TÓM TẮT
Tạ Duy Anh là một trong số những nhà văn sáng tác ở nhiều thể loại văn xuôi, thu hút
bạn đọc và tạo ra sự quan tâm của giới phê bình trẻ. Những tranh luận về tác phẩm của Tạ
Duy Anh sẽ chưa dừng lại, không chỉ vì sự khác biệt trong quan niệm nghệ thuật, mà còn
vì tác giả cho thấy năng lực sáng tác rất dồi dào với hàng loạt tiểu thuyết đã ra đời cũng
như nhiều tác phẩm đang chờ công bố. Với khối lượng tác phẩm phong phú, những sáng
tác của Tạ Duy Anh rất đáng được nghiên cứu, khám phá. Bài nghiên cứu này đi sâu tìm
hiểu, phân tích quan niệm nghệ thuật về con người trong các tác phẩm, nhằm góp phần
làm rõ phong cách nghệ thuật của nhà văn.
11 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm Tạ Duy Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 6 - Thaùng 6/2011
71
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
TRONG TÁC PHẨM TẠ DUY ANH
HOÀNG THỊ LỘNG NGỌC (*)
TÓM TẮT
Tạ Duy Anh là một trong số những nhà văn sáng tác ở nhiều thể loại văn xuôi, thu hút
bạn đọc và tạo ra sự quan tâm của giới phê bình trẻ. Những tranh luận về tác phẩm của Tạ
Duy Anh sẽ chưa dừng lại, không chỉ vì sự khác biệt trong quan niệm nghệ thuật, mà còn
vì tác giả cho thấy năng lực sáng tác rất dồi dào với hàng loạt tiểu thuyết đã ra đời cũng
như nhiều tác phẩm đang chờ công bố. Với khối lượng tác phẩm phong phú, những sáng
tác của Tạ Duy Anh rất đáng được nghiên cứu, khám phá. Bài nghiên cứu này đi sâu tìm
hiểu, phân tích quan niệm nghệ thuật về con người trong các tác phẩm, nhằm góp phần
làm rõ phong cách nghệ thuật của nhà văn.
ABSTRACT
Ta Duy Anh is one of the writers who wrote many kinds of prose which attracted
readers and young critics’ attention. The controversy about his works has not been at an
end because of not only the differences of opinions of art but also his creative power with a
series of published and unannounced novels. As a result, Ta Duy Anh’s creation deserves
to be researched. This paper analyses the writer’s opinions about Man in order to make
clear his style of art.
1. TẠ DUY ANH - VIẾT ĐỂ HIỂU
VÀ YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI(*)
Tạ Duy Anh khẳng định: “Tôi là người
thích đi mấp mé ở bên bờ vực của cái ác và
cái thiện với hi vọng có thể soi rọi vào đó
những phần khuất lấp ít người chạm tới và
sau đó, nếu có thể là chiếm lĩnh bờ bên kia
của cái thiện và cái ác như tưởng tượng của
Nietzsche. Những gì tôi mô tả có thể xem
như kết quả của quá trình khám phá đó” [5,
tr.180]. Như vậy, xu hướng đi sâu khám
phá những góc khuất tối, tìm hiểu sâu
những dục vọng thấp kém của con người
trong ngòi bút Tạ Duy Anh có ảnh hưởng
từ tư tưởng hiện sinh của Nietzsche. Cái ác
trong quan niệm của Tạ Duy Anh bao gồm
(*)
ThS, Trường Trung học Thực hành Sài Gòn,
thuộc Đại học Sài Gòn.
