Hiểu những khái niệm cơbản, những khuôn khổ và các
chức năng của QTDA
Hiểu và biết cách sử dụng một vài công cụ kỹ thuật trong
QTDA
Hiểu tiến trình và những vấn đề liên quan đến việc quản
lý dự án.
41 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2327 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản trị dự án (project management), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1QUẢN TRỊ DỰ ÁN
(Project Management)
Th.s Phan Thị Thu Hương
2ĐỊNH HƯỚNG CỦA MÔN HỌC :
MỘT VÀI CÂU HỎI LIÊN QUAN
Thế nào là dự án ? Và thế nào thì không phải
là dự án?
Tại sao biết quản trị dự án lại quan trọng?
Bạn có thể kỳ vọng học được gì trong suốt
khoá học?
Bạn kỳ vọng học như thế nào?
3MỤC TIÊU MÔN HỌC
Hiểu những khái niệm cơ bản, những khuôn khổ và các
chức năng của QTDA
Hiểu và biết cách sử dụng một vài công cụ kỹ thuật trong
QTDA
Hiểu tiến trình và những vấn đề liên quan đến việc quản
lý dự án.
Liên hệ những khuôn khổ phân tích đã học với những
vấn đề và những tình huống được cung cấp trong các bài
tập.
Đánh giá những ứng dụng tiềm tàng các khái niệm và các
kỹ thuật QTDA trong các dự án thực tế gắn liền với công
việc của bạn.
4Bài 1
TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
VÀ QUẢN TRỊ DỰ ÁN
Các khái niệm cơ bản : dự án, chu kỳ sống
của dự án, và quản trị dự án
Các đặc điểm của dự án
Các chức năng và các giai đoạn QTDA
Những yếu tố thành công chủ yếu của dự án
Thất bại và các vấn đề của dự án
Nhà quản lý dự án
5CÂU HỎI THẢO LUẬN :
Thế nào là dự án ?
Điều gì tạo ra sự khác biệt giữa công việc dự
án và công việc thường ngày của tổ chức?
6THẾ NÀO LÀ DỰ ÁN ?
Dự án là “một nổ lực tạm thời đã cam kết để
hoàn thành một sản phẩm hoặc dịch vụ duy
nhất” (PMBOK, 2000)
Có một mục tiêu được thiết lập (duy nhất)
Có một thời điểm bắt đầu và kết thúc được xác định
Các nguồn lực yêu cầu thường từ các lĩnh vực khác nhau, bị
hạn chế.
Nên có một khách hàng/nhà bảo trợ chính
Bao hàm sự không chắc chắn
7CÁC LOẠI DỰ ÁN
1. Dự án hợp đồng (Contractual project)
2. Dự án nghiên cứu và phát triển (R&D project)
3. Dự án hệ thống thông tin (Information System project)
4. Dự án xây dựng (Construction Project)
5. Dự án đào tạo và quản lý (Management and Trainning
Project)
6. Dự án bảo dưỡng lớn (Major Maintenance Project)
7. Dự án viện trợ phát triển/Phúc lợi công cộng
(Public/Welfare/Development Project)
8CHU KỲ SỐNG CỦA DỰ ÁN
1.Huấn luyện khách hàng
2.Chuyển giao tài liệu
3.Giải phóng nguồn lực
4.Đánh giá lại nhân sự
5.Các bài học
1.Báo cáo thực trạng
2.Các thay đổi
3.Chất lượng
4.Dự báo
1.Hoạt động
2.Nhiệm vụ
3.Nguồn lực
4.Thời gian
5.Trách nhiệm
1.Mục đích
2.Mục tiêu
3.Phạm vi
4.Ràng buộc
Mức
độ nổ
lực
Kết thúcThực hiệnHoạch địnhĐịnh nghiã
What How Doing it
Transferring &
completing
9CHU KỲ SỐNG CỦA DỰ ÁN
%
hoàn
thành
dự án
100% Nghiệm thu
Định nghiã
0
Chuyển giao
Hợp
đồng
"Ra''
quyết
định
Kết thúcThực hiệnHoạch
định
10
ĐỊNH NGHĨA QUẢN TRỊ DỰ ÁN
° Quản trị dự án là tiến trình quản lý và định
hướng những nổ lực và những nguồn lực để đạt
được những mục tiêu dự án trong sự ràng buộc
về thời gian, chi phí, sự hạn chế về đội ngũ và sự
thoả mãn của các thành viên có liên quan
° “Quản trị dự án là việc ứng dụng kiến thức, các
kỹ năng, các công cụ và kỹ thuật quản trị để các
hoạt động dự án đáp ứng những yêu cầu cuả dự
án”.
