Công ty Điện thoại Đông Thành phố tiền thân là một phần của Công ty Điện Thoại TP.HCM. Cuối năm 2002, Công ty Điện Thoại TP.HCM được tách ra thành 02 công ty là Công ty Điện thoại Đông Thành phố và Công ty Điện thoại Tây Thành phố, mỗi Công ty khi thành lập được sáp nhập thêm bộ phận viễn thông từ các Bưu điện Huyện. Công ty Điện thoại Đông được thành lập từ việc tách ra của Công ty Điện thoại và các Bưu điện Huyện Thủ Đức, Nhà Bè và Cần Giờ.
Công ty Điện thoại Đông Thành phố là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Viễn Thông TP.HCM (VTTP), VTTP được thành lập theo Quyết định số 4351/QĐ-TCCB ngày 31/12/2002 của Tập đoàn Bưu Chính Viễn thông Việt Nam (nay là công ty TNHH MTV do nhà nước làm chủ sở hữu).
Ngày 24/09/2004, Tổng Giám Đốc Tập Đoàn Bưu Chính Viễn thông Việt Nam có Quyết định số 3161/QĐ-TCCB về việc bổ sung chức năng thi công xây lắp các công trình viễn thông trên địa bàn thuộc Công ty quản lí.
_ Tên giao dịch quốc tế: EHTC – East Hochiminh City Telephone Company.
_ Trụ sở chính: 125 Hai Bà Trưng – Phường Bến Nghé – Q1 – TP.HCM.
_ Trụ sở giao dịch: 270B Lý Thường Kiệt – Phường 14 – Q10 – TP.HCM.
_ Điện thoại: 8636699 – Fax: 8638638.
28 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 3207 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản trị bán hàng - Phân tích môi trường kinh doanh của công ty điện thoại Đông TP, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CÔNG TY ĐIỆN THOẠI ĐÔNG TP
Công ty Điện thoại Đông Thành phố tiền thân là một phần của Công ty Điện Thoại TP.HCM. Cuối năm 2002, Công ty Điện Thoại TP.HCM được tách ra thành 02 công ty là Công ty Điện thoại Đông Thành phố và Công ty Điện thoại Tây Thành phố, mỗi Công ty khi thành lập được sáp nhập thêm bộ phận viễn thông từ các Bưu điện Huyện. Công ty Điện thoại Đông được thành lập từ việc tách ra của Công ty Điện thoại và các Bưu điện Huyện Thủ Đức, Nhà Bè và Cần Giờ.
Công ty Điện thoại Đông Thành phố là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Viễn Thông TP.HCM (VTTP), VTTP được thành lập theo Quyết định số 4351/QĐ-TCCB ngày 31/12/2002 của Tập đoàn Bưu Chính Viễn thông Việt Nam (nay là công ty TNHH MTV do nhà nước làm chủ sở hữu).
Ngày 24/09/2004, Tổng Giám Đốc Tập Đoàn Bưu Chính Viễn thông Việt Nam có Quyết định số 3161/QĐ-TCCB về việc bổ sung chức năng thi công xây lắp các công trình viễn thông trên địa bàn thuộc Công ty quản lí.
_ Tên giao dịch quốc tế: EHTC – East Hochiminh City Telephone Company.
_ Trụ sở chính: 125 Hai Bà Trưng – Phường Bến Nghé – Q1 – TP.HCM.
_ Trụ sở giao dịch: 270B Lý Thường Kiệt – Phường 14 – Q10 – TP.HCM.
_ Điện thoại: 8636699 – Fax: 8638638.
_ Email: ctdtd_hcm@vnpt.com.vn. Website: www.ehtc.com.vn.
_ Đăng ký kinh doanh số 316175 ngày 24/12/2002 của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.HCM.
