I. KHÁI QUÁT VỀ PHÁ SẢN
1) Khái niệm phá sản
Trong điều kiện của kinh tế thị trường, lợi nhuận là động lực, là mục đích và là
phương tiện tồn tại của các chủ thể kinh doanh. Mục đích tối đa hóa lợi nhuận của các
chủ thể kinh doanh đã tạo sức ép buộc họ phải sử dụng có hiệu quả các nguồn nhân
lực của chính mình như: vốn, nguồn lực lao động, công nghệ Cũng chính vì mục
đích này đã khuyến khích, thúc đẩy họ nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới để có
thể giảm được chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Mặt khác, để đáp ứng ngày
càng tốt hơn thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dung, các chủ thể kinh doanh phải
nắm bắt được thị hiếu và nhu cầu đó thông qua sự đổi mới thường xuyên và liên tục từ
sản phẩm, dịch vụ cung ứng đến phương thức quản lý và giao tiếp với khách hàng.
Khi một doanh nghiệp không còn đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe, nghiệt ngã
của thương trường, doanh nghiệp đó sẽ bị đào thải. Cơ chế đào thải những doanh
nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài, mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, đồng
thời phòng ngừa, khắc phục những hậu quả và những rủi ro của những doanh nghiệp
này gây ra được gọi là cơ chế phá sản.
Và để phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu của pháp luật phá sản hiện đại,
Luật phá sản Việt Nam đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15/6/2004 và bắt đầu có hiệu lực ngày
15/10/2004, đã đưa ra tiêu chí xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản tại
Điều 3 như sau: “ Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các
khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản .“
26 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 733 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Qui định về phá sản theo pháp luật hiện hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Qui định về phá sản theo pháp luật hiện hành
I. KHÁI QUÁT VỀ PHÁ SẢN
1) Khái niệm phá sản
Trong điều kiện của kinh tế thị trường, lợi nhuận là động lực, là mục đích và là
phương tiện tồn tại của các chủ thể kinh doanh. Mục đích tối đa hóa lợi nhuận của các
chủ thể kinh doanh đã tạo sức ép buộc họ phải sử dụng có hiệu quả các nguồn nhân
lực của chính mình như: vốn, nguồn lực lao động, công nghệ Cũng chính vì mục
đích này đã khuyến khích, thúc đẩy họ nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới để có
thể giảm được chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Mặt khác, để đáp ứng ngày
càng tốt hơn thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dung, các chủ thể kinh doanh phải
nắm bắt được thị hiếu và nhu cầu đó thông qua sự đổi mới thường xuyên và liên tục từ
sản phẩm, dịch vụ cung ứng đến phương thức quản lý và giao tiếp với khách hàng.
Khi một doanh nghiệp không còn đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe, nghiệt ngã
của thương trường, doanh nghiệp đó sẽ bị đào thải. Cơ chế đào thải những doanh
nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài, mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, đồng
thời phòng ngừa, khắc phục những hậu quả và những rủi ro của những doanh nghiệp
này gây ra được gọi là cơ chế phá sản.
Và để phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu của pháp luật phá sản hiện đại,
Luật phá sản Việt Nam đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15/6/2004 và bắt đầu có hiệu lực ngày
15/10/2004, đã đưa ra tiêu chí xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản tại
Điều 3 như sau: “ Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các
khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản .“
2) Các tác động của phá sản
Xét tổng thể, các tác động của phá sản là tiêu cực dưới các mặt sau:
Về mặt kinh tế: Một doanh nghiệp bị phá sản trong điều kiện ngày nay có thể dẫn
đến những tác động tiêu cực. Khi quy mô của doanh nghiệp phá sản càng lớn, tham
gia vào quá trình phân công lao động của ngành nghề đó càng sâu và rộng, số lượng
bạn hàng ngày càng đông thì sự phá sản của nó thể dẫn đến sự phá sản hàng loạt của
các doanh nghiệp bạn hàng theo “hiệu ứng domino”- phá sản dây chuyền.
Về mặt xã hội: Phá sản doanh nghiệp để lại những hậu quả tiêu cực nhất định về
mặt xã hội bởi nó làm tăng số lượng người thất nghiệp, làm cho sức ép về việc làm
ngày càng lớn và có thể làm nảy sinh các tệ nạn xã hội, thậm chí các tội phạm.
Về mặt chính trị: Phá sản dây chuyền sẽ dẫn tới sự suy thoái và khủng hoảng nền
kinh tế quốc gia, thậm chí khủng hoảng kinh tế khu vực và đây là nguyên nhân trực
tiếp dẫn đến những khủng hoảng sâu sắc về chính trị.
