Tóm tắt
Khổng học - một triết thuyết nổi tiếng của Trung Quốc do Khổng Tử lập ra từ thời cổ đại - là một học
thuyết chính trị, đạo đức, luân lý có sức ảnh hưởng lớn ở nhiều nước châu Á trong suốt thời kỳ phong
kiến lâu dài hàng ngàn năm và còn ảnh hưởng đến tận ngày nay. Bài viết này chú trọng tìm hiểu quan
niệm của Khổng học về âm nhạc, trong đó vai trò của âm nhạc được đánh giá rất cao. Việc đề cao tính
giáo dục, tính chính trị, tính triết lý cũng như mối quan hệ giữa âm nhạc và hiện thực xã hội đã thể
hiện những quan điểm tiến bộ của học thuyết này cho dù nó đã ra đời cách đây 2.500 năm. Áp dụng tư
tưởng Khổng học trong đường hướng trị nước, triều đình nhà Nguyễn cũng đã ứng dụng những quan
điểm đó trong Nhã nhạc của triều đại mình. Những chủ trương của vua và triều đình nhà Nguyễn,
những biểu hiện của tư tưởng Khổng học trong Nhã nhạc Huế sẽ được phân tích trong bài viết này.
5 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan niệm về nhạc của Khổng giáo và những biểu hiện trong nhã nhạc Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 24 - Tháng 6 - 201842
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
QUAN NIỆM VỀ NHẠC CỦA KHỔNG GIÁO
VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN TRONG NHÃ NHẠC HUẾ
PHAN THUẬN THẢO
Tóm tắt
Khổng học - một triết thuyết nổi tiếng của Trung Quốc do Khổng Tử lập ra từ thời cổ đại - là một học
thuyết chính trị, đạo đức, luân lý có sức ảnh hưởng lớn ở nhiều nước châu Á trong suốt thời kỳ phong
kiến lâu dài hàng ngàn năm và còn ảnh hưởng đến tận ngày nay. Bài viết này chú trọng tìm hiểu quan
niệm của Khổng học về âm nhạc, trong đó vai trò của âm nhạc được đánh giá rất cao. Việc đề cao tính
giáo dục, tính chính trị, tính triết lý cũng như mối quan hệ giữa âm nhạc và hiện thực xã hội đã thể
hiện những quan điểm tiến bộ của học thuyết này cho dù nó đã ra đời cách đây 2.500 năm. Áp dụng tư
tưởng Khổng học trong đường hướng trị nước, triều đình nhà Nguyễn cũng đã ứng dụng những quan
điểm đó trong Nhã nhạc của triều đại mình. Những chủ trương của vua và triều đình nhà Nguyễn,
những biểu hiện của tư tưởng Khổng học trong Nhã nhạc Huế sẽ được phân tích trong bài viết này.
Từ khóa: Khổng giáo, quan niệm về nhạc, Nhã nhạc Huế
Abstract
Confucianism - a well - known Chinese philosophy founded by Confucius in ancient time.
Confucianism is a political, ethical, and moral doctrine that has greatly influenced many Asian
countries during the thousands of years’ length of feudal period and remaining affects nowadays.
This article focuses on the Confucian conception of music in which the role of music is highly valued.
The emphasis on education, politics, philosophy, as well as the relationship between music and social
reality, has shown the progressive views of this doctrine even though it was born 2,500 years ago.
Applying Confucian thought in the direction of governing the country, the Nguyen also applied these
views in the court music of their dynasty. The guidelines of the kings and Nguyen dynasty expressed
Confucian thought in Hue music will be analyzed in this article.
