Quy hoạch du lịch tỉnh Ninh Bình

Tỉnh Ninh Bình nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc bộ, có toạ độ địa lý 19050' đến 20027' vĩ độ Bắc, 105032' đến 106027' kinh độ Đông, cách thủ đô Hà Nội 93km về phía Nam. Dãy núi Tam Điệp chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, làm ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hoá. Phía Đông và Đông Bắc có sông Đáy bao quanh, là ranh giới tự nhiên với hai tỉnh Hà Nam và Nam Định, phía Bắc là tỉnh Hoà Bình, phía Nam là biển Đông. Ninh Bình có diện tích tự nhiên 1.389,1km², với chiều dài bờ biển 18km, dân số 936.262 người. Toàn tỉnh có 62.000ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó đất canh tác 47.000ha; đất lâm nghiệp có rừng 29.000ha và trên 6.000ha diện tích đất đồi, núi đá.

doc9 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1473 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy hoạch du lịch tỉnh Ninh Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỊ TRÍ, MỤC TIÊU VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH NINH BÌNH Vị trí địa Tỉnh Ninh Bình nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc bộ, có toạ độ địa lý 19050' đến 20027' vĩ độ Bắc, 105032' đến 106027' kinh độ Đông, cách thủ đô Hà Nội 93km về phía Nam. Dãy núi Tam Điệp chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, làm ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hoá. Phía Đông và Đông Bắc có sông Đáy bao quanh, là ranh giới tự nhiên với hai tỉnh Hà Nam và Nam Định, phía Bắc là tỉnh Hoà Bình, phía Nam là biển Đông. Ninh Bình có diện tích tự nhiên 1.389,1km², với chiều dài bờ biển 18km, dân số 936.262 người. Toàn tỉnh có 62.000ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó đất canh tác 47.000ha; đất lâm nghiệp có rừng 29.000ha và trên 6.000ha diện tích đất đồi, núi đá. Ninh Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc bộ với vùng núi rừng Tây Bắc của Tổ quốc. Trên địa bàn tỉnh có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10; 12A; 12B và đường sắt Bắc - Nam chạy qua cùng hệ thống sông ngòi dày đặc như: sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sông Vạc, sông Vân,...tạo thành mạng lưới giao thông thuỷ, bộ rất thuận tiện cho giao lưu, phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh. Tài nguyên du lịch của Ninh Bình (tự nhiên, nhân văn) tương đối phong phú, đa dạng bao gồm cả núi, hồ, rừng, các di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng,... Đây là một lợi thế quan trọng, tạo tiền đề phát triển nhiều loại hình du lịch, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành du lịch Ninh Bình trong những năm tới. Tài nguyên du lịch Ninh Bình được phân bố tương đối tập trung ở một số khu vực chính như: Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, Phát Diệm, với khu du lịch nổi tiếng Tam Cốc - Bích Động, rừng Cúc Phương, nhà thờ đá Phát Diệm,... và mới đây nhất là khu du lịch sinh thái Tràng An. Những khu vực này có sự kết hợp giữa tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Đây là đặc điểm thuận lợi cho việc hình thành những khu du lịch trọng điểm, có sức hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước. Mục tiêu và chiến lược phát triển du lịch Trong những năm qua du lịch Ninh Bình đã và đang phát triển đúng hướng. Cơ cấu kinh tế đang dịch chuyển từ nông nghiệp sang dịch vụ, du lịch theo định hướng phát triển du lịch bền vững. Thu nhập từ các hoạt động du lịch mang lại đã phần nào nâng cao đời sống nhân dân, góp phần xoá đói giảm nghèo tại một số địa phương. Để có kết quả như trên Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tiến hành từng bước cụ thể, theo lộ trình đã được hoạch định và đã đạt được một số thành tựu đáng kể, cụ thể: Năm 2009 Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 13/7/2009 về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. UBND tỉnh ban hành kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 17/7/2009 về thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU. Từ đó để triển khai thực hiện chủ trương, định hướng phát triển du lịch, ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện Nghị quyết số 15 của Tỉnh uỷ theo từng năm và qua từng thời kỳ phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Thực hiện Luật Du lịch, Ninh Bình là tỉnh đầu tiên trong cả