Qui trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo tôm he chân trắng

Đối tượng và phạm vi áp dụng Quy định này áp dụng cho các cơsở sản xuất giống nhân tạo tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931). Hạng mục công trình xây dựng, trang thiết bịchủyếu được qui định cho một trại có công suất 250 - 300 triệu Postlarvae 12 (PL. 12). Quy định này bắt buộc áp dụng cho các cơsởsản xuất giống tôm chân trắng trong phạm vi cảnước.

pdf12 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Qui trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo tôm he chân trắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 QUI TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO TÔM HE CHÂN TRẮNG Đào Văn Trí, Nguyễn Thành Vũ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 3 I. Đối tượng và phạm vi áp dụng Quy định này áp dụng cho các cơ sở sản xuất giống nhân tạo tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931). Hạng mục công trình xây dựng, trang thiết bị chủ yếu được qui định cho một trại có công suất 250 - 300 triệu Postlarvae 12 (PL. 12). Quy định này bắt buộc áp dụng cho các cơ sở sản xuất giống tôm chân trắng trong phạm vi cả nước. II. Yêu cầu về địa điểm xây dựng trại giống 2.1. Vị trí và mặt bằng xây dựng Trại. − Trên bãi ngang ven biển, eo vịnh, hải đảo có nguồn nước mặn tương đối ổn định trong năm. − Mặt bằng vững chắc, trong vùng có nền đất ổn định (không bị xâm thực hoặc bị bồi lấp) và phù hợp với qui hoạch phát triển của Ngành thuỷ sản địa phương. − Môi trường đất và nước không bị nhiểm bẩn bởi chất thải của khu dân cư, khu công nghiệp, bến cảng, dầu khí và thuốc trừ sâu nông nghiệp. 2.2. Nguồn nước và chất nước. − Nước mặn: Sử dụng nước biển có độ mặn không dưới 28‰ và không bị biến động lớn trong năm. Nguồn nước trong sạch và không có màu, mùi, vị khác thường. Các chỉ tiêu lý, hoá học khác của nguồn nước phải theo đúng qui định của Bộ Thuỷ sản về yêu cầu chất lượng nước mặn để sản xuất tôm giống. − Nước ngọt: Sử dụng nguồn nước máy sinh hoạt, nước ngầm hoặc nước giếng. Nguồn nước trong sạch và không có màu, mùi, vị khác thường. Các chỉ tiêu lý, hoá học khác của nguồn nước phải theo đúng qui định của Bộ Thuỷ sản về yêu cầu chất lượng nước ngọt để sản xuất tôm giống. 2.3. Yêu cầu kinh tế kỹ thuật khác. − Thuận tiện trong giao thông đường bộ, đường thuỷ − Sử dụng được điện lưới và có máy phát điện. III. Yêu cầu về công trình xây dựng và trang thiết bị: Yêu cầu về cấu trúc, quy cách, số lượng của công trình xây dựng và trang thiết bị của Trại sản xuất giống tôm chân trắng phải theo quy định trong Phụ lục 1. 