Quảng cáo online và gian lận

Trong khi quảng cáo trực tuyến (online) trên thế giới đang ngày càng sôi động thì hiệu quả quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam còn rất thấp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là các doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam thiếu lòng tin vào thương mại điện tử.

pdf12 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1724 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quảng cáo online và gian lận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quảng cáo online và gian lận Trong khi quảng cáo trực tuyến (online) trên thế giới đang ngày càng sôi động thì hiệu quả quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam còn rất thấp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là các doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam thiếu lòng tin vào thương mại điện tử. Trong khi quảng cáo trực tuyến (online) trên thế giới đang ngày càng sôi động thì hiệu quả quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam còn rất thấp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là các doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam thiếu lòng tin vào thương mại điện tử. Click Fraud - nỗi lo thường trực của doanh nghiệp Thời gian vừa qua, hai đại gia trong ngành quảng cáo trực tuyến là Yahoo và Google đều bị các khách hàng quảng cáo tố cáo trước tòa án là "không hành động để ngăn cản Click Fraud", "vi phạm hợp đồng, cẩu thả, làm giàu không chính đáng và có những hành động kinh doanh thiếu công bằng". Kết quả, Yahoo và Google phải móc túi hàng chục triệu USD để đền bù cho khách hàng. Ở Việt Nam, Click Fraud cũng đang là lo ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo trực tuyến, khiến họ cân nhắc rất nhiều (thậm chí là từ chối thẳng thừng) mỗi khi nhận được lời mời quảng cáo trực tuyến. Vậy Click Fraud là gì mà khiến các doanh nghiệp lo ngại và thận trọng đến vậy? Năm ngoái, nạn Click Fraud đã tiêu tốn của các công ty bỏ tiền ra quảng cáo trực tuyến gần 1 tỉ USD. Anh Trọng Bình, chuyên gia thương mại điện tử cho biết: "Click Fraud là thuật ngữ để chỉ hành động dùng phần mềm chuyên dụng hoặc thuê nhân công giá rẻ để click liên tục vào một (hoặc nhiều) banner (hay logo, link, quảng cáo tìm kiếm...) quảng bá trên mạng nhằm tạo ra sự thành công giả tạo của một chiến dịch quảng cáo. Hơn thế nữa, việc làm này đặc biệt gây nhiều thiệt hại cho những doanh nghiệp sử dụng dịch vụ quảng cáo online và chọn cách trả tiền quảng cáo theo số lượng những cú nhấp chuột vào quảng cáo của họ vì số lượng click càng lớn, số tiền họ phải trả càng nhiều." Những cá nhân có hiềm khích hay có ý đồ xấu với doanh nghiệp nào đó cũng có thể thực hiện Click Fraud, nghĩa là bấm liên tục vào những quảng cáo của doanh nghiệp cạnh tranh để làm thâm hụt tài chính của doanh nghiệp đối thủ. - Trong một khảo sát với các nhà tiếp thị thực hiện vào cuối 2006, Tổ chức marketing chuyên nghiệp trên công cụ tìm kiếm (SEMPO) đã phát hiện thấy rằng: có tới 77% nhà tiếp thị tỏ ra lo ngại về click fraud ở các mức độ khác nhau. - Có khoảng 10 - 20% cú click trả tiền là từ những người không thực sự quan tâm đến sản phẩm được quảng cáo. (theo tạp chí Wall Street) Ở Việt Nam, Click Fraud đã xuất hiện và có thể khẳng đinh là đã bước vào giai đoạn phổ biến. Những nhân công được thuê với giá rẻ để làm loại công việc này còn được cộng đồng gọi đùa bằng