Keywords: Confucianism, conception of music, Hue court music
1. Quan niệm về nhạc của Khổng giáo
Theo truyền thuyết của người Trung Quốc, Nhã nhạc do Chu Công1 lập ra, tức là nó đã có trước khi Khổng Tử
(551 - 479 TCN) được sinh ra và truyền bá tư
tưởng Khổng học. Tuy vậy, chính Khổng Tử là
người đã cổ xúy và nâng Nhã nhạc2 lên tầm lý
luận trong triết thuyết của mình. Để làm được
điều đó, bản thân Khổng Tử phải là một người
am hiểu sâu sắc về âm nhạc. Đương thời, ông
là một người biết ca hát, biết đàn cổ cầm3, đàn
sắt4, đánh biên khánh5, thổi sanh6, là nhạc sĩ
sáng tác, đồng thời là nhà lý luận âm nhạc và
giáo dục âm nhạc (1, tr.281-297). Ông là người
Trung Quốc đầu tiên đưa vấn đề lý luận âm
nhạc vào trong triết thuyết của mình. Và khi
các triều đại phong kiến ở các nước Đông Á
dùng Khổng học làm đường hướng trị nước,
họ cũng áp dụng tư tưởng của Khổng học
trong việc xây dựng chế độ lễ, nhạc của triều
đại mình. Qua các kinh sách của Khổng Tử còn
để lại đến ngày nay, chúng ta có thể biết đến
quan niệm của ông về âm nhạc, từ đó thấy
được chúng được áp dụng như thế nào trong
thực tế.
Khi biên soạn kinh sách, Khổng Tử đã dành
cả một quyển sách riêng bàn về âm nhạc. Đó là
quyển Kinh Nhạc, một trong Lục kinh gồm Thi,
43Số 24 - Tháng 6 - 2018
NGHỆ THUẬT
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân Thu. Điều đó cho thấy
vị trí quan trọng của âm nhạc trong tư tưởng
của Khổng Tử. Sau nạn “đốt sách, chôn Nho”
của Tần Thủy Hoàng (259 - 210 TCN), cuốn
Kinh Nhạc bị mất, người đời sau góp nhặt lại
chỉ còn được một ít nên ghép chung vào cuốn
Kinh Lễ. Ngày nay, khi tìm hiểu về quan niệm
của Khổng giáo đối với âm nhạc, ta không thể
không xem xét chương “Nhạc ký” nằm trong
Kinh Lễ vốn là những gì còn lại của Kinh Nhạc.
Bên cạnh đó, rải rác trong Tứ thư, nhất là quyển
Luận ngữ, có những đoạn nói đến lễ và nhạc
cũng rất đáng quan tâm. Những tài liệu này
cho thấy tư tưởng căn bản của Khổng học đối
với âm nhạc.
Mối liên hệ hai chiều giữa âm nhạc và hiện
thực xã hội: Âm nhạc có mối liên hệ, tác động
qua lại đối với hiện thực xã hội và nền chính trị
của một nước.
Khổng học cho rằng âm nhạc từ tâm người
mà sinh ra, mà những tâm tư tình cảm của con
người thì xuất phát từ sự cảm thụ các sự vật,
hiện tượng của thế giới xung quanh. Chính vì
thế, thời bình thì tâm người vui vẻ, nhạc ôn
hòa; thời loạn lạc thì tâm người bất ổn, sinh ra
thứ nhạc bi ai, oán giận. Từ đó, Khổng học đi
đến kết luận: âm nhạc có liên quan đến chính
trị (thanh âm chi đạo, dữ chính thông hĩ) (2,
tr.166). Vì âm nhạc phản ánh tình hình chính trị
xã hội nên Khổng Tử cho rằng nếu xét kỹ âm
nhạc của một nước thì có thể biết được nền
chính trị của nước đó thịnh suy như thế nào
(thẩm nhạc dĩ tri chính) (4, tr.194).
