Quản lý tự học của giáo viên qua công tác bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên phổ thông ở Kiên Giang

Tóm tắt. Trong các chuẩn nghề nghiệp của giáo viên phổ thông, năng lực tự học của giáo viên được xem là năng lực phát triển nghề nghiệp. Đây là năng lực rất cần cho mỗi giáo viên. Qua thực tiễn công tác đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên phổ thông theo hình thức đào tạo từ xa và công tác bồi dưỡng giáo viên theo chu kỳ ở tỉnh Kiên Giang, tác giả cho rằng việc tự học của giáo viên có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình nâng cao chất lượng giáo dục. Việc tự học của giáo viên không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ mà còn là đòi hỏi của nghề dạy học. Do đó cần phải có các biện pháp để quản lý, phát huy tinh thần tự học của giáo viên, phải bồi dưỡng khả năng tự học của giáo viên ngay từ trong trường sư phạm.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 85 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý tự học của giáo viên qua công tác bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên phổ thông ở Kiên Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2011, Vol. 56, No. 4, pp. 134-139 QUẢN LÝ TỰ HỌC CỦA GIÁO VIÊN QUA CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG, CHUẨN HÓA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG Ở KIÊN GIANG Ninh Thành Viên Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang E-mail: viennt@kiengiang.edu.vn Tóm tắt. Trong các chuẩn nghề nghiệp của giáo viên phổ thông, năng lực tự học của giáo viên được xem là năng lực phát triển nghề nghiệp. Đây là năng lực rất cần cho mỗi giáo viên. Qua thực tiễn công tác đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên phổ thông theo hình thức đào tạo từ xa và công tác bồi dưỡng giáo viên theo chu kỳ ở tỉnh Kiên Giang, tác giả cho rằng việc tự học của giáo viên có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình nâng cao chất lượng giáo dục. Việc tự học của giáo viên không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ mà còn là đòi hỏi của nghề dạy học. Do đó cần phải có các biện pháp để quản lý, phát huy tinh thần tự học của giáo viên, phải bồi dưỡng khả năng tự học của giáo viên ngay từ trong trường sư phạm. 1. Đặt vấn đề Từ năm học 2007 – 2008 ngành giáo dục triển khai cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và ban hành chuẩn nghề nghiệp của giáo viên các cấp học. Đây là những yêu cầu cơ bản về phẩm chất, năng lực của người giáo viên, là mục tiêu để giáo viên phấn đấu, rèn luyện nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên đã xác định 5 nhóm năng lực của giáo viên là: năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; năng lực dạy học; năng lực giáo dục; năng lực hoạt động chính trị, xã hội; năng lực phát triển nghề nghiệp. Trong đó, tự học được xem là năng lực phát triển nghề nghiệp, do đó nghiên cứu vấn đề tự học của giáo viên vừa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong đổi mới quản lý giáo dục. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tự học và vai trò tự học đối với nghề dạy học Bước vào thế kỉ XXI, học tập thường xuyên, học tập suốt đời, xã hội học tập là đặc điểm nổi bật trong nền kinh tế tri thức. Học tập bao giờ cũng nhằm thực hiện mục tiêu kép, đó là “tạo lập một cơ sở tri thức, văn hóa” và đào tạo chuyên môn nghề nghiệp, vì vậy học tập vừa là nhu cầu, vừa là quyền lợi của người học. 134 Quản lí tự học của giáo viên qua công tác bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ... Xã hội học tập yêu cầu người học phát huy vai trò chủ thể và lấy tự học là phương thức chủ yếu để học tập suốt đời. Ở nước ta, từ những năm 90 của thế kỉ XX, cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hình thức giáo dục từ xa (GDTX) từng bước phát triển ở nhiều cơ sở đào tạo đại học. Nhiều đề tài khoa học, bài báo đề cập đến vấn đề GDTX và tự học. Luật Giáo dục năm 2005 xác định, giáo dục thường xuyên nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Quan niệm tự học được nhiều tác giả đưa ra định nghĩa khác nhau, song đều thống nhất cho rằng tự học là phát huy nội lực của người học, cả trong đào tạo chính quy và không chính quy, tự học là “Học mà không có thầy hoặc có thầy nhưng không giáp mặt thầy trong phần lớn thời gian học” (Nguyễn Cảnh Toàn); “tự học là hoạt động chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng,... kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người nói chung và của chính bản thân người học” (Thái Duy Tuyên); “nhân tố quan trọng nhất, quyết định kết quả của quá trình đào tạo là công tự học của người học trò. Tự học ở đây chỉ là các phần tích cực chủ động, quyết đoán của người học” (Cao Xuân Hạo). Tự học là “tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành không có hướng dẫn trực tiếp của giáo viên” [6]. Tự học khác với học tập ở nhà, vì tự học là dựa trên sự tự nguyện của người học còn học tập ở nhà là hình thức hỗ trợ cho học tập trên lớp. Bác Hồ nói: “học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân”, đây là quan điểm khái quát nhất về hình thức học tập. Quan điểm dạy học hiện đại là: biến quá trình dạy học thành quá trình tự học và giáo viên là những người học tập suốt đời. Đối với người giáo viên, tự học không chỉ nhằm chuẩn hóa, nâng chuẩn đào tạo mà còn là đặc điểm lao động sư phạm, là một trong những yếu tố cơ bản của nghề dạy học. Sự lạc hậu nhanh chóng của kiến thức so với sự phát triển của tri thức khoa học đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên cập nhật. Giáo viên là người sở hữu tri thức và truyền lại cho học sinh qua dạy học, nhưng “tri thức được cho là bất động nhưng nó là cái luôn thay đổi và không ngừng phát triển; những điều được biết hôm nay không bao giờ giống điều sẽ được biết ngày mai” [5]. Yêu cầu tự học của giáo viên trong cuộc vận động mỗi thầy giáo, cô giáo giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo là: tham gia hoạt động đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ lý luận chính trị và kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ; có minh chứng về thành tích học tập, bồi dưỡng. Hình thức tự học của giáo viên tùy theo mục đích, động cơ học tập, nhưng thường có hai hình thức chủ yếu: - Tự học để lấy văn bằng, chứng chỉ gồm: tự học qua công tác bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) và tự học để chuẩn hóa và nâng chuẩn đào tạo. - Tự học không lấy văn bằng, chứng chỉ: cập nhật kiến thức theo yêu cầu cá nhân. Bài viết này chủ yếu đề cập đến việc tự học thông qua công tác bồi dưỡng, chuẩn hóa giáo viên phổ thông. 2.2. Một vài nét về công tác bồi dưỡng, chuẩn hóa giáo viên phổ thông ở Kiên Giang a. Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL vốn còn nhiều khó khăn về giáo 135 Ninh Thành Viên dục, mặt bằng dân trí thấp. Trước năm 2000, tình trạng thiếu giáo viên kéo dài, trình độ năng lực của giáo viên còn hạn chế, chưa thực sự gắn bó với nghề nghiệp là một trong những nguyên nhân của những yếu kém. Đặc điểm của đội ngũ giáo viên giai đoạn này là: - Số lượng giáo viên không đáp ứng được yêu cầu phát triển quy mô học sinh và phổ cập giáo dục. - Trình độ giáo viên đạt chuẩn đào tạo thấp. - Giáo viên được đào tạo bằng nhiều hình thức (công đoạn, 9+3, 12+1. . . ). - Cơ cấu giáo viên thiếu đồng bộ giữa các trường, giữa các bộ môn. Để khắc phục tình trạng trên công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức linh