Như vậy, xét ở ba mặt trên, phá sản với tính chất là một hiện tượng xã hội tiêu cực
cần được hạn chế và ngăn chặn đến mức tối đa. Để hạn chế các tác động tiêu cực, phá
sản cần phải được coi là sự lựa chọn cuối cùng và duy nhất của chính phủ đối với
doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Yêu cầu này cần phải được thể hiện một
cách nhất quán trong pháp luật phá sản qua các nội dung như: tiêu chí xác định một
doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, vấn đề hồi phục doanh nghiệp lâm vào tình
trạng phá sản, vấn đề hồi phục doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, thứ tự ưu tiên
thanh toán các khoản nợ khi tuyên bố phá sản
3) Đặc điểm của phá sản
Phá sản là thủ tục thanh toán nợ đặc biệt.
Thanh toán theo danh sách chủ nợ đến hạn và chưa đến hạn.
Thanh toán nợ trên cơ sở giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp.
Chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp.
Chế tài được áp dụng đối với người quản lý, điều hành doanh nghiệp ( cấm thành
lập, quản lý doanh nghiệp từ 1 – 3 năm)
4) Phân biệt phá sản và giải thể
* Giống nhau:
- Doanh nghiệp ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh
- Bị thu hồi con dấu và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản
* Khác nhau:
Phá sản doanh nghiệp
- Khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi
chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản. Phá sản theo quyết định của
Tòa án (Nói cách khác giải thể doanh nghiệp thực hiện theo trình tự thủ tục của luật
doanh nghiệp, phá sản thực hiện theo trình tự thủ tục của luật phá sản).
- Phá sản sẽ chuyển quyền điều hành cho một ủy ban tạm thời quản lý để giải quyết
tình trạng công nợ trên cơ sở phân chia toàn bộ tài sản của doanh nghiệp sau khi
thanh lý một cách hợp lý cho tất cả các chủ nợ liên quan trong giới hạn của số tài
sản đó.
- Chủ doanh nghiệp sau khi phá sản hầu như không có quyền gì liên quan đến tài sản
của doanh nghiệp.
- Giám đốc doanh nghiệp phá sản phải ngừng giữ chức giám đốc ở một doanh nghiệp
khác ít nhất là hai năm.
Giải thể doanh nghiệp
- Giải thể xuất phát chủ yếu từ ý chí chủ quan của chủ sở hữu Doanh nghiệp tư nhân,
tất cả các thành viên hợp danh (Công ty hợp danh), Hội đồng thành viên, chủ sở
hữu Công ty (Công ty TNHH), Đại hội đồng cổ đông (Công ty cổ phần) khi doanh
nghiệp làm ăn thua lỗ, không tìm được hướng đi mới.
- Doanh nghiệp giải thể chỉ đơn thuần là giải quyết dứt điểm tình trạng công nợ,
Thanh lý tài sản chia cho các cổ đông, trả giấy phép.
- Doanh nghiệp giải thể sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ tài sản vẫn có thể
chuyển sang một ngành nghề kinh doanh khác nếu có thể.
- Giám đốc doanh nghiệp giải thể có thể đứng ra thành lập, điều hành công ty mới.
II. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP, HTX
1. Những đối tượng có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản
doanh nghiệp
*Đối tượng có quyền:
Chủ nợ có bảo đảm một phần: là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản
của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản bảo đảm ít hơn
khoản nợ đó.
Chủ nợ không có bảo đảm: là chủ nợ có khoản nợ không bảo đảm bằng tài sản
của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc người thứ ba.
Người lao động: Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được
lương, các khoản nợ khác cho người lao động và nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã
lâm vào tình trạng phá sản thì đại diện Công đoàn hoặc đại diện người lao động (nơi
chưa có tổ chức Công đoàn) có quyền nộp đơn yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá
sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Đối với công ty hợp danh: Theo điều 18 Luật phá sản (khi nhận thấy công ty hợp
danh lâm vào tình trạng phá sản thì thành viên hợp danh có quyền nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh).
Điều 18. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của thành viên hợp danh
1. Khi nhận thấy công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản thì thành viên hợp danh
có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh đó.
2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu
được thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Luật này.
Đối với Doanh nghiệp nhà nước: Theo điều 16 luật phá sản (khi nhận thấy doanh
nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa
vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp có
quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp).
Điều 16. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ sở hữu doanh nghiệp
nhà nước
1. Khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản mà doanh nghiệp
không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì đại diện chủ sở hữu
của doanh nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp
đó.