Mặt khác, Khổng học nhấn mạnh đến sự
tác động ngược lại của âm nhạc đối với tình cảm
con người: âm nhạc có khả năng tác động sâu
sắc vào lòng người, làm biến đổi tâm tính con
người, thay đổi cả phong tục: “nhạc là điều vui
thích của thánh nhân, có thể khiến cho lòng dân
trở nên tốt lành, có thể cảm lòng người một cách
sâu sắc và làm biến đổi phong tục, cho nên tiên
vương mới đặt ra dạy nhạc” (Nhạc giã giả, thánh
nhân chi sở lạc giã, nhi khả dĩ thiện dân tâm, kỳ
cảm nhân thâm, kỳ di phong dịch tục, cố tiên
vương trữ kỳ giáo yên) (4, tr.194). Luận về tác
động của âm nhạc đối với lòng người, Khổng
học nêu rõ: “Chí nhỏ bé thì âm thanh cục súc
mới nổi lên làm dân lo lắng, nếu âm thanh giản
dị đôn thuần thì dân an khang vui vẻ; nếu âm
thanh thô bạo mạnh mẽ nổi lên thì dân cương
nghị; nếu âm thanh liêm khiết chính trực nổi lên
thì dân nghiêm trang kính cẩn, nếu âm thanh
khoan hòa rộng rãi bình hòa thì dân từ bi yêu
quý; nếu âm thanh nghiêng lệch tản mạn kích
động thì dân dâm loạn” (2, tr.177). Bên cạnh
đó, Khổng học còn cho rằng âm nhạc có mối
tương thông với luân lý (Nhạc giả, thông luân
lý giả dã) (2, tr.166-169). Nói cách khác, nhạc
liên quan đến việc tu dưỡng đạo đức của con
người, tương ứng với các quy ước, quy chuẩn
đạo đức của xã hội. Từ đó, Khổng học khuyên
rằng nên đề phòng với những loại nhạc quá
vui đến nỗi kích thích lòng người dâm loạn,
hoặc quá buồn đến nỗi làm mất cả nhuệ khí,
quên cả nghĩa vụ thiêng liêng của con người
đối với xã hội. Như vậy, âm nhạc có tác dụng
rất lớn: trước hết nó có khả năng tác động
đến tình cảm con người, rồi từ đó dần dần ảnh
hưởng đến văn hóa, phong tục của cộng đồng
xã hội.
Chức năng giáo dục của âm nhạc: Âm nhạc
là một phương thức để tự sửa mình, cảm hóa
lòng người, giáo dục con người và để trị nước
Nhận thức về công dụng to lớn của âm
nhạc đối với con người và xã hội, Khổng Tử chủ
trương dùng nhạc trước hết là để tự sửa mình:
“Nghiên cứu nhạc để sửa trị tâm, làm cho tâm ý
hiền từ hướng thiện sản sinh” (2, tr.182). Khi tâm
người hướng thiện thì trở nên an lạc, tạo nên
hạnh phúc cho mình và cho mọi người chung
quanh.
Dùng âm nhạc để tự sửa mình, nhưng cũng
có thể cảm hóa được người khác. Vì Khổng
giáo là đạo trị nước, nên mục đích mà Khổng
Tử hướng đến là dùng nhạc như một trong
những phương thức hữu hiệu để an dân bằng
cách cảm hóa lòng dân một cách hòa bình.
Ông chủ trương dùng nhạc để cảm hóa dân
chúng, cho nên thứ nhạc ấy phải là thứ nhạc
“hòa”. Hòa ở đây nghĩa là sự ôn hòa, sự thăng
bằng trong tình cảm con người (lạc nhi bất
dâm, ai nhi bất thương: vui mà không dâm,
buồn mà không hại), nhờ sự thăng bằng này
mà không gây nhiễu động cho xã hội. Hòa
còn là sự hòa hợp nhân tâm, để con người trở
nên thân ái với nhau (Nhạc giả vị đồng... Đồng
tắc tương thân). Cao hơn nữa, hòa còn là sự
điều hòa của trời đất, sự hòa hợp của tự nhiên
(nhạc giả thiên địa chi hòa giã). Tính “hòa” rất
được chú trọng trong quan niệm về âm nhạc
Số 24 - Tháng 6 - 201844
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
của Khổng Tử cho nên đã không ít lần ông
nhấn mạnh đến tính chất này trong kinh sách:
“chuông trống múa hát lấy bình hòa an ổn làm
vui” (2, tr.172), “nhạc phát ra ở bên trong nên tĩnh
lặng” (2, tr.174). Với tính chất “hòa”, âm nhạc
là một phương tiện để cảm hóa lòng người,
hướng thiện cho dân chúng. Khổng học chống
lại loại nhạc đem đến cảm xúc phóng túng
cho con người, nhằm hạn chế những phong
tục xấu: “Các bậc tiên vương xưa... chế tác ra
các âm thanh của “Nhã” và “Tụng” để khiến âm
thanh đủ vui mà không sa đọa, khiến văn đủ để
bàn luận không ngừng nghỉ, khiến các tiết tấu có
đủ âm sắc nhạc khí đủ để cảm động lòng thiện
của người ta mà thôi, không để khiến cho (người
ta) tiếp cận với tà khí phóng túng. Đó là ý nghĩa
chế tác Nhạc của tiên vương vậy” (2, tr.185).
