Điều 1: Sản phẩm cuối cùng của công tác xếp dỡ ở cảng là hoàn tất công tác xếp dỡ hàng hóa cho một con tàu, tức là giải phóng xong một con tàu. Thời gian giải phóng tàu trong công đoạn xếp dỡ tại cảng được tính từ khi bắt đầu mở hầm làm hàng cho tới khi chấm dứt công tác xếp dỡ- tàu có thể rời cảng.
208 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 14499 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Qui trình công nghệ xếp dỡ hàng hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
CẢNG SÀI GÒN
QUI TRÌNH
CÔNG NGHỆ XẾP DỠ
HÀNG HÓA
PHÒNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
(Hiệu chỉnh lần thứ 3- năm 2009+)
1
MỤC LỤC
PHẦN I – QUY CHẾ VÀ CÁC QUI ĐỊNH
VỀ AN TÒAN LAO ĐỘNG
Trang
Chương I - Qui chế về tổ chức dây chuyền xếp dỡ và thực hiện QTCNXD 4
Chương II - Qui định về công tác chuẩn bị nơi làm việc 13
Chương III -Qui định về an toàn lao động đối với các đối tượng tham gia 15
QTCNXD
Chương IV -Các qui định an toàn đối với từng thao tác trong QTCNXD 18
Chương V -Qui định về xếp dỡ bảo quản hàng nguy hiểm độc hại ở Cảng 28
Bảng thống kê các loại CCXD của Cảng Sài gòn
PHẦN II- CÁC QUI TRÌNH XẾP DỠ
1 - QTCNXD hàng bột, sữa,mica,hóa chất trọng lượng 25 – 50 kg. 36
2 - QTCNXD lương thực 50 kg . 39
3 - QTCNXD lương thực 50 kg đóng container 42
4 - QTCNXD hàng nông sản trọng lượng 50-80 kg. 44
5- QTCNXD hàng bao ciment 50kg ( bao giấy). 46
6- QTCNXD hàng bao phân bón 50kg. 49
7- QTCNXD hàng bao đường,hoá chất,hạt nhựa,ciment (bao ny lon) 50kg. 52
8- QTCNXD hàng gạo trọng lượng 1000kg. 55
9- QTCNXD hàng ciment trọng lượng 1500kg. 57
10- QTCNXD hàng sôda trọng lượng 1000kg 59
11- QTCNXD thép ống,thép hình. 61
12- QTCNXD thép cây bó dài. 64
13- QTCNXD thép phôi dài 67
14- QTCNXD thép tấm kiện, tấm đơn. 70
15- QTCNXD thép dây cuộn. 73
16- QTCNXD thép tấm cuộn. 75
17- QTCNXD thép vụn, phế liệu. 78
18- QTCNXD gang thỏi rời, gang thỏi trong bao PP. 80
19- QTCNXD hàng than đá rời các loại 82
20-QTCNXD hàng clinker 84
21- QTCNXD phân bón rời các loại 85
22- QTCNXD đóng gói phân bón rời. 88
23- QTCNXD hàng cám và thức ăn gia súc rời. 91
24- QTCNXD đóng gói hàng cám và thức ăn gia súc. 93
25- QTCNXD Lúa mì rời. 96
26- QTCNXD gỗ cây. 98
27- QTCNXD gỗ ván xẻ. 101
28- QTCNXD gỗ lạng. 103
29- QTCNXD gỗ ván sàn. 105
30- QTCNXD kiện carton dưới 50kg. 107
31- QTCNXD hàng bách hóa khô trong bao bì carton 109
32- QTCNXD cao su trọng lượng dưới 100kg. 111
33- QTCNXD kiện cao su trọng lượng 1000kg. 113
34- QTCNXD kiện thiết bị ,phụ tùng trọng lượng dưới 1000kg.
2
35- QTCNXD hàng thực phẩm ,rau quả, hải sản tươi sống 115
trọng lượng dưới50 kg.
