Quỹ Bảo hiểm xã hội trong hệ thống tài chính ở Việt Nam

Hoạt động tài chính diễn ra rất đa dạng và phong phú ởbất kỳlĩnh vực nào của đời sống xã hội. ởmỗi lĩnh vực hoạt động, các hoạt động tài chính có cùng một tính chất, đặc điểm, vai trò; gắn liền với một chủthể; có những quỹtiền tệ đặc thù được hình thành và sửdụng để đáp ứng các nhu cầu và lợi ích khác nhau của đời sống xã hội, thì ở đó hình thành một khâu tài chính độc lập. Các khâu tài chính tồn tại một cách độc lập, nhưng giữa chúng có những mối quan hệràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình tạo lập và sửdụng quỹtiền tệ, do đó chúng không thểtách rời nhau mà cùng nhau hợp thành một hệthống tài chính thống nhất của mỗi quốc gia. Hiện nay, hệthống tài chính ởViệt Nam bao gồm các khâu tài chính sau: 1. Ngân sách Nhà nước. 2. Tài chính doanh nghiệp. 3. Bảo hiểm. 4. Tín dụng. 5. Tài chính các tổchức xã hội và tài chính hộgia đình.

pdf7 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1850 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quỹ Bảo hiểm xã hội trong hệ thống tài chính ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quỹ BHXH trong hệ thống tài chính ở Việt Nam Nguồn: tapchibaohiemxahoi.org.vn Hoạt động tài chính diễn ra rất đa dạng và phong phú ở bất kỳ lĩnh vực nào của đời sống xã hội... ở mỗi lĩnh vực hoạt động, các hoạt động tài chính có cùng một tính chất, đặc điểm, vai trò; gắn liền với một chủ thể; có những quỹ tiền tệ đặc thù được hình thành và sử dụng để đáp ứng các nhu cầu và lợi ích khác nhau của đời sống xã hội, thì ở đó hình thành một khâu tài chính độc lập. Các khâu tài chính tồn tại một cách độc lập, nhưng giữa chúng có những mối quan hệ ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ, do đó chúng không thể tách rời nhau mà cùng nhau hợp thành một hệ thống tài chính thống nhất của mỗi quốc gia. Hiện nay, hệ thống tài chính ở Việt Nam bao gồm các khâu tài chính sau: 1. Ngân sách Nhà nước. 2. Tài chính doanh nghiệp. 3. Bảo hiểm. 4. Tín dụng. 5. Tài chính các tổ chức xã hội và tài chính hộ gia đình. Bảo hiểm là một khâu trong hệ thống tài chính của Việt Nam. Là một dịch vụ tài chính, bảo hiểm được hình thành với mục đích bù đắp những tổn thất. Có nhiều hình thức bảo hiểm, mỗi một hình thức có một cách thức tạo lập và sử dụng quỹ cũng như tính chất bồi hoàn khác nhưng chúng có chung một mục đích là các quỹ bảo hiểm được tạo lập và sử dụng để bù đắp tổn thất cho những người tham gia bảo hiểm góp phần hạn chế những rủi ro nhằm ổn định xã hội. Theo mục đích hoạt động, hiện nay ở Việt Nam có hai loại hình bảo hiểm là bảo hiểm thương mại và BHXH. Bảo hiểm thương mại hoạt động kinh doanh với mục đích kiếm lời trên cơ sở huy động các nguồn tài lực thông qua việc thu phí bảo hiểm của những người tham gia bảo hiểm để tạo lập quỹ và sử dụng chúng để bồi thường tổn thất cho các đối tượng tham gia bảo hiểm khi xẩy ra rủi. ở Việt Nam, Bảo hiểm thương mại đang hoạt động với hai loại hình bảo hiểm là Bảo hiểm phi nhân thọ và Bảo hiểm nhân thọ. Tương ứng với mỗi loại hình bảo hiểm có rất nhiều sản phẩm khác nhau. Bảo hiểm phi nhân thọ có các sản phẩm như: bảo hiểm hàng hoá, bảo hiểm tàu, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm sức khoẻ, tai nạn, con người, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm dầu khí, hàng không, bảo hiểm hoả hoạn, kỹ thuật - tài sản. Bảo hiểm nhân thọ có các sản phẩm như: An sinh giáo dục, an khang thịnh vượng, an bình hưu trí, an hưởng hưu trí... BHXH hoạt động không vì mục đích kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận mà phục vụ cho lợi ích xã hội, vì quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT. ở Việt Nam, BHXH được triển khai dưới hai hình thức