cả sự tối tăm, thù hận, ngu dốt, thú tính
Vì vậy, đặt vấn đề nhận thức lại quá khứ,
nhà văn không có ý định dựng lại bức tranh
quá khứ đau khổ, đầy lầm lẫn; cái mà ông
hướng tới chính là những số phận khốn
khổ, tăm tối và nguồn cội của nó. Các nhân
vật trong sáng tác về nông thôn của ông
đều là những con người mang nhiều thù
hận. Họ sống trong vòng vây luẩn quẩn của
thù hận, tự đày đọa mình và người khác
bằng khát vọng trả thù. Nếu Nguyễn Khắc
Trường, Dương Hướng, Đoàn Lê thường
nhìn nguyên nhân dẫn đến thù hận là lập
trường giai cấp xơ cứng, giáo điều, thì
trong những tác phẩm của mình, Tạ Duy
Anh chỉ ra rằng phía sau cái bất ổn của một
thiết chế quyền lực, của những tàn dư văn
hoá xã hội, phía sau những khái niệm bị
đánh tráo, những điều giả danh là ác tính
72
của con người. Triết lí mà ông đưa ra là
con người bị động trước khúc biến tính tuỳ
thời của lịch sử, con Tạo.
Xa lạ với cảm hứng ngợi ca, vuốt ve,
chiều nịnh, mỗi trang viết của Tạ Duy Anh
là một sự khiêu khích, một lời chất vấn tư
cách làm người. Có một nỗi buồn, một lời
trách cứ sâu sắc phía sau những chi tiết tàn
nhẫn, khinh bạc.
Nỗi buồn trước sự tha hoá của con
người, nỗi lo về thân phận con người, về sự
biến mất của cá nhân là một chủ đề ám ảnh
trong tác phẩm của Tạ Duy Anh. Ông băn
khoăn đi tìm nguồn gốc những nỗi khổ ải
của con người. Trong hành trình đó, ông
nghiệm ra rằng từ ánh sáng, con người
bước vào bóng tối với khát vọng quằn quại
đi tìm ánh sáng. Khởi thuỷ của bi kịch, tình
yêu, niềm đam mê tự do, của nỗi khổ bắt
đầu từ đấy. Cách nhìn này hoá thân vào
những nhân vật luôn sống trong trạng thái
tinh thần căng thẳng, bị dằn vặt và muốn
chuộc lỗi, những kiếp người đầy đau khổ
và niềm trắc ẩn. Dường như có một không
khí của Kafka bao trùm trong không gian
làng Đồng, ở phố G. Ở đó, con người cô
đơn và đau khổ.
2. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ
CON NGƯỜI
2.1. Con người độc ác, phi nhân tính
Một trong những lí do mà sáng tác của
Tạ Duy Anh gây phản ứng đa chiều ở
người đọc và giới phê bình, đó là vì trong
tác phẩm của ông, sự thật nghiệt ngã về
con người độc ác, phi nhân tính được lạnh
lùng phơi bày. Trong các truyện ngắn và
tiểu thuyết của ông, người ta bắt gặp đầy
rẫy những cái ác, cái xấu. Dường như viết
về cái ác, cái xấu đã trở thành sở trường
của nhà văn, nó xuất hiện nhiều đến mức
trở nên phổ biến. Từ cái ác của cả một tập
thể khi nhân vật “tôi” chứng kiến sự hiếu
sát của đám đông chôn sống một em bé gái
chỉ vì cha mẹ của em mắc bệnh hủi (Ánh
sáng nàng), đến cái ác ở từng cá nhân, một
người cha đánh con đến mức bị thần kinh
(Gã thọt), một khách làng chơi quăng cái
ghế đôn để giết người nhân viên chỉ vì đã
làm cho anh ta xấu hổ và tức giận (Rỗng).
Trong tác phẩm Tạ Duy Anh, người ta
nhiều khi vô tình gây nên tội ác mà không
ý thức hết việc mình đã làm. Người trong
gia đình hãm hại lẫn nhau: bà ngoại nhân
vật “tôi” trong Vô ngôn ngoại tình, lập
mưu hãm hại người chồng để đưa chồng
vào tù còn mình tự do đi theo cuộc tình
mới. Ba anh em thông đồng giết người bố
đã ốm yếu vì tội lỗi của người bố này trong
quá khứ là đã giết mẹ của họ để tìm đến
với người đàn bà khác, hay người chồng
trong Dưới đáy vực đang đêm từng bóp cổ
vợ vì trong mơ người vợ nhắc đến một cái
tên lạ nào đó. Anh ta nhủ thầm: “Phải rạch
lên khuôn mặt kia một nhát mới được và
trong đầu nghĩ ngay đến con dao cạo”.
