Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam là tổchức nghềnghiệp tựnguyện không nhằm
mục đích kinh doanh kiếm lời, hoạt động theo nguyên tắc tựcân đối thu-chi trên
cơsởhội phí do hội viên đóng góp.
Điều 2.
Năm tài chính của Hiệp hội trùng với năm dương lịch, bắt đầu từngày 01/1
và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Năm tài chính đầu tiên bắt đầu từngày Đại
hội thành lập Hiệp hội và kết thúc vào ngày 31/12 năm sau.
Điều 3.
Việc quản lý tài chính của Hiệp hội phải tuân theo quy định của pháp luật
hiện hành và các quy định dưới đây.
12 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2159 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy chế tài chính hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUY CHẾ TÀI CHÍNH
HIỆP HỘI BẢO HIỂM VIỆT NAM
CHƯƠNG I
CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG
Điều 1.
Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam là tổ chức nghề nghiệp tự nguyện không nhằm
mục đích kinh doanh kiếm lời, hoạt động theo nguyên tắc tự cân đối thu-chi trên
cơ sở hội phí do hội viên đóng góp.
Điều 2.
Năm tài chính của Hiệp hội trùng với năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/1
và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Năm tài chính đầu tiên bắt đầu từ ngày Đại
hội thành lập Hiệp hội và kết thúc vào ngày 31/12 năm sau.
Điều 3.
Việc quản lý tài chính của Hiệp hội phải tuân theo quy định của pháp luật
hiện hành và các quy định dưới đây.
CHƯƠNG II
CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục I - Các khoản thu
Điều 4.
Nguồn thu nhập của Hiệp hội Bảo hiểm Việt nam bao gồm các khoản sau đây
:
- Hội phí do các hội viên đóng- góp;
- Các khoản tài trợ bằng tiền và hiện vật của các tổ chức và cá nhân trong và
ngoài nước;
- Các khoản đóng góp ngoài hội phí của hội viên theo quyết định của Hội
nghị thường niên của Hiệp hội;
- Thu khấu hao tài sản cố định;
- Thu tiền thanh lý tài sản của Cơ quan thường trực Hiệp hội;
- Thu tiền bồi thường tài sản của cá nhân, tập thể hoặc của công ty bảo
hiểm;
- Thu lãi tiền gửi ngân hàng;
- Các khoản thu khác.
Điều 5.
Hội phí là nguồn thu cơ bản của Hiệp hội do hội viên đóng góp theo nguyên
tắc công bằng, hợp lý, đầy đủ và kịp thời.
Hội phí được xác định trên cơ sở :
a. Chia các doanh nghiệp hội viên làm 10 nhóm theo doanh thu :
- Nhóm 1 : Dưới 20 tỷ đồng / năm,
- Nhóm 2 : Từ 20 - 50 tỷ đồng / năm,
- Nhóm 3 : Từ trên 50 - 100 tỷ đồng / năm,
- Nhóm 4 : Từ trên 100 - 200 tỷ đồng / năm,
- Nhóm 5 : Từ trên 200 – 400 tỷ đồng / năm,
- Nhóm 6 : Từ trên 400 – 600 tỷ đồng / năm,
- Nhóm 7 : Từ trên 600 – 800 tỷ đồng / năm,
- Nhóm 8 : Từ trên 800 – 1.000 tỷ đồng / năm,
- Nhóm 9 : Từ trên 1.000 – 1.500 tỷ đồng / năm,
- Nhóm 10 : Trên 1.500 tỷ đồng / năm.
b. Trên cơ sở doanh thu phí bảo hiểm thực tế năm trước của doanh nghiệp
hội viên, xếp doanh nghiệp hội viên vào nhóm tương ứng (doanh thu nói ở đây bao
gồm cả doanh thu phí nhận tái bảo hiểm của Công ty Tái Bảo hiểm Quốc gia).
c. Quy định hệ số nộp hội phí của từng nhóm như sau :
- Nhóm 1 : Hệ số 1,
- Nhóm 2 : Hệ số 2,
- Nhóm 3 : Hệ số 3,
- Nhóm 4 : Hệ số 4,
- Nhóm 5 : Hệ số 5,
- Nhóm 6 : Hệ số 6,
- Nhóm 7 : Hệ số 7,
- Nhóm 8 : Hệ số 8,
- Nhóm 9 : Hệ số 9,
- Nhóm 10: Hệ số 10.
Mức đóng góp hội phí:
- Hội viên chính thức 22.500.000 đ/1 hệ số/năm (*).
- Hội viên liên kết bằng 50% hội phí của hội viên chính thức nhóm 1
(11.250.000 đ/năm).