36- QTCNXD hàng thùng hình trụ:nhiên liệu hóa chất đựng 117
trong thùng kim lọai
37- QTCNXD xe bus nhỏ, xe du lịch 12CN. 119
38- QTCNXD xe bus. 121
39- QTCNXD container có hàng và không hàng. 123
40- QTCNXD vỏ xe các lọai 128
3
PHẦN I
QUI CHẾ VÀ CÁC QUI ĐỊNH
VỀ AN TÒAN LAO ĐỘNG
4
Tổng Công ty HHVN
Công ty TNHH một thành viên
Cảng Sài gòn
Số: / CSG-KTCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 1 năm 2009
CHƯƠNG I
QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC DÂY CHUYỀN XẾP DỠ
VÀ THỰC HIỆN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XẾP DỠ
I-NGUYÊN TẮC CHUNG:
Điều 1: Sản phẩm cuối cùng của công tác xếp dỡ ở cảng là hoàn tất công tác
xếp dỡ hàng hóa cho một con tàu, tức là giải phóng xong một con tàu. Thời gian giải
phóng tàu trong công đoạn xếp dỡ tại cảng được tính từ khi bắt đầu mở hầm làm hàng
cho tới khi chấm dứt công tác xếp dỡ - tàu có thể rời cảng.
Điều 2: Dây chuyền xếp dỡ là một phần tử trong quá trình tổ chức sản xuất ở
Cảng. Các yếu tố để hình thành một dây chuyền xếp dỡ là:
a. Đối tượng xếp dỡ : hàng hóa thông qua cảng.
b. Thiết bị xếp dỡ: : các phương tiện thiết bị xếp dỡ và công cụ mang hàng
c. Nhiệm vụ xếp dỡ : các phương án khai thác
d.Tổ chức thực hiện: tổ chức lao động khoa học của các thành phần tham gia:
- Công nhân xếp dỡ thủ công
- Công nhân cơ giới
- Nhân viên giao nhận kho hàng
- Nhân viên chỉ đạo khai thác và kỹ thuật xếp dỡ.
- Một số nhân viên kiểm tra giám sát khác.
Tất cả các thành viên này đều có nhiệm vụ thực hiện phương án khai thác đạt hiệu quả
cao nhất.
Điều 3 : Mọi yếu tố để tổ chức dây chuyền xếp dỡ phải được quy định cụ thể rõ
ràng – đó là quy trình công nghệ xếp dỡ , quy trình công nghệ xếp dỡ được xây dựng
qua việc nghiên cứu cụ thể các sơ đồ cơ giới hoá xếp dỡ hoàn chỉnh của cảng, đảm
bảo tính hợp lý và tính khả thi để đạt được các yêu cầu sau đây:
• Sử dụng công suất, phương tiện thiết bị xếp dỡ tối ưu.
• Năng suất lao động của từng phương án xếp dỡ đạt kết quả tối đa.
• Lao động, phương tiện, hàng hoá phải bảo đảm an toàn.
Điều 4: Quy trình công nghệ xếp dỡ phải được xây dựng đầy đủ cho mọi loại
hàng, nhóm hàng, mọi phương tiện thiết bị xếp dỡ ở cảng, sao cho mọi hoạt động
trong công tác xếp dỡ đều được thực hiện theo quy trình công nghệ.
Điều 5: Trong quá trình thiết lập các dây chuyền xếp dỡ để thực hiện các
5
phương án khai thác có những vấn đề không được đề cập trong các quy trình đều đã
được quy định trong bộ quy chế này: việc tổ chức thực hiện quy chế và quy trình công
nghệ xếp dỡ phải được coi như việc thi hành một luật lệ mang tính pháp lý - có kiểm
tra, giám sát và xử lý những trường hợp vi phạm.
II-TỔ CHỨC HIỆN TRƯỜNG KHAI THÁC:
Điều 6: Việc điều hành hoạt động khai thác toàn cảng là Tổng giám đốc - giúp
cho Tổng giám đốc trong công tác tổng chỉ huy này là Phó tổng giám đốc phụ trách
khai thác và Trưởng phòng Kinh doanh khai thác. Bên cạnh hệ thống chỉ huy trực tiếp
này là các hệ kinh tế và kỹ thuật làm nhiệm vụ hỗ trợ và phục vụ theo từng chức năng
và công việc cụ thể.
