Quản trị tài chính doanh nghiệp là quản trả các quan hệ tài chính phát sinh
trong doanh nghiệp, bao gồm: lựa chọn để quyết định và tổ chức thực hiện các
quyết định, các giải pháp về tài chính trong suốtquá trình tạo lập, phân phối, sử
dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt được những mục tiêu của hoạt động tài chính
doanh nghiệp. Đây cũng là lĩnh vực tiềm ẩn những rủi ro lớn và không ít trường
hợp, khi rủi ro xảy ra, việc khắc phục chúng trở thành bất khả kháng đối với các
doanh nghiệp.
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1941 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản trị rủi ro trong tài chính của doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản trị rủi ro trong tài
chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp là quản trả các quan hệ tài chính phát sinh
trong doanh nghiệp, bao gồm: lựa chọn để quyết định và tổ chức thực hiện các
quyết định, các giải pháp về tài chính trong suốt quá trình tạo lập, phân phối, sử
dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt được những mục tiêu của hoạt động tài chính
doanh nghiệp. Đây cũng là lĩnh vực tiềm ẩn những rủi ro lớn và không ít trường
hợp, khi rủi ro xảy ra, việc khắc phục chúng trở thành bất khả kháng đối với các
doanh nghiệp.
Những rủi ro thường gặp trong tài chính doanh nghiệp
Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông, “rủi ro là điều không lành mạnh, không
tốt bất ngờ xảy ra”. Vậy, rủi ro trong tài chính là “những điều không lành mạnh,
không tốt, bất ngờ xẩy ra trong tài chính doanh nghiệp”. Khoa học về quản trị tài
chính doanh nghiệp (TCDN) và tổng kết từ thực tiễn đã cho thấy, rủi ro trong
TCDN luôn luôn gắn liền với tình trạng lạm phát trong nền kinh tế và gồm có:
Một là, rủi ro về cân đối dòng tiền
Các luồng tiền vào doanh nghiệp (dòng thu) và các luồng tiền ra khỏi doanh
nghiệp (dòng chi) diễn ra một cách thường xuyên liên tục. Trên thực tế, tại những
thời điểm nhất định có thể xảy ra, hiện tượng lượng tiền vào doanh nghiệp (số thu)
nhỏ hơn lượng tiền ra khỏi doanh nghiệp (số chi) đến hạn. Khi đó, tình trạng mất
cân đối về dòng tiền đã xẩy ra. Sự mất cân đối này tiềm ẩn một rủi ro lớn đối với
hoạt động kinh doanh. Do thiếu tiền, việc mua nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu...
phục vụ cho sản xuất kinh doanh có thể bị dừng lại, dẫn đến ngừng sản xuất, kinh
doanh; tiền lương của công nhân và các khoản vay (nếu có) không được trả đúng
hạn ảnh hưởng lớn tới uy tín của doanh nghiệp, v.v...
Sự mất cân đối dòng tiền được chia thành: mất cân đối tạm thời và mất cân
đối dài hạn. Có thể nói, ở bất kỳ doanh nghiệp nào cũng xảy ra mất cân đối tạm
thời do việc thu hồi các khoản nợ phải thu không đúng kế hoạch; việc góp vốn
không được thực hiện đúng cam kết... Mất cân đối tạm thời về dòng tiền có thể
khắc phục được bằng nhiều biện pháp và hậu quả thường không lớn. Mất cân đối
dài hạn xảy ra do những nguyên nhân quan trọng như: phần định phí trong tổng
chi phí của doanh nghiệp quá lớn; vốn lưu động tự có quá ít; nợ khó đòi tăng lên;
doanh thu chưa bù đắp đủ các khoản chi phí thường xuyên, v.v… Khi lạm phát
xảy ra trong nền kinh tế, do tác động dây chuyền giữa các doanh nghiệp, số nợ
phải thu, đặc biệt là nợ phải thu khó đòi tăng lên, mất cân đối tạm thời rất dễ
chuyển thành mất cân đối dài hạn. Mất cân đối dài hạn về dòng tiền có thể làm cho
doanh nghiệp bị phá sản.
