
hậu, chính nó cũng gây ra những khó khăn nhất định đối với vùng biển Hải Hậu –
Nam Định như sau:
Trước hết khu vực Hải Hậu – Nam Định nằm trong vùng có lượng mưa lớn của
vùng đồng bằng Bắc Bộ và lượng mưa này lại phân bố không đều trong năm. Mưa tập
trung vào mùa hạ chiếm từ 80% đến 85% tổng lượng mưa cả năm và thường tập trung
vào các tháng VII, VIII, IX. Trong cùng thời gian này thường hay xuất hiện các cơn
bão lớn và triều cường làm cho mực nước trong nội đồng, ngoài sông và ngoài biển
đều dâng cao. Hiện tượng nước dâng cao ở cả nội đồng, ngoài sông và ngoài biển này
vừa làm giảm lượng nông sản, thất thu hải sản vừa phá hoại các công trình ven biển
gây nhiều nguy hại đối với vùng biển này.
Phần lớn các cơn bão trong mùa hè đổ bộ vào bờ biển các tỉnh miền Bắc, miền
Trung đều ảnh hưởng trực tiếp đến bờ biển Hải Hậu – Nam Định hoặc nằm trong bán
kính ảnh hưởng nên mức độ gặp rủi ro của vùng này khá cao. Theo số liệu thống kê
trung bình hàng năm có tới 8 trận bão đổ bộ vào bờ biển Việt Nam. Vịnh Bắc Bộ trong
đó có Nam Định bị ảnh hưởng nhiều nhất chiếm khoảng 27%; nếu tính ra số trận/ năm
sẽ tương đương với 2.16 trận/ năm. Trong quá khứ, Nam Định đã gặp khá nhiều những
cơn bão lớn. Bảng (II - 1) sẽ liệt kê cho chúng ta thấy những cơn bão đã ảnh hưởng
đến Nam Định.
Bảng (8 - 1): Một số cơn bão ảnh hưởng đến vùng biển Nam Định
STT Tên bão Thời gian đổ bộ Tốc độ gió
W(m/s)
Hmax
(m)
Chu kỳ T
1 Alice 20 – 21h
20/9/1975
20 3.00 6
2 Caria 1h
ngày 4/9/1977
10 2.1 7 – 9
3 Carry 15h
22/9/1987
18 - 22 3.00 8.3
120
8.2.2.2. Về Địa hình
Bờ biển Hải Hậu – Nam Định kéo dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam tương
đối thẳng, thoáng, không có vật cản, không có vật che chắn (núi, đảo), bãi biển thấp,
các đường đẳng sâu ép sát vào bờ. Đó là điều kiện bất lợi về địa hình tạo điều kiện cho
sóng và gió hoạt động mạnh, gây nguy hiểm cho bờ và đe dọa trực tiếp đến đê biển.
Dưới đây là một số hình ảnh mô tả địa hình bờ biển tỉnh Nam Định và những
tác hại do sóng gây ra đối với bờ biển.
Hình 8 - 2: Địa hình và sóng
8.2.2.3. Sóng và gió
Do các đặc trưng của sóng phụ thuộc vào mực nước, hướng gió và vận tốc gió
do đó sóng cũng được phân ra làm 2 loại là sóng mùa đông và sóng mùa hè.
Trong mùa đông hướng sóng chủ đạo là Đông Bắc – Tây Nam chếch với đường
bờ góc nhỏ nên ít gây nguy hại mấy cho đường bờ biển. Tuy nhiên đôi khi cũng có
những lúc trong mùa đông hướng gió trùng với hướng gió mùa Đông Bắc và tạo với
đường bờ biển một góc 300 ÷ 450 gây nguy hại đáng kể đến vùng bờ biển. Gió mùa
Đông Bắc thường có tần suất lớn, tốc độ khá mạnh, giá trị cực đại có thể đạt tới 25m/s.
Trong một năm, vào thời gian có các đợt gió mùa Đông Bắc cũng là lúc địa hình bãi
biển biến động mạnh, do đó đường bờ vùng Đông Bắc cũng là lúc địa hình bãi bị biến
động mạnh vì vậy đường bờ vùng ven biển diễn biến rất bất thường.
121
Sóng mùa hè có hướng vuông góc với bờ biển. Đây là một đặc điểm rất bất lợi
đối với vùng bờ biển Hải Hậu – Nam Định. Mặt khác với điều kiện bờ biển không có
vật cản hay bất kỳ một vật che chắn nào nên sóng tác động trực tiếp vào bờ biển gây
xói mòn đường bờ biển.
Gió mùa Đông Nam diễn ra cùng thời kỳ các trận bão, lũ. Hướng gió thịnh hành
trong mùa này là Nam và Đông Nam. Gió mạnh trong các cơn bão là một trong những
nguyên nhân gây biến đổi địa hình lớn trong những khoảng thời gian ngắn. Các con
sóng khi gặp bão về sẽ xuất hiện hiện tượng nước dâng và sóng lừng nên có sức công
phá rất lớn.
Từ đặc điểm địa hình kết hợp với đặc điểm của sóng và gió ta thấy sóng ở vùng
biển Hải Hậu – Nam Định có hệ số lớn và tác động trực tiếp đến vùng ven bờ.