2 Các công trình của Trại sản xuất giống tôm chân trắng phải đáp ứng đầy đủ theo các yêu cầu sau đây: 1. Hệ thống bể nuôi tôm bố mẹ, bể giao vĩ và bể cho đẻ. + Bể nuôi tôm bố mẹ, bể giao vĩ và bể cho đẻ phải có nhà bao che. Nhà bao che có cửa sổ được bố trí hợp lý để phân bố ánh sáng đều. Chiều cao bể nuôi tôm bố mẹ, bể giao vĩ và bể cho đẻ là 1 – 1,2 m. + Nền nhà chứa bể nuôi tôm bố mẹ, bể giao vĩ và bể cho đẻ được láng bằng xi măng, dễ thoát nước, dễ vệ sinh và khử trùng. + Dung tích các loại bể nói trên phải đảm bảo cung cấp đủ nước cho 1.000 con tôm bố mẹ được nuôi vỗ thành thục và cho đẻ trong 1 đợt sản xuất giống. 2. Hệ thống bể ương nuôi ấu trùng và ấp trứng Artemia. Hệ thống bể ương nuôi ấu trùng và ấp trứng Artemia được phân chia thành 2 hệ thống độc lập. Mỗi hệ thống bể ương nuôi ấu trùng và ấp trứng Artemia phải có nhà bao che. Nhà bao che có cửa sổ được bố trí hợp lý để phân bố ánh sáng đều. Chiều cao bể ương nuôi ấu trùng là 1,1 – 1,2m. Nền nhà chứa bể ương nuôi ấu trùng và ấp trứng Artemia phải được láng bằng xi măng, dễ thoát nước, dễ vệ sinh và khử trùng. 3. Nhà nuôi sinh khối tảo. Nhà lưu trử giống tảo phải được trang bị điều hoà nhiệt độ, đèn neon và thiết bị lọc, sục khí sạch. Nhà nuôi sinh khối tảo phải đảm bảo vệ sinh và vô trùng. 4. Hệ thống bể lắng, xử lý nước, bể lọc và bể chứa nước. a. Bể lắng được xây dựng gần bể lọc, kề sát và liên hoàn với bể xử lý nước để trao đổi và trung chuyển nước được thuận tiện. b. Bể xử lý nước. c. Bể lọc nước được thiết kế đảm bảo nước sau khi lọc phải sạch. d. Bể chứa nước đã lọc có dung tích chứa lượng nước cần thiết đủ cung cấp cho hoạt động của cơ sở vào thời kỳ cao điểm của vụ sản xuất. Bể lọc và chứa nước lọc phải có mái che. 5. Công trình xử lý nước thải - Hệ thống nước thải phải được thiết kế theo nguyên tắc lưu lượng nước thoát nhanh, không bị ứ đọng trong quá trình sản xuất. - Bể xử lý nước thải trước khi thải nước trực tiếp ra môi trường ngoài phải có dung tích không nhỏ hơn 25% tổng dung tích các loại bể nuôi tôm bố mẹ và ương ấu trùng. - Bể xử lý nước thải phải cách xa khu sản xuất không dưới 15m. 6. Nhà đặt máy và kho vật tư thiết bị o Được xây dựng không liền kề với nguồn cung cấp nước và khu nhà sản xuất. o Kho vật tư thiết bị được xây dựng riêng biệt với nhà đặt máy. 3 IV. Yêu cầu đảm bảo vệ sinh thú y thuỷ sản 1. Hệ thống bể nuôi tôm bố mẹ, bể ương nuôi ấu trùng, nhà nuôi tảo, hệ thống cấp nước thải phải đảm bảo cách ly, dễ vệ sinh và khử trùng. 2. Trang thiết bị, dụng cụ sử dụng cho cơ sở sản xuất tôm giống phải được chế tạo bằng vật liệu không rỉ sét và gây ra chất độc hại, dễ vệ sinh và khử trùng. Dụng cụ chuyên dùng phải được sử dụng riêng cho từng mục đích sử dụng, từng loại bể và từng khu nhà sản xuất (nhà nuôi tảo, nhà ương nuôi ấu trùng, nhà nuôi tôm bố mẹ). 3. Hệ thống các công trình xử lý nước thải phải đảm bảo thu gom được nước từ mọi nguồn cần thải và không gây ô nhiễm cho sản xuất. Nước thải phải được xử lý, đảm bảo đạt tiêu chuẩn thải theo qui định của Bộ Thuỷ sản trước khi thải ra môi trường. 