1. Chức năng – Nhiệm vụ :
1.1 Chức năng :
Hoạt động kinh doanh chuyên ngành về lĩnh vực viễn thông và các lĩnh vực khác theo giấy phép đăng ký kinh doanh được cấp cùng các đơn vị trực thuộc của VTTP trong một dây chuyền công nghệ và qui trình khai thác Bưu chính -Viễn thông - Tin học liên hoàn thống nhất do VTTP quản lý có mối liên hệ mật thiết với nhau về tổ chức mạng lưới, lợi ích kinh tế, tài chính, phát triển dịch vụ để thực hiện những mục tiêu, kế hoạch do VTTP giao.
1.2 Nhiệm vụ :
_Tổ chức, quản lý, vận hành và khai thác mạng lưới viễn thông được VTTP giao để kinh doanh và phục vụ theo kế họach, phương hướng phát triển của VTTP.
_Tổ chức việc thực hiện kinh doanh các dịch vụ viễn thông cơ bản cố định và các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông do đơn vị quản lý tại địa bàn các quận, huyện thuộc vùng Đông TP. HCM đã được phân công.
_ Lắp đặt mới đường dây điện thọai cố định và vô tuyến cố định TDMA và CDMA (đa truy cập phân chia theo thời gian và theo mã), fax, tổng đài nội bộ và mạng điện thọai nội bộ cho chung cư, cao ốc.
_Thi công xây lắp các công trình viễn thông. Xây dựng, lắp đặt, sữa chữa, bảo dưỡng các lọai thiết bị viễn thông trên mạng lưới và theo yêu cầu của khách hàng trên địa bàn họat động phù hợp với năng lực, khả năng của đơn vị và qui định của pháp luật.
_Cung cấp các dịch vụ cộng thêm : chọn hoặc đổi số điện thọai, chuyển chủ quyền thuê bao, cho thuê hoặc di dời đường dây điện thọai và các thiết bị đầu cuối, thuê lại số điện thoại cũ, ngăn hướng gọi, thông báo cuộc gọi, chuyển cuộc gọi, hiển thị số máy chủ, điện thọai tay ba, đăng ký chỉ dẫn, đường dây nóng, hội nghị truyền hình, dịch vụ Internet băng rộng (Mega Vnn), . . .
_Đường dây điện thọai ISDN, ADSL, VoIP, điện thọai Internet, dịch vụ kênh thuê riêng, truyền số liệu.
_Tổ chức phục vụ các yêu cầu về thông tin liên lạc của các cơ quan Đảng, chính quyền địa phương và VTTP.
2. Tổ chức sản xuất - kinh doanh :
Công ty Điện thoại Đông Thành phố hoạt động kinh doanh các dịch vụ cung cấp cho khách hàng khu vực phía Đông TP.HCM như sau:
_ Tổ chức, quản lý, vận hành và khai thác mạng lưới viễn thông được VTTP giao để kinh doanh và phục vụ theo kế hoạch và phương hướng phát triển của VTTP.
_ Tổ chức thực hiện việc kinh doanh các dịch vụ viễn thông cơ bản cố định và các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông do Đơn vị quản lý tại địa bàn các Quận, Huyện thuộc phạm vi phía Đông TP.HCM đã được VTTP phân công. Bao gồm các Quận 1, 2, 3, 4, 7, 9, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Thủ Đức, Huyện Nhà Bè, Huyện Cần Giờ.
_ Lắp đặt mới đường dây điện thoại cố định và vô tuyến cố định Nortel&CDMA. Lắp đặt fax, tổng đài nội bộ và mạng điện thoại nội bộ chung cư, cao ốc.
_ Thi công lắp đặt các công trình viễn thông. Tổ chức thực hiên xây dựng, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các loại thiết bị viễn thông trên mạng lưới và theo yêu cầu của khách hàng trên địa bàn hoạt động phù hợp với năng lực, khả năng của đơn vị và quy định của pháp luật.
_ Cung cấp các dịch vụ cộng thêm: chọn hoặc đỗi số điện thoại, chuyển chủ quyền thuê bao, cho thuê hoặc di dời đường dây điện thoại và các thiết bị đầu cuối, thuê lại số điện thoại cũ, ngăn hướng gọi, thông báo cuộc gọi, chuyển cuộc gọi, hiển thị số máy chủ, điện thoại tay ba, đăng kí chỉ dẫn, đường dây nóng, hội nghị truyền hình, dịch vụ Internet băng rộng (Mega VNN)….