(PMI*, Project Management Body of Knowledge (PMBOK® Guide), 2000)
*The Project Management Institute (PMI) is an international professional society.
Their web site is www.pmi.org.
11
BỘ BA RÀNG BUỘC CỦA
QUẢN TRỊ DỰ ÁN
Quản trị dự án thành công là đáp
ứng ba mục tiêu này và thoả mãn
kỳ vọng của khách hàng
12
Bộ ba ràng buộc
Mỗi dự án được ràng buộc theo nhiều cách khác
nhau bởi chính nó:
Phạm vi : Cái gì mà dự án cố gắng hoàn thành
Thời gian: Bao lâu thì dự án sẽ thực hiện xong
Chi phí : Chi phí là bao nhiêu
Nhiệm vụ của nhà quản lý dự án là cân đối ba
mục tiêu thường hay cạnh tranh nhau này
13
PMI PMBOK
Project management Body of Knowledge
14
THÀNH VIÊN CÓ LIÊN QUAN
Những người hoặc những nhóm người mà
- Có những mối quan tâm (trực tiếp hoặc gián tiếp) đến sự thành công
hay thất bại của dự án
- Có thể có ảnh hưởng đến sự thành công hoặc thất bại đối với việc thực
hiện dự án
Họ là ai ?
- Chủ sở hữu dự án/ Nhà tài trợ
- Đội dự án
- Đội ngũ hổ trợ dự án
- Khách hàng
- Những người sử dụng cuối cùng
- Các nhà thầu/Nhà thầu phụ/Nhà cung cấp
- Chính phủ và những người có quyền lực ở địa phương,…
15
9 LĨNH VỰC KIẾN THỨC QUẢN TRỊ DỰ ÁN
Các lĩnh vực kiến thức mô tả những năng lực then chốt mà các
nhà quản lý dự án phải phát triển
4 lĩnh vực kiến thức nòng cốt hướng đến các mục tiêu dự án
riêng biệt (Phạm vi, thời gian, chi phí và chất lượng)
4 lĩnh vực kiến thức tạo sự thuận lợi là những phương tiện
mà thông qua đó các mục tiêu dự án có thể đạt được (quản lý
nguồn nhân lực, quản lý truyền thông, quản lý rủi ro và quản
lý mua sắm)
1 lĩnh vực kiến thức (quản lý hợp nhất dự án) tác động và bị
tác động bởi tất cả các lĩnh vực kiến thức khác
16
CÁC CÔNG CỤ VÀ KỸ THUẬT
QUẢN TRỊ DỰ ÁN
Các công cụ và kỹ thuật quản trị dự án trợ giúp nhà
quản lý dự án và đội của họ trong những khía cạnh
khác nhau của quản trị dự án
Một vài công cụ và kỹ thuật cụ thể:
Định nghĩa dự án và cấu trúc phân việc-WBS (phạm vi)
Sơ đồ Gantt, sơ đồ mạng, phân tích lộ trình tới hạn (Thời
gian)
Ước lượng chi phí và quản lý giá trị kiếm được (chi phí)
17
QUẢN TRỊ DỰ ÁN CÓ MỐI LIÊN
HỆ NHƯ THẾ NÀO VỚI NHỮNG
MÔN HỌC KHÁC
Các nhà quản lý dự án cũng phải có kiến thức và
kinh nghiệm trong
Quản trị tổng quát
Lĩnh vực ứng dụng của dự án
18
CÁC CHỨC NĂNG QTDA
ĐỊNH NGHĨA (Define)
- Phạm vi, các mục tiêu, các ràng buộc, các rủi ro
- Các điểm mốc, các chi tiết kỹ thuật và hợp đồng
HOẠCH ĐỊNH (plan)
- Các hoạt động : kết quả, lịch trình, nguồn lực, thành quả kỳ vọng
- Nhân sự : Ai, tổ chức, sự phân công trách nhiệm và quyền lực
- Kế hoạch quản trị rủi ro và cơ chế kiểm soát
KIỂM SOÁT (Control)
