Quảng cáo tại Việt Nam là nghề ‘hot’ của giới trẻ nhưng bước
chân vào nghề mới thấy nhiều điều không đơn thuần chỉ là
‘sáng tạo’.
Việt Nam có khoảng 3.000 công ty quảng cáo lớn, nhỏ, trong đó
các công ty quảng cáo trong nước chiếm 70% và 30% còn lại là
các công ty đa quốc gia. Tuy nhiên, 70% công ty quảng cáo Việt
Nam lại chỉ chiếm có 30% thị phần, còn 30% các công ty quảng
cáo đa quốc gia chiếm đến 70%. Rõ ràng, chúng ta đã thua ngay
trên sân nhà. Hơn ai hết, chỉ những người hoạt động trong ngành
mới có thể giải thích được điều này.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2056 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quảng cáo tại Việt Nam như thế nào?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quảng cáo tại Việt Nam như thế nào?
Quảng cáo tại Việt Nam là nghề ‘hot’ của giới trẻ nhưng bước
chân vào nghề mới thấy nhiều điều không đơn thuần chỉ là
‘sáng tạo’.
Việt Nam có khoảng 3.000 công ty quảng cáo lớn, nhỏ, trong đó
các công ty quảng cáo trong nước chiếm 70% và 30% còn lại là
các công ty đa quốc gia. Tuy nhiên, 70% công ty quảng cáo Việt
Nam lại chỉ chiếm có 30% thị phần, còn 30% các công ty quảng
cáo đa quốc gia chiếm đến 70%. Rõ ràng, chúng ta đã thua ngay
trên sân nhà. Hơn ai hết, chỉ những người hoạt động trong ngành
mới có thể giải thích được điều này.
“Nhân lực làm việc trong những công ty quảng cáo của Việt
Nam còn yếu về nhiều mặt, trong khi những người giỏi thì chạy
qua công ty đa quốc gia làm. Hiện nay, do chưa có trường nào
đào tạo bài bản về ngành quảng cáo nên kỹ năng sáng tạo còn
kém khi ra làm việc, nhân sự thay đổi luôn”, anh Trần Tuấn,
Giám đốc Nghiệp vụ (Account Director) của một công ty quảng
cáo tại TP.HCM, tâm sự.
Do đó, các công ty quảng cáo Việt Nam chủ yếu hoạt động ở
lĩnh vực tổ chức sự kiện, đặt chỗ quảng cáo trên báo và truyền
hình hoặc làm nhà sản xuất cho những công ty quảng cáo đa
quốc gia, lo những việc hậu cần như in ấn và thi công lắp ráp
sân khấu, còn vấn đề sáng tạo sẽ do các công ty đa quốc gia chịu
trách nhiệm.
Những công ty nào khá hơn một chút, có thể đứng ra bao thầu
toàn bộ chiến dịch thì khách hàng lại nhỏ, kinh phí dành cho
quảng cáo thấp. Bên cạnh đó, điều quan trọng ảnh hưởng tới
chất lượng chiến dịch quảng cáo là tư duy tiếp thị của những
khách hàng này chưa thực sự có tầm nhìn dài hạn, không chịu
xây dựng nền tảng cho thương hiệu từ trước cũng như về sau
này.
Vô duyên nhưng có lý
Thời gian gần đây, báo chí nói nhiều về việc có quá nhiều
chương trình quảng cáo nhàm chán được phát trên sóng truyền
hình.
Để cải thiện được điều này thì cần phải có thời gian và một
chiến lược thay đổi mạnh mẽ trong cách nhìn và cách làm việc
từ chính những người làm tiếp thị và quảng cáo. Sau khi Việt
Nam gia nhập WTO, quảng cáo mới thực sự phát triển. Thế
nhưng ở Việt Nam, cái gì phát triển ồ ạt cùng lúc cũng sẽ nảy
sinh những vấn đề về cơ cấu quản lý và tầm nhìn chiến lược.
Ví dụ như một số chương trình quảng cáo truyền hình (TVC) về
thuốc ho, thuốc cảm, dầu gội đầu được cho rằng quá vô duyên,
thời lượng chỉ có 30 giây nhưng nói quá nhiều mà hình ảnh thì
nghèo nàn và không sáng tạo. Tuy nhiên, phải đưa mình vào
phân khúc thị trường của các sản phẩm này thì ta mới hiểu được
nguyên nhân. Đa số khán giả là người dân vùng nông thôn, họ
đang bệnh và mối quan tâm của họ là làm sao cho hết bệnh ngay
tức khắc. Do hiểu được vấn đề này nên những người làm quảng
cáo mới chọn cách làm chương trình TVC như vậy. Nói tóm lại,
vấn đề đặt ra ở đây là trình độ và dân trí của người dân cũng ảnh
hưởng tới chất lượng sáng tạo của quảng cáo.
“Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một
làm. Khi viết những kịch bản cho những TVC kiểu này, ban đầu
mình cũng muốn làm sáng tạo, lôi cuốn người xem, tránh những
điều vô duyên và nhàm chán từ những chương trình trước. Thế
nhưng khi đi giới thiệu ý tưởng cho khách hàng thì bị loại ngay
từ đầu, có lẽ thời thế bắt buộc phải thế”, Tuấn Anh, một nhân
viên chuyên viết quảng cảo (copywrite), chia sẻ.
Ăn cắp ý tưởng
Do ngành quảng cáo mới phát triển tại Việt Nam nên đạo đức
nghề nghiệp cũng chưa thực sự được đề cao. Chuyện ăn cắp ý
tưởng xảy ra như cơm bữa.
Nội dung và hình ảnh chương trình quảng cáo giống nhau - tức
mà không làm gì được. Ngoài ra, còn có những kiểu ăn cắp kinh
khủng hơn. Chẳng hạn như một khách hàng tung ra chiến dịch
quảng cáo nên cần thuê một công ty trong nghề thực hiện. Sau
khi cập nhật thông tin từ phía khách hàng, công ty này viết kế
hoạch thực hiện rồi trình bày với khách hàng về từng hạng mục
cụ thể. Khách hàng không đồng ý và hủy chương trình. Thế
nhưng điều kỳ lạ là chỉ một thời gian sau, công ty này lại thấy
sản phẩm sáng tạo của mình được một công ty khác thực hiện
cho chính khách hàng này.
“Thực sự mình cũng muốn cạnh tranh lành mạnh vì đã làm nghề
này thì ai cũng có cái tôi của mình, nếu mình không đáp ứng
được yêu cầu của khách hàng thì mình chấp nhận thua. Tuy
nhiên, nhiều khi chính khách hàng lại tạo ra những việc sai
nguyên tắc, đẩy các công ty của Việt Nam vốn đã nhỏ lại còn
đánh nhau giành hợp đồng”, Giám đốc Mỹ thuật kiêm Giám đốc
Điều hành của một công ty quảng cáo bức xúc.
Trong tương lai, quảng cáo trực tuyến qua Internet và điện thoại
di động sẽ phát triển và thay thế những kênh quảng cáo cũ như
truyền hình và sự kiện. Thế nhưng điều này vẫn khiến nhiều dân
làm tiếp thị tại Việt Nam nghi ngờ bởi những kênh quảng cáo cũ
đã ăn sâu vào tâm trí nhiều người. Muốn thay đổi thì phải sáng
tạo lại quy trình để sản phẩm thật sự đi vào lòng người. Không
dễ dàng và có lẽ còn phải cần rất nhiều thời gian nữa thì quảng
cáo trực tuyến mới phát triển mạnh thực thụ tại Việt Nam.