Chủ trương nhạc phải đạt đến độ cực hòa, cực
thuận, Khổng Tử khen ngợi nhạc Thiều của vua
Thuấn “hay tột bực và lành cũng tột bực”, nhưng
có ý phê phán nhạc của Võ vương “hay tột bực
nhưng mà lành chưa tột bực” (3, tr.47).
Khổng học cho rằng trong thuật trị nước,
nếu các bậc vua chúa am hiểu và nắm được
công dụng to lớn của âm nhạc thì có thể dùng
nó để an dân. Nhạc là một trong bốn phép
trị nước gồm Lễ, Nhạc, Hình, Chính. Nếu vua
mà thông hiểu được Lễ Nhạc thì không có thù
trong giặc ngoài, không cần dùng tới binh khí,
hình phạt, thiên hạ thái bình, như thế là đạt
được mục đích ý nghĩa của âm nhạc (2, tr.174).
Ở chương Thái Bá trong sách Luận ngữ, Khổng
Tử đã đi đến kết luận: “Hưng ư Thi, lập ư Lễ,
thành ư Nhạc”, nghĩa là người ta hưng khởi lòng
lành là nhờ đọc kinh Thi; lập lấy ý chí, không sa
ngã theo vật dục là nhờ đọc kinh Lễ; thành tựu
được đức hạnh của bậc quân tử là nhờ ở âm
nhạc và kinh Nhạc” (3, tr.124-125). Như thế mới
thấy tác dụng to lớn của âm nhạc trong quan
niệm của Khổng học.
Nhạc và Lễ đi đôi với nhau, tương chế lẫn
nhau, cùng trở thành phương thức trị nước và
là biểu tượng cho sự an bình, thịnh trị
Khi bàn về âm nhạc, Khổng học thường
ghép chung nó với phạm trù Lễ, bởi Nhạc
thiên về tình cảm thì cần phải có Lễ thiên về
lý trí để điều phối, chế ngự lẫn nhau (Lễ ở đây
là các quy tắc, chuẩn mực đặt ra để chế định
hành vi của con người): Khổng học khuyên
nên áp dụng cả hai yếu tố này một cách hài
hòa, không được thiên lệch cái này hay cái kia,
bởi Nhạc cảm hóa lòng người từ bên trong,
còn Lễ kìm chế hành vi con người bằng những
quy tắc đến từ bên ngoài, nếu dùng hai yếu
tố này chế định lẫn nhau thì sẽ bình yên (2,
tr.172). Vì lý do đó, Nhạc và Lễ phải đi đôi với
nhau để chế định lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau
cùng đạt được mục đích sau cùng là giữ yên
thiên hạ.
Vì Lễ và Nhạc có công dụng to lớn nên người
xưa đã dùng chúng trong việc trị nước: “...các
bậc tiên vương xưa phải chế định ra Lễ, Nhạc để
tiết chế người... Lễ tiết chế lại lòng người, Nhạc
làm ôn hòa lại âm thanh của dân chúng. Chính
trị như vậy được thi hành. Hình phạt như vậy mới
thành nguyên tắc để phòng ngừa (những điều
xấu). Lễ, Nhạc, Hình luật, Chính trị, bốn điều ấy
đạt đến chỗ không sai trái thì là vương đạo hoàn
bị vậy” (2, tr.172). Cũng về vấn đề này, chương
Nhạc ký viết: “... Nhạc cảm động ở bên trong, Lễ
cảm động ở bên ngoài. Nhạc là cực hòa, Lễ là
cực thuận. Trong hòa mà ngoài thuận ắt dân
(lấy đó) chiêm ngưỡng mà không xảy ra tranh
giành, (dân) chỉ cần nhìn dung mạo bên ngoài
mà đã không dám sinh ra kiêu ngạo. Đó là vì ánh
sáng rực rỡ của Đức làm động bên trong nên dân
không dám không nghe theo, nguyên lý phát ra
bên ngoài nên dân không ai không thuận theo.