Tại các cảng , xí nghiệp xếp dỡ và chi nhánh ( gọi tắt là các đơn vị trực thuộc
cảng), người trực tiếp nhận lệnh của công ty và triển khai thực hiện là Giám đốc, tại
cuộc họp giao ban toàn cảng hoặc qua hệ thống thông tin trực tiếp, Phó giám đốc khai
thác của đơn vị trực thuộc giúp Giám đốc triển khai thực hiện nhiệm vụ nói trên.
Điều 7: Giám đốc và Phó giám đốc khai thác các đơn vị trực thuộc triển khai
công việc qua cuộc họp giao ban hàng ngày. Phó giám đốc khai thác chịu trách nhiệm
triển khai lệnh SX đến từng dây chuyền xếp dỡ và từng tổ công nhân với những cán bộ
giúp việc đặc trách như sau:
- Trực ban trưởng ca điều hành hoạt động hiện trường trong ca. Trong từng
khâu công tác có những chức danh sau đây:
1. Nhân viên lập kế hoạch ngày - ca và theo dõi thống kê tình hình thực hiện các
mặt trong ca.
2. Nhân viên quản lý nhân lực (Tổ trưởng tổ bốc xếp).
3. Chỉ đạo viên xếp dỡ tại tàu (Trực ban tầu).
4. Chỉ đạo viên xếp dỡ kho, bãi ( Trưởng ca kho bãi)
5. Tổ trưởng tổ giao nhận
6. Nhân viên quản lý cơ giới bao gồm cả lao động và phương tiện( Trực ban cơ
giới)
7. Nhân viên theo dõi công tác giao nhận.
8. Nhân viên theo dõi về kho, bãi.
9. Nhân viên quản lý và cấp phát công cụ xếp dỡ.
10. Công nhân phục vụ hiện trường (nấu nước, vệ sinh công nghiệp).
Điều 8: Lập kế hoạch ngày - ca
Lập kế hoạch là công tác tổng tham mưu của hoạt động hiện trường. Lập các
phương án khai thác và tổ chức các dây chuyền xếp dỡ để thực hiện các phương án
khai thác đạt hiệu quả cao.
Các yếu tố cơ bản dùng làm căn cứ cho việc lập kế hoạch là :
- Kế hoạch giải phóng tàu của Cảng.
6
- Kế hoạch đăng ký của chủ hàng (hàng xuất nhập và lượng phương tiện vận
chuyển hàng cả thủy và bộ)
- Lực lượng lao động và phương tiện huy động.
- Tình hình thực hiện ca trước về số liệu thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
và các diễn biến khác.
Năng lực và tình hình xếp chứa hàng tại các kho, bãi của Cảng.
Khi đã lập ra các phương án khai thác cần chỉ rõ các điều kiện thực hiện các
quy định trong quy trình công nghệ. Do đó người lập kế hoạch phải nắm thật vững quy
trình công nghệ - Không được phép đưa ra các điều kiện thực hiện trái với quy trình
công nghệ.
Để đảm bảo cho việc lập kế hoạch được hợp lý và khả thi, cần phải kết hợp chặt
chẽ giữa người lập kế hoạch và người chỉ huy hiện trường (trực ban trưởng). Muốn
cho hiện trường khai thác hoạt động liên tục trong ca, hạn chế tối đa tình trạng ách tắc
trong sản xuất - Khi lên ca ngoài kế hoạch chính thức ghi trên bảng, luôn luôn phải
chuẩn bị kế hoạch dự phòng. Sự chuẩn bị đó phải đạt được theo công thức: "Một triển
khai - hai dự phòng"
Điều 9: Người lập kế hoạch ngày- ca (thường gọi là trực ban kế hoạch) ngoài
việc lập kế hoạch như điều 8 đã quy định và thường xuyên báo cáo trực ban trưởng về
tình hình thực hiện tại hiện trường, còn có nhiệm vụ trong ca là:
• Nhận lệnh trực tiếp hoặc qua hệ thống thông tin của Tổng Giám đốc Cảng,
phòng Kinh doanh khai thác và báo cáo lên những nội dung theo yêu cầu
của Tổng giám đốc hoặc phòng KDKT .
