Quỹ đầu tư đã ra đời như thế nào

Các Quỹ đầu tư ra đời theo hai xu hướng chính. Xu hướng thứ nhất là để đáp ứng nhu cầu đầu tư của các cá nhân ở các nước phát triển. Xu hướng thứ hai là ở nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của đất nước trong việc phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển. Nước Anh Thế kỷ 19, cuộc Cách mạng công nghiệp đã tạo ra một lượng tiền khổng lồ sẵn sàng để đầu tư. Cung tiền quá cao làm cho lãi suất trên thị trường giảm xuống. Trong khi đó các nước trên lục địa châu Âu, Nam và Bắc Mỹ lại đang thiếu tiền trầm trọng: tiền để tiến hành Cách mạng công nghiệp. Để thu hút những khối lượng tiền lớn, các nước này đã phát hành các trái phiếu với lãi suất tương đối cao, hấp dẫn so với tỷ lệ lãi suất thấp ở Anh làm cho các nhà đầu tư lớn nhỏ ở Anh bắt đầu dần dần quan tâm tới các cơ hội kinh doanh hải ngoại. Mặc dù hứa hẹn thu được lợi nhuận cao nhưng các nhà đầu tư lại gặp phải những khó khăn đáng kể trong việc nghiên cứu và thực hiện đầu tư hải ngoại. Cuối cùng, việc huy động vốn và quản lý vốn đã được trao vào tay các chuyên gia đầu tư nhằm giảm tối đa rủi ro và tăng tối đa hiệu quả kinh tế. Quỹ đầu tư đầu tiên được thành lập ở London, Anh vào năm 1868 với cái tên Quỹ tín thác chính phủ nước ngoài và chính phủ thuộc địa (The Foreign and Colonial Government Trust). Quỹ này đưa ra lời hứa hẹn rằng các nhà đầu tư với số vốn khiêm tốn vẫn có thuận lợi như các nhà tư bản lớn bằng cách dàn trải đầu tư qua một số các chứng khoán khác nhau.

pdf5 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1844 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quỹ đầu tư đã ra đời như thế nào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quỹ đầu tư đã ra đời như thế nào Các Quỹ đầu tư ra đời theo hai xu hướng chính. Xu hướng thứ nhất là để đáp ứng nhu cầu đầu tư của các cá nhân ở các nước phát triển. Xu hướng thứ hai là ở nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của đất nước trong việc phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển. Nước Anh Thế kỷ 19, cuộc Cách mạng công nghiệp đã tạo ra một lượng tiền khổng lồ sẵn sàng để đầu tư. Cung tiền quá cao làm cho lãi suất trên thị trường giảm xuống. Trong khi đó các nước trên lục địa châu Âu, Nam và Bắc Mỹ lại đang thiếu tiền trầm trọng: tiền để tiến hành Cách mạng công nghiệp. Để thu hút những khối lượng tiền lớn, các nước này đã phát hành các trái phiếu với lãi suất tương đối cao, hấp dẫn so với tỷ lệ lãi suất thấp ở Anh làm cho các nhà đầu tư lớn nhỏ ở Anh bắt đầu dần dần quan tâm tới các cơ hội kinh doanh hải ngoại. Mặc dù hứa hẹn thu được lợi nhuận cao nhưng các nhà đầu tư lại gặp phải những khó khăn đáng kể trong việc nghiên cứu và thực hiện đầu tư hải ngoại. Cuối cùng, việc huy động vốn và quản lý vốn đã được trao vào tay các chuyên gia đầu tư nhằm giảm tối đa rủi ro và tăng tối đa hiệu quả kinh tế. Quỹ đầu tư đầu tiên được thành lập ở London, Anh vào năm 1868 với cái tên Quỹ tín thác chính phủ nước ngoài và chính phủ thuộc địa (The Foreign and Colonial Government Trust). Quỹ này đưa ra lời hứa hẹn rằng các nhà đầu tư với số vốn khiêm tốn vẫn có thuận lợi như các nhà tư bản lớn bằng cách dàn trải đầu tư qua một số các chứng khoán khác nhau. Cho đến năm 1873, hơn 10 Quỹ đầu tư như vậy đã được thành lập dưới hình thức công ty đầu tư. Hầu hết các công ty đầu tư lúc bất giờ ở Anh và ở Mỹ đều giống hình thức các Quỹ đầu tư dạng đóng