Một vài nhận xét chung
Nội dung các phát ngôn trong giao tiếp bao giờ cũng là các đối tượng, sự vật, hiện
tượng. của thế giới. Trong các phát ngôn hiện thực, phạm vi đối tượng của thế
giới sẽ chỉ được xác định khi người nói dùng từ ngữ nào đó. Và từ ngữ làm chức
năng quy chiếu được gọi là từ ngữ quy chiếu trong phát ngôn.
Dụng học – George Yule
Chúng ta biết rằng tự thân các từ không quy chiếu đến cái gì cả. Chỉ có con người
mới là chủ thể làm việc đó. Vì vậy, có thể coi sự quy chiếu như là một hành động
trong đó người nói (người viết) sử dụng các hình thái ngôn ngữ làm cho người
nghe (người đọc) có thể nhận diện được cái mà mình có chủ đích đề cập đến. (tr.
43)
9 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1895 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy chiếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy chiếu
1. Một vài nhận xét chung
Nội dung các phát ngôn trong giao tiếp bao giờ cũng là các đối tượng, sự vật, hiện
tượng... của thế giới. Trong các phát ngôn hiện thực, phạm vi đối tượng của thế
giới sẽ chỉ được xác định khi người nói dùng từ ngữ nào đó. Và từ ngữ làm chức
năng quy chiếu được gọi là từ ngữ quy chiếu trong phát ngôn.
Dụng học – George Yule
Chúng ta biết rằng tự thân các từ không quy chiếu đến cái gì cả. Chỉ có con người
mới là chủ thể làm việc đó. Vì vậy, có thể coi sự quy chiếu như là một hành động
trong đó người nói (người viết) sử dụng các hình thái ngôn ngữ làm cho người
nghe (người đọc) có thể nhận diện được cái mà mình có chủ đích đề cập đến. (tr.
43)
G. Yule gọi các hình thái ngôn ngữ như thế là những biếu thức quy chiếu
(referening expressions) và phân loại như sau:
- Danh từ riêng: Nam, bin Laden, New York...
- Các cụm danh từ xác định (trong tiếng Anh, đó là các cụm danh từ có mạo từ xác
định "the"): thằng cha đấy, ông giáo sư này, cái xóm này...
- Các cụm danh từ không xác định ( trong tiếng Anh, đó là các cụm danh từ có mạo
từ không xác định "a"): một người đàn ông, một người qua đường...
- Các đại từ: tôi, nó...
G. Yule cũng cho rằng, "để có được sự quy chiếu thành công, chúng ta phải thừa
nhận vai trò của suy luận (inference). Bởi lẽ chẳng có một mối liên hệ trực tiếp nào
giữa các thực thể với các từ, nhiệm vụ của người nghe là làm sao suy ra đúng được
là người nói có chủ định nhận diện cái thực thể nào đó bằng cách sử dụng một biểu
thức quy chiếu cụ thể. Thật là chẳng bình thường khi mà người ta muốn quy chiếu
đến một thực thể hay một người nào đó mà không biết chính xác 'tên gọi' nào có
thể là cái từ tốt nhất để dùng"(tr. 44). Và ông cũng cho rằng "sự quy chiếu thành
công (...) nhất thiết phải là (kết quả của) sự phối hợp: cả người nói lẫn người nghe
đều có vai trò của mình trong việc nghĩ xem người kia đang xem xét đến cái gì".
(tr. 45)
(George Yule. Dụng học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2003)
Liên quan đến vấn đề này, tác giả Lê Đông cho rằng: Ngữ dụng học nói riêng và
bản thân ngôn ngữ nói chung không nghiên cứu bản thân các quy chiếu mà nó chỉ
quan tâm đến những mối liên hệ giữa từ ngữ và quy chiếu. Các mối quan hệ ở đây
là các mối liên hệ có giá trị tín hiệu học của từ ngữ mà thôi.
Về mặt thuật ngữ, quy chiếu đôi khi được gọi là sở chỉ.
Một nhận xét nữa là cách hiểu thuật ngữ quy chiếu hiện nay có những mức độ rộng
hẹp khác nhau.