• Nhận đăng ký và phản ảnh của các chủ hàng, vào sổ theo dõi nội dung đăng
ký, giải những vấn đề cụ thể với chủ hàng.
• Theo dõi tình hình sử dụng lao động, phương tiện và lịch quay ca để phục vụ
lập kế hoạch ca sau.
• Trước khi kết thúc ca sản xuất phải ghi vào sổ kết quả thực hiện về các chỉ
tiêu khai thác và tình hình diễn biến, sản lượng thực hiện của từng máng,
từng tàu, nhân lực, thiết bị phương tiện huy động và sử dụng, lượng hàng
hóa xếp tại kho, bãi tức thời và cộng dồn.
• Cùng trực ban trưởng ca nhận xét, đánh giá tình hình sản xuất trong ca.
• Bàn giao ca với đầy đủ nội dung sổ sách và chứng từ.
Điều 10: Trực ban trưởng ca căn cứ kế hoạch đã được lập, triển khai tổ chức
các dây chuyền xếp dỡ để thực hiện các phương án khai thác. Giao nhiệm vụ cụ thể
cho các thành viên đi ca của các khâu trong dây chuyền.
Kiểm tra chặt chẽ việc ráp mối đầu ca giữa các khâu lao động, phương tiện,
thiết bị, giao nhận, kho hàng, kiểm kiện, chủ hàng, chủ tàu ... Giao nhiệm vụ cụ thể cho
các chỉ đạo viên xếp dỡ từng tàu, sau giờ giao nhận ca tại hiện trường mọi dây chuyền
xếp dỡ phải được hoạt động, mọi trục trặc phát sinh trực ban trường phải phát hiện
ngay và chỉ đạo kịp thời các khâu xử trí để dây chuyền xếp dỡ hoạt động ổn định.
7
Những phát sinh ngoài quy định, vượt quá khả năng nhiệm vụ, trực ban trưởng
ca không quyết định được tức thời, kể cả kế hoạch dự phòng cũng không đáp ứng
được thì phải báo cáo ngay Giám đốc công ty, không được để kéo dài quá 30 phút.
Sau khi có lệnh của trên phát ra phải ghi ngay vào nhật ký trực ban và triển khai lệnh
cấp kỳ.
Trực ban trưởng ca phải luôn có mặt tại phòng chỉ huy, nếu rời vị trí để ra hiện
trường phải ghi lên bảng địa điểm đang có mặt.
Cuối ca, nắm hết tình hình các khâu, ghi nhận xét xuống ca vào sổ nhật ký trực
ban và ký phiếu năng suất, công tác cho các tổ công nhân. Bàn giao ca, kết thúc ca
sản xuất.
III-CHỈ ĐẠO HIỆN TRƯỜNG
Điều 11 : Tổ trưởng tổ bốc xếp: phải nắm vững phiên hiệu và danh sách tổ,
nhóm được huy động trong ca, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng lao động tăng cường
bổ sung. Những đối tượng lao động không hợp lệ tuyệt đối cấm huy động. Căn cứ kế
hoạch do trực ban trưởng ca công bố, sắp xếp lao động vào các dây chuyền. Việc tổ
chức lao động cho các dây chuyền phải căn cứ vào quy trình công nghệ theo từng
phương án. Có quyền điều phối lao động giữa các nhóm trong địa bàn hẹp (1 tàu hoặc
1 khu vực kho, bãi) để đáp ứng yêu cầu của từng quy trình theo từng phương án.
Theo dõi diễn biến lao động trong các dây chuyền xếp dỡ. Các trang bị an toàn
lao động khi làm hàng (chú ý các dây chuyền xếp dỡ các loại hàng độc hại, nguy
hiểm). Các điều kiện đảm bảo ổn định cho công nhân sản xuất được liên tục (ánh
sáng, chấn động, vệ sinh công nghiệp, nước uống, nơi đại tiểu tiện) Nếu phát hiện thấy
những bất hợp lý hoặc thiếu sót phải báo cáo trực ban trưởng ca để có sự chỉ đạo
khắc phục kịp thời.