là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Sản phẩm của BHXH bắt buộc là trợ cấp hưu trí, tử tuất, mai táng phí, ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ, TNLĐ- BNN, khám chữa bệnh. Loại hình BHXH tự nguyện chưa được triển khai đầy đủ nên mới chỉ có một sản phẩm duy nhất là khám chữa bệnh. Quỹ BHXH là quỹ độc lập với Ngân sách nhà nước, Quỹ hoạt động theo cơ chế quản lý tài chính do Chính phủ ban hành và được quản lý tập trung thống nhất trong hệ thống BHXH Việt Nam, được thực hiện hạch toán riêng và cân đối thu chi theo từng quỹ thành phần. Theo quy định hiện hành Quỹ BHXH có ba quỹ thành phần là: Quỹ hưu trí và trợ cấp; quỹ khám, chữa bệnh bắt buộc; quỹ khám, chữa bệnh tự nguyện. Quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn sau: 1. Đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc; 2. Nhà nước đóng và hỗ trợ để đảm bảo các chế độ BHXH đối với người lao động; 3. Nhà nước hỗ trợ, đóng BHYT đối với người nghèo và đối tượng chính sách 4. Tiền sinh lời do thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng Quỹ BHXH 5. Các nguồn thu hợp pháp khác. Quỹ BHXH được sử dụng để chi trả các chế độ: 1. Chi lương hưu, (thường xuyên và một lần) 2. Trợ cấp cho người bị tai nạn lao động và người phục phụ người bị tai nạn lao động; trang cấp dụng cụ cho người bị TNLĐ 3. Chi trợ cấp ốm đau, thai sản, BNN 4. Tiền tuất (định xuất cơ bản và nuôi dưỡng) và mai táng phí 5. Chi nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khoẻ 6. Đóng BHYT theo quy định 7. Lệ phí chi trả 8. Các khoản khác nếu có 9. Thanh toán chi phí khám chữa bệnh nội, ngoại trú cho đối tượng tham gia BHYT bắt buộc, tự nguyện gồm tiền khám, chẩn đoán và điều trị, xét nghiệm, chiếu chụp X quang, thăm dò chức năng, thuộc trong danh mục theo quy định của Bộ Y tế, máu, dịch truyển, các thủ thuật, phẫu thuật, sử dụng vật tư, thiết bị y tế và giường bệnh. Trong quá trình vận động, Quỹ BHXH có thể quan hệ trực tiếp với các khâu tài Ngân sách Nhà nước, tài chính doanh nghiệp, tài chính tín dụng, tài chính các tổ chức xã hội và hộ gia đình qua việc tạo lập quỹ dưới hình thức thu BHXH, BHYT và sử dụng quỹ dưới hình thức chi trả các chế độ BHXH, BHYT. Mặt khác thông qua thị trường tài chính, Quỹ BHXH có quan hệ gián tiếp với các khâu tài chính khác trong hệ thống tài chính khi nguồn tài chính của quỹ này tạm thời nhàn rỗi được sử dụng giống như các quỹ tín dụng khác. 1. Quan hệ với ngân sách Nhà nước: Ngân sách Nhà nước (NSNN) là khâu tài chính đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia. Hoạt động của NSNN gắn liền với chủ thể là Nhà nước. ở khâu này, các nguồn tài chính từ các khâu tài chính khác được hút một cách mạnh mẽ để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước - quỹ ngân sách. Với quyền lực của mình, Nhà nước đã ban hành Điều lệ BHXH, Điều lệ BHYT, Quy chế quản lý tài chính đối với hệ thống BHXH Việt Nam trong đó quy định việc tạo lập và sử dụng Quỹ BHXH. Quỹ BHXH trong thời gian tạm thời nhàn rỗi đã trở thành nguồn tài chính được hút vào Quỹ Ngân sách dưới hình thức các khoản cho NSNN vay. Từ những khoản cho vay này, NSNN có quyền sử dụng, thông qua chức năng phân phối để tạo lập các quỹ tiền tệ nhỏ ở các khâu tài chính khác dưới hình thức cấp phát như cấp kinh phí hoạt động cho các đơn vị HCSN, lực lượng vũ trang, vốn Điều lệ cho Doanh nghiệp Nhà nước...; cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế... vay vốn để hoạt động, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các tổ chức đoàn thể..., trợ cấp thường xuyên hoặc đột xuất cho nạn nhân chất độc màu da cam, trợ cấp thương tật, trợ cấp BHXH, người nghèo.... Những khoản cấp phát, trợ cấp, cho vay này của NSNN lại trở thành một nguồn thu bổ sung