- Riêng hội viên liên kết là các cơ sở đào tạo bảo hiểm trong nước, mức
đóng hội phí là 3.000.000 đ/năm.
Thời gian đóng hội phí:
- Chậm nhất là 31/3 hàng năm (sau khi có số liệu báo cáo doanh thu của
năm trước đó).
- Riêng hội viên có số hội phí phải đóng trên 100.000.000 đ/năm chia làm 2
kỳ đóng là 31/3 và 31/7 hàng năm, mỗi kỳ đóng 50% hội phí.
Mục II: Các khoản chi
Điều 6.
Các khoản chi bao gồm :
- Chi mua sắm vật dụng văn phòng,
- Chi khấu hao tài sản cố định,
- Chi phí các dịch vụ thuê ngoài theo hợp đồng cung ứng dịch vụ,
- Chi cho các chương trình, kế hoạch và dự án mà Hiệp hội đã thông qua,
- Chi lương và các chế độ bảo hiểm theo quy định của Nhà nước cho Tổng
Thư kí, Phó Tổng Thư kí, các cán bộ, nhân viên Cơ quan thường trực Hiệp hội,
- Chi phí giao dịch, tiếp khách, hội họp,
- Chi mua- bảo hiểm tài sản,
- Chi trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật cho Cơ quan thường trực Hiệp hội.
Điều 7.
Nguyên tắc chi tiêu :
Việc chi tiêu phải bảo đảm nguyên tắc hợp lí, hợp lệ, tiết kiệm, phù hợp với
các qui định của pháp luật hiện hành và các quy định của Hiệp hội Bảo hiểm Việt
Nam
Điều 8.
Chi tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:
Trả lương cho Tổng Thư kí, Phó Tổng Thư kí và các thành viên Cơ quan
thường trực Hiệp hội trên cơ sở thời gian, chất lượng, hiệu quả công việc.
Mức lương của Tổng Thư kí, Phó Tổng Thư kí do Ban Chấp hành Hiệp hội
quyết định.
Mức lương của các cán bộ nhân viên Cơ quan thường trực Hiệp hội do Tổng
Thư kí quyết định theo thang bảng lương hiện hành của cán bộ nhân viên làm việc
trong doanh nghiệp nhà nước.
Bảng lương cán bộ nhân viên Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam
Chức danh
Bậc
lương -
Hệ số
Chuyên
gia cao
cấp
Chuyên
viên cao
cấp
Chuyên
viên
chính
Chuyên
viên
Cán
sự
Nhân
viên
Phục
vụ
1 7,0 5,58 4,0 2,34 1,80 1,35 1
2 7,5 5,92 4,33 2,65 1,99 1,53 1,18
3 8,0 6,26 4,66 2,96 2,18 1,71 1,36
4 6,60 4,99 3,27 2,37 1,89 1,54
5 5,32 3,58 2,56 2,07 1,72
6 5,65 3,89 2,75 2,25 1,90
7 4,20 2,94 2,43 2,08
8 4,51 3,13 2,61 2,26
9 3,32 2,79 2,44
10 3,51 2,97 2,62
11 3,70 3,15 2,80
12 3,89 3,33 2,98
Các trưởng ban chuyên môn được phụ cấp hệ số 1.
Các phó ban chuyên môn được phụ cấp hệ số 0,5.
Thời gian tối thiểu để đưa vào diện xét nâng lương là 3 năm tính từ lần xếp
bậc trước. Chỉ được nâng lương khi chất lượng và hiệu quả công việc được khẳng
định tiến bộ rõ rệt.
Ban Chấp hành Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phê duyệt quỹ lương của Hiệp
hội, mức lương cơ bản và hệ số trả lương.
Quỹ lương hàng năm được Hội nghị thường niên phê chuẩn trong dự toán
kinh phí hàng năm.
Khi Nhà nước thay đổi mức lương cơ bản thì Ban chấp hành sẽ xem xét phê
duyệt mức lương cơ bản mới cho phù hợp.
Điều 9.
Tổng thư ký Cơ quan thường trực Hiệp hội xây dựng Quy chế chi tiếp khách,
hội họp, giao dịch đối ngoại, trình Ban Chấp hành Hiệp hội cho ý kiến sau đó trình
Chủ tịch Hiệp hội ký ban hành.
Mục III: Quản lý và sử dụng tài sản
Điều 10.
Tài sản của Hiệp hội bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động được hình
thành từ hội phí và các nguồn khác do Hiệp hội giao cho Cơ quan trường trực
Hiệp hội quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 11.
Tài sản cố định được khấu hao theo chế độ qui định. Nguồn vốn do đơn vị
trích khấu hao được bổ sung nguồn vốn mua sắm tài sản của Hiệp hội.