hoạt với mục tiêu phát triển nhanh số lượng và chuẩn hóa giáo viên. Từ năm học 1992-1993, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với trường ĐHSP Hà Nội tổ chức các khóa học theo hình thức đào tạo từ xa, tại chức (vừa làm, vừa học) cho giáo viên Mầm non (MN), Tiểu học (TH), Trung học cơ sở (THCS). Đến năm 2010 đã tổ chức đào tạo được 88 lớp với trên 14.500 lượt giáo viên tham gia học tập (trong đó MN 952, TH 8617, THCS 4687). Từ đó đã cơ bản khắc phục tình trạng thiếu giáo viên và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên các cấp học. Hình thức GDTX tạo thuận lợi cho giáo viên vừa làm vừa học, không ảnh hưởng đến kế hoạch giảng dạy và hoạt động chung của nhà trường; đồng thời tiết kiệm thời gian, chi phí đào tạo; giáo viên có thể thực nghiệm kiến thức học tập vào giảng dạy. Bảng 1. Số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên tỉnh Kiên Giang tính đến 2011 Cấp học Năm học 1998-1999 Năm học 2005-2006 Năm học 2010-2011 Tổng số % đạt chuẩn Trên chuẩn Tổng số % đạt chuẩn Trên chuẩn Tổng số % đạt chuẩn Trên chuẩn THCS 2.573 77,46 5.197 96,20 54,20 5.387 96,83 61,88 Tiểu học 7.320 61,23 7.637 99,29 76,25 8.010 99,50 79,40 Năm học 2010 – 2011, tỉnh Kiên Giang có 16.794 giáo viên, trong đó 64,8% có trình độ đại học; 20,4% có trình độ cao đẳng; 13,2% giáo viên có trình độ trung cấp. Rõ ràng qua việc tạo điều kiện cho giáo viên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn đã góp phần chuẩn hóa và nâng chuẩn đội ngũ giáo viên theo yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục ở địa phương. b. Thực hiện công tác BDTX theo chu kỳ, hàng năm tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp bồi dưỡng theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo với kết quả có 90% giáo viên Tiểu học, 92% giáo viên THCS, 97% giáo viên THPT được công nhận hoàn thành chương trình BDTX đạt loại trung bình trở lên. Với phương pháp bồi dưỡng tích cực, và việc tự học của học viên, cùng với sự hướng dẫn theo phương pháp gợi mở của đội ngũ giáo viên hướng dẫn (cốt cán) đã giúp cho người học nắm được nội dung bồi dưỡng và vận dụng vào thực tiễn công tác của mình. Dựa trên hồ sơ bồi dưỡng của giáo viên gồm sổ ghi chép, nội dung trả lời của giáo 136 Quản lí tự học của giáo viên qua công tác bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ... viên với những vấn đề được đặt ra, bài tập phát triển kỹ năng tư duy, vận dụng vào thực tế giảng dạy... giáo viên tự đánh giá kết quả bồi dưỡng của mình, sau đó đánh giá qua tổ bộ môn và đánh giá của hiệu trưởng. Đây là phương pháp đánh giá theo hướng mới nhằm khơi gợi tính tích cực của người được bồi dưỡng và tăng cường sự quan tâm của hiệu trưởng đối với công tác BDTX cho giáo viên. Từ năm 2002 – 2003, nội dung BDTX được lồng ghép nội dung đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tiếp cận trình độ giáo dục trong khu vực và thế giới. Công tác bồi dưỡng giáo viên được tiến hành liên tục trong năm học và trong hè bằng nhiều hình thức với 2/3 thời gian dành cho việc tự nghiên cứu và thực hành của giáo viên. Qua đó, trên 80% giáo viên đã đáp ứng được yêu cầu về đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. c. Qua thực tế ở Kiên Giang cho thấy đào tạo chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và công tác BDTX chủ yếu dựa vào tinh thần tự học của giáo viên. Việc tự học của giáo viên thể hiện những lợi ích thiết thực như: - Trình độ, năng lực của đội ngũ giáo viên được nâng lên, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, qua đó uy tín và vị thế của nhà giáo được khẳng định. - Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. - Là biện pháp để điều chỉnh cơ cấu giáo viên theo trình độ, phân công đủ giáo