Hai là, rủi do về lãi suất tiền vay
Để phục vụ kinh doanh, đầu tư, hầu như tất cả các doanh nghiệp đều phải
sử dụng vốn vay. Do đó, lãi suất tiền vay - chi phí sử dụng vốn - trở thành bộ phận
cấu thành quan trọng trong chi phí sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh
nghiệp. Khi lập kế hoạch kinh doanh và dự án đầu tư, lãi suất tiền vay đã được dự
tính. Song, có rất nhiều nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp tác
động đến lãi suất tiền vay. Thông thường khi lạm phát xảy ra, lãi suất tiền vay tăng
đột biến. Do đó, những tính toán, dự kiến trong kế hoạch kinh doanh, đầu tư bị đảo
lộn. Một rủi ro lớn đã xảy ra và ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh. Lượng
tiền vay càng lớn, tác động tiêu cực của rủi ro này càng nghiêm trọng và có thể
dẫn đến tình trạng phá sản doanh nghiệp nếu nó tồn tại trong một thời kỳ dài.
Ba là, rủi ro về sức mua của thị trường
Sức mua của thị trường là nhân tố quyết định khả năng tiêu thụ hàng hóa
của doanh nghiệp và do đó, nó cũng quyết định dòng tiền vào doanh nghiệp. Song,
sức mua của thị trường lại phụ thuộc vào khả năng thanh toán. Khi lạm phát, giá
cả hàng hóa trên thị trường tăng cao, thu nhập của người lao động và các tầng lớp
dân cư không tăng hoặc tăng chậm hơn chỉ số lạm phát và tất yếu dẫn đến sức mua
giảm. Quan trọng hơn nữa, cơ cấu tiêu dùng cũng thay đổi. Phần lớn khả năng
thanh toán tập trung cho những nhu cầu thiết yếu. Vì vậy, sẽ có không ít mặt hàng
lượng tiêu thụ sẽ giảm đi đáng kể. Khi đó, rủi ro về sức mua của thị trường đã xảy
ra. Nó thể hiện qua số lượng hàng hóa tiêu thụ được giảm, giá bán không bù đắp
được chi phí sản xuất, kinh doanh.
Bốn là, rủi ro về tỷ giá hối đoái
Là rủi ro xẩy ra khi các giao dịch kinh tế được thực hiện bằng ngoại tệ và tỷ
giá hối đoái biến động theo hướng làm cho đồng nội tệ bị mất giá. Với những
doanh nghiệp sử dụng nhiều ngoại tệ, khi tỷ giá hối đoái tăng, số lỗ về tỷ giá có
thể làm giảm đáng kể, thậm chí là triệt tiêu toàn bộ lợi nhuận thu được trong kinh
doanh. Đây là rủi ro bất khả kháng của các doanh nghiệp trong một nền kinh tế
nhập siêu với tỷ lệ lớn.
Năm là, rủi ro về khả năng tái đầu tư
Muốn phát triển bền vững, quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
phải diễn ra liên tục, vòng sau phải cao hơn vòng trước. Đó chính là quá trình tái
đầu tư. Nguồn vốn để tái đầu tư là quỹ khấu hao, lợi nhuận thu được từ quá trình
sản xuất kia doanh trước đó. Khi lạm phát xẩy ra, nguồn vốn để tái đầu tư bị giảm
đi, thậm chí là một số âm. Do đó, khả năng tái đầu tư bị triệt tiêu, doanh nghiệp sẽ
không thể hoạt động liên tục, quy mô kinh doanh bị thu hẹp. Nếu điều đó xẩy ra
trong một thời gian dài, doanh nghiệp có thể sẽ "biến mình trên thị trường. Với
những doanh nghiệp đang thực hiện các dự án đầu tư lạm phát có thể làm cho dự
án đầu tư phải dừng lại thậm chí là "nằm chờ vĩnh viễn" do tổng mức đầu tư tăng
đột biến, lãi suất tiền vay tăng cao, việc vay vốn bị chặn lại...
