Quy định tạm thời về quan trắc tài nguyên nước mặt

Quy định này áp dụng trong quan trắc, đo đạc, thu thập và tính toán các yếu tố đặc trưng về số lượng và chất lượng tài nguyên nước mặt; quy định về quy trình đo đạc, tính toán, lưu trữ, quản lý số liệu; về bảo vệ công trình, hồ sơ nhà trạm và trang thiết bị kỹ thuật các trạm quan trắc tài nguyên nước mặt trên phạm vi toàn quốc. Quy định được áp dụng đối với các đơn vị trực thuộc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước ở cấp trung ương và địa phương, bao gồm: - Các Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước; - Các Đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước; - Trung tâm Quan trắc và Dự báo tài nguyên nước; - Các Phòng, đơn vị nghiệp vụ thuộc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước.

doc50 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1934 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy định tạm thời về quan trắc tài nguyên nước mặt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC DỰ THẢO QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT HÀ NỘI, 2010 MỤC LỤC CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG Quy định này áp dụng trong quan trắc, đo đạc, thu thập và tính toán các yếu tố đặc trưng về số lượng và chất lượng tài nguyên nước mặt; quy định về quy trình đo đạc, tính toán, lưu trữ, quản lý số liệu; về bảo vệ công trình, hồ sơ nhà trạm và trang thiết bị kỹ thuật các trạm quan trắc tài nguyên nước mặt trên phạm vi toàn quốc. Quy định được áp dụng đối với các đơn vị trực thuộc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước ở cấp trung ương và địa phương, bao gồm: - Các Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước; - Các Đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước; - Trung tâm Quan trắc và Dự báo tài nguyên nước; - Các Phòng, đơn vị nghiệp vụ thuộc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước. II. CÁC THUẬN NGỮ "Nguồn nước" chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng được, bao gồm sông, suối, kênh, rạch; biển, hồ, đầm, ao; các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác. "Nước mặt" là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo. "Ô nhiễm nguồn nước" là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hoá học, thành phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép. “Thủy vực” là một thành phần riêng biệt và quan trọng của nước mặt, ví dụ như một cái hồ, một hồ chứa, một dòng suối, một con sông hay một con kênh, một phần của dòng suối, sông, hay kênh mương. "Lưu vực sông" là vùng địa lý mà trong phạm vi đó nước mưa, nước mặt chảy tự nhiên vào sông. Quan trắc tài nguyên nước là việc quan sát, đo đạc trực tiếp hoặc gián tiếp một cách có hệ thống các thông số phản ánh sự biến đổi của các yếu tố tài nguyên nước và xử lý thông tin thu thập được để cung cấp cho người sử dụng. “Trạm quan trắc tài nguyên nước mặt”: là công trình được xây dựng tại những vị trí cố định đã được lựa chọn theo các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành chặt chẽ và thống nhất nhằm quan trắc một hoặc nhiều yếu tố tài nguyên nước ngay tại khu vực đặt trạm hoặc tại các điểm quan trắc trong phạm vi hàng chục ki-lô-mét xung quanh trạm. Tại mỗi trạm có các loại phương tiện, máy móc, thiết bị chuyên dùng; có nhà trạm, diện tích đất chuyên dùng, hệ thống bảo vệ công trình, hành lang an toàn kỹ thuật và các công trình phụ trợ khác; có đội ngũ quan trắc viên thường trú hoặc định kỳ có mặt tại trạm để thực hiện đo đạc các yếu tố về tài nguyên nước. Thông thường Trạm quan trắc tài nguyên nước mặt là trạm quan trắc cả số lượng và chất lượng nước, song có trường hợp trạm chỉ quan trắc số lượng nước (gọi là trạm quan trắc số lượng) hay trạm chỉ quan trắc chất lượng nước mặt (gọi là trạm quan trắc chất lượng nước). Trạm quan trắc tài nguyên nước mặt được đặt ở vị trí thích hợp nhằm đáp ứng được mục đích quan trắc cho từng loại trạm: 1. Trạm quan trắc số lượng nước Các trạm quan trắc số lượng nước nhằm mục đích: a) Khống chế được số lượng nước các sông xuyên biên giới (từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt nam hoặc từ Việt Nam chảy ra nước ngoài); b) Khống chế được lượng nước các phụ lưu; c) Khống chế được lượng nước trên dòng chính của sông hoặc hệ thống sông; d) Khống chế được lượng nước phân lưu; e) Khống chế được lượng nước trước khi đổ ra biển hoặc chảy vào các hồ chứa lớn (trạm cửa ra). 2. Trạm quan trắc chất lượng nước Các trạm quan trắc chất lượng nước nhằm mục đích: a) Khống chế chất lượng nước sông xuyên biên giới; b) Khống chế chất lượng nước từ nguồn sông (khi tác động của con người đến chất lượng nguồn nước là chưa đáng kể) c) Đánh giá được tác động của các nguồn xả thải lớn như: các thành phố, khu dân cư tập trung, khu công nghiệp… tới chất lượng nước mặt (các trạm này phải đặt ở phía hạ lưu các hộ xả thải lớn); d) Khống chế chất lượng nước dòng chính sông (trạm môi trường nền) e) Đánh giá được tác động tổng hợp (đặt ở vùng cửa sông vừa chịu tác động của xả thải, vừa chịu tác động của thủy triều, vừa chịu tác động môi trường nước tự nhiên). CHƯƠNG II TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT LỰA CHỌN VỊ TRÍ ĐẶT TRẠM QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT I. TIÊU CHUẨN ĐOẠN SÔNG ĐẶT TRẠM QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT Đoạn sông và vị trí đặt trạm được chọn tuỳ thuộc vào mục đích và nhiệm vụ quan trắc đặt ra sao cho kết quả thu được phản ánh đầy đủ nhất những nét đặc trưng chính của chế độ tài nguyên nước đoạn sông. Khi đặt trạm nhất thiết phải điều tra, nghiên cứu biên độ dao động của mực nước để đảm bảo đoạn sông quan trắc khống chế được mực nước cao nhất, thấp nhất đồng thời phải chú ý đến đặc điểm địa hình lưu vực nhằm đảm bảo điều kiện thu nhận và truyền tín hiệu thông tin từ trung tâm đến trạm quan trắc. Đoạn sông đặt trạm quan trắc tài nguyên nước mặt phải đạt được những tiêu chuẩn sau: + Đoạn sông thẳng, hai bờ khống chế được mực nước cao. Chiều dài đoạn thẳng L ≥ 3Btb; Trong đó: L: độ dài đoạn sông nơi đặt trạm. Btb: độ rộng lòng