Ghi sổ tay tóm tắt số tài liệu và tình hình trong ca - Báo cáo trực ban trưởng và
bàn giao xuống ca.
Điều 12:.Trực ban tàu - Nhận nhiệm vụ do trực ban trưởng ca giao, nắm vững
địa bàn hoạt động (một tàu hoặc nhiều tàu) nhận bàn giao của ca trước, ghi chép toàn
bộ kế hoạch lên ca đã được công bố trên bảng thuộc khu vực mình phụ trách, kiểm tra
công tác triển khai của các khâu trong các dây chuyền xếp dỡ, làm việc với tàu về nội
dung và mục đích hoạt động trong ca, yêu cầu tàu chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện để
triển khai kế hoạch công tác (mở nắp hầm, làm cầu tàu, đèn chiếu sáng, vật liệu kê lót
...) Ra lệnh triển khai những dây chuyền xếp dỡ đã đầy đủ mọi điều kiện hoạt động
(hàng hoá, lao động, phương tiện thiết bị xếp dỡ nâng chuyển công cụ mang hàng, vị
trí chất xếp, các thành phần lao động khác ... ).
Công tác triển khai đầu ca phải nhanh chóng hoàn tất trong vòng 30 phút sau khi
nhận ca.
Sau khi các dây chuyền xếp dỡ đã hoạt động ổn định phải thường xuyên kiểm
tra công tác kỹ thuật xếp dỡ theo quy trình công nghệ đã ban hành. Những lô hàng, mã
hàng có đòi hỏi kỹ thuật xếp dỡ phức tạp phải yêu cầu các bộ phận có trách nhiệm
kiểm tra thiết bị phương tiện, công cụ mang hàng thật cẩn thận và hướng dẫn chỉ đạo
trong quá trình làm hàng.
8
Phải có mặt tại chỗ nơi có sự cố làm cho dây chuyền xếp dỡ dẫn đến ngừng
việc, nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục đối với từng khâu,
nếu vượt quá chức năng phải báo cáo ngay trực ban trưởng giải quyết kịp thời, không
để tình trạng ngừng việc kéo dài quá 30 phút mà chưa có hướng giải quyết.
Mọi diễn biến tình hình trong ca phải được ghi chép đầy đủ vào sổ tay công tác
để báo cáo trực ban trưởng ca và bàn giao xuống ca.
Điều 13: Trưởng ca kho, bãi: nhiệm vụ công tác tương tự như Trực ban tàu
nhưng vị trí công tác là trong kho, bãi cảng. Do đó một số công việc có khác hơn so với
chỉ đạo tàu. Nhiệm vụ chủ yếu là chỉ đạo thực hiện việc tổ chức các dây chuyền xếp dỡ
hàng trong kho, bãi cho các phương tiện vận chuyển.
Những công việc cụ thể tương tự như điều 12.
Điều 14 Trực ban cơ giới :p hải nắm vững số lượng và chất lượng phương
tiện thiết bị và lao động điều động trong ca mình phụ trách. Ngoài số lượng huy động
đưa vào kế hoạch trong khai thác phải có số lượng dự phòng nhất định. Trường hợp
đặc biệt do yêu cầu khai thác vượt quá số lượng huy động phải báo cáo trực ban
trưởng để điều hòa hợp lý cho từng dây chuyền xếp dỡ để bảo đảm sản xuất cố định.
Phải kiểm tra chặt chẽ từng đầu phương tiện đã đưa vào dây chuyền sản xuất
theo kế hoạch đã ghi, nắm vững tính năng hoạt động của từng loại và qui phạm an
toàn khi sử dụng nhằm khai thác hợp lý công suất thiết bị và bảo đảm an toàn thiết bị
lao động và hàng hóa.