- Đo lường sự tiến bộ
- Truyền thông (communication)
- Các hoạt động điều chỉnh
Kiểm soát = Giám sát + So sánh + Điều chỉnh
KẾT THÚC (close)
- Kết thúc tất cả những hợp đồng và quyết toán
- Báo cáo chuyển giao cuối cùng
19
KHỞI SỰ DỰ ÁN
Phần lớn các dự án được phát triển qua các giai đoạn tương tự
sau :
° Nhận dạng và đánh giá nhu cầu (hoặc cơ hội) đối với dự án
° Hình thành và thoả thuận các mục đích, mục tiêu, các cam kết
và các chiến lược của dự án
° Xác định phạm vi dự án và chuẩn bị kế hoạch quản lý mục tiêu
° Tìm kiếm sự chấp nhận và sự ủng hộ của các thành viên có liên
quan
° Ban hành các giới hạn, các giả định và tiêu chuẩn hoàn thành
dự án
° Chuẩn bị thiết kế dự án (tài liệu dự án) và phê chuẩn
20
HOẠCH ĐỊNH DỰ ÁN
° Mô tả phạm vi và các hoạt động, kết quả và các đặc điểm
° Ước lượng thời gian, chi phí và những nguồn lực khác
° Lập tiến độ các hoạt động dự án
° Nhận dạng các hoạt động tới hạn
° Xác định nhu cầu nhân sự và tuyển dụng nhân viên cho dự án
° Tổ chức đội dự án và phân công công việc/trách nhiệm/quyền
hạn
° Hoạch định việc kiểm soát và giám sát dự án
° Viết văn kiện dự án (và đạt được sự chấp thuận)
° Đàm phán và ký kết hợp đồng
21
KIỂM SOÁT DỰ ÁN
° Thiết lập các công cụ kiểm soát và giám sát
° Đo lường tiến trình và kết quả thực hiện
° Thông tin cho các thành viên có liên quan
° Hiệu chỉnh các vấn đề và giải quyết các mâu thuẩn
22
KẾT THÚC DỰ ÁN
° Đạt được sự chấp nhận của khách hàng và các thành
viên có liên quan
° Cung cấp tài liệu về kết quả thực hiện dự án, các chi
tiêu và các kết quả
° Sắp xếp nguyên vật liệu và thiết bị còn lại, và giải tán
đội dự án
° Đánh giá sự ủng hộ cần thiết tiếp theo
° Chuẩn bị báo cáo cuối cùng
23
CÁC LỢI THẾ CỦA VIỆC SỬ
DỤNG QTDA CHÍNH THỨC
Kiểm soát tài chính, vật lực và nguồn nhân lực tốt hơn
Các mối quan hệ với khách hàng được cải thiện
Thời gian phát triển ngắn hơn
Các chi phí thấp hơn
Chất lượng cao hơn và độ tin cậy được gia tăng
Lợi nhuận biên tế cao hơn
Năng suất được cải thiện
Điều phối nội bộ tốt hơn
Tinh thần làm việc của nhân lực cao hơn
24
Câu hỏi thảo luận
Điều gì (hoặc điều kiện gì) là quan trọng
nhất mà bạn cần để dự án của bạn thành
công?
25
CÁC NHÓM YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ THÀNH CÔNG CỦA DỰ ÁN
Năng lực
Môi trường
có thể có
Sự mong
muốn
Thuộc cá nhân:Kiến
thức, các kỹ năng, kinh
nghiệm,…
Thuộc tổ chức: Quản lý,
tổ chức, công nghệ,
truyền thông
-Sự ủng hộ của quản lý cấp cao
- Sự ủng hộ của các thành viên
quan trọng
-Điều kiện bên ngoài tổng quát,..
- Hiểu biết, thoả thuận và cam kết
đối với các mục đích -
Lợi ích tương xứng
- Thái độ,...