_ Đường dây điện thoại ISDN, ADSL, VoIP, điện thoại Internet, dịch vụ thuê kênh riêng, truyền số liệu.
_ Tổ chức phục vụ các yêu cầu về thông tin liên lạc của các cơ quan Đảng, chính quyền địa phương và VTTP.
3. Tổ chức quản lý :
Công ty Điện thoại Đông Thành phố được thành lập để đáp ứng yêu cầu phát triển và cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Với đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành Bưu chính viễn thông, việc tổ chức quản lý và mối quan hệ làm việc theo phân công trách nhiệm, thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi phụ trách. Công ty ĐTĐTP là một trong những Cty lớn thuộc Viễn Thông TP.HCM, có truyền thống phát triển lâu đời nên Cty có cơ cấu tổ chức chặt chẽ bao gồm Ban Giám Đốc điều hành, khối đơn vị chức năng, khối các đơn vị sản xuất.
Tổ chức quản lý công ty
4. Sứ mệnh của EHTC
Muốn quản lý và vận hành công ty có hiệu quả, các nhà quản trị phải biết sứ mệnh công ty “luôn sẵn sàng cung cấp giải pháp tốt nhất cho khách hàng trên khắp địa bàn TPHCM”. Khi biết được sứ mệnh của công ty, mỗi bộ phận chức năng sẽ cố gắng đạt được sứ mệnh đó.
EHTC là công ty trực thuộc VTTP và tập đoàn VNPT nên ngoài việc cung cấp các dịch vụ viễn thông cho các doanh nghiệp còn cung cấp các dịch vụ viễn thông cho các cơ quản Đảng, đoàn thể, các Sở Ban ngành trong TP.
Việc gia nhập WTO cũng tạo điểu kiện cho EHTC phát triển cở sở hạ tầng, xây dựng mạng lưới thông tin rộng khắp phục vụ rộng rãi nhu cầu khách hàng; góp phần phát triển kinh tế.
Để hiểu rõ về EHTC, phần mô tả, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động dưới đây sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khái quát về tình hình doanh nghiệp.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY ĐIỆN THOẠI ĐÔNG TP
I. MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
Xã hội
+ Dân số: TPHCM là nơi có dân số cao nhất VN với hơn 10 triệu người, hàng năm thu hút hàng loạt nghìn người lao động trong và ngoài nước đến đầu tư và làm việc . Như vậy, đây là thị trường rất lớn cho các công ty kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông.
+ Chính sách xã hội:
- Chính sách đối với doanh nghiệp NN: việc thực thi chính sách cải cách đối với doanh nghiệp nhà nước với việc cổ phần hóa và công ty hóa đã có bước tiến dài. Bên cạnh đó, việc loại bỏ những ưu đãi, bao cấp bất hợp lý, minh bạch trong quản lý đã hạn chế phần nào những kết quả không tốt về mặt kinh tế - xã hội, tham nhũng và hướng tới cách quản trị công ty tốt hơn. Trong thời đại bùng nổ của CNTT hiên nay, nhu cầu liên lạc, trao đổi thông tin trong và ngoài nước ngày càng trở nên cấp thiết. Chính những vấn đề trên đã tạo ra cơ hội tiềm năng rất lớn cho ngành viễn thông. Thứ nhất, người lao động từ các nơi đổ về luôn có nhu cầu liên lạc với gia đình, muốn trao đổi thông tin thay cách thư từ truyền thống trước đây. Thứ hai, trong xu thế toàn cầu hóa, các doanh nghiệp muốn phát triển và vươn xa cần phải có thông tin liên lạc, tìm hiểu xu thế phát triển toàn cầu, tìm hiểu đối thủ để nâng cao năng lực cạnh tranh và vươn ra thị trường thế giới.