một cái tên chung: "Chuyên viên ấn F5". Tuy nhiên, hành động gian lận thương mại này ở Việt Nam hầu như mới chỉ dừng ở mức nhằm tạo ra những hiệu quả giả tạo cho một chiến dịch quảng cáo; hoặc tạo ra một lượng hits và visitor giả tạo cho một website để làm cơ sở mời gọi doanh nghiệp quảng cáo trên website. Cách thanh toán tiền quảng cáo tính theo số lương nhấp chuột chưa phổ biến ở Việt Nam nên việc thực hiện Click Fraud làm thâm hụt tài chính của doanh nghiệp vẫn chưa xảy ra. Nhưng trong suy nghĩ của giới doanh nhân, gian lận thương mại điện tử, đặc biệt là Click Fraud, vẫn luôn là nỗi ám ảnh lớn. Anh Đức, làm việc tại một trung tâm ngoại ngữ lớn ở Hà Nội phàn nàn: "Chúng tôi thuê chỗ đặt logo quảng cáo trên một website cũng có danh tiếng. Trước khi quyết định thuê dịch vụ, chúng tôi được mời xem lượng hits và visitor của trang đó; sau khi kết thúc thời gian quảng cáo, chúng tôi cũng nhận được một bản thống kê lượng truy cập vào quảng cáo của chúng tôi: Toàn những con số hết sức ấn tượng. Nhưng hiệu quả thực tế thì có vẻ chẳng có... hiệu quả chút nào. Chúng tôi thử kiểm tra bằng cách hỏi tất cả những học viên tìm đến đăng ký học xem họ biết đến trung tâm ngoại ngữ của chúng tôi qua phương tiện nào. Kết quả là có chưa tới 1% học viên đã nhìn thấy logo quảng cáo trung tâm trên website đó nhưng chỉ có 5 học viên mở xem chi tiết. Tôi tin chắc rằng ở đây có sự gian lận". Bà Ngọc Lan đang lên kế hoạch mở một công ty tư vấn chứng khoán thì lo ngại: "Dự định quảng cáo trên các trang trực tuyến lớn nhưng nghe nói nhiều đến chuyện gian lận thương mại điện tử có thể làm thâm hụt tài chính của các doanh nghiệp nên tôi cũng lo lắng lắm. "Click Fraud là nguy cơ lớn nhất cho ngành kinh tế Internet" - George Reyes, Chủ tịch tài chính của Google. Ở các nước như Anh, Mỹ, quảng cáo trực tuyến có nguồn thu khổng lồ mà còn nhiều gian lận thì ở quốc gia mà quảng cáo trực tuyến còn chập chững như Việt Nam, chắc hẳn muốn có lợi nhuận cao thì không thể tránh khỏi gian lận. Thật chẳng biết phải làm sao! Có lẽ quảng cáo báo in vẫn là lựa chọn an toàn nhất." Không chỉ lo ngại sẽ trở thành nạn nhân của các trò gian lận trên mạng, doanh nghiệp trong nước cũng chưa thực sự tin tưởng vào hiệu quả quảng cáo trực tuyến nên hầu hết chỉ mua chỗ quảng cáo để thăm dò hoặc để thực hiện mục đích "phủ" quảng cáo trên mọi phương tiện truyền thông đại chúng chứ chẳng trông mong đạt hiệu quả cao. Mua sắm trên mạng: Liệu có mua gian bán lận? Đó là câu hỏi chung của những người tiêu dùng dành cho việc mua sắm trên mạng (shopping online). Và câu trả lời là có. Cuối năm 2006, các diễn đàn trực tuyến ở Việt Nam bùng nổ với cơn giận dữ của các thành viên tố cáo và phản đối website Linhperfume (một website bán nước hoa qua mạng lớn vào bậc nhất cả nước) chuyên cung cấp nước hoa giả. Chưa có kết luận chính thức của cơ quan chức năng nhưng đỉnh điểm là chủ đề này ở diễn đàn Trái tim Việt Nam online đã kéo dài tới hơn 100 trang với những bài viết phân tích thật - giả, bày tỏ thái độ bất bình và vận động mọi người tẩy chay Linhperfume. Gần đây, Bộ phận phụ trách an ninh mạng của Hãng hàng không Pacific Airlines lại thông báo có một số khách hàng đặt mua vé máy bay giá rẻ của Pacific Airlines qua các website đã bị lừa. Người tiêu dùng sau khi đã gửi tiền vào tài khoản của các nickname quảng cáo “mua vé máy bay rẻ hơn vé thông thường 40%” vẫn nhận được vé có mã xác nhận chỗ. Nhưng