ngày nay. Họ bán một số lượng cố định các chứng chỉ Quỹ đầu tư với giá được xác định bởi cung và cầu. Tuy nhiên, cho đến những năm 1920, hầu hết những người Mỹ có thu nhập trung bình gửi tiền của họ vào các ngân hàng hoặc mua các cổ phiếu của một công ty nào đó. Việc đầu tư vào thị trường vốn vẫn giới hạn rất nhiều vào những nhà đầu tư giàu nhất. Từ những năm 1920 trở đi, sự phát triển của Quỹ đầu tư được thể hiện rõ nét nhất tại Mỹ. Quỹ tín thác các nhà đầu tư Massachusetts (The Massachusetts Investors Trust) được thành lập năm 1924 với một danh mục đầu tư khiêm tốn gồm 45 loại cổ phiếu và 50.000 USD giá trị tài sản. Đây là Quỹ đầu tư dạng mở đầu tiên, mở màn cho cuộc cách mạng đối với các công ty đầu tư và bản thân hoạt động đầu tư: chào bán liên tục các chứng chỉ Quỹ đầu tư mới và các chứng chỉ này có thể được mua lại bất kỳ lúc nào dựa trên giá trị hiện thời của tài sản Quỹ. Năm 1929, thị trường chứng khoán sụp đổ cùng với cuộc Đại khủng hoảng đã làm quốc hội Mỹ phải ban hành các đạo luật chung để bảo vệ các nhà đầu tư và chỉnh đốn thị trường chứng khoán và thị trường tài chính, trong đó bao gồm cả ngành Quỹ đầu tư. Hệ thống luật về chứng khoán của Mỹ từ đây luôn là cơ sở cho việc soạn thảo luật chứng khoán của các nước khác. Đầu tiên là Luật chứng khoán năm 1933, lần đầu tiên đưa ra yêu cầu về bản cáo bạch mô tả Quỹ. Luật thị trường chứng khoán năm 1934 buộc các Quỹ phải tuân theo các quy định của Uỷ ban chứng khoán Mỹ SEC (Securities Exchange Committee) và đặt họ dưới sự quản lý của Hiệp hội quốc gia các nhà kinh doanh chứng khoán. Luật quan trọng nhất liên quan đến các Quỹ đầu tư và việc bảo vệ người đầu tư của Mỹ được ban hành năm 1940: Luật công ty đầu tư và Luật tư vấn đầu tư. Luật công ty đầu tư 1940 có tác dụng rất đáng kể, điều khoản trung tâm của đạo luật đòi hỏi tất cả các Quỹ định giá tài sản của mình theo giá thị trường hàng ngày; các điều khoản nghiêm cấm đối với các giao dịch giữa Quỹ và người quản lý Quỹ; các hạn chế sử dụng đòn bảy tài chính và một hệ thống chỉ dẫn pháp luật riêng – duy nhất đối với ngành Quỹ đầu tư. Đạo luật 1940 đưa ra các quy định không chỉ cho bản thân các Quỹ đầu tư mà còn cho các nhà bảo lãnh phát hành chính, người điều hành, các quan chức và nhân viên của Quỹ. Luật quy định rõ các Quỹ đầu tư dạng mở mua lại cổ phần của mình bất kỳ lúc nào cổ đông yêu cầu và đòi hỏi các Quỹ thanh toán giá mua lại theo lần tính toán giá trị tài sản thuần (NAV) của danh mục đầu tư của Quỹ trong vòng 7 ngày sau khi nhận được yêu cầu mua lại. Luật tư vấn đầu tư đòi hỏi sự đăng ký của tất cả các nhà tư vấn đối với các Quỹ đầu tư trừ các ngân hàng. Luật cũng đưa ra một nghĩa vụ uỷ thác chung cho các nhà tư vấn đầu tư và có một số điều khoản chống gian lận. Đạo luật đòi hỏi thêm các nhà tư vấn lưu trữ các dữ liệu, báo cáo, công khai và các yêu cầu khác. Không có gì đáng ngạc nhiên khi một cựu chủ tịch của SEC phát biểu: “Không có một tổ chức phát hành nào lại bị nhiều quy định điều chỉnh chi tiết như các Quỹ đầu tư”. Các Quỹ đầu tư dạng mở bắt đầu phát triển trong công chúng từ những năm 1940 và 1950. Năm 1940, có chưa đến 80 Quỹ với tổng tài sản 500 triệu USD. 20 năm sau, đã có 160 Quỹ với tổng tài sản là 17 tỷ USD. Quỹ cổ phiếu quốc tế dạng mở đầu tiên ra đời năm 1940. Ngày nay đã có vô số các Quỹ đầu tư cổ phiếu và trái phiếu toàn cầu. Sự phức tạp và quy mô của ngành Quỹ đầu tư đã thay đổi rất lớn với việc thêm vào các