Nước mắm là sản phẩm được lên men từcác loại cá, là sản phẩm truyền thống của
dân tộc Việt Nam. Nước mắm đã gắn liền với đời sống hằng ngày và là một bản sắc rất riêng
của dân tộc Việt Nam.
Kết quảnghiên cứu về thành phần hóa học và công nghệ sản xuất nước mắm được
các nhà khoa học đưa ra các kết luận sau:
1. Nước mắm là hỗn hợp acide amin. Các acide amin này được tạo thành do sựthủy
phân của protease. Các proteasenày là do vi sinh vật tổng hợp nên.
2. Muối có tác dụng ức chếvi sinh vật gây thối, tỷ lệ muối thích hợp là 20 – 25%.
3. Tác dụng làm ngấu và tạo hương ngoài protease của vi sinh vật còn có các enzyme
tiêu hóa cơtrong nội tạng cá.
4. Nhiệt độ có tác dụng rất lớn đến hoạt động của các enzyme trong quá trình sản xuất
nước mắm. Nhiệt độ thích hợp là 36 – 440C.
5. Trong quá trình thủy phân, độ acide tăng. Ban đầu của quá trình làm nước mắm, môi
trường kiềm yếu có tác dụng rất tốt.
32 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2407 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Qui trình sản xuất nước mắm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Cần Thơ
Khoa Nông Nghiệp & SHƯD
Bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm
Semina chế biến thủy và hải sản
Qui trình sản xuất
nước mắm
Nhóm sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Ngọc Giang
Nguyễn Thị Bích Thu
Trần Kim Chi
Nguyễn Thị Tuyết Vân
Trương Mai Tuyết Diễm
Đặng Minh Ngọc Diễm
Nguyễn Thị Huỳnh Như
Lê Quan Nghị
Lớp: CNTP LT K33
Cần Thơ, 11/2008
0
I. Giới thiệu ...............................................................................................................................3
II. Nguyên liệu sản xuất ............................................................................................................3
II.1 Cá ...................................................................................................................................3
II.1.1 Protein .....................................................................................................................5
II.1.2 Thành phần trích ly chứa nitơ phi protein...............................................................6
II.1.3 Lipid ........................................................................................................................8
II.1.4 Glucid ....................................................................................................................10
II.1.5 Các loại vitamine và khoáng chất .........................................................................10
II.1.6 Tính chất vật lý của động vật thủy sản..................................................................10
II.1.7 Tính chất hóa học thể keo của động vật thủy sản .................................................12
II.2 Muối ăn ........................................................................................................................13
II.2.1 Thành phần muối ăn..............................................................................................13
II.2.2 Các tính chất của muối ăn .....................................................................................13
II.2.3 Các phương pháp ướp muối ..................................................................................14
III. Quy trình sản xuất .............................................................................................................15
IV. Cơ sở lý thuyết..................................................................................................................16
IV.1 Bản chất của các quá trình sản xuất nước mắm..........................................................16
IV.2 Các hệ enzyme trong sản xuất nước mắm..................................................................17
IV.2.1 Hệ enzyme Metalo – protease (aminodipeptidase) .............................................17
IV.2.2 Hệ enzyme serin – protease .................................................................................17
IV.2.3 Hệ enzyme acide – protease ................................................................................17
IV.3 Vi sinh vật trong sản xuất nước mắm.........................................................................18
IV.4 Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chế biến nước mắm...............................................18
IV.4.1 Nhiệt độ ...............................................................................................................18
IV.4.2 pH ........................................................................................................................18
IV.4.3 Lượng muối .........................................................................................................18
IV.4.4 Diện tích tiếp xúc.................................................................................................19
IV.4.5 Bản thân nguyên liệu ...........................................................................................20
V. Thuyết minh quy trình .......................................................................................................20