Nếu thống kê trong truyện của Tạ Duy
Anh thì mật độ những kẻ ác và làm chuyện
ác quá nhiều. Không giết người thì cũng
mưu toan chuyện giết người hoặc suy nghĩ
về cái chết của người khác.
Trong Thiên thần sám hối, những
mảnh đời thoáng qua không gương mặt,
không cá tính cụ thể, nét nổi bật và đọng
lại chính là những hành động phi nhân tính
của họ.Thử làm một phép liệt kê về các
nhân vật xuất hiện trong Thiên thần sám
hối mà bào thai nghe ngóng được:
- Một cô gái “bị thằng chó họ Sở nó
lừa em. Nó có vợ ở quê rồi mà em thì cả
tin. Khi bụng em ễnh ra nó khuyên đi nạo.
Nó ra ngày nào em hết nợ ngày ấy”.
- Một cô gái có chồng “đang ngõm cái
chân thủ trưởng. Có lần anh ta bảo em:
“Cái lão sếp của anh cứ ốm quặt ốm quẹo
73
mà chả chết cho. Hắn không chết thì anh
còn phải chờ (). Nay em mang con anh ta
trong bụng chẳng khác nào mang cục đá,
mang cái nghiệp chướng. Em chẳng có tình
cảm gì với nó sất. Giá như nó chết ngạt đi
thì càng mừng (). Giá em là yêu tinh thì
tốt biết mấy. Em sẽ cấu cổ hút máu từng
thằng đàn ông. Làm người hoá ra lại khốn
nạn nhất chị ạ”.
- Một bà chửa hoang, sau khi đẻ xong
“hằn học nhìn chiếc bọc lùng nhùng, nói
rin rít: - Thằng chó, con mày đấy, cái ách
của mày đấy, đến mà nhận về. Bà hết việc
với mày rồi. Bà xoá nợ cho mày bởi món
nợ này mày trả cả đời cũng không hết”.
- Một thanh niên bị đâm nhưng “có
trời mà biết vì lão bố vung vãi con khắp
nơi. Hình như đám con chính thức của lão
nghiện hút cả, thằng nào mặt cũng hầm hố,
giọng rặt mùi máu. Trước sau bọn chúng
giết bố”.
- Một phụ nữ tin rằng “con của anh ta
đều bị bóp cổ trước khi ra đời” bởi hồn ma
của một ả cave bị chồng cô giết trước: “Rồi
ả thò tay móc đứa con trong bụng em ra,
ném xuống đất. Em còn một vật nhão nhoét
máu oằn oại trong tiếng cười mãn nguyện
của ả”.
- Cuộc đối thoại của cặp tình nhân
được nghe kể lại: “Cô lo lắng hỏi lại: “Thế
nếu sau này con bị dị dạng thì làm thế
nào?” Anh đáp bằng giọng của người lọc
lõi: “Nếu có cái chuyện kinh khủng ấy thì
tống cổ nó ra rồi làm đứa khác. Chuyện ấy
quá đơn giản”, “Nó có khác gì trứng vịt
lộn đâu. Nếu cần anh sẽ chén luôn, thế là
chẳng bỏ đi đâu tí nào. Của Sê – da trả
cho Sê – da”.
- Một cô gái “kiếm một liều thuốc tẩy
gia truyền của một người dân tộc Mường
trên Hoà Bình. Cái thai sảo ra đã rõ hình
một đứa con trai. Nó không chờ được lâu
bèn dùng tay kéo. Chả biết thế nào mà vái
thai đứt đôimột nửa chiếc tay rơi tõm
xuống hố phân và bị một con chó trực sẵn
tha đi”.
- Một “thằng bố cho con uống thuốc
trừ sâu”.
- Một “thằng tiến sĩ học ở Đức về mà
ngu không kể đâu cho hết. Mà quái đản
lắm nhé. Đi ỉa cũng bắt lái xe đưa đi. Một
mình lão đặt tới bốn mươi ba tờ báo, tất
nhiên tiền cơ quan, toàn loại báo có hình
đàn bà. Lão không đọc mà sờbáo rồi
cười hi hí. Dâm dê số một nhưng chỉ thích
sờ thôi”.
