Tài chính là chìa khoá của đầu tư và vì thế là chìa khoá cho sự tăng trưởng. Thông
việc cung cấp các nguồn vốn cho người có khả năng sử dụng chúng hiệu quả hơn,
tài chính làm tăng thu nhập cho cả người cấp vốn và người nhận vốn.
Các định chế tài chính phi ngân hàng có thể được chia làm hai bộ phận chính là
các Tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng (các công ty bảo hiểm) và các Trung gian đầu
tư bao gồm các công ty tài chính và các Quỹ đầu tư.
Khác với các ngân hàng nhận tiền gửi và cho vay, khác với các tổ chức bảo hiểm
nhận vốn định kỳ trên cơ sở hợp đồng, các Trung gian đầu tư nhận vốn bằng cách
phát hành các chứng khoán. Các công ty tài chính phát hành cổ phiếu, còn Quỹ
đầu tư phát hành chứng chỉ Quỹ đầu tư (có thể là cổ phiếu hoặc chứng chỉ thụ
hưởng).
Là một trung gian đầu tư, hoạt động chủ yếu trên thị trường chứng khoán, Quỹ đầu
tư là gì, hoạt động của nó bao gồm những chủ thể nào tham gia?
Trước hết, khái niệm Quỹ theo Từ điển Tài chính Quốc tế “Quỹ” chỉ một tập hợp
tiềndùng để đầu tư (money for investment). Đầu tư tức là việc tiêu dùng các tài
sản thực hay tài sản tài chính với mong đợi một sự tăng lên về giá trị [2].
5 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1775 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quỹ đầu tư và các chủ thể tham gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quỹ đầu tư và các chủ thể
tham gia
Tài chính là chìa khoá của đầu tư và vì thế là chìa khoá cho sự tăng trưởng. Thông
việc cung cấp các nguồn vốn cho người có khả năng sử dụng chúng hiệu quả hơn,
tài chính làm tăng thu nhập cho cả người cấp vốn và người nhận vốn.
Các định chế tài chính phi ngân hàng có thể được chia làm hai bộ phận chính là
các Tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng (các công ty bảo hiểm) và các Trung gian đầu
tư bao gồm các công ty tài chính và các Quỹ đầu tư.
Khác với các ngân hàng nhận tiền gửi và cho vay, khác với các tổ chức bảo hiểm
nhận vốn định kỳ trên cơ sở hợp đồng, các Trung gian đầu tư nhận vốn bằng cách
phát hành các chứng khoán. Các công ty tài chính phát hành cổ phiếu, còn Quỹ
đầu tư phát hành chứng chỉ Quỹ đầu tư (có thể là cổ phiếu hoặc chứng chỉ thụ
hưởng).
Là một trung gian đầu tư, hoạt động chủ yếu trên thị trường chứng khoán, Quỹ đầu
tư là gì, hoạt động của nó bao gồm những chủ thể nào tham gia?
Trước hết, khái niệm Quỹ theo Từ điển Tài chính Quốc tế “Quỹ” chỉ một tập hợp
tiền dùng để đầu tư (money for investment). Đầu tư tức là việc tiêu dùng các tài
sản thực hay tài sản tài chính với mong đợi một sự tăng lên về giá trị [2].
Quỹ đầu tư là một định chế tài chính phi ngân hàng huy động vốn bằng hình thức
chung vốn đầu tư (investment pool) hay nói cách khác là một tập hợp vốn đa sở
hữu từ đóng góp của những cá nhân hay tổ chức có tiền muốn cùng nhau đầu tư
nhằm tăng cường tính chuyên nghiệp của việc đầu tư. Quỹ sẽ do các chuyên gia
đầu tư, đại diện cho các nhà đầu tư, thực hiện đầu tư vào một danh mục tài sản
(gọi là danh mục đầu tư) được thiết kế theo chính sách của Quỹ.