Cho nên bảo “Đạo nghiên cứu Lễ Nhạc thi hành
vi trị thiên hạ không có gì là khó cả” (2, tr.182-
183). Từ đó cho thấy Khổng học chủ trương lấy
Lễ, Nhạc để cảm hóa lòng dân, vỗ yên thiên hạ.
Cùng với lễ, âm nhạc là biểu tượng quyền
lực chính trị của các đẳng cấp cao trong xã
hội, thể hiện trật tự, kỷ cương giữa các đẳng
cấp này. Thời nhà Chu, cũng là thời kỳ Khổng
Tử đang sống, loại nhạc chúng ta ngày nay
gọi là Nhã nhạc được dùng cho bốn đẳng cấp
cao trong xã hội được xếp từ cao xuống thấp
là Thiên tử, Chư hầu, Khanh đại phu, Quý tộc
sỹ. Với những quy định chặt chẽ về lễ và nhạc
mà từng đẳng cấp được phép dùng, người xưa
chủ ý làm rõ địa vị chính trị của từng đẳng cấp
ấy, trong đó nhấn mạnh đến quyền lực tối cao
của Thiên tử nhà Chu. Chẳng hạn chỉ có Chu
thiên tử mới được dùng múa Bát dật với số
lượng vũ sinh nhiều nhất (64 người), số lượng
nhạc khí cũng nhiều nhất, cao cấp nhất. Việc
Khổng Tử phê phán một quan Đại phu dùng
nhạc của Thiên Tử (3, tr.31) cho thấy nhạc đã
45Số 24 - Tháng 6 - 2018
NGHỆ THUẬT
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
thành một biểu tượng cho quyền lực chính trị
của nhà vua.
Như vậy, trong quan niệm của Khổng học,
âm nhạc được đánh giá rất cao. Nhạc phản
ánh tình cảm của con người, qua đó nói lên
thực trạng xã hội, ngược lại, nhạc cũng có khả
năng tác động sâu sắc vào lòng người và từ
đó cảm hóa con người và làm biến chuyển xã
hội. Với công dụng to lớn đó, nhạc trở thành
một trong bốn phương tiện để trị nước (lễ,
nhạc, hình, chính), là một trong “lục nghệ” của
Nho gia (thi, thư, lễ, nhạc, xạ, ngự). Rõ ràng là
trong con mắt của Khổng học, âm nhạc được
nâng lên thành một phạm trù của triết học chứ
không đơn thuần là một bộ môn nghệ thuật
có tính giải trí như quan niệm thông thường
của chúng ta ngày nay.
2. Những biểu hiện của tư tưởng Khổng
giáo về âm nhạc trong Nhã nhạc Huế
Nhà Nguyễn (1802 - 1945) khi xây dựng và
phát triển thể chế chính trị triều đại mình đã
dựa vào nền tảng tư tưởng của Khổng giáo
nhằm thiết lập một xã hội có trật tự, kỷ cương,
trong đó quyền lực của vua rất được đề cao.
Từ đó, các quan niệm về nhạc của Khổng giáo
cũng thấm nhuần trong tư tưởng của triều đại
và được áp dụng trong thực tế. Nếu vua Gia
Long (1802 - 1820) là người có công khai sáng
ra triều đại thì vua Minh Mạng (1820 - 1840)
được xem là vị vua đưa đất nước phát triển đến
đỉnh cao về nhiều mặt. Bên cạnh các việc ngoại
giao, nội trị, nhà vua còn chú trọng đến việc xây
dựng các điển chế về lễ và nhạc cho triều đại
mình. Là người tôn sùng Nho học, vua Minh
Mạng từng bàn với các quan trong bộ Lễ rằng:
“Thanh âm thông suốt đến chính trị. Chuông là
đồ nhạc khí, được dùng trong lễ tế Giao hay tại
nơi triều đình; vì thế răn không được dùng âm
nhạc làm náo động, lại bảo âm nhạc phải hòa
hợp với nhau” (7, tr.154-155). Đây cũng chính
là tư tưởng của Khổng giáo cho rằng “âm nhạc
liên thông với chính trị” cũng như tính “hòa”
trong âm nhạc như đã nêu trên. Từ quan điểm
cho rằng âm nhạc liên thông với chính trị, triều
đình Nguyễn chủ trương lễ nhạc chỉn chu là
một biểu hiện của thời đại thịnh trị. Chính vì
vậy, vua Minh Mạng đã cùng triều thần xây
dựng chế độ lễ nhạc quy củ như là sự biểu thị
của một chế độ văn minh. Nhà vua từng nói: “...