- Chính sách ưu đãi đầu tư: viễn thông là ngành kinh doanh có điều kiện nên rào cản gia nhập ngành là rất lớn nên sự cạnh tranh trong ngành vẫn là sự cạnh tranh nội bộ của các doanh nghiệp nhà nước với nhau. Từ đó, những chính sách đầu tư nhằm tăng doanh thu, giảm chi phí để gia tăng lợi nhuận sẽ giúp doanh nghiệp vừa hoàn thành chỉ tiêu vừa mang lại thu nhập ổn định cho người lao động.
Khoa học công nghệ
Tháng 8/2007, Bộ Thông tin và Truyền thông được thành lập trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của Bộ Bưu chính, Viễn thông và tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Bộ Văn hóa – Thông tin. Việc thành lập Bộ Thông Tin và Truyền Thông thể hiện tư duy mới trong quản lý đa ngành, đa lĩnh vực theo hướng tinh gọn bộ máy quản lý hành chính, tăng tính trách nhiệm và hiệu quả quản lý phù hợp với xu thế phát triển và hội tụ giữa công nghiệp nội dung và hạ tầng truyền thông của thế giới.
Các lĩnh vực bưu chính, viễn thông – Internet, công nghệ thông tin, báo chí, xuất bản đã tạo động lực mới cho phát triển kinh tế xã hội và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Lĩnh vực công nghệ thông tin đã có bước phát triển tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin trong xã hội đang ngày càng phổ biến, những lợi ích đem lại cho xã hội ngày càng lớn. Tháng 4/2008, vệ tinh VINASAT1 đã được phóng thành công lên vũ trụ, đánh dấu bước phát triển mới và ghi nhận 15 năm nỗ lực của Ngành trong việc làm chủ không gian viễn thông Việt Nam. Dịch vụ thông tin di động thế hệ thứ 3 (3G), thứ 4 (4G) chính thức được cung cấp tại Việt Nam.
Tốc độ phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam được đánh giá là cao trong khu vực với tham vọng gia nhập vào nền công nghệ thông tin chung toàn cầu nên những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông luôn cố gắng tận dụng những thành tựu khoa học công nghệ thế giới vào việc phát triển nền khoa học công nghệ của mình.
Chính trị và pháp luật
- Chính trị, xã hội Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng được đánh giá là ổn định cao với một Đảng cầm quyền duy nhất. Sự ổn định về chính trị thể hiện rõ trong quan điểm, đường lối chủ trương nhất quán của Đảng và nhà nước. Điều này luôn luôn được xem là cơ hội thuận lợi và hấp dẫn đối với việc hoạch định và thực hiện chiến lược của doanh nghiệp trong và ngoài nước nói chung, doanh nghiệp viễn thông nói riêng. Hơn nữa từ năm 1986 Việt Nam đã tiến hành thực hiện đường lối kinh tế đổi mới, chủ trương thực hiện nền kinh tế mở, nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đã và đang tạo điều kiện cho các ngành kinh tế có hàm lượng kỹ thuật cao có điều kiện, trao đổi học tập, hợp tác, liên kết với các ngành kinh tế lớn trên thế giới đạt được hiệu quả khả quan. Hơn nữa chính phủ luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các tập đoàn kinh tế quốc doanh lớn tạo lập và đưa sản phẩm vào tiêu thụ trong thị trường của nhà nước hay chính phủ.
- Hệ thống chính trị pháp luật: Quốc hội và nhà nước đã ban hành luật pháp, chế độ chính sách ngày càng đồng bộ và hoàn chỉnh hơn nhằm đảm bảo cho các đối tượng tham gia kinh doanh.
4. Văn hóa:
Trong triết ký kinh doanh của người Việt thì “quan hệ” là “văn hóa” có vai trò cực kỳ quan trọng.