Như vậy, các nhà đầu tư đơn lẻ thay vì trực tiếp đầu tư bằng những khoản tiền ít ỏi
của mình đã cùng góp vốn tạo thành một tập hợp tiền gọi là Quỹ để cùng nhau đầu
tư. Nguồn hình thành Quỹ đầu tư do vậy mà hết sức đa dạng. Từ các tập đoàn tư
bản lớn, các công ty cho đến dân chúng, bất cứ ai có vốn nhàn rỗi đều có thể ít
nhiều trở thành chủ sở hữu Quỹ đầu tư bằng cách mua các chứng chỉ thụ hưởng
của Quỹ đầu tư (đối với mô hình Quỹ đầu tư tín thác) hay các cổ phiếu của Quỹ
đầu tư (đối với mô hình Công ty đầu tư) – từ nay sẽ gọi chung là các Chứng chỉ
Quỹ đầu tư.
Hoạt động của Quỹ đầu tư rất đặc biệt, nó không dùng vốn của mình để mua máy
móc, thiết bị, các yếu tố sản xuất khác để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh mà thực hiện kinh doanh đầu tư vốn dưới hai hình thức:
Đầu tư trực tiếp: các Quỹ đầu tư dùng vốn của mình để thâm nhập trực tiếp vào
các công ty, các dự án bằng cách góp vốn cổ phần, mua cổ phiếu phát hành lần
đầu với tư cách là cổ đông sáng lập như các sáng lập viên khác.
Đầu tư gián tiếp: Quỹ đầu tư dùng vốn của mình tham gia vào thị trường chứng
khoán với tư cách của một nhà kinh doanh chứng khoán thông qua các công ty
chứng khoán (thành viên của sở giao dịch chứng khoán). Ngoài ra, các Quỹ đầu tư
còn dùng tiền vốn của mình cho vay đối với các dự án theo những thoả thuận nhất
định, thường là các khoản cho vay có thể chuyển đổi thành vốn cổ phần..
Có thể kết luận đặc trưng cơ bản nhất của Quỹ đầu tư là ở chỗ nó vừa là tổ chức
phát hành chứng khoán vừa là tổ chức kinh doanh chứng khoán. Chính đặc điểm
này mà Quỹ đầu tư còn được gọi là Quỹ đầu tư chứng khoán để phân biệt với các
loại hình Quỹ khác như các Quỹ trong doanh nghiệp thường dùng để tái đầu tư
hay các Quỹ do chính phủ lập ra để cho vay ưu đãi một số ngành cụ thể như Quỹ
phát triển nhà ở quốc gia, Quỹ hỗ trợ XK, Quỹ hỗ trợ đầu tư Quốc gia của Việt
Nam… thường là với mục tiêu phi lợi nhuận.
Quỹ đầu tư được quản lý bởi Công ty quản lý Quỹ, một tổ chức đầu tư chuyên
nghiệp, có trình độ chuyên môn cao trong đầu tư chứng khoán. Một công ty quản
lý Quỹ có thể quản lý một hay nhiều Quỹ đầu tư. Ngoài ra tài sản của Quỹ đầu tư
được một tổ chức chịu trách nhiệm bảo quản, thường là một ngân hàng. Ngân
hàng bảo quản còn có thể làm nhiệm vụ giám sát các hoạt động quản lý Quỹ của
công ty quản lý nhằm bảo đảm quyền lợi của các nhà đầu tư.
Các chủ thể tham gia vào Quỹ đầu tư:
Người đầu tư: Người đầu tư ở đây được hiểu là những người góp vốn vào
Quỹ đầu tư bằng cách mua chứng chỉ thụ hưởng hay cổ phần của Quỹ. Họ
có quyền được chia cổ tức và các thu nhập khác từ hoạt động đầu tư của
Quỹ theo tỷ lệ vốn góp hoặc theo thoả thuận với công ty quản lý Quỹ. Tuỳ
theo tính chất từng loại Quỹ đầu tư mà người đầu tư có thể yêu cầu Quỹ
mua lại chứng chỉ Quỹ đầu tư trong thời hạn hoạt động của Quỹ. Khi hết
thời hạn hoạt động, họ sẽ được hoàn trả vốn.