sông ứng với mực nước trung bình. + Đoạn sông nằm ngoài vùng tác động của các nhập lưu hay phân lưu; + Lòng sông không có hiện tượng xói, bồi; không có ghềnh thác; + Đoạn sông có dòng chảy êm, không có chảy xiết; không có hiện tượng nước vật, chảy quẩn, không có hiện tượng dồn ứ (ảnh hưởng vật từ xa); + Bờ sông ổn định, mặt cắt đơn, không có bãi tràn, và ít chịu ảnh hưởng của những hoạt động của con người. + Thuận tiện sinh hoạt, giao thông và thông tin liên lạc. II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ ĐẶT TRẠM Được thực hiện theo hai bước: Khảo sát sơ bộ và khảo sát kỹ thuật. + Khảo sát sơ bộ chọn đoạn sông và vị trí đặt trạm theo yêu cầu của quy hoạch và thỏa mãn những tiêu chuẩn kỹ thuật đặt ra. Thông thường bước này được phân tích, lựa chọn trên các loại bàn đồ địa hình tỷ lệ lớn như 1/50.000; 1/ 25.000…và được các chuyên gia có kinh nghiệm thực tế và có hiểu biết sâu về sông ngòi vùng cần đặt trạm thực hiện trước khi tiến hành khảo sát thực tế hiện trường. + Khảo sát kỹ thuật là bước tiếp theo sau khi có kết quả khảo sát sơ bộ về đoạn sông và vị trí đặt trạm đã được cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn và đưa vào kế hoạch; Khảo sát sơ bộ và khảo sát kỹ thuật là hai bước riêng biệt. Trong một số trường hợp có thể tiến hành luôn cả hai bước nếu được cấp trên chấp thuận; Khảo sát phục vụ thiết kế công trình là một phần của khảo sát kỹ thuật. 1. Khảo sát sơ bộ Khảo sát sơ bộ thực hiện theo ba bước: * Công tác chuẩn bị; * Công tác thực địa; * Công tác nội nghiệp. * Công tác chuẩn bị: + Thu thập những tài liệu liên quan đến đoạn sông khảo sát như: - Các bản đồ địa hình mới nhất tỷ lệ từ: 1/100.000 đến 1/50.000; - Các tài liệu, thông tin liên quan đến khu vực dự kiến khảo sát. + Nghiên cứu kỹ các tài liệu để nắm được khái quát những vấn đề về tài nguyên nước mặt, địa lí tự nhiên, dân sinh kinh tế, quy hoạch của các ngành hiện tại và tương lai trong khu vực. + Căn cứ vào quy hoạch lưới trạm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp đã có quy hoạch) hoặc căn cứ mạng lưới trạm quan trắc tài nguyên nước hiện có trong khu vực; căn cứ vào bản đồ mạng lưới sông ngòi tỷ lệ lớn 1/50.000 xác định các lưu vực sông lớn chưa có trạm quan trắc tài nguyên nước mặt; phân tích yêu cầu thông tin tài nguyên nước phục vụ các ngành kinh tế xã hội hiện tại và trong tương lai của khu vực để làm rõ sự cần thiết phải đặt trạm quan trắc tài nguyên nước trước khi lựa chọn vị trí đặt trạm quan trắc tài nguyên nước trên bản đồ. + Lập kế hoạch khảo sát thực địa, chuẩn bị tốt các điều kiện liên quan, phân công trách nhiệm rõ ràng. * Công tác thực địa: + Căn cứ vào vị trí đoạn sông đã sơ bộ lựa chọn trên bản đồ, khảo sát thực địa để chọn đoạn sông cụ thể thảo mãn những tiêu chuẩn kỹ thuật. Đối chiếu với bản đồ, xác định tọa độ, vị trí địa lý, địa dư hành chính của đoạn sông xem có gì khác biệt thì chỉnh lý, bổ sung cho đầy đủ. + Trên đoạn sông đã lựa chọn tiến hành khảo sát các nội dung sau đây: - Điều tra, đánh giá biên độ giao động mực nước tại vị