Khi phát sinh trục trặc kỹ thuật phải cùng công nhân điều khiển và công nhân
sửa chữa đi ca tìm biện pháp xử lý khẩn trương để phục vụ sản xuất kịp thời, trừ
những sự cố lớn phải ngừng sản xuất cần điều động ngay phương tiện dự phòng (nếu
có) và báo cáo ngay trực ban trưởng. Không để dây chuyền xếp dỡ phải ngừng hoạt
động chờ phương tiện thiết bị.
Nếu vì lý do thiếu phương tiện thiết bị thì trực ban cơ giới bàn với Trực ban tàu
hoặc Trưởng ca kho, bãi và báo cáo trực ban trưởng ca xin cắt hẳn dây chuyền xếp dỡ
đó nếu không còn khả năng điều động phương tiện bổ sung được. Thật hạn chế việc
bố trí rải mỏng phương tiện cho nhiều dây chuyền xếp dỡ, ảnh hưởng đến năng suất
lao động chung.
Ghi chép đầy đủ tình hình diễn biến trong ca và nhận xét kết quả công tác vào
sổ tay, xác nhận phiếu công tác cho công nhân cơ giới, báo cáo trực ban trưởng ca và
bàn giao xuống ca.
Điều 15: Nhân viên quản lý công tác giao nhận hàng hóa (thường gọi là Tổ
trưởng giao nhận)
Căn cứ kế hoạch đã được công bố phải bố trí ngay nhân viên giao nhận vào các
dây chuyền xếp do sau khi đã kiểm điểm quân số do ca mình phụ trách. Nhân viên giao
nhận sau khi nhận bàn giao ca phải có mặt tại hiện trường trên từng dây chuyền xếp
dỡ đã được phân công đồng thời với tổ công nhân xếp dỡ để khởi động dây chuyền
hoạt động đúng giờ quy định. Nếu cần bố trí kiêm nhiệm 1 người giao nhận 2 dây
chuyền xếp dỡ thì phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- 2 dây chuyền xếp dỡ cùng làm 1 loại hàng.Hàng hóa là hàng rời hoặc hàng
9
thùng kiện cỡ lớn dễ đếm kiểm.
- 2 dây chuyền xếp dỡ cùng hoạt động trên 1 địa bàn kế cận (cùng 1 tàu , các
hầm phải liền kề và cần cẩu làm hàng cùng một phía mạn tầu , tốc độ của cần
trục chậm)
- Người kiêm nhận phải có nghiệp vụ vững vàng.
Sau khi bố trí nhân viên giao nhận vào các dây chuyền xếp dỡ phải thường
xuyên kiểm tra các dây chuyền hoạt động được liên tục. Những trường hợp trục trặc
do hàng hóa bị rách vỡ hoặc bị mất mát phải có mặt ngay để lập biên bản kịp thời,
không để cho nhân viên giao nhận vô cớ buộc dây chuyền xếp dỡ ngừng hoạt động.
Trong ca nhân viên giao nhận phải xác nhận số lượng, chất lượng hàng hóa
từng chuyến hàng cho các phương tiện nâng chuyển, cuối ca phải xác nhận cho tổ
công nhân xếp dỡ, việc xác nhận phải ghi rõ số lượng, chất lượng hàng hóa (sản phẩm
xếp dỡ). Nếu phiếu công tác không được xác nhận về chất lượng coi như không hợp
lệ. Khi xảy ra trường hợp hàng hóa bị rách vỡ hoặc bị mất mát nhân viên giao nhận tại
dây chuyền phải xin ý kiến chỉ đạo của tổ trưởng giao nhận, trường hợp tầu đậu ngoài
phao có thể báo thông qua trực ban tầu .
Ghi nhận xét và kết quả công tác vào sổ trực ban, báo cáo trực ban trưởng ca
và bàn giao xuống ca.