- “Ba bố con cùng bồ với một con bé
mà suốt năm năm không ai biết”.
- Giám đốc cô Giang “phải lấy một
người từng là tình nhân của cha nuôi
mình”.
- Cô Giang, phóng viên “phát hiện ra
mình có thai. Tôi dằn vặt ghê gớm bởi
không biết nó của chồng tôi hay của papa
() Nếu tôi đẻ ra mà nó là con ông, tôi sẽ
bóp chết. Con tôi đang mang trong bụng
đã được định đoạt là nó phải chết khi chưa
thành người. Đúng hơn là nó không được
phép thành người. Nó đã ngấm thuốc độc,
có để đẻ cũng thành dị dạng. Việc nó bám
dai dẳng vào da thịt tôi trở nên không thể
chịu đựng nổi. Tôi nguyền rủa nó, cầu
mong nó sớm kết thúc số kiếp”.
- Người ta cô-vắc chiếc thai bảy tháng
tuổi của một cô gái vừa đủ tuổi thành niên
mà bố nó là cậu ruột cô gái.
Trong tiểu thuyết Lão Khổ, làng quê
Việt Nam không còn cảnh thanh bình, êm ả
thuở nào mà ngột ngạt bởi những sự thanh
trừng đẫm máu. “Lão bắt đầu lục lọi kí ức,
lôi ra cả dây những thằng ăn cháo đá bát,
những thằng phản thầy, những thằng ngậm
máu phun người, những thằng tàn hại cuộc
sinh nhai của lão, những thằng khẩu phật
74
tâm xà. Sao cái giống hại nhân nó nhiều
đến thế”.[7, tr.12]
Trong tiểu thuyết Giã biệt bóng tối, tác
giả đã đưa ra rất nhiều cái chết và cách chết
khác nhau của những kẻ ác. Bọn chúng
chết vì tội ác và sự tàn nhẫn của mình:
- Lão Tung: giết vợ, ngủ với con dâu,
hung hãn với thằng Thượng - thằng bé
mồ côi, nghèo khổ, không nơi nương
tựa
- Thằng San: chôm chỉa, mang vợ ra làm
mồi nhử để kiếm tiền, đày đoạ thằng
Thượng
- Ông Thìn: thích chim chuột gái có
chồng, đặt điều nói xấu người khác,
cướp mất chỗ ngủ của thằng Thượng để
chọc ghẹo tình nhân.
- Mụ Hường: thích nhìn thấy sự bất hạnh
của người khác, ăn chặn tiền lao động
khổ cực của thằng Thượng
- Lão Phụng: bất nhân, bất nghĩa, loạn
luân, châm chọc, giày vò thằng Thượng
- Lão Định: lấy trộm toàn bộ số tiền mà
thằng Thượng đã cực khổ dành dụm từ
rất lâu.
Các tác phẩm của Tạ Duy Anh, từ Lão
Khổ đến Giã biệt bóng tối đều đào sâu vực
thẳm của tội lỗi, tìm hiểu những biến thể
của tội ác, thăm dò từng nguồn phát sinh
tội ác và lí giải tội ác của con người. Điều
đáng chú ý ở các sáng tác của ông chính là
cách giải thích nguyên nhân tội ác. Đôi khi
tội ác do những nguyên nhân khách quan
ngẫu nhiên bên ngoài, nhưng cũng lắm khi
con người phạm tội một cách có ý đồ và
hoàn toàn chủ động. Đó là những tâm hồn
“vĩnh viễn bị dìm trong bóng tối” hay
những tâm hồn “thích bóng tối”.
Nhiều người tỏ ra nghi ngờ giá trị nhân
văn trong văn chương Tạ Duy Anh, bởi lẽ
nhiệm vụ của nhà văn chân chính là phải
“đi tìm cái hạt ngọc ẩn giấu sau tâm hồn
con người”. Sứ mệnh cao cả của văn
chương là hướng con người đến Chân-
Thiện-Mỹ.