viên theo tỷ lệ GV/lớp và định mức lao động. Tuy nhiên, việc quản lý tự học của giáo viên ở các trường học có một số khó khăn, bất cập là: Thời gian tự học và kế hoạch tự học phụ thuộc vào mỗi cá nhân, chưa được cụ thể hóa trong kế hoạch năm học của nhà trường; việc đánh giá kết quả tự học còn thiếu công cụ; điều kiện, phương tiện, năng lực quản lý giữa các trường có ảnh hưởng khác nhau đến quá trình tự học của giáo viên; một bộ phận giáo viên có tâm lý tự thỏa mãn, thiếu động cơ và phương pháp tự học. 2.3. Quản lý tự học của giáo viên Quản lý giáo dục (QLGD) là một dạng quản lý xã hội trong lĩnh vực giáo dục. Trong QLGD có sự phân biệt tương đối giữa QL nhà nước về GD và QL trường học. Nội dung QL trường học là QL hoạt động dạy học, giáo dục và QL các nguồn lực. Bản chất của QL trường học là QL con người, do đó đội ngũ giáo viên vừa là đối tượng QL, vừa là chủ thể QL trong nhà trường. Các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tự học là: bản thân người học (động cơ, nhu cầu, khả năng); môi trường học tập; nội dung, chương trình học và điều kiện học tập. Tự học luôn gắn liền với mục đích, động cơ cá nhân người học, do đó việc quản lý tự học của giáo viên phải kết hợp giữa quản lý của Hiệu trưởng với tự quản của giáo viên: “quản lý thời gian lao động của thầy giáo đơn thuần theo kiểu tám giờ hành chính ban ngày là không thích hợp với đặc điểm lao động trí tuệ 137 Ninh Thành Viên của giáo chức” [2]. Do đó quản lý tự học của giáo viên cần quan tâm một số vấn đề sau đây: a. Nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên (BDGV) trên cơ sở kế hoạch nhiệm vụ từng năm học và chiến lược phát triển nhà trường với phương châm nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên phải lấy tự học làm chủ yếu. Do đó luôn tạo cơ hội và điều kiện học tập cho giáo viên về thời gian, phương tiện học tập. Trong công tác BDGV, trên cơ sở định hướng chung về nội dung cần tạo điều kiện cho mỗi giáo viên tự đề xuất nội dung và lập kế hoạch bồi dưỡng theo nhu cầu cá nhân. Nội dung kế hoạch phải xác định được: các mục tiêu cần phải đạt; các kiến thức và kỹ năng cần nắm vững; phương pháp học tập; thời gian thực hiện; sự hỗ trợ của nhà trường, đánh giá kết quả. b. Xây dựng nhà trường thành một tổ chức học tập để tạo môi trường học tập cho mỗi giáo viên. Làm cho mỗi thành viên trong nhà trường hiểu được công việc của cá nhân, của tập thể và gắn bó với hoạt động chung của nhà trường. Phải xây dựng văn hóa nhà trường với các định hướng giá trị cụ thể để mọi người cùng hướng tới. Tăng cường việc chia sẻ, trao đổi thông tin giữa nhà trường với giáo viên, giữa các giáo viên, khuyến khích việc tự học của tập thể giáo viên trong hoạt động chuyên môn và đoàn thể, khuyến khích việc học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau và xem đây là một nội dung của trường học thân thiện. c. Quản lý tự học của giáo viên cần phải tạo ra động cơ học tập. Động cơ học tập là sự mong muốn và tự nguyện của người học nhằm tăng cường mọi nỗ lực để đạt mục tiêu học tập. Có hai nhóm động cơ học tập là: các động cơ, hứng thú nhận thức và các động cơ trách nhiệm học tập. Để tạo ra động cơ học tập trước hết phải tìm hiểu nhu cầu học tập và xác định nhu cầu nổi trội của mỗi cá nhân, qua đó có biện pháp động viên phù hợp. Khi đã nhận thức rõ quyền lợi, trách nhiệm giáo viên sẽ tự giác lựa chọn nội dung, cách học phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cá nhân. Tạo động cơ học tập phải đi đôi với khắc phục tâm lý tự ti hoặc tự thỏa mãn trong tự học của giáo viên. d. Đánh giá kết quả tự học của giáo viên phải căn cứ vào mục đích, yêu cầu của chương trình học và nhu cầu của người học nhằm giúp giáo viên nâng cao mức độ đạt chuẩn nghề