4. Hoá chất, thuốc phòng trị bệnh, chế phẩm sinh học sử dụng để sản xuất tôm giống phải đúng theo quy định của Ngành cho các cơ sở sản xuất – kinh doanh thuỷ sản. Không sử dụng hoá chất, kháng sinh trong danh mục cấm sử dụng theo quyết định số 01/2002,QĐ-BTS ngày 22-1-2002 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về việc cấm sử dụng một số hoá chất, kháng sinh trong sản xuất kinh doanh thuỷ sản. 5. Tôm bố mẹ sử dụng cho sản xuất tôm giống phải đảm bảo chất lượng theo Quy định của Bộ Thuỷ sản về Yêu cầu kỹ thuật tôm chân trắng bố mẹ. V. Nội dung và các bước thực hiện quy trình 5.1. Tôm bố mẹ a) Yêu cầu kỹ thuật  Tôm bố mẹ phải được nhập từ Hawai dòng sạch bệnh (dòng SPS) hoặc dòng kháng bệnh (dòng SPR), có chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ và kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền.  Tôm mẹ được ương nuôi từ PL 12-15 phải đảm bảo các điều kiện sau: PL 12 -15 có nguồn gốc tôm Hawai dòng SPS hoặc dòng SPR, có chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ và kiểm dịch, không có mầm bệnh Taura, đốm trắng, đầu vàng, MBV, IHHNV. Tôm hậu bị phải được kiểm tra trước khi tuyển chọn thành tôm bố mẹ để nuôi thành thục và cho đẻ.  Không tuyển chọn tôm bố mẹ từ nguồn tôm nuôi thương phẩm tại ao đìa. b) Chọn tôm bố mẹ cho nuôi vỗ thành thục và cho đẻ Chất lượng tôm bố mẹ cho nuôi vỗ thành thục và cho đẻ phải theo đúng yêu cầu kỹ thuật được qui định trong bảng 1 và bảng 2. 4 Bảng 1: Yêu cầu kỹ thuật chọn tôm chân trắng bố mẹ nuôi vỗ thành thục Yêu cầu kỹ thuật TT Chỉ tiêu Tôm đực Tôm cái 1 Trọng lượng (g) Không dưới 35 Không dưới 40 2 Ngoại hình - Cơ thể nguyên vẹn, cân đối, vỏ không thô ráp hoặc dập nứt. - Râu dài 1,5 – 2 lần chiều dài thân, đầy đủ các phần phụ bộ. 3 Màu sắc Tự nhiên như màu của loài 4 Trạng thái hoạt động Khoẻ mạnh, hoạt động bình thường 5 Bệnh lý Không có mầm bệnh 6 Cơ quan sinh dục - Petasma còn nguyên vẹn, không có vết lạ. - Túi chứa tinh hơi phồng, màu trắng sữa - Thelycum còn nguyên vẹn, không có vết lạ. - Buồng trứng từ giai đoạn I đến giai đoạn III. Bảng 2: Yêu cầu kỹ thuật chọn tôm chân trắng bố mẹ cho đẻ Yêu cầu kỹ thuật TT Chỉ tiêu Tôm đực Tôm cái 1 Ngoại hình - Cơ thể nguyên vẹn, cân đối, vỏ không thô ráp hoặc dập nứt. - Râu dài 1,5 – 2 lần chiều dài thân, đầy đủ các phần phụ bộ. 2 Màu sắc Tự nhiên như màu của loài Tự nhiên như màu của loài 3 Trọng lượng (g) Không dưới 40 Không dưới 45 4 Bệnh lý Không có mầm bệnh virus (MBV, đốm trắng, đầu vàng, hội chứng Taura, IHHNV). 5 Cơ quan sinh dục -Túi chứa tinh căng phồng, không bị các vết đen. - Có màu trắng sữa. - Phát triển lan rộng ở phía trên của khoang giáp đầu ngực và kéo dài dọc lưng xuống đuôi. - Có màu đỏ gạch. 6 Thời gian sử dụng Tôm bố mẹ nuôi và cho đẻ chỉ được sử dụng không quá 8 tháng. Sau 8 tháng, đàn tôm bố mẹ phải được thay mới. 5 c) Kỹ thuật nuôi vỗ tôm bố mẹ. - Điều kiện môi trường nuôi: Độ sâu nước nuôi 0,8m, độ mặn > 28‰, nhiệt độ 26 – 30oC, pH từ 8,2 – 