Việt Nam có truyền thống văn hóa đa sắc tộc. Với tính cách và vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển của quốc gia, dân tộc không chỉ dựa vào nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, vốn... mà còn ở khả năng phát huy tối đa nguồn lực con người, là làm cho văn hóa thấm sâu vào trong các lĩnh vực và hoạt động xã hội, thấm sâu vào mọi lĩnh vực sinh hoạt của con người biến thành "nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của phát triển". Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã nhấn mạnh phải: "Tiếp tục xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại(...) Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức". Chú trọng thực hiện tốt chiến lược con người, xây dựng và phát huy nguồn lực con người - nguồn lực quý báu nhất, có vai trò quyết định nhất, là sức mạnh nội sinh của dân tộc Việt Nam. Đây là khâu trung tâm của sự nghiệp xây dựng nền tảng tinh thần, tiềm lực văn hóa và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho phát triển, tăng nhanh mức đầu tư của Nhà nước và xã hội cho phát triển văn hóa, tương xứng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xã hội hoá văn hoá.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt, nhất là xóa đói, giảm nghèo. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng. Chính trị-xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả, góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định và tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất nước.
Điều kiện kinh tế
Sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010, kinh tế Việt Nam đã có những thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và toàn cầu, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Nhiều mục tiêu chủ yếu của Chiến lược 2001-2010 đã được thực hiện, đạt bước phát triển mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất. Kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,26%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện. Diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi. Thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Trong chiến lược phát triển kinh tế 2010-2020, Việt Nam ưu tiên phát triển mạnh các ngành dịch vụ nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh. Với tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như viễn thông, công nghệ thông tin. Mở rộng thị trường nội địa, phát triển mạnh thương mại trong nước; đa dạng hoá thị trường ngoài nước, khai thác có hiệu quả các thị trường có hiệp định mậu dịch tự do và thị trường tiềm năng. Hiện đại hoá ngành thông tin - truyền thông và hạ tầng công nghệ thông tin.
Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng hệ thống thông tin, báo chí, internet, xuất bản và bảo đảm quyền được thông tin và cơ hội tiếp cận thông tin của nhân dân, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc là cơ hội để ngành viễn thông thực hiện chiến lược kinh doanh của mình.
6. Xu hướng toàn cầu ảnh hưởng
Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. Quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước ngày càng trở thành phổ biến. Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con người và tri thức càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Sau khủng hoảng tài chính- kinh tế toàn cầu, thế giới sẽ bước vào một giai đoạn phát triển mới. Tương quan sức mạnh của các nền kinh tế và cục diện phát triển toàn cầu thay đổi với sự xuất hiện những liên kết mới.
Vị thế của châu Á trong nền kinh tế thế giới đang tăng lên; sự phát triển mạnh mẽ của một số nước khu vực trong điều kiện hội nhập Đông Á và việc thực hiện các hiệp định mậu dịch tự do ngày càng sâu rộng, mở ra thị trường rộng lớn nhưng cũng tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt. Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế và điều chỉnh các thể chế tài chính toàn cầu sẽ diễn ra mạnh mẽ, gắn với những bước tiến mới về khoa học, công nghệ và sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên. Mặt khác, khủng hoảng còn để lại hậu quả nặng nề, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy trở thành rào cản lớn cho thương mại quốc tế. Kinh tế thế giới tuy đã bắt đầu phục hồi nhưng còn nhiều khó khăn, bất ổn; sự điều chỉnh chính sách của các nước, nhất là những nước lớn sẽ có tác động đến nước ta.
7. Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay VNPT đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực khai thác và cung cấp dịch vụ viễn thông. Cụ thể như:
Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ điện thoại di động, ngoài VNPT với 2 nhà cung cấp chính là: Mobifone (VMS) và Vinaphone (VNP), hiện đã có thêm các nhà cung cấp khác cùng tham gia là: Viettel, SaigonPostel (SPT) và Hanoi Telecom, Beeline (mạng di động Việt Nam), EVN Telecom. Đặc biệt là việc sử dụng công nghệ mới 3G, 4G của các đối thủ hứa hẹn mang đến tốc độ truyền tải dữ liệu cao, hạn chế thấp nhất việc gián đoạn cuộc gọi, tăng cường chế độ bảo mật thông tin đã đem lại một sức ép rất lớn cho VNPT. Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ điện thoại cố định, với dịch vụ VoIP đã thực sự là cuộc cạnh tranh mạnh mẽ giữa VNPT, SPT và Vietel. Đặc biệt với sự ra đời dịch vụ điện thoại Internet (chủ yếu gọi quốc tế) với giá rẻ hơn nhiều so với dịch vụ VoIP và dịch vụ điện thoại IDD truyền thống đã tạo nên một môi trường cạnh tranh hết sức phức tạp và đầy biến động. Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ internet, truyền số liệu, hiện nay đã có hơn 10 nhà cung cấp dịch vụ, tuy nhiên chỉ là cuộc đua quyết liệt giữa các đối thủ VNPT, FPT, Viettel và SPT.
Vượt qua nhiều khó khăn, với quyết tâm là nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu, VNPT TP.Hồ Chí Minh vẫn luôn khẳng định là một thương hiệu số một được khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ tại địa bàn của mình. Hiện tại, VNPT TP.HCM có các kênh bán hàng bao gồm: các điểm giao dịch, đại lý, bán hàng qua điện thoại 39116116 và bán hàng trực tiếp. Trong năm 2011 hoạt động bán hàng của viễn thông thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực, các kênh bán hàng đã phát huy được thế mạnh của mình góp phần rất lớn vào việc phát triển thuê bao các dịch vụ. Hoạt động chăm sóc khách hàng cũng là yếu tố không thể thiếu góp phần tạo nên thành quả. VNPT TP.HCM đã rất chú trọng tăng cường công tác chăm sóc khách hàng bằng hàng loạt các chương trình dành cho dịch vu điện thoại cố định, VinaPhone và MegaVNN. Xác định năm 2012 cũng sẽ là năm VNPT TP.HCM tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức trong cạnh tranh, phát triển dịch vụ trên thị trường, VNPT TP.HCM đã đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng tăng tối thiểu 15% so với năm 2011; tăng hiệu quả SXKD, giành thị phần, tập trung đẩy mạnh dịch vụ GTGT, dịch vụ di động, băng rộng và ổn định đời sống CB-CNV. VNPT TP.HCM đã đặt mục tiêu không ngừng tăng trưởng thị phần thuê bao, đặc biệt là thị phần ADSL hơn so với năm 2011, duy trì vị thế dẫn đầu dịch vụ ADSL trên địa bàn thành phố. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống kênh phân phối, phát triển kênh phân phối ở các quận huyện ngoại thành. Tiếp tục phát huy mô hình đại lý trọn gói bán hàng - thu cước - chăm sóc khách hàng. Những biện pháp thực hiện cụ thể được đặt ra đó là hoàn thiện mô hình chăm sóc khách hàng lớn, các tiêu chí đánh giá sự hài lòng của khách hàng, tăng cường công tác hậu mãi chăm sóc khách hàng, giảm tỷ lệ thuê bao hủy dịch vụ. Phát huy lợi thế cạnh tranh của viễn thông thành phố về qui mô khách hàng và khả năng cung cấp đa dịch vụ; Tập trung nguồn lực phát triển dịch vụ MegaVNN nhằm tăng doanh thu; Đẩy mạnh kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng như Call Center, Data Center, Video Surveillance, IPTV... phấn đấu đạt mức doanh thu năm 2012 với tổng doanh thu cao nhất. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư phát triển mạng cáp quang thuê bao. Đầu tư tập trung trọng điểm vào phát triển cơ sở hạ tầng quang hóa cho các dịch vụ băng rộng, dịch vụ cho thuê hạ tầng viễn thông; Đào tạo lại đội ngũ tiếp thị, giao dịch viên, kỹ thuật, công nhân dây máy… theo hướng chuyên môn hóa. VNPT TP.Hồ Chí Minh sẽ tiến hành gửi tặng gần 2.500 modem wifi cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng MegaVNN hình thức