V.1 Xử lý nguyên liệu.........................................................................................................20
1
V.1.1 Cá ..........................................................................................................................20
V.1.2 Ướp muối ..............................................................................................................21
V.2 Ủ...................................................................................................................................21
V.3 Giai đoạn lên men - chế biến chượp cổ truyền ............................................................21
V.4 Chiết rút........................................................................................................................23
V.5 Phối trộn.......................................................................................................................23
VI. Những hiện tượng hư hỏng của chượp .............................................................................23
VI.1 Chượp chua.................................................................................................................23
VI.2 Chượp đen...................................................................................................................24
VI.3 Chượp thối ..................................................................................................................25
VI.4 Nước mắm thối và cách phòng chữa ..........................................................................26
VII. Các chỉ tiêu phân loại, kiểm tra chượp nước mắm..........................................................26
VII.1 Phân loại chượp.........................................................................................................26
Chia làm 3 loại ....................................................................................................................26
VII.2 Chỉ tiêu đánh giá chượp chín ....................................................................................26
VII.2.1 Cảm quan............................................................................................................26
VII.3 Tiêu chuẩn của nước mắm thành phẩm.....................................................................27
VII.4 Bảo quản nước mắm..................................................................................................27
VIII. Giá trị dinh dưỡng của nước mắm .................................................................................28
VIII.1 Các chất đạm............................................................................................................28
VIII.2 Các chất bay hơi.......................................................................................................28
VIII.3 Các chất khác ...........................................................................................................28
2
I. Giới thiệu
Nước mắm là sản phẩm được lên men từ các loại cá, là sản phẩm truyền thống của
dân tộc Việt Nam. Nước mắm đã gắn liền với đời sống hằng ngày và là một bản sắc rất riêng
của dân tộc Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học và công nghệ sản xuất nước mắm được
các nhà khoa học đưa ra các kết luận sau:
1. Nước mắm là hỗn hợp acide amin. Các acide amin này được tạo thành do sự thủy
phân của protease. Các protease này là do vi sinh vật tổng hợp nên.
2. Muối có tác dụng ức chế vi sinh vật gây thối, tỷ lệ muối thích hợp là 20 – 25%.
3. Tác dụng làm ngấu và tạo hương ngoài protease của vi sinh vật còn có các enzyme
tiêu hóa cơ trong nội tạng cá.
4. Nhiệt độ có tác dụng rất lớn đến hoạt động của các enzyme trong quá trình sản xuất
nước mắm. Nhiệt độ thích hợp là 36 – 440C.
5. Trong quá trình thủy phân, độ acide tăng. Ban đầu của quá trình làm nước mắm, môi
trường kiềm yếu có tác dụng rất tốt.
II. Nguyên liệu sản xuất
II.1 Cá
Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nước mắm là các loại cá. Tuy nhiên chất lượng
nước mắm lại phụ thuộc rất nhiều vào từng loại cá. Chính vì thế, việc chọn cá để sản xuất
nước mắm là điều mà các nhà sản xuất quan tâm.
Thành phần hóa học gồm: nước, protein, lipid, muối vô cơ, vitamine,... Các thành
phần này khác nhau rất nhiều, thay đổi phụ thuộc vào giống, loài, giới tính, điều kiện sinh
sống,... Ngoài ra, các yếu tố như thành phần thức ăn, môi trường sống, kích cỡ cá và các đặc
tính di truyền cũng ảnh hưởng đến thành phần hóa học, đặc biệt ở cá nuôi. Thành phần hóa
học của cá ở từng cơ quan, bộ phận có sự khác nhau.
3
Bảng 1: Thành phần hóa học của cá
Thành phần
Chỉ tiêu
Nước Protein Lipid Muối vô cơ
Thịt cá 48 – 85,1 10,3 – 24,4 0,1 – 5,4 0,5 – 5,6
Trứng cá 60 – 70 20 – 30 1 – 11 1 – 2
Gan cá 40 – 75 8 – 18 3 – 5 0,5 – 1,5
Da cá 60 – 70 7 – 15 5 – 10 1 – 3
Sự khác nhau về thành phần hóa học của cá và sự biến đổi của chúng có ảnh hưởng
đến mùi vị và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm, việc bảo quản tươi nguyên liệu và qui trình
chế biến.