Đến như lễ nhạc ở nơi triều đình, nên theo thứ tự
mà sửa sang để làm sáng tỏ văn vật, thanh danh
cho được tốt đẹp” (7, tr.188-189). Theo đó, các
quy định về lễ và nhạc ở các đàn tế, tôn miếu,
triều đình đã trở nên hoàn thiện nên vào năm
Minh Mạng thứ 12, tức năm 1931, triều thần đã
dâng biểu chúc mừng nhà vua vì lễ nhạc của
triều đình “đã được tu chỉnh rõ ràng” (2, tr.188).
Với tư tưởng cho rằng âm nhạc là biểu tượng
của nền chính trị đất nước, Nhã nhạc Huế chủ
yếu dùng điệu Bắc có tính trang trọng, tươi
sáng; ngược lại, điệu Nam với vẻ buồn man
mác, hoặc ai oán, bi thương rất ít khi xuất hiện
trong Nhã nhạc. Các bài bản Nhã nhạc có tốc
độ chậm hay chậm vừa, giai điệu tiến hành liền
mạch, chân phương, ít nhảy quãng, ít biến tấu
hoa lá, thể hiện sự bình hòa, an ổn của xã hội.
Loại nhạc này làm tâm người ổn định, hướng
thượng, không vọng tưởng đến những xúc
cảm thường tình của con người. Nhà Nguyễn
cũng dùng điệu múa Bát dật, điệu múa dành
cho Thiên tử để biểu trưng cho quyền lực tối
thượng của nhà vua.
Về công dụng “di dưỡng tinh thần” của
âm nhạc mà Nho học đã nêu, chính vua Minh
Mạng đã thấm nhuần tư tưởng ấy khi cho rằng:
“Nhạc để nuôi tính tình, nay Trẫm muốn định
lại các âm luật nhưng chưa có người nào giúp”
(7, tr.161). Ở Duyệt Thị Đường, nhà hát hoàng
cung trong Đại Nội, Huế được xây dưới thời
Minh Mạng có cặp câu đối: Âm nhạc tịnh trần
hòa kì tâm dĩ dưỡng kì chí, Nghiên xuy tề hiến
thủ kì thị nhi giới kì phi (Âm nhạc cùng phô bày,
hòa được lòng người để nuôi dưỡng chí khí,
Thiện ác đồng trình hiện, khiến giữ được cái
đúng mà giới hạn cái sai)7. Cặp câu đối thể hiện
chức năng hòa lòng người và di dưỡng tinh
thần của âm nhạc như quan niệm của Khổng
giáo nêu trên, qua đó thấy được tư tưởng của
nhà Nguyễn nhấn mạnh đến tác dụng của âm
nhạc đối với con người và xã hội như trong
triết thuyết của Khổng giáo.
Là một trong những biểu tượng cho sự
hưng vượng của triều đại, nhà Nguyễn đã cho
khắc in các bài thơ liên quan đến âm nhạc để
trang trí trên điện Thái Hòa, ngôi điện quan
trọng nhất của Hoàng Thành, nơi vua thiết
triều. Ở đây có những câu thơ như: Văn vật
thanh danh địa/ Y quan lễ nhạc đình (Đất văn
vật có tiếng/ Áo mũ, lễ nhạc tràn ngập cả sân
chầu); hay Cửu thành đăng Thuấn nhạc/ Tam
Số 24 - Tháng 6 - 201846
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
chúc dật Nghiêu phong (Chương nhạc cửu
thành của vua Thuấn (trỗi lên)/ Ba lần chúc
tụng tràn ngập cả bờ cõi vua Nghiêu); hoặc các
câu thơ: Lễ nhạc long tam đại/ Dần cung hiệp
nhất đường (Lễ nhạc cũng thịnh trị như thời
Tam đại/ Sự cung kính hòa hợp cả một nhà)...