8,6, oxy hoà tan > 6mg/l (sục khí liên tục). - Mật độ thả nuôi: 4 – 8 con/m2. - Cho ăn và thức ăn cho ăn: giàu đạm và các acid béo không no như mực, giun, ốc (tỉ lệ cho ăn 2:1:1) với lượng thức ăn cho ăn chiếm khoảng 10 – 20% trọng lượng thân. - Chăm sóc và quản lý: điều tiết chất lượng nước bể nuôi tốt để khống chế môi trường sinh thái trong sạch cho tôm nuôi. - Cắt mắt kích thích tôm cái thành thục: có thể dùng giải pháp cắt mắt để kích thích tôm lên trứng nhanh. d) Chọn tôm cái thành thục Tôm cái sau khi cắt cuống mắt, nuôi vỗ tích cực khoảng 10 ngày trở lên thì lần lượt thành thục. Hằng ngày vào khoảng 10 giờ sáng, sau khi hút cặn thay nước xong, chọn những con cái đã thành thục thả vào bể tôm đực để cho chúng tự giao phối, khoảng 4 giờ chiều thắp đèn chiếu sáng bể tôm để kích thích nâng cao tỉ lệ tôm giao vĩ. e) Bắt tôm cái sau khi giao phối Mỗi buổi tối từ 8 đến 11 giờ bắt tôm cái đã giao phối đưa vào bể tôm đẻ. Mật độ: 4 - 5 con/m2 bể. Chú ý: - Khi tôm đang đẻ sục khí nhỏ để tăng tỉ lệ nở, tránh sục mạnh làm vỡ trứng. - Kịp thời chuyển tôm cái sang bể khác, khi thấy chúng đã đẻ xong. - Từ 30 phút đến 1 giờ khuấy đảo trứng nhẹ 1 lần để trứng khỏi bị đọng ở đáy bể thiếu ôxy sẽ chết nhiều. 5.2. Ương nuôi ấu trùng. a) Chuẩn bị bể ương nuôi. Bể nuôi ấu trùng cần phải được chuẩn bị và làm sạch tối thiểu 24 h trước khi thả Naupli. Cấp nguồn nước sạch và lắp đặt hệ thống sục khí. Nếu trại sản xuất hoạt động liên tục và kéo dài trên 3 tháng cần thiết phải khử phun chlorine trên sàn, đường ống dẫn nước, dây sục khí và các dụng cụ sử dụng ở nồng độ chlorine 20 – 30 ppm. Sau khi xử lý khử trùng bằng chlorine cần phải để bể và dụng cụ đã xử lý nơi khô ráo, tránh ẩm ướt. Kích thước bể nuôi ấu trùng: Dao động tốt từ 4 – 5 m3 nước. b) Chuẩn bị Naupli. Sau khi tôm đẻ 36 – 40 h, thu gom Naupli trong bể đẻ vào chậu/xô có thể tích nhỏ hơn, từ 30 – 50 lít nước. Xiphon chất vẫn cặn ra khỏi chậu/xô đã thu gom Naupli. 6 Định lượng số lượng Naupli có trong chậu/xô thu gom để phân bố đến các bể nuôi ấu trùng theo đúng mật độ nuôi thích hợp. Sự chuyển Naupli từ bể cho đẻ sang bể nuôi ấu trùng cần kiểm tra sự chênh lệch về nhiệt độ và độ mặn nước ương nuôi. Nếu có sự chênh lệch lớn hơn 1oC về nhiệt độ và 2‰ về độ mặn cần phải thuần hoá cho Naupli. Thời gian thuần dưỡng không nên vượt quá sự cân bằng ở 1oC / 30 phút hoặc 1-2‰ / 30 phút. c) Thả Naupli. - Mật độ ương nuôi ấu trùng thích hợp: 100 - 150 Naupli/l. - Điều kiện môi trường nuôi: Độ sâu nước 0,8 – 1,0m. Độ mặn 28 - 32‰. Nhiệt độ 26 – 300C, pH từ 8.2 – 8.6, sục khí liên tục. d) Cho ấu trùng ăn và chăm sóc. Sau 36 – 38h, Naupli chuyển sang giai đoạn Zoae. Có 3 giai đoạn phụ của Zoae: Zoae 1, Zoae 2 và Zoae 3. Thời gian chuyển giữa các giai đoạn phụ thường là 24 - 28h, tuỳ nhiệt độ nước nuôi, số lượng và chất lượng thức ăn và sức khoẻ ấu trùng. Kết thúc Zoae 3, ấu trùng chuyển