trí đặt trạm để làm rõ khả năng khống chế lũ cao của đoạn sông, phân tích khả năng có hay không hiện tượng nước vật cục bộ và vật từ xa, hiện tượng bồi xói lòng sông, bờ sông. - Sơ bộ xác định vị trí các tuyến đo lưu lượng, mực nước. Đo, vẽ mặt cắt ngang các tuyến đo, đánh dấu mực nước HMax, HMin đã điều tra và bản vẽ. Mô tả địa chất lòng sông và bờ sông. * Công tác nội nghiệp: Công tác nội nghiệp phải làm ngay sau khi đi thực địa về. Nội dung gồm: - Báo cáo khảo sát; - Các bản vẽ: Bản đồ lưu vực; Sơ họa đoạn sông đặt trạm; Các mặt cắt ngang sông, trắc dọc đoạn sông đặt trạm. 2. Khảo sát kỹ thuật Khảo sát kỹ thuật đoạn sông đặt trạm làm cơ sở để lập luận chứng kinh tế, kỹ thuật, thiết kế xây dựng và quản lý công trình. Khảo sát kỹ thuật cũng gồm ba bước: * Công tác chuẩn bị; * Công tác thực địa; * Công tác nội nghiệp. * Công tác chuẩn bị Công tác chuẩn bị tương tự như khảo sát sơ bộ nhưng cần chú ý một số điểm sau: - Nghiên cứu kỹ hồ sơ khảo sát sơ bộ và những ý kiến xét duyệt hồ sơ này; - Nghiên cứu kỹ các yêu cầu kỹ thuật, khối lượng công việc để xây dựng phương án khảo sát chi tiết thực địa; - Chuẩn bị các điều kiện vật chất để thực hiện các phương án thực địa như nhân lực, máy móc, thiết bị, văn phòng phẩm, phương tiện và các điều kiện liên quan khác. - Máy móc trước khi ra thực địa phải được kiểm tra, đảm bảo những tiêu chuẩn kỹ thuật quy định trong “quy phạm đo và vẽ bản đồ địa hình” và “quy phạm thủy chuẩn” của Cục đo đạc và bản đồ Nhà nước xuất bản. - Phân công trách nhiệm rõ ràng và chuẩn bị chu đáo công tác hậu cần đảm bảo cho công tác chuyên môn ở thực địa được thuận lợi. * Công tác thực địa Cần thực hiện thứ tự các bước sau đây: - Hoàn chỉnh, bổ sung phương án khảo sát ở thực địa – nếu cần thiết (Phương án khảo sát được xây dựng từ trước). - Đo đạc và lập bình đồ đoạn sông và khu vực dự kiến xây dựng nhà trạm và công trình đo đạc; - Điều tra, tính toán mực nước cao nhất (Hmax) và thấp nhất (Hmin) đã xảy ra trên đoạn sông đặt trạm; - Khảo sát sự phân bố tốc độ nước trên mặt cắt ngang và đo vẽ bình đồ hướng nước chảy; - Khảo sát phục vụ thiết kế công trình; - Hoàn chỉnh, bổ sung phương án khảo sát ở thực địa. Căn cứ vào hồ sơ khảo sát sơ bộ để xây dựng phương án khảo sát kỹ thuật ở thực địa. Tại thực địa cần phải xem xét bao quát toàn bộ đoạn sông, ước lượng quy mô và khối lượng khảo sát, đối chiếu, bổ sung, hoàn chỉnh phương án. Xác định vị trí đặt trạm, tuyến đo, nhà công vụ. Bố trí mạng lưới khống chế, đóng cọc ở các điểm khống chế, dự kiến số trạm máy, bố trí nhân lực hợp lý. - Xây dựng mốc độ cao. Cần xây dựng mốc độ cao trước khi đo đạc để dùng thống nhất cho toàn bộ quá trình khảo sát xây dựng và thu thập số liệu sau này. Khi xây dựng trạm nhất thiết phải xây dựng mốc chính của trạm theo mẫu thống nhất của cơ quan có thẩm quyền. Độ cao của mốc chính mới xây dựng cần dẫn từ mốc cũ dùng khảo sát (sau khi đã ổn định) để cho tài liệu khảo sát và tài liệu quan trắc sau này được thống nhất. - Đo đạc và lập bình đồ đoạn sông. Đo vẽ bình đồ địa hình đoạn