sản phẩm và dịch vụ mới. Chẳng hạn trước những năm 1970, hầu hết các Quỹ là Quỹ đầu tư cổ phiếu và một số Quỹ đầu tư cân đối có bao gồm cả trái phiếu trong danh mục đầu tư. Năm 1972 đã có 46 Quỹ đầu tư trái phiếu và Quỹ đầu tư lợi tức. 20 năm sau nữa, con số đã là 1.629. Sự đổi mới trong đầu tư và các phương tiện hưu trí cũng đã tác động tới ngành. Năm 1971, các Quỹ đầu tư thị trường tiền tệ đầu tiên ra đời. Năm 1976, các Quỹ đầu tư trái phiếu đô thị được miễn thuế bắt đầu chào bán chứng chỉ và 3 năm sau, Quỹ đầu tư thị trường tiền tệ được miễn thuế ra đời. Nó kết hợp ưu thế của các Quỹ đầu tư thị trường tiền tệ với các Quỹ đầu tư trái phiếu đô thị. Từ đó, Ngành Quỹ đầu tư bắt đầu đưa ra các qũy đầu tư cổ phiếu, trái phiếu và thị trường tiền tệ đa dạng hơn. Quỹ đầu tư ngày nay gồm toàn bộ từ các Quỹ đầu tư cổ phần tăng trưởng tới các Quỹ đầu tư trái phiếu toàn cầu, từ các Quỹ đầu tư thị trường tiền tệ miễn thuế tới các Qũy chuyên biệt vào một phần của thị trường chứng khoán. Ngành Quỹ đầu tư ngày nay tăng trưởng bền vững nhờ tránh được những trở ngại mà các định chế tài chính khác gặp phải. Các nguyên tắc cơ bản đối với sự ủy thác dài hạn của ngành từ các cổ đông như đảm bảo các quy định một cách chắc chắn, đào tạo các nhà đầu tư và xúc tiến các cơ hội đầu tư dài hạn – đã là kim chỉ nam cho ngành 50 năm nay và sẽ vẫn còn tiếp tục như vậy trong tương lai. Nguyên nhân nào khiến các Quỹ đầu tư chỉ trong vòng hơn 20 năm trở lại đây lại phát triển nhanh đến như vậy?  Thứ nhất, các nhà đầu tư đang ngày càng trở nên quan tâm tới hoạt động đầu tư toàn cầu.  Thứ hai, đó là trong thập kỷ qua, các Quỹ đầu tư ngày càng trở thành sự lựa chọn đầu tư chắc chắn nhất cho tầng lớp trung lưu đang giàu lên nhanh chóng. Sự tăng trưởng tài sản tuyệt đối của các Quỹ đầu tư rất đáng kể, đặc biệt ấn tượng trong các nước có tốc độ tăng trưởng cao, và thậm chí trong thị trường các quốc gia có tốc độ tăng trưởng tương đối chậm. Ngành công nghiệp quản lý đầu tư cũng bước sang thời đại mới trong những năm gần đây. Tại các nước phát triển cao, nhất là Mỹ và các nước EU, việc quản lý Quỹ đầu tư, kể cả việc cung cấp rất nhiều các dịch vụ hỗ trợ liên quan, đã tạo ra tổng lợi nhuận xứng đáng đưa ngành công nghiệp Quỹ không chỉ trở thành đối tượng tham gia chính ở khu vực tài chính mà còn là một thành phần chủ đạo ở khu vực dịch vụ nói chung của nền kinh tế. Trong suốt thập kỷ 90, sự thăng tiến liên tục ở tầng lớp trung lưu dẫn đến doanh thu của các Quỹ đầu tư phát triển đều đặn ở hầu hết các thị trường chứng khoán có tổ chức. Có thể thấy trước được rằng các hình thức Quỹ đầu tư sẽ phát triển không ngừng ở các nước công nghiệp hoá. Tỷ lệ dân số có mức thu nhập trên chỉ tiêu trung bình đã chiếm khoảng 1/3 tổng dân số các nước này. Ví dụ ở Mỹ, các hộ gia đình có thu nhập trên mức trung bình, mặc dù theo thống kê chỉ chiếm 40% dân số, đã chiếm 62% số cổ đông của các Quỹ đầu tư và sở hữu khoảng 75% tài sản của các Quỹ đầu tư cá nhân. Việc hình thành Quỹ đầu tư ở các thị trường chứng khoán mới nổi bắt nguồn từ nhu cầu của những nền kinh tế yếu kém về nhiều mặt, đòi hỏi phái cải thiện khả năng thanh toán và hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng. Điều này khác biệt với các Quỹ đầu tư hình thành trên nền tảng thị trường chứng khoán đã phát triển ở trình độ cao, đóng vai trò của một phương thức đầu tư hiện đại, tăng hiệu quả của thị trường chứng khoán.
Tài liệu liên quan