26
NHỮNG TRỞ LỰC
TRONG QUẢN TRỊ DỰ ÁN
° Mục tiêu và nhiệm vụ của dự án không rõ ràng
° Độ phức tạp của dự án
° Yêu cầu đặc biệt của khách hàng
° Cấu trúc lại tổ chức
° Rủi ro trong dự án
- Thay đổi công nghệ
- Kế hoạch và giá cả cố định
27
CÁC LÝ DO PHỔ BIẾN ĐỐI VỚI
SỰ THẤT BẠI CỦA DỰ ÁN
° Chỉ có đội dự án quan tâm đến kết quả cuối cùng
° Không có ai chỉ huy
° Kế hoạch dự án thiếu cấu trúc và chi tiết
° Nguồn lực được phân bổ không thích hợp
° Kiểm soát và Giám sát không hiệu quả và không đầy đủ
° Truyền thông không hiệu quả và không đầy đủ
° Những sai lầm của dự án bắt nguồn từ mục đích ban đầu
của nó
28
NHỮNG QUY LUẬT CỦA QTDA(1)
1. Không có một dự án quan trọng nào được làm đúng thời
gian, trong mức ngân sách và với cùng một đội ngũ mà đã
bắt đầu nó, Dự án của bạn cũng không phải là cái đầu tiên
2. Dự án tiến triển một cách nhanh chóng cho đến khi nó hoàn
thành được 90%, sau đó nó sẽ duy trì ở mức hoàn thành 90%
mãi mãi
3. Một lợi thế của những mục tiêu dự án không rõ ràng là nó để
cho bạn tránh được sự lúng túng trong việc ước lượng các
chi phí tương ứng
4. Khi mọi thứ đang tốt, thì một vài thứ sẽ sai. Khi mọi thứ
không thể nào xấu, thì nó sẽ .... Khi mọi thứ xuất hiện dường
như tốt hơn, bạn đã có cường điệu vài điều
29
NHỮNG QUY LUẬT CỦA QTDA(2)
5. Nếu nội dung dự án được phép thay đổi một cách tự do, thì tỷ lệ
thay đổi sẽ cao hơn tỷ lệ tiến bộ của dự án
6. Không có một hệ thống nào là hoàn toàn không có lỗi. Sự cố
gắng khắc phục lỗi của hệ thống sẽ không tránh khỏi việc dẫn
đến một lỗi mới mà nó rất khó tìm thấy.
7. Một dự án được hoạch định một cách cẩu thả sẽ làm thời gian
dài hơn gấp ba lần thời gian kỳ vọng; Một dự án được hoạch
định một cách cẩn thận sẽ chỉ kéo dài gấp hai lần
8. Đội dự án ghét cay ghét đắng việc báo cáo tiến trình bởi vì nó
biểu lộ một cách rõ ràng sự chậm trễ tiến trình của họ
30
Bạn có thể áp dụng quản trị dự án
vào nhiều lĩnh vực
Quản trị dự án ứng dụng vào công việc chẳng khác gì các
dự án cá nhân
Quản trị dự án ứng dụng vào nhiều ngành kiến thức khác
nhau (IT, Xây dựng, Tài chính, Thể thao, Hoạch định sự
kiện, v.v.)
Các kỹ năng quản trị dự án có thểgiúp ích trong cuộc sống
hàng ngày
31
TẠI SAO HỌC QUẢN TRỊ DỰ ÁN ?
Dự án ở mọi nơi, vì vậy bạn sẽ có một cơ hội tốt tham gia các
dự án với vai trò thiết kế, thẩm định, thực hiện, quản lý và giám
sát dự án một ngày nào đó
Dự án càng ngày càng được xem như một khối làm sẵn trong
việc thiết kế và thực hiện các chiến lược cuả tổ chức, tạo ra
những sản phẩm mới, những dịch vụ và các thay đổi tổ chức.