Thực ra, sự tồn tại của cái ác là một
phần sự thật mà nhà văn có lương tâm
không nên che đậy người khác và huyễn
hoặc bản thân mình. Nói như chính Tạ Duy
Anh: “Chúng ta không thể chạy trốn cuộc
đời và ngay chính cái chết cũng không giúp
người ta trốn được nó một cách tuyệt đối.
Vì vậy, cần phải đối mặt và giãi phẩu nó”.
Vì thế, viết về cái ác trong bản thân con
người chính là cách nhà văn chiếm lĩnh ở
bề rộng và bề sâu của hiện thực đời sống.
Cũng cần phân biệt đối tượng nhà văn
phản ánh và tư tưởng của nhà văn. Sự hiện
diện của cái xấu, cái ác trong tác phẩm vừa
là phản ánh của hiện thực vừa là phản ánh
đối với hiện thực. Thực ra, tái hiện cái ác
cũng là một hình thức chống lại cái ác. Văn
chương Tạ Duy Anh nói nhiều đến cái ác
nhưng nhà văn lại là người tích cực chống
lại cái ác dưới mọi hình thức. Chỉ có thể
làm được điều đó khi tìm ra chân tướng
của cái ác và “cái cách tôi tâm đắc nhất là
mô tả kĩ lưỡng, sống động về nó để mọi
người dễ bề nhận ra. Cái đẹp chỉ biểu lộ
rực rỡ nhất khi nó đối lập với cái xấu”.
Tạ Duy Anh nói về cái ác một cách riết
róng, triệt để, dấn sâu vào lí giải cái ác để
người ta ghê sợ, để lay thức cái thiện. Ông
đã từng nói bản thân con người không thể
loại bỏ được cái ác ra khỏi đời sống nhưng
cần phải nhận thức được bản chất của nó.
Tạ Duy Anh tự đặt cho mình sứ mệnh phải
viết “để cho cái ác nếu không biến mất thì
cũng vì những trang viết của tôi mà mỗi
ngày ít đi một chút, một chút như những
hạt bụi”.
2.2. Con người sợ hãi, hoài nghi
Trong các tác phẩm văn học đương đại
thường hiện lên hình ảnh con người sợ hãi
75
và hoài nghi. Không còn gì là niềm tin
tuyệt đối vào chân lí độc tôn để bám víu,
con người trở thành những mẩu, mảnh, lẻ
loi cô độc, đáng thương. Đi sâu vào tiểu
thuyết Tạ Duy Anh, ta thấy ấn tượng về
con người sợ hãi, hoài nghi thật đậm nét. Ở
Thiên thần sám hối là nỗi lo sợ của những
người mẹ trót bỏ con mình một cách tàn
nhẫn, sợ bị báo ứng, nỗi lo sợ của chính
nhân vật bào thai khi sắp sửa phải đối mặt
với cõi đời “như một lò sát sinh”. Trong
Lão Khổ, những con người trong cái làng
Đồng ma ám ấy phải sống chui nhủi vì sợ
hãi bị báo thù bởi những thế lực đối lập.
Đôi khi nỗi sợ chính là sợ những bóng ma,
những lũ âm binh đòi mạng trong giấc
mơNhưng đến Đi tìm nhân vật thì nỗi
sợ thật đậm đặc. Cuốn sách được bắt đầu từ
một câu nói của Thánh Pôn: “Nỗi sợ giống
như cái gai đâm sâu vào da thịt ta”. Tạ Duy
Anh đã nói về quá trình thai nghén cuốn
sách như sau: “Cuốn sách viết về nỗi sợ.
Thực ra, nỗi sợ ập đến ngay từ khi con
người chui ra khỏi bụng mẹ, đối mặt với
cái thế giới tươi đẹp nhưng cũng đầy tai
họa. Rồi có vô số điều không lường trước.