Điều 16: Nhân viên quản lý kho hàng (thường gọi là trưởng ca kho bãi)
Căn cứ kế hoạch được công bố, nắm vững hàng hóa, lưu kho bãi tới thời điểm
lên ca, trực tiếp giao nhiệm vụ cho từng nhân viên đi ca tại các kho, bãi có dây chuyền
xếp dỡ hoạt động để sẵn sàng giao nhận xuất nhập hàng hóa. Kiểm tra các yêu cầu về
qui cách chất xếp hàng hóa, thật chú ý các loại hàng đặc biệt (loại đặc chủng, loại dễ
đổ vỡ, hư hỏng, mất mát, loại nguy hiểm độc hại, dễ cháy nổ ... ...) kiểm tra thủ tục xuất
nhập tại các kho bãi, lập biên bản sự cố hàng hóa trong kho bãi (hư hỏng, mất mát,
nhầm lẫn) xử lý mọi phát sinh trong quá trình hoạt động của các dây chuyền xếp trong
toàn bộ khu vực kho, bãi cảng.
Ghi chép và nhận xét tình hình trong ca, vào sổ trực ban, báo cáo trực ban
trưởng ca và bàn giao xuống ca.
Điều 17: Cấp phát dụng cụ xếp dỡ: căn cứ kế hoạch khai thác trong ca, người
phụ trách công tác cấp phát dụng cụ xếp dỡ phải tổ chức cấp phát thật khẩn trương
theo đúng qui định. Người đến mượn dụng cụ phải kiểm tra về chất lượng và số lượng
dụng cụ cần thiết, ký nhận và giữ lại giấy ra vào cảng tại kho dụng cụ . Nếu công cụ
xếp dỡ được giao nhận tại cầu tàu thì người mượn và người trả phải vào kho ký sổ trả
mượn và đổi giấy ra vào cảng tại kho dụng cụ. Trong ca sản xuất nếu có sự hư hỏng
hoặc mất mát dụng cụ xếp dỡ đã mượn phải lập biên bản có xác nhận của chỉ đạo viên
xếp dỡ tại hiện trường để qui trách nhiệm. Giữa ca sản xuất nếu thay đổi loại hàng,
thay đổi phương án xếp dỡ thì cũng phải thay đổi công cụ mang hàng. Do đó cần lập
lại thủ tục như đầu ca: thay đổi dụng cụ hoặc mượn thêm ...
Khi hết ca người mượn phải đem trả dụng cụ về kho (trừ số giao nhận tại cầu
tàu) người quản lý và cấp phát ở kho phải kiểm tra cụ thể trước khi nhập kho và trả
giấy.
10
Tuyệt đối cấm việc đưa ra hiện trường những công cụ có khuyết tật và quá hạn
cho phép sử dụng.
Điều 18: Trong ca sản xuất công nhân phải có đủ nước uống tại các vị trí qui
định trên hiện trường, nước phải nấu chín, có trà và đảm bảo vệ sinh (bình chứa và ly,
ca để uống), trước khi châm nước phải kiểm tra, thay nước cũ, tráng bình, rửa ly (nhất
là nước cũ ngày trước đó). Ngoài việc cung cấp nước uống tại hiện trường, tổ vệ sinh
phải có người đi ca làm vệ sinh công nghiệp theo yêu cầu của kho, bãi và cầu tàu.
Điều 19: Tổ công nhân xếp dỡ: là đơn vị nền tảng của việc thực hiện kế hoạch
khai thác. Khi nhận lệnh sản xuất, tổ trưởng phải nắm vững ngay nhiệm vụ của đơn vị
mình: Làm việc gì, ở đâu, cần có những điều kiện gì để thực hiện nhiệm vụ này ... và
phải nhớ thật đầy đủ về nội dung qui trình công nghệ mà đơn vị mình đang tổ chức
thực hiện. Phân công nhiệm vụ cho từng người, từng vị trí trong dây chuyền xếp dỡ,
khi phân công phải lưu ý các vị trí xung yếu nhất phải bố trí tổ trưởng hoặc tổ phó. Cắt
cử người đi mượn dụng cụ xếp dỡ. Quan sát kiểm tra toàn bộ địa bàn hoạt động và
mặt bằng sản xuất của dây chuyền mình hoạt động. Liên hệ chặt chẽ với các khâu liên
qua