8.2.2.4. Bùn cát và vận chuyển bùn cát
Tuy Nam Định có tốc độ lắng đọng khá lớn, nhưng đây chỉ là tốc độ lắng đọng
tạm thời, sau đó bùn cát lại được di chuyển ra khỏi khu vực. Vào mùa khô trung bình
43% tổng số trầm tích được lắng đọng. Vào mùa mưa lắng đọng trầm tích thấp hơn
nhiều, khoảng 4 – 7%. nhưng đây chỉ là cấp hạt bột nhỏ đến cát nhỏ không phải cấp
hạt keo và giã keo nên sự di chuyển trầm tích sát đáy đã bị sóng và dòng chảy tổng
hợp rất mạnh mẽ tác động làm phá vỡ quy luật lắng đọng trầm tích thông thường.
Sự lắng đọng trầm tích tại vùng biển Hải Hậu – Nam Định chỉ là sự tạm thời
sau đó sóng, dòng chảy tổng hợp do triều, gió khuấy đục vận chuyển ra phía sau biển
và xuống phía Tây Nam đi ra khỏi khu vực.
Do vậy, phần trung tâm từ Hải Triều đến Hải Đông đang bị xâm thực sâu cả
phần bờ và phần đáy. Trầm tích bị di chuyển lên phía Đông Bắc, xuống phía Tây Nam
và ra biển Đông. Dòng trầm tích chảy lên phía Đông Bắc và xuống phía Đông Nam sẽ
gây bồi tụ cho hai huyện Giao Thuỷ và Nghĩa Hưng. Hai huyện này đã được bồi tụ
ngày càng thêm bồi còn vùng biển huyện Hải Hậu – Nam Định đã xói ngày lại càng
thêm xói.
8.2.2.5. Phân bố các cửa sông
Vùng biển Hải Hậu – Nam Định có 4 con sông: Sông Hồng, sông Sò, sông
Ninh Cơ và sông Đáy đổ ra biển qua các cửa sông: Ba Lạt, Hà Lan, Ninh Cơ và cửa
Đáy. Sông Sò là chi lưu của sông Hồng được điều tiết bởi cống Ngô Đồng, Đập Nhất
Đỗi, lưu lượng qua lại rất nhỏ. Do đó cửa Hà Lạn gần như là cửa sông chết. Chính vì
vậy lượng phù sa bồi đắp cho vùng biển chủ yếu là do cửa Ba Lạt, cửa Ninh Cơ và cửa
Đáy. Các cửa này đã bồi đắp lên Cồn Lu, Cồn Ngạn (Giao Thuỷ), Cồn Xanh, Cồn Mờ
(Nghĩa Hưng) với một tốc độ khá nhanh và đạt được diện tích 5000 ha với cao trình từ
0,4 ÷ 1,5 m. Hiện nay, hai khu vực này vẫn tiếp tục được bồi và có xu thế phát triển về
phía Tây Nam.
Thông thường với các nước có biển và các cửa sông đổ ra biển cách nhau trong
vòng 15 km thì bờ biển tương đối ổn định. Đối với bờ biển Nam Định, cửa Ba Lạt
122
cách cửa Ninh Cơ 54km, cửa Ninh Cơ cách cửa Đáy 16 km là không hợp lý cho ổn
định đường bờ. Do vậy đường bờ biển Nam Định ngày càng bị xói nhiều hơn. Đó là
khu vực ở giữa với độ dài khoảng 35 km (Giao Thuỷ 6 km, Hải Hậu 27 km, Nghĩa
Hưng 2 km) luôn bị xâm thực xói mòn co hẹp bãi, hạ thấp cao độ. Bờ biển thường
xuyên bị sạt lở nên đê điều phải di chuyển nhiều lần.
8.2.3. Yếu tố kinh tế xã hội
Bên cạnh các yếu tố tự nhiên vùng biển Hải Hậu – Nam Định còn chịu những
tác động từ phía những người dân sống tại vùng biển này. Một số vấn đề chính đã xảy
ra đối với vùng Hải Hậu – Nam Định như sau:
+ Tình trạng khai thác quá mức và mang tính huỷ diệt các nguồn tài nguyên
thiên nhiên ven biển. Đặc biệt là nguồn tài nguyên thuỷ, hải sản đang có nguy cơ bị
cạn kiệt.
+ Các chất thải độc hại do hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt ở
vùng thượng lưu được các dòng sông chuyển tải và đổ ra biển gây ô nhiễm khu vực
cửa sông ven biển.
+ Các hoạt động của cảng sông và giao thông trên biển đã làm tăng ô nhiễm
môi trường nước ven biển.
+ Ô nhiễm môi trường do các hoạt động thăm quan, du lịch, nghỉ mát tại các bãi
tắm.
8.3. Đánh giá những tác động bất lợi đối với vùng biển Hải Hậu – Nam Định.
Cũng như các nơi có biển khác, vùng Hải Hậu – Nam Định cũng có đầy đủ đặc
tính của một vùng ven biển. Đồng bằng phì nhiêu mầu mỡ rất thuận lợi cho phát triển
nông nghiệp, nguồn tài nguyên biển phong phú, khả năng tiếp cận thị trường quốc tế
một cách dễ dàng. Nhưng Hải Hậu cũng gặp không ít những khó khăn do bờ biển bị
xói mòn, ô nhiễm môi trường từ việc nuôi trồng thuỷ sản, sự thiếu ý thức của người
dân khi lạm dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự ô nhiễm do các hoạt động công
nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt từ phía thượng lưu. . .