(11, tr.16-17). Các câu thơ có ý nhấn mạnh đến
tính biểu tượng của âm nhạc đối với sự thanh
bình, thịnh trị của đất nước như thời Nghiêu,
Thuấn xưa, đồng thời đề cao vai trò của âm
nhạc như trong tư tưởng của Khổng giáo.
Tóm lại, trong tư tưởng Khổng giáo, tính
chính trị, tính triết lý, tính giáo dục của âm nhạc
được hết sức đề cao. Sự đề cao ấy có lúc đi đến
độ cực đoan, phi thực tế, chẳng hạn quan điểm
cho rằng âm nhạc là một trong bốn phương
tiện để trị nước. Mặt khác, phải thừa nhận rằng
từ cách đây 2.500 năm khi nhận thức của con
người về thế giới và xã hội còn hạn chế nhưng
Khổng giáo đã có những quan điểm tiến bộ về
vai trò, tác dụng giáo dục, phản ánh xã hội của
âm nhạc, tính biểu tượng của âm nhạc Tuy
vậy, chức năng giải trí của âm nhạc vẫn chưa
được quan tâm đúng mức trong tư tưởng của
triết thuyết này.
Lấy Khổng giáo làm đường hướng trị nước,
triều Nguyễn đã áp dụng các quan niệm về
nhạc của triết thuyết ấy trong việc thiết lập và
thực hành Nhã nhạc của triều đại mình. Các
quan niệm ấy được vận dụng một cách phù
hợp với tình hình xã hội Việt Nam thế kỷ XIX.
Cho nên, ngày nay, khi tiếp cận với Nhã nhạc
Huế, ta phải có cách nhìn phù hợp mới hiểu
được hết giá trị văn hóa, nghệ thuật và lịch sử
của loại hình âm nhạc di sản này.
P.T.T
(TS., Học viện Âm nhạc Huế)
Chú thích
1 Không rõ năm sinh, năm mất, chỉ biết ông
là khai quốc công thần của nhà Chu (1122 - 256
TCN), tức sống vào khoảng thế kỷ XII - XI TCN.
2 Bấy giờ được gọi là “cổ nhạc” để phân biệt
với “tân nhạc”, tức âm nhạc dân gian của các
nước chư hầu được đưa vào cung đình.
3 Nhạc khí như đàn tranh, có 7 dây
4 Nhạc khí như đàn tranh, có 25 dây
5 Nhạc khí gồm nhiều thanh đá treo lên giá,
mỗi thanh có một cao độ khác nhau
6 Nhạc khí như khèn
7 Nhà hát Duyệt Thị Đường được xây dựng
dưới thời Minh Mạng nên nhiều người cho rằng
đây là câu đối của vua Minh Mạng, tuy nhiên đến
nay chưa có tư liệu chứng minh điều đó.
Tài liệu tham khảo
1. Trần Văn Khê (1997), Khổng Tử và Âm nhạc,
Tiểu phẩm, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
2. Khổng Tử (1999), Kinh Lễ, Nguyễn Tôn Nhan
dịch và chú giải, Nxb. Văn học, Tp. Hồ Chí Minh.
3. Khổng Tử (1950), Luận ngữ, bản dịch của
Đoàn Trung Còn, Trí Đức Tòng thơ xuất bản, Sài
Gòn.
4. Thái Văn Kiểm (1960), Cố đô Huế, Nha Văn
hóa, Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, Sài Gòn.
5. Trần Trọng Kim, Nho giáo, Nxb. Tân Việt in
lần thứ tư, Sài Gòn.
6. Lưu Cương Kỷ, Phạm Minh Hoa (2002), Chu
Dịch và Mỹ học, bản dịch của