Bảng 2. Thành phần hóa học cá nước ngọt
Thành phần hóa học (% khối lượng)
TT
Tên loại cá
Nước Protide Lipide
1 Cá diếc 85 13,0 1,1
2 Cá chép 79 18,1 1,5
3 Trắm đen 77 17,9 3,8
4 Mè đen 82 14,5 0,6
5 Mè trắng 86 10,0 1,0
6 Lòng canh 76 15,6 2,3
Bảng 3. Thành phần hóa học cá biển
Thành phần hóa học (% khối lượng)
TT
Tên loại cá
Nước Protide Lipide
1 Nục sổ 76.80 21.75 0.85
2 Mối thường 77.50 19.26 1.80
3 Trích 75.90 21.76 3.15
4 Phèn hai sọc 76.20 20.35 2.20
4
5 Lươn ngắn 79.30 19.03 1.21
6 Cơm 75.14 11.25 2.10
7 Mòi 76.60 9.37 14.40
8 Lẹp 81.84 10.00 1.40
9 Chuồn 76.17 9.75 7.50
Yếu tố ảnh hưởng rõ nhất đến thành phần hóa học của cá là thành phần thức ăn.
II.1.1 Protein
Được cấu tạo từ các acide amin, các acide amin không thay thế quyết định giá trị dinh
dưỡng của thực phẩm. Protein của cá là nguồn giàu các acide amin có chứa lưu huỳnh và
lysine. Protein của cá chia làm 3 phần:
II.1.1.1 Protein cấu trúc (protein tơ cơ)
Gồm các sợi myosin, actin, actomyosin và tropomyosin chiếm khoảng 65 – 75% tổng
hàm lượng protein trong cá. Các protein cấu trúc này có chức năng co rút đảm nhận các hoạt
động của cơ. Myosin và actin là các protein tham gia trực tiếp vào quá trình co duỗi cơ.
Protein cấu trúc có khả năng hòa tan trong dung dịch muối trung tính có nồng độ ion khá cao
(> 0,5M).
II.1.1.2 Protein chất cơ (protein tương cơ)
Gồm myoglobin, myoalbumin, globulin và các enzyme, chiếm khoảng 25 – 30% hàm
lượng protein trong cá. Các protein này hòa tan trong nước, trong dung dịch muối trung tính
có nồng độ ion thấp (< 0,15%). Hầu hết protein chất cơ bị đông tụ khi đun nóng trong nước
ở nhiệt độ trên 500C.
Trong quá trình chế biến và bảo quản, myoglobin dễ bị oxy hóa thành metmyoglobin,
ảnh hưởng đến màu sắc của sản phẩm.
II.1.1.3 Protein mô liên kết
Bao gồm các sợi collagen, elastin. Hàm lượng collagen ở cơ thịt cá thấp hơn ở động
vật có vú, thường khoảng 1 – 10% tổng lượng protein và 0,2 – 2,2% trọng lượng của cơ thịt.
Chiếm khoảng 3% ở cá xương và khoảng 10% ở cá sụn. Có trong mạng lưới ngoại bào,
không tan trong nước, dung dịch kiềm hoặc dung dịch muối có nồng độ ion cao.
5
Điểm đẳng điện pI của protein cá vào khoảng pH = 4,5 – 5,5. Tại giá trị này protein
có độ hòa tan thấp nhất.
Cấu trúc hình thái của protein cá dễ bị biến đổi do môi trường vật lí thay đổi. Tính tan
của protein trong sợi cơ thay đổi sau khi đông khô.