vào các quỹ tiền tệ ở các đơn vị kinh tế khác. Như vậy, một cách gián tiếp Quỹ BHXH đã tạo lập nên các quỹ tiền tệ ở các khâu tài chính khác như: tài chính doanh nghiệp, tín dụng, tài chính các tổ chức xã hội và tài chính hộ gia đình. Đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc là các đơn vị thuộc khối hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang sử dụng kinh phí do NSNN cấp, hỗ trợ để hoạt động trong đó có khoản trích nộp BHXH, BHYT. Hàng tháng, các đơn vị này phải trích từ khoản kinh phí do NSNN cấp, hỗ trợ để nộp BHXH, BHYT. Đối tượng đang hưởng chế độ trợ cấp BHXH hàng tháng do nguồn NSNN đảm bảo; người có công, thân nhân sỹ quan quân đội tại ngũ, người nhiễm chất độc màu da cam và con đẻ của họ, người nghèo... hàng tháng được hưởng các khoản trợ cấp từ NSNN cũng là đối tượng tham gia BHXH, BHYT do đó NSNN cũng dành một phần kinh phí của mình để nộp BHYT cho họ. Như vậy, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp quỹ NSNN lại đuợc hút vào quỹ BHXH dưới hình thức nộp BHXH, BHYT để hình thành nên quỹ BHXH. 2. Quan hệ với tài chính doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp là khâu cơ sở trong hệ thống tài chính quốc gia. Trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của mình, doanh nghiệp phát sinh các quan hệ tài chính trong đó có quan hệ với cơ quan BHXH về thu, nộp BHXH, BHYT và nhận về các khoản trợ cấp cho người lao động trong trường hợp họ bị ốm đau, tai nạn lao động- BNN, nghỉ thai sản, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ. Lao động là một yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp, do đó cùng với việc trả lương, doanh nghiệp phải thực hiện việc trích nộp BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định của pháp luật. Khi thực hiện nghĩa vụ nộp BHXH theo tỷ lệ quy định cho cơ quan BHXH, doanh nghiệp sẽ phải sử dụng tiền từ nguồn vốn kinh doanh của mình làm chuyển dịch nguồn tài chính của doanh nghiệp vào quỹ BHXH. Các khoản trích nộp BHXH, BHYT khi chưa đến hạn phải nộp sẽ được doanh nghiệp khai thác, huy động và sử dụng tạm thời để đảm bảo có đủ nguồn tài chính cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và như vậy gián tiếp quỹ BHXH đã được bổ sung các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Mặt khác khi tham gia BHXH, trong trường hợp người lao động nữ nghỉ sinh con, người lao động không may bị ốm, bị tai nạn không tham gia được vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp lúc này người lao động sẽ được quỹ BHXH chi trả các chế độ BHXH ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức, tai nạn lao động- BNN. Như vậy bằng cơ chế sử dụng quỹ của mình, Quỹ BHXH đã trực tiếp tạo nên nguồn thu cho khâu tài chính hộ gia đình và gián tiếp tham gia vào khâu tài chính doanh nghiệp. 3. Quan hệ với tín dụng: Tín dụng là khâu quan trọng trong hệ thống tài chính. Quỹ tín dụng được tạo lập bằng cách huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức kinh tế, vốn tự có và sử dụng để cho vay, đầu tư chứng khoán, trả lãi theo nguyên tắc hoàn trả có thời hạn và có lợi tức. Cơ chế quản lý tài chính của BHXH cho phép BHXH Việt Nam được thực hiện các hoạt động bảo toàn và tăng trưởng quỹ. Trong thời gian nhàn rỗi chưa sử dụng đến, quỹ BHXH được phép cho các Ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng chính sách vay; mua trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu công trái của Kho bạc Nhà nước và của các Ngân hàng thương mại Nhà nước. Trong quá trình vận động của mình với mục đích cho vay, quỹ BHXH đã trở thành một trong những nguồn vốn huy động tạo lập nên quỹ tín dụng nhằm cung ứng một cách linh hoạt nhu cầu vốn ngày càng nhiều cho các hoạt động kinh tế, xã hội. Đồng thời, sau