nghiệp. Cần xây dựng công cụ đánh giá quá trình học tập của giáo viên bằng nhiều phương pháp: quan sát, vấn đáp, viết cả về kiến thức và kỹ năng để xác định kết quả học tập một cách khách quan, công bằng với đầy đủ thông tin, minh chứng. Kết hợp giữa tự đánh giá của giáo viên, đánh giá của nhà trường với sản phẩm lao động của người giáo viên trong đánh giá kết quả tự học của giáo viên. Việc kiểm tra, theo dõi, đánh giá tự học của giáo viên cần tiến hành thường xuyên, liên tục để làm cơ sở đánh giá suốt chu kỳ bồi dưỡng và sự tiến bộ của giáo viên. Kết quả bồi dưỡng được cấp chứng chỉ theo định kỳ 3-5 năm, đây là chứng chỉ bắt buộc trong hồ sơ giáo viên và là căn cứ để tái hợp đồng, nâng lương, khen thưởng. e. Quản lý việc tự học của giáo viên cũng là một biện pháp để phát triển nguồn nhân lực giáo dục, vì vậy cần quan tâm ở tất cả các khâu (đào tạo, tuyển dụng, sử dụng, phát huy nghề nghiệp. . . ). Phải bồi dưỡng khả năng 138 Quản lí tự học của giáo viên qua công tác bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ... tự học của giáo viên ngay khi còn học ở trường sư phạm. Đổi mới phương pháp dạy học ở các trường sư phạm theo hướng phát huy khả năng tự học của giáo sinh. Đồng thời đổi mới mô hình quản lý nhà trường, tập trung nhiều hơn vào lãnh đạo thay đổi để phát triển nhà trường. Trong đó, hiệu trưởng phải thực hiện tốt vai trò lãnh đạo trong quản lý nhà trường để gây cảm hứng, động viên tập thể và mỗi giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. 3. Kết luận Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã đề ra định hướng “đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục” và xác định phát triển đội ngũ giáo viên là một trong ba khâu “then chốt”. Để phát triển đội ngũ giáo viên cần phải có các giải pháp đồng bộ và lâu dài. Trước hết bản thân người giáo viên phải không ngừng tự rèn luyện, phấn đấu để đạt chuẩn nghề nghiệp và không tụt hậu trước sự phát triển của tri thức khoa học. Nhà trường phải thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện và đánh giá kết quả học tập của giáo viên một cách công bằng, chính xác để động viên, ghi nhận những tiến bộ của họ. Phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, phát huy tinh thần tự học của giáo viên cũng chính là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đổi mới quản lý giáo dục. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ GD-ĐT, 2009. Báo cáo tổng kết thực hiện chương trình BDTX chu kỳ II, III. Hà Nội 27/11. [2] Nguyễn Văn Lê, 1998. Nghề thầy giáo. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [3] Nguyễn Cảnh Toàn, 2001. Tự giáo dục tự học tự nghiên cứu. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [4] Thái Duy Tuyên, 2008. Phương pháp dạy học – truyền thống và hiện đại. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [5] James M. Banner, 2009. Những yếu tố cơ bản của nghề dạy học. Nxb Văn hóa Sài Gòn. ABSTRACT Self-management education teacher for fostering to standardize the contingent of school teacher in Kien Giang In professional standards for general education teachers, self-learning capacity is considered a part of career development. This is a very important skill for all teachers. Through practical training and standardizing school teachers in the form of distance education and of fostering teachers in cycles in Kien Giang Province, the author establishes that teachers’ self-learning capacity has an important influence on raising the quality of education. It is not only a duty but also a demand on teachers. For that reason, taking measures to manage and promote teachers’ self-learning capacity from the beginning of their pedagogical college, is necessary. 139
Tài liệu liên quan