Hội đồng quản trị của Quỹ: Hội đồng quản trị chỉ tồn tại trong mô hình
công ty (sẽ được đề cập chi tiết ở bài viết sau), được đại hội cổ đông bầu
lên giống như một Hội đồng quản trị cuủa một công ty cổ phần thông
thường. Hội đồng quản trị đại diện cho cổ đông để xây dựng chính sách đầu
tư và giám sát hoạt động của Quỹ, có quyền cao nhất đối với Quỹ. Hội
đồng quản trị còn chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của công
ty bảo lãnh, công ty tư vấn và các bên cung cấp dịch vụ cho Quỹ.
Công ty quản lý Quỹ: Là công ty chịu trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư
của Quỹ, thực chất là quản lý danh mục chứng khoán theo mục tiêu đầu tư
đã định trước, thường ghi rõ trong trong Bản cáo bạch phát hành và điều lệ
Quỹ. Hàng ngày công ty sẽ xác định giá trị tài sản trong danh mục đầu tư
hoặc giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phần. Công ty quản lý Quỹ không phải
là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán. Việc mua bán chứng khoán
của Quỹ đầu tư phải thông qua các công ty chứng khoán.
Các chuyên gia đầu tư hay các nhà tư vấn đầu tư có trách nhiệm lựa chọn
danh mục đầu tư thích hợp theo chính sách và mục tiêu đầu tư của Quỹ,
nghiên cứu, phân tích tài chính và xu hướng kinh tế, quyết định thời gian
đầu tư thích hợp. Ngoài ra họ có thể là người thực hiện việc chuyển lệnh
mua bán chứng khoán tới Sở giao dịch nếu được uỷ thác. Họ được thanh
toán phí theo tỷ lệ % giá trị tài sản ròng trung bình của Quỹ trong năm hoặc
trên số tiền mà dịch vụ tư vấn thực hiện.
Các tổ chức bảo quản và giám sát tài sản của Quỹ: Một ngân hàng, công ty
tín thác (Trustee Company) hoặc các tổ chức đủ tiêu chuẩn sẽ được thuê
làm người bảo quản các tài sản của Quỹ (tiền măt, chứng khoán, …). Tổ
chức này thường là một ngân hàng vì các ngân hàng có sẵn cơ sở vật chất
kỹ thuật cho việc giữ và bảo quản tài sản cũng như có một hệ thống thanh
toán, thu chi chuyên nghiệp. Các tổ chức bảo quản tài sản chỉ chịu trách
nhiệm bảo quản sự an toàn tài sản cho Quỹ, định giá tài sản và theo dõi sự
biến động tài sản trong và ngoài nước. Trong mô hình tín thác (sẽ đề cập ở
phần sau), các tổ chức bảo quản tài sản còn chịu trách nhiệm giám sát hoạt
động của Quỹ để đảm bảo quyền lợi cho người đầu tư. Tất cả những chỉ thị
của công ty quản lý Quỹ về thu chi, đầu tư của Quỹ sẽ chỉ được ngân hàng
thực hiện nếu phù hợp với những quy định trong Thư tín thác ký kết giữa
công ty quản lý Quỹ và tổ chức bảo quản giám sát.
Nhà bảo lãnh phát hành: Việc phát hành cổ phiếu của Quỹ thường được các
nhà bảo lãnh thực hiện trên cơ sở huy động vốn tối đa cho Quỹ với những
điều kiện thuận lợi nhất. Các phương pháp bảo lãnh, phí bảo lãnh, trách
nhiệm và quyền lợi của hai bên được quy định trong hợp đồng đã ký kết.
Nhà bảo lãnh sẽ nhận được phí bảo lãnh là khoản chênh lệch giữa số tiền
bán chứng khoán và tiền trả cho Quỹ. Với những đợt phát hành lần đầu ra
công chúng, phí bảo lãnh khá cao vì các nhà bảo lãnh phải chịu rủi ro cao
trong phân phối chứng khoán. Nhà bảo lãnh phát hành có thể chào bán trực
tiếp ra công chúng hoặc thông qua một nhà phân phối trung gian khác.