Quan trắc chất lượng nước: phục vụ phát triển bền vững

Với 232.162 ha diện tích đất tự nhiên, Bến Tre tiếp giáp với biển Đông, được bao bọc và bị chia cắt bỡi hệ thống sông rạch chằn chịt, đây là điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước có khả năng lan rộng. Với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế -xã hội ổn định, lâu dài và bền vững, trong năm qua, sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai thực hiện hoạt động quan trắc chất lượng nước trên địa bàn tỉnh để có được một bức tranh tổng thể về vấn đề môi trường nước tại tỉnhvà từ đó làm cơ sở để giúp các cơ quan quản lý hoạch định chiến lược, kế hoạch và biện pháp thích hợp nhằm hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường trong hoạt động phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

pdf9 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1838 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan trắc chất lượng nước: phục vụ phát triển bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC: PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Với 232.162 ha diện tích đất tự nhiên, Bến Tre tiếp giáp với biển Đông, được bao bọc và bị chia cắt bỡi hệ thống sông rạch chằn chịt, đây là điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước có khả năng lan rộng. Với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ổn định, lâu dài và bền vững, trong năm qua, sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai thực hiện hoạt động quan trắc chất lượng nước trên địa bàn tỉnh để có được một bức tranh tổng thể về vấn đề môi trường nước tại tỉnh và từ đó làm cơ sở để giúp các cơ quan quản lý hoạch định chiến lược, kế hoạch và biện pháp thích hợp nhằm hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường trong hoạt động phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành lập mạng lưới quan trắc môi trường nước dựa trên đặc điểm địa hình, địa mạo, chế độ thủy văn, thủy vực, nguồn gốc hình thành, tập quán sinh hoạt và sản xuất của cộng đồng, tiêu chuẩn môi trường Việt Nam,... đã tổ chức quan trắc 3 thành phần môi trường nước cơ bản: - Môi trường nước mặt (gồm các phông môi trường nước thượng nguồn; nước trên các nhánh sông, kênh rạch chính của tỉnh; nước vùng hạ nguồn; và nước tại các các sông rạch chảy qua khu vực thị xã và các thị trấn trong tỉnh; - Môi trường nước biển: Chất lượng nước trên các bãi biển của tỉnh. - Chất lượng nước phục vụ nuôi trồng thủy sản. Hệ thống quan trắc môi trường nước của tỉnh bao gồm 41 điểm quan trắc, với tần xuất quan trắc định kỳ 1- 2 lần/năm tuỳ thuộc vào diễn biến môi trường, với các chỉ tiêu quan trắc chủ yếu: pH, Fe (mg/l), Mn (mg/l), NH4 + (mg/l), NO3 -(mg/l), BOD5(mg/l), SS (mg/l), Coliform (MPN/100ml và dư lượng thuốc BVTV Họ Clo hữu cơ, Độ mặn, Dầu mỡ (mg/l), Coliform (MPN/100ml). và nước trên các bãi biển: 3 điểm, pH, SS (mg/l), BOD5 (mg/l), Fe (mg/l), Mn (mg/l), NH4 + (mg/l), Dầu mỡ (mg/l), Coliform (MPN/100ml). Kết quả quan trắc môi trường nước đầu mùa khô năm 2005 và đầu mùa mưa năm 2006, cho thấy: môi trường nước mặt, với chất lượng nước thượng nguồn, vào đầu mùa mưa năm nay hàm lượng các chất ô nhiễm ở thượng nguồn có sự ảnh hưởng ít hơn so với đầu mùa khô năm trước, tuy nhiên có một vài thông số đo được vượt hơn tiêu chuẩn nước mặt: thông số BOD5 vượt 1,25 lần, vi sinh trong nước vượt 2,43 lần so với TCVN 5942:1995 (Cột A). Trong khi đó, Chất lượng nước trên các nhánh sông, kênh rạch chính, lần quan trắc đầu mùa năm nay hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thấp hơn so với lần quan trắc đầu mùa mưa năm trước (trừ thông số BOD5 cao hơn 1,83 lần); So với TCVN 5942:1995, giá trị trung bình các thông số: pH, Nitrat,Amoniac, Mangan, còn nằm giới hạn tiêu chuẩn, chất rắn lơ lửng vượt 5,62 lần, BOD5 vượt 2,075 lần, sắt vượt 1,25 lần, vi sinh trong nước vượt 12,82 lần (xem biểu đồ diễn biến giá trị BOD5 của chất lượng nước trên các nhánh sông, kênh rạch chính). Kết quả phân tích chất lượng nước vùng hạ lưu, cho thấy: hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước lần quan trắc đầu mùa năm nay thấp hơn so với lần quan trắc đầu mùa mưa năm trước (trừ thông số BOD5 và Vi sinh); So với TCVN 5942:1995, giá trị trung bình các thông số: pH, BOD5 , Amoniac, còn nằm giới hạn tiêu chuẩn, Mangan vượt hơn 1,05 lần, Chất rắn lơ lửng vượt 3,31 lần, sắt vượt 9,56 lần, Vi sinh trong nước vượt 153,5 lần, Váng dầu mở trong nước có biểu hiện nhưng ở hàm lượng thấp (0,0010225 mg/l). Chất lượng nước của các nhánh sông kênh rạch chảy qua thị xã và các thị trấn, đầu mùa mưa năm nay hàm lượng các chất ô nhiễm có sự khác biệt so với các lần quan trắc trước: thông số pH, Nitrat, Mangan, sắt nằm trong giới hạn TCVN 5942:1995 (Cột A); Chất rắn lơ lửng vượt hơn tiêu chuẩn 2,9 lần, thấp hơn so với lần phân tích đầu mùa khô năm trước 2,03 lần và cao hơn so giá trị cùng mùa của năm 2005 1,08 lần; BOD5 vượt hơn với tiêu chuẩn 2,35 lần, vượt hơn mùa khô năm trước gần 1,5 lần và vượt hơn 2,7 lần so với lần quan trắc cùng mùa năm trước; vi sinh vượt hơn 15,93 lần so với tiêu chuẩn, thấp hơn so đầu mùa khô năm trước 2,89 lần và thấp hơn so với cùng mùa năm trước là 1,17 lần. Bên cạnh chất lượng môi trường nước mặt đang có xu hướng ngày càng trở nên xấu đi, môi trường nước biển (nước trên các bãi biển) đã và đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ ô nhiễm. Giá trị đầu mùa mưa năm nay pH, Amoniac, BOD5 nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn TCVN 5943:1995 (cột Bãi tắm); Chất rắn lơ lửng: vượt hơn tiêu chuẩn 11,89 lần, cao hơn so với đầu mùa mưa năm trước 1,97 lần tuy nhiên thấp hơn so với đầu mùa khô năm trước 3,64 lần; Sắt vượt hơn 18 lần so với tiêu chuẩn nhưng thấp hơn 2,16 lần so với kết quả vào cuối mùa mưa đầu mùa khô; Mangan vượt hơn tiêu chuẩn 1,73 lần so với tiêu chuẩn; dầu mỡ: thể hiện trên các bãi biển 0,016mg/l, tuy nhiên thấp hơn so với 02 lần trước và đều vượt hơn giới hạn của tiêu chuẩn; Coliform: dao động từ 46.000 đến 240.000 MPN/100ml, so với lần quan trắc trước, giá trị trung bình thấp hơn so với đầu mùa khô và cao hơn so với đầu mùa mưa năm trước. Một trong những hoạt động quan trắc môi trường nước khá quan trọng, góp phần quyết định sự đột phá thành công trong việc phát triển nhanh và bền vững ngành kinh tế thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi trồng thủy sản. Đó là quan trắc chất lượng nước vùng nuôi trồng thuỷ sản, lần quan trắc đầu mùa mưa năm 2006, hàm lượng các chất ô nhiễm so với tiêu chuẩn TCVN 5943:1995 của cột nước nuôi trồng thuỷ sản: thông số pH, Amoniac nằm trong giới hạn của tiêu chuẩn; Chất rắn lơ lửng: vượt hơn tiêu chuẩn 2,24 lần, thấp hơn so với giá trị phân tích vào đầu mùa khô năm trước 1,81 lần; tổng sắt vượt hơn tiêu chuẩn 8,28 lần, tuy nhiên thấp hơn so với giá trị đầu mùa khô năm 2005 là 2,07 lần; BOD5 : vượt hơn tiêu chuẩn 1,017 lần, cao hơn so với đầu mùa khô năm trước 1,22 lần; Mangan vượt hơn tiêu chuẩn 1,85 lần và cao hơn so với đầu mùa khô năm trước 1,32 lần; dầu mỡ trong nước: thể hiện trong nước từ 0,0002 đến 0,044mg/l và thấp hơn khoảng 1,2 lần so với kết quả phân tích vào đầu mùa khô năm trước; vi sinh: vượt từ 68,55 lần so với tiêu chuẩn và thấp hơn so với lần quan trắc trước khoảng 3,5 lần./. Để hoạt động quan trắc chất lượng môi trường nói chung và đặc biệt là quan trắc môi trường nước nói riêng đạt hiệu và ngày càng thiết thực hơn trong việc phục vụ nhu cầu và phát triển bền vững kinh tế-xã hội, đảm bảo sức khỏe của cộng đồng dân cư và hội đủ khả năng để vươn ra biển lớn. Thiết nghĩ, các cấp ngành liên quan cần tăng cường đầu tư hơn nữa năng lực quan trắc và cảnh báo môi trường cả về vật lực và nhân lực chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu đang đặt ra.