Việc xử lý với nồng độ muối cao hoặc xử lý bằng nhiệt có thể dẫn đến sự biến tính
sau đó cấu trúc protein bị thay đổi không hồi phục được.
Protein tương cơ có khả năng hòa tan cao trong nước, làm mất giá trị dinh dưỡng do
một lượng protein đáng kể thoát ra khi rửa, ướp muối, tan giá,... Vì vậy cần chú ý để duy trì
giá trị dinh dưỡng và mùi vị của sản phẩm.
Protein mô liên kết ở da cá, bong bóng cá, vách cơ khác nhau. Các sợi collagen ở các
mô của cá tạo nên cấu trúc mạng lưới mỏng với mức độ phức tạp khác nhau. Tuy nhiên
collagen của cá kém bền nhiệt và ít có các liên kết chéo hơn nhưng nhạy cảm hơn collagen ở
động vật máu nóng có xương sống.
II.1.2 Thành phần trích ly chứa nitơ phi protein
Chất phi protein là thành phần hòa tan trong nước, có khối lượng phân tử thấp và
chiếm khoảng 9 – 18% tổng hàm lượng protein ở cá có xương, khoảng 33 – 38% các loài cá
sụn. Thành phần chính của hợp chất này bao gồm các chất bay hơi (amoniac, amine,
trimethylamin), trimethylamineoxide (TMAO), dimethylamineoxid (DMAO), các acide
amine tự do, ure (có nhiều trong cá sụn), nucleotide, ...
Thành phần chất trích ly chứa nitơ phi protein khác nhau phụ thuộc vào loài, kích cỡ,
mùa vụ, phần cơ lấy mẫu, ...
Các chất trích ly chứa nitơ phi protein rất quan trọng đối với các nhà chế biến thủy
sản bởi vì chúng ảnh hưởng đến mọi tính chất của thực phẩm như: màu sắc, mùi vị, trạng
thái cấu trúc, dinh dưỡng, sự an toàn và sự hư hỏng sau thu hoạch.
II.1.2.1 Trimethylamineoxid (TMAO)
TMAO là thành phần đặc trưng và quan trọng của nhóm chất chứa nitơ phi protein.
TMAO có chủ yếu trong các loài cá nước mặn và ít được tìm thấy trong các loài cá nước
ngọt. Hàm lượng TMAO trong các loài cá khác nhau tùy theo loài, điều kiện sinh sống, kích
6
cỡ. Cá hoạt động bơi lội nhiều, kích cỡ lớn chứa nhiều TMAO hơn cá nhỏ và ít bơi lội trong
nước. Hàm lượng TMAO chứa cao nhất trong các loài cá sụn (cá nhám), mực,........
Theo Tokunaga (1970), hàm lượng TMAO trong cá nổi như cá trích, cá thu, cá ngừ
tập trung cao nhất trong cơ thịt sẫm, trong khi đó các loài cá đáy thịt trắng có hàm lượng
TMAO cao hơn nhiều trong cơ thịt màu sáng. TMAO có vai trò điều hòa áp suất thẩm thấu
cùa cá, vì vậy giúp cá chống lại áp suất thẩm thấu gây ra do sự chênh lệch nồng độ muối
trong nước biển.
II.1.2.2 Các acide amine tự do
Các acide amine tự do chiếm khoảng 0,5 – 2% trọng lượng cơ thịt, chúng góp phần
tạo nên mùi vị đặc trưng của nguyên liệu. Hàm lượng acide amine tự do càng nhiều thì vi
khuẩn gây hư hỏng phát triển càng nhanh và sinh ra mùi amoniac. Các loài cá có cơ thịt sẫm
và thường vận động như cá ngừ, cá thu có hàm lượng histidine cao. Cơ thịt sẫm chứa
histidine cao hơn thịt trắng. Trong thời gian bảo quản histidine bị vi sinh vật khử nhóm
carboxyl hình thành độc tố histamine.
II.1.2.3 Ure
Ure có phổ biến trong tất cả cơ thịt cá, như nói chung có ít hơn 0,05% trong cơ thịt
của cá xương, các loài cá sụn biển chứa một lượng lớn ure (1 – 2,5%). Trong quá trình bảo
quản ure phân hủy thành NH3 và CO2 dưới tác dụng của enzyme urease của vi sinh vật. Do
ure hòa tan trong nước và thấm qua màng tế bào nên nó dễ được tách ra.
II.1.2.4 Amoniac
Amoniac có mùi đặc trưng (mùi khai). Trong cơ thịt của cá tươi có lượng nhỏ
amoniac. Trong cá xương lượng amoniac thấp nhưng khi bị hư hỏng do vi sinh vật thì lượng
amoniac tăng nhanh. Khi sự hư hỏng tiến triển, pH của cơ thịt chuyển sang môi trường kiềm
do lượng amoniac tăng lên và tạo nên mùi ươn thối của cá.
II.1.2.5 Creatine
Là thành phần chính của hợp chất phi protein. Cá ở trạng thái nghỉ ngơi creatine tồn tại dưới
dạng mạch vòng phospho và cung cấp năng lượng cho quá trình co cơ.
7
II.1.2.6 Enzyme
Enzyme là protein, chúng hoạt động xúc tác cho các phản ứng hóa học ở trong nội
tạng và trong cơ thịt. Enzyme tham gia vào quá trình trao đổi chất ở tế bào, quá trình tiêu
hóa thức ăn và tham gia vào quá trình tê cứng. Sau khi chết, enzyme vẫn còn hoạt động, vì
thế gây nên quá trình tự phân giải của cá làm ảnh hưởng đến mùi vị, trạng thái cấu trúc và
hình dạng của chúng. Sản phẩm của quá trình phân giải do enzyme là nguồn dinh dưỡng cho
vi sinh vật, làm tăng tốc độ ươn hỏng.
Trong nguyên liệu có nhiều enzyme khác nhau. Các nhóm enzyme chính ảnh hưởng
đến chất lượng nguyên liệu là: enzyme thủy phân và enzyme oxi hóa khử.
Nhiều loại protease được tách chiết từ cơ thịt cá và có tác dụng phân giải làm mềm
mô cơ. Sự mềm hóa mô cơ gây khó khăn trong chế biến. Các enzyme thủy phân protein
quan trọng trong nguyên liệu gồm: Cathepsin, protease kiềm tính, collagenase, pepsin
trypsin, chimotripsin.
Các enzyme thủy phân lipid quan trọng gồm: lipase, phospholipase. Chúng thường có
trong các cơ quan nội tạng và trong cơ thịt. Enzyme thủy phân lipid rất quan trọng đối với cá
đông lạnh, ở các loài cá này lipid có thể bị thủy phân khi độ hoạt động của nước thấp. Quá
trình bảo quản lạnh đông các acide béo tự do được sinh ra từ phospholipid và triglycerit, có
ảnh hưởng xấu đến chất lượng của cá. Acide béo tự do gây ra mùi vị xấu, ảnh hưởng đến cấu
trúc và khả năng giữ nước của protein cơ thịt.
Các enzyme oxy hóa bao gồm: phenoloxidase, lipoxygenase, peroxidase.
Polyphenoloxidase đặc biệt qua trọng trong tôm vì chúng là nguyên nhân gây nên đốm đen
cho nguyên liệu sau thu hoạch.
II.1.3 Lipid
Cá sử dụng chất béo như nguồn năng lượng dự trữ để duy trì sự sống trong những
tháng mùa đông, khi nguồn thức ăn khan hiếm.
Hàm lượng lipid dao động nhiều (0,1 – 30%). Cá được phân loại theo hàm lượng chất
béo như sau:
+ Cá gầy (<1% chất béo) như cá tuyết, cá tuyết sọc đen, ...