sông đặt trạm bằng phương pháp toàn đạc hoặc phương pháp tuyến. Nếu đoạn sông cần phải cải tạo nhiều để xây dựng công trình thì sau khi xây dựng phải đo đạc để lập bình đồ đoạn sông sau khi đã cải tạo. Đối với những đoạn sông vùng đồng bằng thì độ rộng doạn sông trên bình đồ phải được kéo dài đến hai bờ đê. Trường hợp đê ở quá xa thì kéo dài cách mép nước từ 100 - 200m còn độ dài bình đồ lập ra ngoài tuyến độ dốc từ 1 - 2 lần độ rộng lòng sông ứng với mực nước trung bình. Tỷ lệ bản đồ địa hình phụ thuộc vào kích thước đoạn sông khảo sát. Nếu độ dài đoạn sông khảo sát lớn thì có thể lập hai bình đồ tỉ lệ khác nhau. Bản đồ tỷ lệ nhỏ bao gồm toàn bộ đoạn sông và bản đồ tỷ lệ lớn hơn ở đoạn có tuyến đo và tuyến công trình. - Điều tra tính toán Hmax, Hmin. Số liệu mực nước cao nhất (Hmax) thấp nhất (Hmin) là những đặc trưng rất quan trọng trong công tác khảo sát đoạn sông đặt trạm và thiết kế xây dựng các công trình vì vậy việc điều tra xác định Hmax, Hmin phải thận trọng, tỉ mỉ và chính xác. - Điều tra, tính toán nước vật. Có hai loại nước vật đó là nước vật cục bộ và nước vật từ xa. Nước vật cục bộ phát sinh ngay trong đoạn sông đặt trạm do vật trướng ngại ở lòng sông gây nên. Nước vật từ xa là do các công trình làm cản như đập, kè, cống, do các nhập lưu hoặc sông lớn phía hạ lưu làm nước bị dồn ứ, gây ảnh hưởng vật ngược trở lại đoạn sông dự kiến đặt trạm. - Khảo sát sự phân bố tốc độ dòng chảy trên mặt cắt ngang sông tại tuyến đo lưu lượng, đo và vẽ bình đồ hướng nước chảy. Việc khảo sát này nhằm nắm được quy luật phân bố dòng chảy trên tuyến đo lưu lượng nước để đánh giá khả năng chọn tuyến đo, bố trí thủy trực và thu thập số liệu tốc độ thực đo tại tuyến lưu lượng. Đo, vẽ bình đồ hướng nước chảy nhằm xác định hướng chảy trung bình của dòng chảy trên đoạn sông, từ đó xác định được tuyến lưu lượng đúng hướng thẳng góc với hướng dòng chảy. Cả hai việc trên phải được thực hiện ở ba cấp mực nước nhỏ, trung bình và lớn. - Khảo sát phục vụ thiết kế công trình. Công trình đo đạc tài nguyên nước mặt gồm có công trình đo lưu lượng nước và công trình đo mực nước. Công trình đo lưu lượng nước: Tùy theo điều kiện trang thiết bị, đặc điểm địa hình, địa chất mà công trình đo lưu lượng nước có thể chỉ là tuyến đo(nếu trạm được trang bị ADCP và xuồng gắn máy); hay Cáp giữ thuyền + Cáp xác định thủy trực+ thuyền đo hoặc cầu treo, nôi đo, tời tuần hoàn… (nếu trạm được trang bị máy đo hiện số hoặc lưu tốc kế). Công trình đo mực nước: Bao gồm hệ thống cọc, thủy chí, giếng tự ghi các loại. Việc khảo sát phục vụ thiết kế các loại công trình đo lưu lượng nước tương tự như nhau, chỉ khác ở vị trí tuyến đo lưu lượng và tuyến công trình. Đối với cáp giữ thuyền thì tuyến công trình cáp ở trên tuyến đo lưu lượng nước còn nôi đo, cầu treo và tời tuần hoàn thì tuyến công trình trùng với tuyến lưu lượng. Khảo sát mặt cắt tuyến công trình phải đo, vẽ chi tiết cả lòng sông, bờ sông tới hết thung lũng sông. Nếu thung lũng quá rộng thì đo lên trên mố néo ít nhất là 5m. Nếu địa hình bờ sông bằng phẳng