2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu
được thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Luật này.
Đối với công ty Cổ phần: Theo điều 17 Luật phá sản (khi nhận thấy công ty cổ
phần lâm vào tình trạng phá sản thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của điều lệ công ty).
Điều 17. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của các cổ đông công ty cổ phần
1. Khi nhận thấy công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản thì cổ đông hoặc nhóm cổ
đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của điều lệ công ty;
nếu điều lệ công ty không quy định thì việc nộp đơn được thực hiện theo nghị quyết
của đại hội cổ đông. Trường hợp điều lệ công ty không quy định mà không tiến hành
được đại hội cổ đông thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ
thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản đối với công ty cổ phần đó.
2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu
cầu được thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Luật này, trừ các giấy tờ, tài liệu
quy định tại các điểm d, đ và e khoản 4 Điều 15 của Luật này.
*Đối với nghĩa vụ:
Theo điều 15 Luật phá sản (khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình
trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác
xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã).
Điều 15. Nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp
tác xã lâm vào tình trạng phá sản:
1. Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì chủ
doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã;
c) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.
3. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải được gửi cho Toà án có thẩm quyền quy định
tại Điều 7 của Luật này.
4. Phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản các giấy tờ, tài liệu sau đây:
a) Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, trong đó giải
trình nguyên nhân và hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán; nếu
doanh nghiệp là công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải được kiểm toán thì báo
cáo tài chính phải được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận;
b) Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện, nhưng vẫn
không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn;
c) Bảng kê chi tiết tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã và địa điểm nơi có tài sản nhìn
thấy được;
d) Danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của
các chủ nợ; ngân hàng mà chủ nợ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và
không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm;
đ) Danh sách những người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên,
địa chỉ của họ; ngân hàng mà họ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và
không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm;
e) Danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của các thành viên, nếu doanh nghiệp mắc nợ là một
công ty có các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh
nghiệp;
g) Những tài liệu khác mà Toà án yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải cung cấp
theo quy định của pháp luật.
5. Trong thời hạn ba tháng, kể từ khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình
trạng phá sản, nếu chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp
tác xã không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì phải chịu trách nhiệm theo quy
định của pháp luật.
2. Giải quyết yêu cầu và thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp, HTX
Thẩm quyền của tòa án :
- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhận đơn và giải quyết yêu
cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo
Luật doanh nghiệp; Hợp tác xã theo Luật hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ
quan đăng ký kinh doanh thành phố.
- Toà án nhân dân huyện, quận có thẩm quyền nhận đơn và giải quyết yêu cầu mở
thủ tục phá sản đối với hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh
doanh cấp huyện, quận đó.
Những người có quyền nộp đơn:
- Chủ nợ.
- Người lao động trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được lương,
các khoản nợ khác cho người lao động.
- Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước
- Các cổ đông công ty cổ phần.
- Thành viên hợp danh công ty hợp danh.
Những người có nghĩa vụ nộp đơn:
- Doanh nghiệp, Hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
▪ Hồ sơ cần thiết:
I. Người nộp đơn là chủ nợ
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tên, địa chỉ của ngời làm đơn;
c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;
d) Các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đến hạn mà không
được doanh nghiệp, hợp tác xã thanh toán;
đ) Quá trình đòi nợ;
e) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.
II. Người nộp đơn là người lao động
1. Đại diện cho người lao động được cử hợp pháp sau khi được quá nửa số người
lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy
chữ ký; đối với doanh nghiệp, hợp tác xã quy mô lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc thì
đại diện cho người lao động được cử hợp pháp phải đựơc quá nửa số người được cử
làm đại diện từ các đơn vị trực thuộc tán thành.
2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tên, địa chỉ của ngừơi làm đơn;
c) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;
d) Số tháng nợ tiền lương, tổng số tiền lương và các khoản nợ khác mà doanh nghiệp,
hợp tác xã không trả được cho người lao động;
đ) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.
III. Người nộp đơn là doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
1. Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì chủ
doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã;
c) Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.
3. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải được gửi cho Toà án có thẩm quyền quy
định tại Điều 7 của Luật phá sản.
4. Phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản các giấy tờ, tài liệu sau đây:
a) Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, trong đó giải
trình nguyên nhân và hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán; nếu
doanh nghiệp là công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải được kiểm toán thì báo
cáo tài chính phải đựơc tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận;
b) Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện, nhưng vẫn
không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn;
c) Bảng kê chi tiết tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã và địa điểm nơi có tài sản nhìn
thấy được (mẫu 1).
d) Danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của
các chủ nợ; ngân hàng mà chủ nợ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và
không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm
(mẫu 2).