Rồi chiến tranh, sự phô diễn man rợ của
các loại quyền lực, đủ thứ biến cố khủng
khiếp, những bóng ma tinh thầncứ ngày
một đè nặng lên đời sống con người khiến
nó bị đè bẹp, dị dạng, tha hoá về nhân cách
và phẩm giá. Điều đầu tiên tôi cảm nhận về
hậu quả ghê gớm của nỗi sợ là không còn
ai dám sống với chính mình và thay vì kiến
tạo, họ tìm cách tàn phá. Tôi nghĩ liên miên
về điều này suốt nhiều năm cho đến khi tìm
được sự đồng cảm trong cuốn sách có tên
là Siêu cá nhân của một tác giả người Ý
thì phải? Trong cuốn sách đó có một
chương nói những nhận xét của Thánh Pôn
về nỗi sợ. Đó là những nhận xét làm sáng
lên trong tôi những gì còn mù mờ, nhất là
cảm giác về sự chạy trốn của con người
trước những thứ cứ luôn treo lơ lửng trên
đầu mình. Khi đó, con người hoảng loạn và
khôn kiểm soát được hành động của nó. Nó
sẵn sàng tham gia vào bất cứ việc gì mang
tính huỷ diệt để tạo ra ảo tưởng thoát được
nỗi sợ. Kết quả là nó tạo ra những nỗi sợ
khủng khiếp hơn. Cứ thế con người bị cuốn
vào vòng xoáy của cái ác. Trong cuốn sách
của mình, tôi đã cố gắng để thể hiện điều
đó. Xã hội được miêu tả trong Đi tìm nhân
vật chỉ tiếp tục đẻ ra tai họa khi tinh thần
của nó bị suy nhược, cạn kiệt trong nỗi sợ
triền miên”. Như vậy, sợ hãi vừa chính là
nguyên nhân, vừa chính là hậu quả của sự
phi nhân tính trong con người. Chúng tác
động, chuyển hoá lẫn nhau, đó là một vòng
tròn luẩn quẩn mà con người bị bao vây,
khó có thể thoát ra được.
Trong các tác phẩm của Tạ Duy Anh,
sợ hãi như là một thuộc tính của con người.
Đây là đoạn đối đáp giữa hai anh em song
sinh khi người anh sợ người em tìm gặp sẽ
khiến bại lộ việc phủ lấp lí lịch của mình:
- Phải biết sợ mới thành người được
chú ạ. Có cả ngàn thứ đáng sợ: Tai mắt ở
đời, toàn loại tai mắt rắn độc cả đấy. Kinh
khủng lắm chú ơi! Rồi còn mật vụ, cảnh
sát, guồng máy quyền lực luôn luôn đói
khát. Nó có thể nghiền nát tôi thành một
thứ bùn rồi nếu cần nặn lại thành chó,
thành chuột, thành bọ chét, thành giun
dếChú có ở cạnh con quái vật ấy đâu mà
biết nó đáng sợ như thế nào. Chúng ta chỉ
là bánh xe, là đinh ốc thôi, bất cứ lúc nào
cũng có thể ra sọt rác hoặc vào lò nung để
đúc lưỡi cày, đúc nòng súng. Nhưng đấy là
chân lí đang ngự trị, liệu tôi và chú có thay
đồi được gì? Chú có hiểu điều tôi nói
không?[4, tr.137]
Con người bị ám ảnh bởi một quyền uy
nào đó. Nhân vật “tôi” luôn luôn sợ “một
76
cái gì đó sẽ hút mình vào”, cảm giác bị
rình rập, bị theo dõi bủa vây thường trực
bởi “nỗi sợ con thú nào đó nhảy xổ ra”.
Tác giả không chỉ khẳng định nhân vật sợ
hãi như một hiện tượng có tính chất phổ
quát, mà còn truy tìm căn nguyên của nó.