khi họ liên lạc với tổng đài của Pacific Airlines để kiểm tra lại hoặc ra đến sân bay mới phát hiện vé không hợp lệ. Mua gian bán lận trên Internet nhiều nhất, chiếm đến 44,9% số vụ khiếu nại. Dẫn đầu là không giao hàng hoặc không thanh toán, chiếm 19% số vụ. Ngân phiếu "lụi" chiếm 4,9%. Số còn lại là các vụ linh tinh như thẻ tín dụng "dỏm" (Theo thống kê của FBI) Đó là những ví dụ nổi bật trong vô số những trò mua gian bán lận đã xảy ra trên mạng internet trong thời gian qua ở Việt Nam. Trong khi đó, những vụ việc gian lận bị đưa ra ánh sáng chỉ chiếm một phần nhỏ trong số những hoạt động gian lận đang được thực hiện. Thực tế này khiến người tiêu dùng dù muốn mua hàng qua mạng cũng hết sức lo lắng và ngần ngại khi quyết định. Quả thật, mua bán trên internet là môi trường thuận lợi để thực hiện các hành vi gian lận bởi người bán và người mua không hề gặp gỡ mà chỉ tiếp xúc gián tiếp, người mua cũng chỉ biết về hàng hóa thông qua hình ảnh và mô tả trên website chứ không được trực tiếp kiểm tra chất lượng hàng... Bạn Quang Dũng, một kiến trúc sư ở Hà Nội kể lại: "Tôi rất ưng ý một chiếc đồng hồ được chào bán trên mạng nhưng địa chỉ bán hàng đó lại ở TP. HCM. Ban đầu, tôi cũng định đặt mua luôn qua internet và chờ người bán gửi hàng về nhưng rồi lại nghĩ: Nhỡ họ gửi cho mình một chiếc đồng hồ xước sát, kém chất lượng, không phiếu bảo hành thì sao? Hơn nữa, dù là có địa chỉ nhưng mình ở tận Hà Nội, làm sao biết được đó là địa chỉ thật hay địa chỉ ma. Nhỡ tiền gửi đi mà không thấy hàng gửi đến thì sao? Cuối cùng, tôi đành nhờ người bạn ở TP. HCM đến tận nơi chọn lựa và mua giúp cho yên tâm." Ngay cả các website có tiếng trên thế giới cũng để xảy ra không ít vụ lừa đảo. Anh Minh Thi và hai người bạn đã cùng trở thành nạn nhân khi tham giá đấu giá mua hàng trên mạng eBay: "Mấy đứa tôi đã mua hàng trên mạng từ lâu nên cũng có đôi chút kinh nghiệm, chỉ đặt mua ở những web nổi tiếng về uy tín. Thường thường là chuyện mua bán suôn sẻ nhưng gần đây liên tiếp bị hai vụ không nhận được hàng mà không hiểu lý do tại sao. Liên lạc lại với bên bán hàng thì chẳng có hồi âm." Bên cạnh những lời chào bán xuất hiện nhan nhản trên mạng, còn có một hiện tượng khá phổ biến: khi một thành viên nào đó than thở trên một diễn đàn rằng họ cần một sản phẩm nào đó mà tìm không ra, lập tức sẽ xuất hiện một nhân vật đáp ứng: "Bác gửi tiền cho em, em mua giúp!". Trong số những người tỏ thái độ hăng hái đó, có những người thực sự trong sáng, nhiệt tình nhưng cũng có không ít kẻ ôm tiền rồi biến luôn. Tuy nhiên, không chỉ có người mua mới trở thành nạn nhân. Nhiều người bán hàng trên mạng internet cũng rơi vào cảnh giao hàng rồi mà không được thanh toán hay bị thanh toán bằng thẻ tín dụng giả. Những thủ đoạn gian lận khi mua bán trực tuyến đang diễn ra ngày càng nhiều, đa dạng và tinh vi hơn nên người tiêu dùng Việt Nam luôn giữ tâm lý đề phòng. Hầu như, người tiêu dùng hiện nay chỉ đọc các quảng cáo hoặc rao hàng trên mạng để tìm hiểu thông tin, giúp họ chọn lựa hợp lí hơn khi mua hàng trực tiếp. Từ đó, hoạt động bán hàng trên mạng bị kìm hãm phát triển, cho dù các doanh nghiệp có đẩy mạnh dich vụ bán hàng trực tuyến thì cũng khó lòng kích thích người tiêu dùng hăng hái tham gia. Vừa mới bước đầu đặt chân vào tiến trình thương mại điện tử mà đã vấp phải gian lận, quả thật thương mại điện tử Việt Nam đã gặp phải một chướng ngại vật khó gỡ!
Tài liệu liên quan