Sự thách thức của QTDA là tạo ra một trường học lý tưởng cho
việc huấn luyện và đào tạo những nhà lãnh đạo tương lai
QTDA cung cấp cầu nối tốt cho những kỹ sư, những nhà
chuyên môn mà họ” tốt nghiệp” để làm nhà quản lý trong các
tổ chức
32
NHÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
Cá nhân chung cuộc chịu trách nhiệm về sự
thành công hay thất bại của dự án
Nhà quản lý dự án đặc cách. Một cá nhân
được giao đảm nhận vai trò của nhà quản trị
dự án theo cơ hội và nhu cầu của tổ chức,
thay vì theo thiết kế hoặc qua sự lựa chọn
theo con đường nghề nghiệp
33
VÍ TRÍ CỦA GIÁM ĐỐC DỰ ÁN TRONG
BỐI CẢNH CHUNG CỦA DỰ ÁN
Đội dự án (Project
Team)
Can dự viên bên ngoài
(External Stakeholders)
Tổ chức mẹ (Parent
Organization)
- Quản lý cấp cao
- Các giám đốc chức năng
- Khách hàng-đối tác-người sử dụng cuối
cùng
-Chủ nợ-nhà tài trợ
-Chính quyền,và công chúng địa phương
-Nhà thầu/Thầu phụ/nhà cung cấp
-Các cố vấn, tư vấn
-phương tiện truyền thông
34
CÁC TRÁCH NHIỆM VỚI TƯ
CÁCH LÀ NHÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
Dự án
Tổ chức mẹ
Đội dự án
Chính họ
35
NHIỆM VỤ CỦA NHÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
Sắp xếp các nguồn lực để hoàn thành dự án đúng
thời gian, trong mức ngân sách và với những chi
tiết cụ thể
Liên hệ trực tiếp với khách hàng và phải quản lý
cân đối giữa kỳ vọng của khách hàng và khả năng
thực hiện
Cung cấp sự hướng dẫn, sự phối hợp và sự hợp
nhất đối với đội dự án
Bảo đảm sự đánh đổi thích hợp giữa thời gian, chi
phí và các yêu cầu về thành quả của dự án
36
CÁC VAI TRÒ
CỦA NHÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
• Đạo diễn
• Nhà đàm phán
• Huấn luyện viên
• Điều phối viên,…
37
CÁC THÁCH THỨC MÀ NHÀ QUẢN LÝ
DỰ ÁN CÓ THỂ SẼ ĐỐI MẶT
Bẫy trách nhiệm đối với quyền hạn
Aùp đặt các đích không hiện thực
Nhấn mạnh thường xuyên vào chức năng
Bẫy trách nhiệm kép
38
CÁC KỸ NĂNG ĐỀ NGHỊ ĐỐI
VỚI NHÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
Nhà quản lý dự án cần có các kỹ năng khác nhau
Họ nên thích nghi với sự thay đổi
Hiểu biết các tổ chức và những người trong tổ chức mà họ
làm việc, và
Có thể lãnh đạo đội hoàn thành các mục tiêu dự án
Nhà quản lý dự án cần cả các kỹ năng “cứng” và “mềm”:
Kỹ năng cứng bao gồm kiến thức về sản phẩm và và biết làm thế
nào để sử dụng các công cụ và kỹ thuật quản trị dự án khác nhau
Kỹ năng mềm bao gồm khả năng làm việc với những loại người
khác nhau (Các kỹ năng con người)
39
CÁC KỸ NĂNG ĐỀ NGHỊ ĐỐI
VỚI NHÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
Kỹ năng giao tiếp: Lắng nghe, thuyết phục
Các kỹ năng tổ chức: Hoạch định, đặt mục tiêu, phân tích
Các kỹ năng xây dựng đội: Sự thấu cảm, động viên, tinh thần
đồng đội
Các kỹ năng lãnh đạo: đưa ra các ví dụ, mạnh mẽ, có tầm
nhìn (bức tranh tổng thể), biết uỷ quyền, quả quyết
Các kỹ năng đối phó: linh hoạt, sáng tạo, nhẫn nại, kiên trì
Các kỹ năng kỹ thuật: kinh nghiệm, kiến thức về dự án
40
CHỌN LỰA NHÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
Biết tổng quát > chuyên sâu
(Generalist > Specialist)
Đầu óc tổng hợp > đầu óc phân tích
(Synthesizer > Analyst)
Người làm cho mọi việc dễ dàng > Giám sát
( sẵn sàng hợp tác)
(Facilatator > Supervisor)
41
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN MONG
MUỐN CỦA GIÁM ĐỐC DỰ ÁN
Suy nghĩ như một chuyên viên bách khoa
Chịu đựng cao đối với sự mơ hồ và tính không chắc chắn
Tính trung thực và tính chính trực
Có sức thuyết phục
Kiên quyết; quyết đoán
Tự nhận thức/biết suy nghĩ
Cởi mở và dễ gần
Sắc sảo về chính trị
Có kinh nghiệm vững chắc về kỹ thuật