2. Quy chiếu. Từ ngữ làm chức năng quy chiếu. Quy chiếu và nghĩa.
- Quy chiếu: Phạm vi đối tượng của thế giới được người nói chỉ ra khi dùng một từ
ngữ nào đó trong phát ngôn là quy chiếu của từ ngữ đó.
Ở đây, chúng ta phải xác định rằng:
+ Các đối tượng được chỉ ra đó không thuộc về ngôn ngữ.
+ Từ ngữ ở đây đóng vai trò là phương tiện, công cụ để chỉ ra quy chiếu. Nói một
cách khác, chỉ ra quy chiếu là một cách dùng từ, là một chức năng của từ.
Một từ ngữ được tàng trữ trong bộ não thì không có quy chiếu, chỉ những từ ngữ
được sử dụng trong phát ngôn thì mới có quy chiếu, và trong các phát ngôn khác
nhau, ngữ cảnh khác nhau thì có quy chiếu khác nhau.
*Các ví dụ:
(1a): Nam, giúp mẹ một tay nào!
(1b): Cường, sao cháu hỗn với mẹ thế?
(1c): Bà Y là một bà mẹ anh hùng.
(2a): Người giáo viên này đã già.
(2b): Anh tôi là (một) giáo viên.
(2c): Anh tôi làm giáo viên.
(3a): Nó đánh vợ suốt ngày. Đồ vũ phu!
(3b): Vợ thì nó chưa có.
(3c): Bác nên tính chuyện dựng vợ gả chồng cho cháu.
(4a): Ra chợ mua con gà, con!
(4b): Con gà bị làm sao ấy. Cắt tiết đi bố!
(*Các ví dụ này và cách xác định quy chiếu của các từ in nghiêng sẽ được thảo
luận sau).
+ Theo quan niệm rộng, những từ như: đánh, đỏ, đẹp, hát... có quy chiếu. Nhưng
quy chiếu ở đây được hiểu theo một cách khác (chỉ vào một thực thể cụ thể). Mà ở
đây các vị từ đánh, đỏ, đẹp... không chỉ ra một thực thể cụ thể nào. Nếu muốn xác
định quy chiếu của nó thì phải dựa vào toàn phát ngôn. Do đó, những vì từ như vậy
không mang chức năng quy chiếu.
- Nghĩa là một yếu tố bên trong của ngôn ngữ, là mặt không thể tách rời của tín
hiệu ngôn ngữ. Trong khi đó, quy chiếu lại là sự vật bên ngoài hệ thống ngôn ngữ.
Các từ ngữ, với thông tin mà nó truyền đạt, đã tạo ra những con đường, cách thức
để xác lập các quy chiếu. Tuy nhiên, để thực hiện sự quy chiếu thì nếu chỉ có riêng
bản thân từ ngữ không thể mà để làm điều này nó cần phải được đi kèm với các
nhân tố khác...
3. Quy chiếu xác định và quy chiếu không xác định
3.1. Quy chiếu xác định
- Từ ngữ có quy chiếu xác định là những từ ngữ được người nói sử dụng để chỉ ra
và đồng nhất một hay những đối tượng của hiện thực. Trong đó, theo đánh giá của
người nói thì người nghe đã được cung cấp đủ điều kiện cần thiết để nhằm đúng
đối tượng muốn nói tới.
*Quán từ xác định là phương tiện dùng để đánh dấu từ ngữ có quy chiếu xác định.
Điều này có thể thấy rất rõ trong tiếng Anh (the), nhưng trong tiếng Việt thì không
có phương tiện như vậy. Cho nên, việc nhận diện sẽ phụ thuộc nhiều vào ngữ cảnh.
Tuy nhiên, có những từn ngữ, trong đại đa số trường hợp, được dùng với chức
năng là chỉ quy chiếu sẵn. Đó là:
+ Tên riêng, các danh từ chỉ những sự vật đơn nhất;
+ Đại từ có tính trực chỉ hoặc hồi chỉ: tôi, nó, họ, đây, đấy, bây giờ...
+ Các yếu tố trực chỉ khác: ở đây, năm ngoái...
+ Các danh ngữ có yếu tố hạn định là những từ ngữ trực chỉ, hồi chỉ.
- Các từ ngữ có quy chiếu xác định, khi sử dụng, phải tuân theo một số quy tắc,
chiến lược:
+ Khi dùng một từ ngữ vào chức năng quy chiếu xác định thì, thông thường, đối
tượng được nói tới phải nằm trong thế giới nhận thức của cả người nói lẫn người
nghe.
+ Tuy nhiên, có một số phạm vi giao tiếp có những cơ chế riêng (ngoại lệ) cho
phép được vi phạm. Trong trường hợp này, những ngoại lệ đó tuy không được quy
ước rõ ràng nhưng mọi người đều ngầm hiểu với nhau. Những ngoại lệ này thường
có trong văn chương, báo chí.
+ Thường thường, một từ ngữ có quy chiếu xác định phải dựa vào những mốc (hệ
toạ độ), tức là những thông tin đã biết. Những thông tin này có thể diễn đạt bằng
ngôn ngữ hoặc được ngầm hiểu (không nói ra thành lời).
Ví dụ: Ø Tết Ø bố về.
3.2. Quy chiếu không xác định
- Từ ngữ có quy chiếu không xác định là những từ ngữ được người nói dùng để chỉ
vào một đối tượng tồn tại, và về nguyên tắc phải có "căn cước, địa chỉ", nhưng ở
đây người nói chỉ cung cấp thông tin chỉ ra phạm trù mà đối tượng thuộc vào, chứ
không đủ để xác định đối tượng.
Vd
Hôm qua, tự nhiên có một thằng cha lao xe máy xuống sông Tô Lịch.
Nguyên nhân của việc sử dụng như vậy có thể do không biết, không có hoặc không
cần thông tin xác định; cũng có thể do người nói cố tình lảng tránh. Có thể nói,
việc xảy ra hiện tượng như vậy là do hàng loạt các nhân tố tác động.
- Trong thực tế giao tiếp, nếu tách rời khỏi ngữ cảh thì có thể hiểu một cách mơ hồ
về một biểu thức không xác định:
+ Biểu thức không xác định nhưng có quy chiếu (tức là có quy chiếu không xác
định);
+ Biểu thức không có quy chiếu và không xác định.
Ví dụ:
(1a) X muốn lấy một cô gái làng bên làm vợ.
→ Đối tượng đã tồn tại, anh ta đã gặp gỡ.
(1b) X muốn lấy một cô gái làng bên làm vợ, anh xem có cô nào thì làm mối...
→ Đối tượng chưa xác định → Không có quy chiếu.
(1c) X yêu tha thiết một cô gái làng bên.
→ "một cô gái làng bên" là một danh ngữ có quy chiếu không xác định.
(2a) Cậu nên tìm một đại biểu quốc hội mà trình bày.
→ Bất kì ai thuộc phạm vi là "đại biểu quốc hội": không xác định và không có quy
chiếu.
(2b) Hôm nay tôi đã chất vấn gay gắt một đại biểu quốc hội.
→ Có quy chiếu không xác định
4. Sự mơ hồ, lẫn lộn giữa cách đọc có quy chiếu xác định và cách đọc định tính
- Các ví dụ:
(1): Kẻ giết ông A là đồ điên!
+ (1a): có quy chiếu xác định.
+ (1b): chỉ bất kì kẻ nào có thuộc tính "giết ông A"
Cách hiểu (1b) suy ra câu (1) được dùng theo lối định tính.
(2): Người thủ vai Thị Màu rất giỏi.
+ (2a): chỉ một diễn viên xác định → có quy chiếu xác định
+ (2b): bất kì ai thủ vai Thị Màu đều phải là diễn viên giỏi
=>Cách dùng định tính.
(3): Vợ của con trai cả ông Thuận thì khổ lắm.
→ Nỗi khổ ở đây là chính thuộc tính "vợ của con trai cả ông Thuận" đem lại (có
thể bởi vì anh này hay đi hát karaoke chẳng hạn), chứ nỗi khổ không phải bắt
nguồn từ bản thân người phụ nữ đó.
- Nhận xét về hình thức của cách dùng định tính:
+ Các danh ngữ đều có hình thức của một danh ngữ xác định.
+ Ở đây có mối quan hệ nhân quả: Hễ... (cứ là thế này) thì... (sẽ là thế kia)