Nỗi sợ ấy chỉ có thể có khi con người luôn
thấy mình nhỏ bé, bất lực thậm chí cả sự
tàn phế. Con người phế nhân trong Đi tìm
nhân vật có những khuyết tật, què quặt về
thể xác lẫn tâm hồn. “Tôi” trong quá khứ
thiếu tự tin vì “niềm kiêu hãnh đàn ông bị
đánh cắp”, cảm giác tàn phế khiến anh ta
xấu hổ và căm giận trước hành động bất
ngờ của cô gái câm. Hành động giết con
chim và cưỡng bức cô gái một cách đầy
bản năng và thú tính chứng tỏ những dị tật
và tàn phế về tâm hồn. Những ám ảnh về
tội ác ấy đã giữ anh ta không lún sâu thêm
vào sự tha hoá. Tiến sĩ N cũng là một
người tàn phế. Chiến tranh không làm ông
ta thương tật mà chính cuộc sống thuận lợi,
xuôi chiều khiến ông phải hi sinh con
người bản thể. Và như thế, trong cái cuộc
sống hiện đại vẫn không ngừng chảy trôi
này, có biết bao sự tàn phế về mặt tâm hồn,
đó mới là điều đáng sợ nhất. Đây chính là
một điểm riêng của nhà văn có tác dụng
cảnh tỉnh con người.
Mặt khác, nỗi sợ luôn bủa vây con
người vì chung quanh ta lúc nào kẻ địch
cũng đông đúc và sãn sàng tiêu diệt ta
không thương tiếc. Trong Giã biệt bóng
tối, Tạ Duy Anh đã viết rất kĩ về “kẻ địch”.
Hàng loạt cái chết không rõ nguyên nhân
xảy ra ở làng Thổ Ô một cách kì lạ, đáng
sợ. Vì sao vậy? Chẳng biết thực sự nguyên
nhân của những cái chết ấy là vì đâu,
nhưng hễ cái gì đáng sợ nhất thì chắc chắn
đó chính là kẻ địch.
Trở lại với nhân vật “tôi” trong Đi tìm
nhân vật, hắn luôn phải chạy trốn vì sợ sự
trả thù đã được tiền định trước. Điều này
đồng nghĩa với việc trốn chạy cái chết và
cuộc đời mình trong quá khứ. Nhưng nhân
vật tự biết, sâu xa hơn, trong lời ông Bân,
là sợ lịch sử phán lại chính mình.
Từ sợ hãi, con người hoài nghi với
cuộc sống xung quanh và dần dần đi đến
hoài nghi chính bản thân mình. Con người
luôn ẩn nấp trong những chiếc mặt nạ như
lời lão Khổ, kẻ vừa là thủ phạm vừa là nạn
nhân của nỗi hận thù và nghi ngờ mình:
“Cuộc sống này phải chăng tồn tại bằng sự
vờ vĩnh. Chao ôi, bao giờ con người mới
gỡ được chiếc mặt nạ phải đeo vào kể cả
khi ngủ với tình nhân?”[7, tr.52]
Sự hoài nghi được đẩy lên cao nhất
chính là hoài nghi sự tồn tại của bản thân.
Trong tác phẩm, giữa vòng xoay chóng
mặt của các sự việc, giữa mối đan kết
chằng chịt của các nhân vật, luôn chỉ nổi
bật một nghi vấn của những ai còn một
chút tỉnh táo: Tôi có còn là tôi không và
thực sự thì tôi là ai?
Nếu như trong Giã biệt bóng tối,
những cái chết khủng khiếp đưa đến những
hoài nghi và nỗi sợ hãi cho con người, thì
trong Đi tìm nhân vật, mỗi hình ảnh, mỗi
chi tiết đều đưa đến những nghi vấn: Kí ức
ư? Có phải thế không? Hay chỉ là “lầm
lẫn”, hay chỉ là tin tức một chiều? Kí ức có
trung thành không? Tại sao tôi nhớ cái này
mà không nhớ cái kia? Kí ức có thể phản
bội vì sự lựa lọc rất đáng ngờ trong “bộ
nhớ” của nó. Bất cứ một sự kiện nào dù đã
xảy ra một cách nhãn tiền, chỉ mấy phút
sau nó sẽ bị trùm lên một đống hoả mù của
dư luận. Dư luận cộng đồng là thứ ám khí
lợi hại nhất để xoá bỏ vết tích sự thật, nó là
mẹ đẻ của thất thiệt, là máy chế tạo huyền
thoại. Một vụ án mạng ư? Có một kẻ đi
điều tra ư? Chỉ một vài khắc sau trên
miệng dư luận hàng phố: kẻ điều tra có thể
77
biến thành kẻ gây án mạn