Quản trị rủi ro trong tài chính
Các doanh nghiệp - phòng hơn chống
Nguyên nhân xảy ra các rủi ro về tài chính doanh nghiệp có ở tầm vi mô -
hay là công tác quản trị của bản thân các doanh nghiệp và cả ở tầm vĩ mô - hay là
những biến động trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, phòng ngừa
rủi ro từ việc quản trị và điều hành hàng ngày phải được coi là nhiệm vụ đặc biệt
quan trọng trong việc quản từ các rủi ro đối với từng doanh nghiệp. Với nhiệm vụ
đặc biệt quan trọng này, các doanh nghiệp cần thực hiện những biện pháp sau đây:
Tôn trọng nguyên tắc thận trọng khi lập kế hoạch KD hoặc dự
án đầu tư: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập
các ước tính trong KD, đầu tư. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
o Phải lập các khoản dự phòng nhưng không tạp quá lớn;
o Không đánh giá cao hơn giá trị của các TS và các
khoản thu nhập;
o Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải
trả và chi phí;
o Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng
chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí
phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.
Thường xuyên phân tích tình hình tài chính nhằm nhận diện
những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Một trong những công cụ
để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là xác định và đánh giá
tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua sự biến động của các chỉ
tiêu tài chính quan trọng như: Hệ số vốn tự có; Hệ số thanh toán hiện thời;
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn; Hệ số thanh toán nhanh; Hệ số thanh toán
của vốn lưu động. v.v...
Quản lý chặt chẽ nợ phải trả và nợ phải thu: Biện pháp này
đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên nắm chắc danh mục các khoản
nợ phải trả và nợ phải thu; có kế hoạch thanh toán nợ và thu nợ; không để
nợ phải trả cộng dồn quá lớn và không để phát sinh nợ phải thu khó đòi...
Thực hiện nghiêm túc các quy định về thời hạn trong kinh
doanh, đầu tư: Trong kinh doanh, cố gắng thực hiện các thương vụ với thời
hạn ngắn; trong đầu tư, tập trung giải quyết dứt điểm từng phần công việc
theo đúng tiến độ… Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp tránh được sự biến động
bất khả kháng của thị trường.
Kiện toàn bộ máy kế toán, thực hiện nghiêm túc chế độ kế
toán quản trị để thường xuyên có được những thông tin trung thực, chính
xác và đầy đủ về tình hình tài chính của doanh nghiệp phục vụ cho việc
phân tích và ra những quyết định quản lý. Đồng thời, bên cạnh lực lượng
cán bộ kế toán, mỗi doanh nghiệp cần có một giám đốc tài chính - người
thực hiện chức năng quản trị tài chính của doanh nghiệp; thực hiện những
biện pháp phòng ngừa rủi ro trong tài chính doanh nghiệp.
Nhà nước - Không thể đứng ngoài cuộc
Các rủi ro trong tài chính doanh nghiệp thường gắn liền với hiện tượng lạm
phát trong nền kinh tế. Lạm phát xảy ra do rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu
là những nguyên nhân khách quan từ thị trường thế giới, từ việc điều hành kinh tế
vĩ mô của Nhà nước. Hơn nữa, các doanh nghiệp là những tế bào của nền kinh tế
quốc dân, là nơi tạo ra của cải vật chất, là lực lượng chủ yếu trong việc đóng góp
vào ngân sách nhà nước. Do đó, khi lạm phát xảy ra, các doanh nghiệp phải đối
mặt với tất cả các rủi ro về tài chính thì nhà nước không thể đứng ngoài cuộc.
Có một số ý kiến cho rằng, lạm phát lại là một thời cơ để thị trường thanh
lọc và loại trừ các doanh nghiệp yếu; để các doanh nghiệp tiến hành cải tổ và phát
triển bền vững hơn. Điều đó không hoàn toàn sai. Song, cũng không nên quá nhấn
mạnh ý nghĩa của điều đó rồi phó mặc cho các doanh nghiệp “lặn, ngụp” trong vô
vàn khó khăn do lạm phát. Lạm phát là một căn bệnh của nền kinh tế. Không ai
nhờ bệnh dịch để thanh lọc cuộc sống con người. Vì vậy Nhà nước - người có
quyền thu thuế và có chức năng quản lý nền kinh tế quốc dân - cần có những biện
pháp cấp bách và hữu hiệu để giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp
nhỏ và vừa, chống đỡ được với những rủi ro về tài chính do lạm phát.