sang giai đoạn Mysis. Có 3 giai đoạn phụ của Mysis: Mysis 1, Mysis 2 và Mysis 3. Thời gian chuyển giữa các giai đoạn phụ thường là 24-28h, tuỳ nhiệt độ nước nuôi, số lượng và chất lượng thức ăn và sức khoẻ ấu trùng. Mỗi giai đoạn phụ, nhu cầu sử dụng mật độ tảo cấp ở giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước. Tỷ lệ thức ăn cung cấp cho mỗi giai đoạn phụ Zoae, Mysis như sau: + Giai đoạn Zoae: Thức ăn sử dụng là tảo sạch Chaetoceros / Skeletonema với mật độ tảo từ 4 – 20 vạn tb/ml kết hợp với thức ăn tổng hợp ( Lansy, Frippak) ở lượng 0,4 – 0,6 g/m3. Cho ăn 8 lần/ngày. Giai đoạn này không cần thay nước. Kỹ thuật nuôi sinh khối tảo sử dụng cung cấp làm thức ăn cho ấu trùng xem phụ lục 2. + Giai đoạn Mysis: Thức ăn sử dụng là tảo sạch Chaetoceros hoặc Skeletonema với mật độ tảo từ 1 - 5 vạn tb/ml kết hợp với thức ăn tổng hợp ( Lansy, Frippak) ở lượng 0,6 – 0,8 g/m3 và Naupli của Artemia. Cho ăn 8 lần/ngày. Giai đoạn này siphone thay nước 2 ngày/lần, khối lượng nước thay từ 20 – 30%/lần. + Sau giai đoạn Mysis 3, ấu trùng chuyển sang giai đoạn Postlarvae. Mỗi ngày nuôi Postlarvae được tính là 1 tuổi Post. Thức ăn giai đoạn Postlarvae sử dụng là Naupli của Artemia kết hợp với thức ăn tổng hợp ( Lansy, Frippak), lượng thức ăn cho ăn 0,6 – 1,2 g/m3. Cho ăn 8 lần/ngày. Giai đoạn này siphone thay nước 2 ngày/lần, khối lượng nước thay từ 30 – 50%/lần. Ngoài ra có thể áp dụng theo phương pháp ương nuôi bể nuôi có thể tích lớn (phương pháp ương nuôi ấu trùng các trại nuôi từ Trung Quốc): - Bể ương tôm giống : 100m2, cao 1,4 m. - Nguồn nước cũng lấy từ giếng cát mặn đã lắng lọc sạch, độ mặn 28 - 32; pH 8,0 - 8,3. - Ðưa ấu trùng Nauplius vào ương với mật độ 2 triệu con/bể, khống chế nhiệt độ nước ở bể ương 30oC. - Ngày cho ăn 6 lần. mấy ngày đầu cho ăn mảnh tôm (bột tôm), BP (thức ăn hạt nhỏ) và bột tảo. Sang giai đoạn Zoea cho ăn 1 lượng nhất định thức ăn sinh 7 vật (cốt điền tảo). Từ Mysis tới cuối giai đoạn tôm bột cho ăn chủ yếu là bột tôm kết hợp với một ít artemia. Từ P3 trở đi cách 2 ngày thay 1 ít nước biển sạch mới vào bể ương 1 lần, lượng nước thay tăng dần do ấu trùng ngày càng lớn. - Trong giai đoạn M1 và M2, đưa thuốc kháng sinh vào bể đề phòng bệnh là rất cần thiết (dùng Furazolidon và oxytetracycline). 5.3. Bệnh và phương pháp phòng trị bệnh trong ương nuôi ấu trùng tôm chân trắng Bệnh xuất hiện trên tôm nuôi là sự kết hợp của các tác nhân về điều kiện môi trường nuôi, mầm bệnh có trong cơ thể vật nuôi mà hậu quả là làm giảm khả năng đề kháng của tôm dẫn đến tôm nhiễm bệnh và có thể tử vong. Do vậy, việc phòng ngừa và điều trị bệnh nhất thiết phải được xem xét trên cả các nhân tố có thể gây ra bệnh. Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tôm bệnh là: − Nội sinh: tuổi tác, vật chất di truyền, những biến đổi về nội tiết, hệ miễn dịch − Ngoại sinh: bao gồm các yêú tố vô sinh: như chất lượng môi trường nước nuôi, thức ăn & chế độ dinh dưỡng và các yếu tố hữu sinh: như vi rút (MBV, SEMBV, YBV), vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng, động vật đơn bào Trong ương nuôi ấu trùng, qua các đợt thực nghiệm và qua sản xuất thử chúng tôi xác định 1 số bệnh thường gặp sau: - Đỏ thân: Hiện tượng/ dấu hiệu bắt gặp: Trên thành bể, đáy bể, dây sục khí xuất hiện những tập hợp chấm đỏ. Tôm ăn kém, nhiều cá thể không có đuôi phân, lột xác không được, màu sắc hơi nhợt. Phân lập xác định chủ yếu vi khuẩn nhóm Proteus (có trên mang, cơ); nhóm Aeromonas (có trên gan), nhóm Vibrio (như Vibrio alginolyticus). Định lượng Vibrio trong nước nuôi cho thấy mật độ Vibrio đạt 13.300 KL vàng/ml và 110 KL xanh/ml. Thiết lập kháng sinh đồ cho thấy các nhóm Vibrio trên có nhạy ít với Ciprofloxacine(24mm), Bactrim(23mm), Norfloxacin(23mm), Doxycycline(23mm). Không nhạy với Cefalexin(0mm), Cefuroxim(9mm). - Xù đầu: tác nhân do nấm và protozoa. Có thể sử dụng Nistatin, Mycostatin cho phòng ngừa khi có dấu hiệu xuất hiện bệnh. - Tôm he chân trắng cũng bị cảm nhiễm bởi nấm ở giai đoạn sản xuất ấu trùng trong các trại sản xuất giống người ta đã phân lập được nấm Sirolpidium sp và tỷ lệ chết đi kèm có thể lên đến 100 %. Việc phòng trị và kiểm soát bệnh do loài nấm này ngoài việc tiệt trùng sử lý nguồn nước cấp định kỳ để giảm thiểu mức độ nhiễm, ngoài ra Treflan có thể được dùng để kiểm soát tỷ lệ nhiễm ở nồng độ 0.1ppm ( Wyban & Sweeny, 1991). Điều đáng ngạc nhiên là hậu ấu trùng tôm he chân trắng có khả năng đề kháng tốt với độc tố aflatoxin, một loại độc tố được sinh ra bởi nấm và thường có mặt trong thức ăn của cá tôm, khi nguồn thức ăn này bị hỏng (Lightner và Redman, 1982). Tuy nhiên, hậu ấu trùng tôm he chân trắng lại rất nhạy cảm với các thay đổi về mặt môi trường như bệnh bọt khí do bão hòa oxy, bệnh co rút cơ, các tác nhân có hại về mặt môi trường( Lightner và Redman, 1982). 8 - Ngoài ra trong giai đoạn sản xuất giống tôm he chân trắng cũng dễ bị cảm nhiễm bởi các ký sinh trùng protozoa. Việc phòng trị và kiểm soát các nhóm ký sinh trùng này có thể dùng Formaline, lọc nguồn nước cấp và làm vệ sinh khô ráo trại sản xuất giống giữa các đợt sản xuất có thể làm giảm thiểu đáng kể sự xuất hiện của nhóm gây bệnh này. Nhận xét chung: Từ những thực nghiệm như trên, chúng tôi cho rằng để hạn chế sự nhiểm bệnh của ấu trùng ngoài yếu tố quyết định là chất lượng tôm bố mẹ, cần đảm bảo môi trường ương nuôi ấu trùng nằm trong khoảng môi trường nuôi thích hợp, cũng như các nhân tố mang tính kỹ thuật là mật độ ương nuôi, chế độ cho ăn (loại thức ăn và khẩu phần cho ăn), chế độ quản lý, chăm sóc phù hợp. Qua thiết lập kháng sinh đồ cho thấy các nhóm Vibrio rất ít hoặc không có nhạy cảm với 1 số loại kháng sinh thường sử dụng trong sản xuất giống tôm biển, do vậy có thể hạn chế sử dụng kháng sinh trong quá trình ương nuôi ấu trùng tôm giống. 