đ) Danh sách những ngươì mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên,
địa chỉ của họ; ngân hàng mà họ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và
không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm
(mẫu 3).
e) Danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của các thành viên, nếu doanh nghiệp mắc nợ là một
công ty có các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh
nghiệp;
g) Những tài liệu khác mà Toà án yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải cung cấp
theo quy định của pháp luật.
IV. Người nộp đơn là chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước
1. Khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản mà doanh
nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì đại diện chủ
sở hữu của doanh nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh
nghiệp đó.
2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu
được thực.
V. Người nộp đơn là các cổ đông công ty cổ phần
1. Khi nhận thấy công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản thì cổ đông hoặc nhóm
cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của điều lệ công
ty; nếu điều lệ công ty không quy định thì việc nộp đơn được thực hiện theo nghị
quyết của đại hội cổ đông. Trường hợp điều lệ công ty không quy định mà không tiến
hành được đại hội cổ đông thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ
phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần đó.
2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu
được thực hiện như mục III, trừ các giấy tờ, tài liệu điểm d, đ và e .
VI. Người nộp đơn là thành viên công ty hợp danh
1. Khi nhận thấy công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản thì thành viên hợp
danh có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh đó.
2. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu
được thực hiện:
▪ Thời gian giải quyết:
- Ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản: 30 ngày kể từ ngày toà án thụ
lý hồ sơ.
- Niêm yết danh sách chủ nợ, người mắc nợ: 60 ngày kể từ ngày toà án ra quyết
định mở thủ tục phá sản.
- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại danh sách chủ nợ: 15 ngày kể từ ngày niêm yết.
- Hội nghị chủ nợ: 15 ngày kể từ ngày khoá sổ danh sách chủ nợ.
▪ Địa điểm tiếp nhận:
- Tổ thụ lý, Văn phòng TAND ĐỊA PHƯƠNG
3. Hội nghị chủ nợ
Hội nghị chủ nợ là cơ quan quyền lực cao nhất của các chủ nợ do Tòa án triệu
tập và chủ trì. Hội nghị này được lập ra nhằm giúp cho các chủ nợ và doanh nghiệp có
cơ hội đàm phán với nhau để đi đến vấn đề thanh toán ổn thỏa. Có 2 trường hợp:
- Phục hồi: nếu hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua nghị quyết đồng ý với giải
pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh , kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ thì
doanh nghiệp sẽ được hoạt động trong tối đa 3 năm có sự giám sát của chủ nợ.
Thẩm phán sẽ ra quyết định công nhận nghị quyết của hội nghị chủ nợ. Nghị
quyết này có hiệu lực đối với tất cả các bên có liên quan. Sau 3 năm, nếu doanh
nghiệp hoàn tất nợ đúng hạn thì doanh nghiệp đó tiếp tục hoạt động.
- Thanh lý tài sản của doanh nghiệp: nếu nghị quyết của hội nghị chủ nợ không
đồng ý cho doanh nghiệp cơ hội phục hồi hoặc hội nghị chủ nợ không thành thì
Tòa sẽ quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản. Thứ tự thanh lý tài sản như sau:
+ Các khoản phí , lệ phí , chi phí phá sản
+ Các khoản lương , trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp
luật và hợp đồng
+ Các khoản nợ không có bảo đảm trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ
+ Phần còn lại là của chủ doanh nghiệp ( thông thường là không còn).
4. Hoà giải và giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
*Hòa giải:
Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba
làm trung gian để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm
loại trừ tranh chấp đã phát sinh.
Việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản liên quan đến nhiều vấn đề của doanh
nghiệp, từ giải quyết quan hệ vay - nợ giữa chủ nợ và doanh nghiệp, đến quan hệ lao
động, đất đai, hợp đồng... và các tranh chấp khác liên quan đến con nợ. Song phá sản
chưa được coi là một vụ án, và chưa được tiến hành như một thủ tục tố tụng đặc biệt.
Mối quan hệ giữa Luật Phá sản doanh nghiệp với các luật liên quan như Luật Doanh
nghiệp, Luật Thương mại, luật về thi hành án, Bộ luật Lao động, Luật Đất đai... chưa
được làm rõ. Thậm chí giữa các luật còn có điểm thiếu thống nhất. Thí dụ: Luật
Thương mại quy định thương nhân (bao gồm pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp
tác) có quyền tuyên bố phá sản, nhưng Luật Phá sản chỉ quy định việ