thì đo kéo dài cách mố néo ít nhất 20m. Yêu cầu khảo sát đối với công trình đo mực nước cũng tương tự như công trình đo lưu lượng. Đối với sông lớn việc đo toàn bộ mặt cắt ngang có nhiều khó khăn thì có thể đo một phía bờ có công trình đến giữa lòng sông và đo đến độ cao Hmax thiết kế ít nhất là 5m. Khảo sát địa chất phục vụ thiết kế công trình - Xem xét và xác định sơ bộ tình hình địa chất hai bên bờ sông, khu vực dự định xây dựng các công trình nhà trạm. - Trên tuyến công trình tại hai mố và vị trí giếng tự ghi phải khoan ở mỗi vị trí một lỗ sâu từ 5-10m để xác định sự phân bố lớp đất và các chỉ tiêu cơ, lý của đất. Nếu không có điều kiện khoan thì phải đào ở mỗi vị trí một lỗ sâu khoảng 2m để xác định tình hình địa chất ở khu vực xây dựng công trình. Ngoài ra phải xem xét tình hình giao thông, vận tải, nguyên liệu, nhân lực liên quan đến xây dựng công trình. * Công tác nội nghiệp, lập hồ sơ Trong khâu khảo sát kỹ thuật, công tác nội nghiệp lập hồ sơ chia làm ba bước. - Tính toán nội nghiệp, lập các bản vẽ; - Viết báo cáo; - Lập hồ sơ và làm thủ tục trình duyệt. + Tính toán nội nghiệp, lập các bản vẽ Tài liệu tính toán nội nghiệp bao gồm các sổ dẫn độ cao, sổ máy kinh vĩ, sổ đo sâu, tài liệu điều tra lũ, cạn, vật… Sau khi tính toán phải kiểm tra, hiệu chỉnh và sửa chữa mới tiến hành lập các bản vẽ. Các bản vẽ trong hồ sơ khảo sát kỹ thuật gồm: Bản đồ lưu vực sông đặt trạm; Sơ họa đoạn sông đặt trạm; Hệ thống mặt cắt ngang đo sâu; Mặt cắt ngang các tuyến đo H, Q, I1, I2 và tuyến công trình; Bản đồ phân bố tốc độ trên thủy trực và trên mặt cắt ngang (nếu có); Bình đồ hướng nước chảy (nếu đo); Bình đồ đoạn sông đặt trạm; + Viết báo cáo Người viết báo cáo phải là người theo dõi về kỹ thuật trong toàn bộ quá trình khảo sát đoạn sông. Báo cáo phải ngắn gọn, đầy đủ những đặc điểm về địa hình, địa chất, địa lý, tài nguyên nước mặt v.v… của đoạn sông đặt trạm và lưu vực sông, phân tích, đánh giá đặc điểm của đoạn sông, rút ra kết luận. Những nhận định và đánh giá trong báo cáo phải là sự tổng hợp, phân tích tình hình thực tế đoạn sông dựa trên thực địa, trên kết quả đo đạc, tính toán và các bản vẽ đã lập được + Lập hồ sơ và thủ tục trình duyệt Toàn bộ tài liệu được đóng thành tập có bìa cứng theo khổ A4 (21,0cm x 29,7cm). Tài liệu chia làm 2 phần là phần báo cáo và phần các bản vẽ. Báo cáo và các bản vẽ phải có chữ kí của người thực hiện và ý kiến của cơ quan chủ quản do giám đốc ký và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xét duyệt. CHƯƠNG III HỒ SƠ KỸ THUẬT TRẠM QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT Hồ sơ kỹ thuật trạm quan trắc tài nguyên nước mặt bao gồm các mục sau đây: I. HỒ SƠ PHÁP LÝ - Quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng trạm; - Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, biên chế, trang bị kỹ thuật(Các văn bản liên quan đến hoạt động của trạm); - Ảnh nhà trạm, - Lịch sử trạm - Quyết định giao đất xây dựng trạm hoặc sổ đỏ chứng nhận quyền sử dụng đất; II. HỒ SƠ KỸ THUẬT - Nhà, trạm: Hồ sơ khảo sát