+ Cá béo vừa (<10% chất béo) như cá mập, cá bơn lưỡi ngựa, cá nhồng.
8
+ Cá béo (>10% chất béo) như cá hồi, cá trích, cá thu,...
Loại cá Hàm lượng chất béo
Cá tuyết 0,1 – 0,9
Cá bơn 0,5 – 9,6
Cá sao 1,1 – 3,6
Cá herring 0,4 – 30
Cá thu 1 - 35
II.1.3.1 Sự phân chất béo trong cá
Chất béo của các loại cá béo thường tập trung trong mô bụng vì đây là vị trí cá ít cử
động nhất khi bơi lội trong nước. Mô mỡ còn tập trung ở mô liên kết, nằm giữa các sợi cơ.
Với cá gầy, hàm lượng chất béo trong cá dự trữ chủ yếu trong gan.
II.1.3.2 Dạng tự nhiên trong chất béo
Lipid trong các loài cá xương được chia thành 2 nhóm chính: phospholipid và
tryglycerit. Phospholipid tạo nên cấu trúc màng tế bào, vì vậy chúng được gọi là lipid cấu
trúc. Triglycerit là lipid dự trữ năng lượng có trong các nơi dự trữ chất béo, thường ở trong
các tế bào mỡ đặc biệt được bao quanh bằng một màng phospholipid và mạng lưới collagen
mỏng hơn. Triglycerit thường được gọi là lipid dự trữ. Một số loài cá có chứa các este dạng
sáp như một phấn của các lipid dự trữ.
Thành phấn chất béo trong cá khác xa so với các loài động vật khác. Điểm khác nhau
chủ yếu là chúng bao gồm các acide chưa bão hòa cao. Hàm lượng acide béo chưa bão hòa
trong cá biển (88%) cao hơn trong cá nước ngọt (70%). Chất béo trong cá chứa nhiều acide
béo chưa bão hòa do đó rất dễ bị oxy hóa sinh ra các sản phẩm cấp thấp như aldehyde, ceton,
skaton. Tuy nhiên lipid trong thủy sản rất có lợi cho sức khẻo người tiêu dùng. Các hợp chất
có lợi trong lipid cá là các acide béo không no cao, đặc biệt là: acide eicosapentaenoic (EPA
20.5), và acide docosahexaenoic (DHA 22.6).
Điểm đông đặc của dầu cá thấp hơn động vật khác. Ở nhiệt độ thường ở trạng thái
lỏng, nhiệt độ thấp bị đông đặc ở mức độ khác nhau.
9
II.1.4 Glucid
Hàm lượng glucid trong cơ thịt cá rất thấp, thường dưới 0,5% tồn tại dưới dạng năng
lượng dự trữ glycogen. Tuy nhiên hàm lượng glycogen ở các loài nhuyễn thể chiếm khoảng
3%. Cá vừa đẻ trứng lượng glucid dự trữ rất thấp. Sau khi chết, glycogen cơ thịt chuyển
thành acide lactic, làm giảm pH của cơ thịt, mất khả năng giữ nước của cơ thịt. Sự biến đổi
của pH cơ thịt sau khi chết của cá có ý nghĩa công nghệ rất lớn.
II.1.5 Các loại vitamine và khoáng chất
Cá là nguồn cung cấp chính vitamine nhóm B (thiamin, riboflavin và B12), vitamine A
và D có chủ yếu trong các loài cá béo. Vitamine A và D tích lũy chủ yếu trong gan,
Vitamine nhóm B có chủ yếu trong cơ thịt cá.
Vitamine rất nhạy cảm với oxy, ánh sáng, nhiệt độ. Ngoài ra, trong quá trình chế biến
ảnh hưởng lớn đến thành phần vitamine. Vì vậy cần phải chú ý tránh để tổn thất vitamine
trong quá trình chế biến.
Chất khoáng của cá phân bố chủ yếu trong