9 PHỤ LỤC 1 THAM KHẢO I. Các công trình xây dựng chủ yếu cho Trại sản xuất giống tôm chân trắng có công suất 250 - 300 triệu PL 12/ năm (60 triệu PL12/đợt sản xuất) phải theo quy định trong bảng 1. Bảng 3: Hạng mục các công trình xây dựng TT Hạng mục Hình dáng, Cấu trúc Dung tích (m3) Đơn vị Số lượng 1 Bể nuôi tôm bố mẹ Hình tròn, chữ nhật 18 - 24 bể 10 - 12 2 Bể cho đẻ Vuông, tròn 12 - 14 bể 6 - 8 3 Bể giao vĩ Hình tròn, chữ nhật 12 - 14 bể 4 - 6 4 Bể nuôi ấu trùng Vuông, tròn 4 - 8 bể 120 - 140 5 Bình lưu giống tảo Bình nhân giống tảo Túi nilon Bể sinh khối tảo Bình tam giác Hình trụ tròn Hình trụ tròn Vuông, tròn 0,001 0,010 0,02- 0,1 2- 4 bình bình túi bể 20 40 40 - 60 25 - 40 6 Bể ấp Artemia Trụ tròn chất liệu plastic hoặc composit 0,08 – 0,5 bể 10-20 7 Bể lọc nước biển Tuỳ chọn bể 2 - 4 8 Bể chứa lắng, xử lý Vuông, chữ nhật 40-60 bể 10 - 12 9 Bể chứa nước lọc Vuông, chữ nhật 40 – 60 bể 10 - 12 10 Bể chứa nước ngọt Vuông, chữ nhật 18 - 20 bể 4 11 Bể xử lý nước thải Bể ngầm 20 - 40 bể 10 -12 12 Nhà làm việc, ở Cấp 4 m2 100 13 Kho vật tư thiết bị Cấp 4 m2 100 14 Nhà đặt máy Cấp 3 m2 20 15 Nhà bao che khu nuôi ấu trùng Cấp 4 m 2 1.000 – 1.400 16 Nhà bao che khu nuôi tôm bố mẹ, cho đẻ và giao vĩ Cấp 4 m2 600 - 800 17 Nha/phòng nuôi sinh khối tảo Cấp 4 m 2 200 18 Tường rào bảo vệ Xây hoặc bằng lưới kẽm 10 II. Các trang thiết bị, dụng cụ chủ yếu cho Trại sản xuất giống tôm Chân trắng có công suất 250 - 300 triệu PL 12/ năm (60 triệu PL12/đợt sản xuất) phải theo quy định trong bảng 2. Bảng 4: Trang thiết bị, dụng cụ cho trại sản xuất tôm chân trắng. TT Hạng mục Qui cách, chất liệu Đơn vị Số lượng Hệ thống cấp nước Máy bơm nước biển đầu nguồn Công suất 10-15m3/h máy 4 - 6 Máy bơm nước bể lọc Công suất 6-8 m3/h máy 4 1 Máy bơm nước ngọt Công suất 4-6m3/h máy 2 Hệ thống khí Máy thổi khí Áp suất 0,3 kg/cm2 máy 20 Ống dẫn khí trục chính Nhựa cứng, ∅ 21mm m Không cố định Ống dẫn khí nhánh đến bể Nhựa cứng, ∅ 21mm m nt Ống phân phối khí trong bể Nhựa mềm, ∅ 5mm m nt Van khí Nhựa, ∅ 5mm cái nt 2 Đá sục khí ∅ 15mm cái nt 3 Que nâng nhiệt 1000 w cái 6 - 8 4 Máy đo Độ mặn 0 – 100%0 cái 2 5 Máy đo pH Mỹ,Nhật,Thái Lan cái 2 6 Nhiệt kế 0-100 0c cái 4 - 8 7 Kính hiển vi Phóng đại 400 lần cái 2 8 Cân đĩa độ chính xác 0,1g cái 2 - 4 9 Ống đong 10 – 50ml cái Không cố định 10 Cốc đốt 100 – 1000 ml cái Không cố định 11 Lưới lọc thực vật Mắt lưới 25-30 µm cái 6 - 8 12 Lưới thay nước cho ấu trùng Mắt lưới 250-300 µm cái 8 -10 13 Lưới lọc artemia Mắt lưới 200-250 µm cái 6 - 8 14 Vợt cà thức ăn Mắt lưới 90-150 µm cái 6 - 8 15 Vợt thu post Mắt lưới 60 mm2 cái 6 - 8 15 Tủ lạnh Dung tích 150-200 lít cái 2 -3 16 Bình ôxy Ap lực 13 kg/cm2 cái 3 - 4 17 Máy phát điện 15-20 KVA máy 2 - 4 11 PHỤ LỤC 2 NUÔI TẢO SINH KHỐI. Loài tảo chính được sử dụng làm thức ăn cho ấu trùng giai đoạn Zoae là Chaet
Tài liệu liên quan