xây dựng nhà và công trình trạm bao gồm: bình đồ địa hình khu vực trạm, bản vẽ kỹ thuật thiết kế nhà và công trình quan trắc; - Vị trí trạm: Tọa độ địa lý, địa danh hành chính; - Mốc cao độ của trạm (Hồ sơ về đường truyền cao độ về mốc cao độ chính của trạm); - Mô tả đoạn sông đặt trạm: Ảnh hay sơ họa đoạn sông đặt trạm; Mô tả chế độ dòng chảy; - Mô tả tuyến đo lưu lượng (Tuyến đo mực nước); - Tương ứng với trang bị của trạm - Các Bản vẽ mặt cắt ngang, trắc dọc đoạn sông đặt trạm; - Biểu thống kê các yếu tố quan trắc của trạm(hiện tại và lưu trữ) III. TÌNH HÌNH NHÂN LỰC VÀ TÀI LIỆU - Biểu thống kê nhân lực của trạm - Biểu thống kê tài liệu chuyên môn IV. CÔNG TRÌNH, THIẾT BỊ, CHẾ ĐỘ QUAN TRẮC - Hồ sơ về các công trình quan trắc: Công trình quan trắc mực nước; Công trình tuyến phụ (bổ trợ); Công trình quan trắc lưu lượng nước sông. - Hồ sơ về trang thiết bị quan trắc: Thiết bị quan trắc mực nước; thiết bị quan trắc lưu lượng nước; thiết bị quan trắc chất lượng nước. V. QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ QUAN TRẮC CÁC YẾU TỐ TÀI NGUYÊN NƯỚC - Chế độ quan trắc các yếu tố; - Đề mục nghiên cứu; - Cải tiến phương pháp đo đạc; - Bổ sung hàng năm các Đặc trưng các yếu tố quan trắc (Biểu thống kê đặc trưng các yếu tố); CHƯƠNG IV CHẾ ĐỘ QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT I. YẾU TỐ QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT 1. Quan trắc số lượng nước mặt + Mực nước H (m); + Nhiệt độ nước T (oC); + Lưu lượng nước Q (m3/s); 2. Quan trắc chất lượng nước mặt + Lấy mẫu nước mặt và phân tích một số yếu tố; + Lấy mẫu mặn và phân tích độ mặn (đối với trạm quan trắc ở vùng ảnh hưởng của thủy triều). II. CHẾ ĐỘ QUAN TRẮC SỐ LƯỢNG TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT 1. Quan trắc mực nước 1.1. Công trình đo a) Mốc độ cao * Mốc chính (Rc): Độ cao mốc chính được dẫn từ mốc xuất phát (RXP). Mốc xuất phát thuộc hệ độ cao Nhà nước, do cơ quan Đo đạc và Bản đồ Nhà nước quản lý, cung cấp. * Mốc kiểm tra (Rkt): Độ cao mốc kiểm tra được dẫn từ độ cao mốc chính. Mốc kiểm tra cần lộ thiên, gần tuyến quan trắc mực nước để tiện sử dụng. Có thể lợi dụng cọc chắc chắn để làm mốc kiểm tra. b) Cọc quan trắc mực nước (hình 1, 2) Số lượng cọc mỗi tuyến đo tuỳ thuộc vào địa hình bờ sông và biên độ dao động mực nước mà quy định. Khi xây dựng hệ thống cọc đo cần đảm bảo yêu cầu sau đây: - Chênh lệch cao độ giữa hai cọc kề nhau thường từ 20-40cm, không vượt quá 80cm. - Đầu cọc trên cùng phải cao hơn mặt nước lớn nhất từ 25-50cm, độ cao đầu cọc cuối phải thấp hơn mực nước thấp nhất từ 25-50cm. - Đánh số thứ tự các cọc từ cao nhất đến thấp nhất. Hình 1: Tuyến đo tổng thể Hình 2: Một đoạn tuyến c) Thuỷ chí (hình 3) Hình 3: Thủy chí Thuỷ chí có thể làm bằng bằng gỗ, sắt tráng men hoặc sắt sơn. Thông thường thuỷ chí làm bằng gỗ có kích thuốc như sau: dài 1,5- 4m, rộng 8-15cm, dày 2-5cm. Trên bề mặt có khắc độ dài cách nhau 1-2cm hoặc 5cm (giống như mia trắc đạc). Điểm 0 của mỗi thuỷ chí trên tuyến đo phải được xác định so v
Tài liệu liên quan