một thời gian sử dụng tiền của quỹ BHXH, các tổ chức tín dụng phải trả cho quỹ BHXH khoản tiền lãi theo thoả thuận và lúc này tiền lại ra khỏi Quỹ tín dụng để tạo lập Quỹ BHXH. Quan hệ này cứ lặp đi lặp lại tạo nên mối quan hệ khăng khít và quay vòng giữa Quỹ BHXH và Quỹ tín dụng. Các tổ chức tín dụng cũng là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo Điều lệ BHXH vì vậy hàng tháng, từ Quỹ tín dụng này một lượng tiền nhất định sẽ được rút ra để nộp BHXH, BHYT cho chính những lao động đang làm việc trực tiếp trong các tổ chức tín dụng. Khoản tiền trích nộp từ các tổ chức tín dụng này đã chuyển dịch sang quỹ BHXH để tạo lập quỹ. Không những thế, Quỹ BHXH lại tác động một cách gián tiếp với các khâu tài chính khác thông qua thị trường tài chính. Khi tiền của Quỹ BHXH trở thành nguồn tài chính của Quỹ tín dụng, nó sẽ hoà chung vào luồng tiền tệ khác để tham gia vào hoạt động tín dụng. Nó sẽ được sử dụng để cho NSNN, Doanh nghiệp, các tổ chức chính trị, hộ gia đình vay... trở thành nguồn thu tạm thời của NSNN, nguốn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp, vốn kinh doanh của các hộ gia đình, khi đó Quỹ BHXH đã gián tiếp hình thành nên Quỹ tiền tệ ở các khâu tài chính khác. Như vậy Quỹ BHXH trong thời gian tạm thời nhãn rỗi đã được tham gia vào quan hệ tín dụng trên thị trường một cách linh hoạt giống như một Quỹ tín dụng nhằm giải quyết tình trạng thiếu vốn cho các khâu tài chính khác góp phần thúc đẩy đầu tư phát triển. 4. Quan hệ với tài chính các tổ chức xã hội và tài chính hộ gia đình Trong các tổ chức xã hội, Quỹ tiền tệ được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: phí đóng góp của hội viên, quyên góp, ủng hộ, tặng biếu của tập thể cá nhân trong và ngoài nước. Trong dân cư Quỹ tiền tệ chủ yếu được hình thành từ tiền lương, tiền công, các khoản được thừa kế, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của Nhà nước và tổ chức khác... Một phần tài chính của các quỹ này tham gia vào Quỹ BHXH dưới hình thức trích theo tỷ lệ quy định từ khoản tiền lương hàng tháng của mình để đóng BHXH, BHYT bắt buộc theo quy định của Nhà nước hoặc mua BHXH, BHYT tự nguyện. Khi đó Quỹ BHXH đã thu hút một phần từ quỹ tiền tệ của gia đình, của các tổ chức xã hội để tạo lập quỹ của mình. Tham gia BHXH, BHYT, người tham gia sẽ được trả trợ cấp trong trường hợp ốm đau, thai sản, TNLĐ- BNN hay trợ cấp hưu trí khi hết tuổi lao động, được trả tiền KCB khi vào viện. Khoản trợ cấp từ Quỹ BHXH này đã trở thành một phần thu nhập hình thành nên quỹ tiền tệ của hộ gia đình góp phần giảm gánh nặng về tài chính cho người tham gia bảo hiểm khi gặp rủi ro. BHXH là một trong những chính sách lớn trong hệ thống chính sách xã hội của mỗi quốc gia. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của BHXH là một tất yếu khách quan cùng với sự phát triển của xã hội. Quỹ BHXH được quản lý theo nguyên tắc kinh tế nhưng mục đích sử dụng quỹ BHXH lại mang tính xã hội sâu sắc. Quỹ BHXH là quỹ ngoài NSNN, hoạt động độc lập và tự cân đối thu- chi theo cơ chế quản lý tài chính được Chính phủ cho phép. Quỹ BHXH vận động thường xuyên do sự tác động của các hoạt động thu nộp BHXH, BHYT (tạo lập quỹ) và chi trả các chế độ BHXH, BHYT (sử dụng quỹ) đẩy đủ, kịp thời góp phần thực hiện chính sách nhân đạo, công bằng, đảm bảo mục tiêu ổn định đời sống và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân của Đảng, Nhà nước đối với người lao động. Đồng thời góp phần tạo lập nên những nguồn lực tài chính cần thiết cho các khâu tài chính khác thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng phát triển thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm đạt mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Tài liệu liên quan