Điều 12.
Cơ quan thường trực Hiệp hội phải mở sổ sách theo dõi tài sản của Hiệp hội
về số lượng và giá trị. Hàng năm, Cơ quan thường trực Hiệp hội phải báo cáo
kiểm kê tài sản kèm theo báo cáo quyết toán trình Hội nghị thường niên. Mọi hư
hỏng, mất mát tài sản phải xác định rõ nguyên nhân, nếu thuộc trách nhiệm cá
nhân thì cá nhân phải đền bù theo quy định của pháp luật hiện hành. Trường hợp
thuộc nguyên nhân khách quan, trình Hội nghị thường niên xin ý kiến xử lý.
Điều 13.
Cơ quan thường trực hiệp hội được quyền:
Mua tài sản theo kế hoạch được duyệt, thay đổi cơ cấu tài sản, thanh lý tài
sản theo quy định của pháp luật hiện hành nhằm sử dụng có hiệu quả tài sản phục
vụ cho hoạt động của Hiệp hội nếu thu hồi đủ giá trị còn lại của tài sản. Trường
hợp dự kiến không thu hồi đủ giá trị còn lại phải có sự phê duyệt của Ban Chấp
hành. Tiền thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản được bổ sung nguồn kinh phí mua
sắm tài sản của Hiệp hội.
Mua bảo hiểm tài sản theo chế độ qui định.
Mục IV: Lập dự toán và quyết toán thu - chi
Điều 14.
Dự toán thu - chi là cơ sở để điều hành thu - chi của Hiệp hội. Hàng năm, Cơ
quan thường trực Hiệp hội phải lập dự toán thu - chi theo nội dung quy định tại
mục I và mục II Quy chế này và phù hợp với nội dung chương trình hoạt động của
Hiệp hội hàng năm. Dự toán thu chi phải được Ban Chấp hành phê duyệt sau đó
trình Đại hội nhiệm kỳ hoặc Hội nghị thường niên Hiệp hội phê chuẩn.
Điều 15.
Tổng Thư ký Cơ quan thường trực Hiệp hội phải điều hành thu - chi theo
đúng dự toán đã được duyệt. Mọi khoản thu chi ngoài dự toán phải trình Ban Chấp
hành Hiệp hội phê duyệt trước khi thực hiện. Khi cần thiết Ban Chấp hành xin ý
kiến các hội viên liên quan với khoản thu, chi ngoài dự toán. Khoản thu thêm
ngoài dự toán đối với hội viên liên quan được hạch toán vào hội phí đóng góp bổ
sung trong năm.
Điều 16.
Dự toán kinh phí được lập trên nguyên tắc cân đối tài chính, phù hợp với tình
hình thực tế và nhu cầu hoạt động của từng năm.
Điều 17.
Khi hết năm, Cơ quan thường trực phải lập báo cáo quyết toán tài chính năm
trước theo quy định của pháp luật hiện hành. Ban kiểm tra của Hiệp hội phải tiến
hành kiểm tra báo cáo quyết toán tài chính hàng năm của Hiệp hội làm cơ sở để
Ban Chấp hành phê duyệt trước khi trình Đại hội nhiệm kỳ hoặc Hội nghị thường
niên của Hiệp hội phê chuẩn.
Điều 18.
Việc duyệt báo cáo quyết toán tài chính năm trước và dự toán thu - chi năm
sau được thực hiện trong quý I hàng năm tại Đại hội nhiệm kỳ hoặc Hội nghị
thường niên của Hiệp hội
Điều 19.
Dự toán và báo cáo quyết toán tài chính cũng là báo cáo công khai tài chính,
phải được gửi cho tất cả các hội viên một thời gian hợp lý trước khi Đại hội nhiệm
kỳ hoặc Hội nghị thường niên của Hiệp hội được triệu tập. Tổng Thư ký có trách
nhiệm giải trình các yêu cầu, chất vấn của hội viên.
Mục V: Kế toán và kiểm toán
Điều 20.
Cơ quan thường trực Hiệp hội có trách nhiệm thực hiện đúng chế độ kế toán
do nhà nước qui định, phản ánh, ghi chép, báo cáo đầy đủ, trung thực, chính xác
và kịp thời mọi hoạt động của Hiệp hội.
Điều 21.
Công tác kiểm tra kế toán Cơ quan thường trực Hiệp hội do Ban kiểm tra của
Hiệp hội tiến hành hoặc thực hiện có tính chất đột xuất, chuyên đề theo yêu cầu
của Ban Chấp hành Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam. Khi cần thiết, Ban Chấp hành
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam có thể yêu
cầu kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán độc lập.