nước đã mạnh dạn tiến hành nghiên cứu áp dụng xây dựng mô hình ban quản lý khu du lịch để quản lý khu du lịch. Công tác đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kinh doanh du lịch được quan tâm, chú trọng. Hiện nay, có 5 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch bằng nguồn vốn ngân sách, với tổng số vốn đầu tư là 2.842,3 tỷ đồng. Các công trình đã bước đầu hoàn thiện và đưa vào khai thác sử dụng có hiệu quả như dự án: xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch sinh thái Vân Long, khu du lịch Tam Cốc – Bích Động... Nhờ có cơ sở hạ tầng du lịch tốt nên đã thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư phát triển du lịch trong tỉnh. Nối liền các tuyến điểm du lịch trong tỉnh cũng như trong vùng tạo nên tính đa dạng và liên vùng cao. Cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh ngày một hoàn thiện. Nếu năm 2000 toàn tỉnh chỉ có 25 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch với 240 phòng ngủ thì đến nay (tính đến 31/5/2010) toàn tỉnh đã có 126 cơ sở lưu trú du lịch với 2.377 phòng ngủ. Ngành đã tiến hành phân loại hạng cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó có 19 khách sạn 2 sao, 3 khách sạn 1 sao, 104 nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Riêng các dự án của các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh tính đến nay đã có 47 dự án, với tổng số vốn là 9267,714 tỷ đồng. Tiêu biểu như dự án khu sân gôn 54 lỗ hồ Yên Thắng, các dự án khu du lịch sinh thái Vân Long, khu khách sạn trung tâm thành phố Ninh Bình Để phát triển du lịch hơn nữa, trong thời gian tới ngành du lịch Ninh Bình đã định hướng phát triển các loại hình du lịch mang tính đặc thù, tập trung phát triển các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, lịch sử gắn với tâm linh. Trong đó chú ý các giải pháp: Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch tốt đến các khu điểm du lịch trên toàn tỉnh, chú ý xây dựng các công trình phục vụ cho các hoạt động kinh doanh du lịch với lối kiến trúc gắn liền với văn hoá vùng miền đặc trưng. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ du lịch cho cán bộ công nhân viên trong ngành, người dân tham gia làm du lịch để đáp ứng nhu cầu ngày một cao của khách du lịch. Phát triển làng nghề, cung cấp sản phẩm phục vụ dịch vụ bán hàng lưu niệm cho khách du lịch. Khai thác hợp lý những sản vật địa phương để thông qua đó giới thiệu về văn hoá, truyền thống lâu đời của Ninh Bình một miền quê ngàn năm văn hiến. Tập trung công tác quảng bá xúc tiến du lịch thông qua báo đài, truyền hình trung ương, địa phương; sách, tập gấp đến với du khách trong và ngoài nước để khai thác khách du lịch tiềm năng đến du lịch tại Ninh Bình. Từ các hoạt động này du lịch Ninh Bình đã và sẽ được đánh giá đúng mức đối với sự phát triển chung trong nền kinh tế của tỉnh cũng như của cả nước. Sẽ đánh dấu trên bàn đồ Việt Nam và bản đồ thế giới là điểm đến hấp dẫn, an toàn và thân thiện đối với du khách trong và ngoài nước. KIỂM KÊ, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH. Tài nguyên du lịch: Cố đô Hoa Lư: Hoa Lư là cố đô của nước Đại Việt từ thế kỷ X, nằm trên địa phận của xã Trường Yên Thượng và Trường Yên Hạ, thuộc thị trấn Hoa Lư – Ninh Bình cách Hà Nội theo quốc lộ 1A đi khoảng 90 km đến thị trấn Hoa Lư rẽ phải 4km là tới. Cố đó nằm ở phía Nam của đồng bằng Bắc Bộ, rộng khoảng 300 ha được bao quanh bởi hàng loạt núi đá vòng cung, cảnh quan hùng vĩ. Khoảng trống giữa các sườn núi được xây kín bằng đất ken gạch, chân thành có gạch bó, đắp cao từ 8-10 mét. Kinh đô Hoa Lư bao gồm Thành Ngoại, Thành Nội và Thành Nam. Thành Ngoại rộng khoảng 140 ha thuộc địa phận thôn Yên Thành xã Trường Yên. Ðây là cung điện chính mà khu vực đền Ðinh, đền Lê là Trung tâm và cũng chính là nơi vua Ðinh Tiên Hoàng cắm cờ nước. Trước cung điện có núi Mã Yên tương truyền vua Ðinh lấy núi làm án. Thành Nội thuộc thôn Chi Phong, xã Trường Yên có tên là Thư Nhi xã, nơi nuôi trẻ em và những người giúp việc trong cung đình. Thành Nam (thành ở phía Nam, từ hang luồn trở vào trong, nằm đối diện và nối liền với khu Thành Ngoại). ở đây xung quanh có núi cao bao bọc, án ngữ phía Nam kinh thành, bảo vệ mặt sau, từ đây bằng đường thuỷ có thể nhanh chóng rút ra ngoài. Phía Ðông kinh thành có núi Cột cờ, nơi có lá quốc kỳ Ðại Cồ Việt, có ghềnh tháp-nơi vua Ðinh duyệt thuỷ quân, hang Tiền nơi lưu giữ tài sản quốc gia, động Thiên Tôn- tiền đồn của Hoa Lư và là hang nhốt hổ, báo để xử kẻ có tội. Ðến đời Lê Hoàn đã cho xây thêm nhiều cung điện lộng lẫy: điện Bách Thảo Thiên Tuế, điện Phong Lưu ở phía Ðông, điện Vinh Hoa ở phía Tây, điện Bồng Lai bên tả, điện Cực Lạc bên hữu, lầu Hoả Vân và điện Trường Xuân, điện Long Lộc được lợp ngói làm bằng bạc Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long( Hà Nội). Hoa Lư trở thành cố đô. "Hoa Lư là nơi núi non trùng điệp. Núi trong sông, sông trong núi. Căn cứ thủy bộ rất thuận tiện. Sau lưng là rừng, trước mặt là đồng bằng, xa nữa là biển cả... Nơi đây non sông tráng lệ, phong thủy hài hòa, xứng đáng chọn để dựng đô được." Đền vua Đinh, vua Lê: Đền vua Đinh Tương truyền đền được xây dựng vào đầu thời Lý. Lúc đầu đền quay về phía Bắc trông ra núi Thời, núi Chẽ nằm trong khu vực kinh đô xưa. Đền đã được tu sữa nhiều lần. Đầu thế kỷ XVII, Phong quận công Bùi Thời Trung đã xây dựn lại ngôi đền như cũ nhưng quay về phía Đông. Đến năm 1676 nhân dân lại hưng công trùng tu. Năm 1898 cụ Bá kiến Dương Đức Vĩnh đã cho trùng với quy mô lớn. Đền vua Đinh mang kiến trúc mỹ thuật thười Lê và thời Nguyễn theo kiến trúc “nội Công, ngoại Quốc”, đường đi lát chữ “Vương”, phỏng theo cung điện xưa Ngườiọ môn quan: mặt trong có 4 chữ “Tiền triều phượng khuyết”, phía ngoài “Bắc môn tỏa thuộc” Nghi môn quan, long sàng và có hai con nghê tạc bằng đá xanh, bên trái có nhà vọng là nơi các cụ bàn việc tế l, bên phải có nhà Khải Thánh thờ cha mẹ vua Đinh, giữa vườn hoa có chữ “Quốc”. Qua nghi môn nội là sân tế, đặt long sàng bằng đá có kích thước dài 1,8m rộng 1,4m, cao 0,95m. Long sàng được chạm khác rồng, mây tinh xảo, mang phong cách nghệ thuật điêu khắc thười Lê. Đền có 3 tòa nhà là bái đường, thiêu hương, thượng điện làm theo kiểu chồng rường hạ kẻ. Tất cả các đầu dư, kẻ bẩy, cốn đều được chạm khắc tinh xảo. Bái đườn có bức đại tự ”Chính thống thủy” Ở chính cung có câu đối ca ngườiợi sự thống nhất đất nước của vua Đinh Tiên Hoàng: “Ngã Nam Đế Thống Đệ nhất ký Trường Yên Miếu mạo vạn thiên niên” Đền vua Lê Về lịch sử kiến trúc gần giống đền vua Đinh. Tuy nhiên không được trùng tu vào cuối thể kỷ XIX như đên vua Đinh nên về hình thức và trang trí có nhiều hạn chế. Đền bao gồm bộ phận kiến trúc và điêu khác như sập đá, nghi môn ngoại, tiếp đến là Từ Vũ – nơi thờ Khổng Tử, hòn non bộ dáng “phượng vũ”, ao sen. Nghi môn nội, hai bên có “nhà vọng” đẻ các cụ bàn việc tế lễ. Giữa có hòn non bộ dáng “phượng vũ” và “phượng ấp”. Giáp nhà vọng là nhà vọng là nha bia Qua cột đồng trụ là sân rồng, giữa sân có sập “Long sàng” bằng đá tượng trưng nơi vua ngự triều, xung quanh có hàng cột để cắm bát bửu, cờ, khí trong các ngày hội, tượng trưng thứ bậc các quan. Đền có ba tòa là bái đường, thiêu hương và chính cung. Đền vua Lê tuy không được trùng tu bằng đền vua Đinh nhưng còn giữ được nhiều mảng điêu khắc thời hậu Lê. Quy hoạch du lịch: Lượng khách đến Ninh Bình năm 2009 là 2.390.905 lượt khách, trong đó khách quốc tế: 601.785 lượt khách, khách nội địa: 1.789.120 lượt khách. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2010, toàn ngành đón 2.304.357 lượt khách, đạt 145,55% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó khách quốc tế: 45.987 lượt, khách nội địa: 138.155 lượt, đạt 155,59 % so với cùng kỳ năm 2009. Cơ sở lưu trú du lịch đến nay toàn tỉnh đã có 126 cơ sở lưu trú du lịch với 2.377 phòng ngủ. Chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định Hoa Lư – đền vua Đinh, vua Lê, một bộ phận quan trọng của Di sản Cố đô Hoa Lư – đền vua Đinh, vua Lê, là điểm đến quan trọng trong hệ thống các khu du lịch quốc gia. Điều này là minh chứng khẳng định về những giá trị đặc biệt ở tầm quốc gia của quần thể Cố đô Hoa Lư – Tràng An từ góc độ du lịch. Phát triển du lịch Cố đô Hoa Lư – đền vua Đinh, vua Lê có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với du lịch Ninh Bình mà còn đối với hoạt động phát triển du lịch của Trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận – một trong bảy khu vực trọng điểm du lịch của cả nước, đã được xác định trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam. Đặc biệt du lịch Hoa Lư – đền vua Đinh, vua Lê có mối liên hệ mật thiết với du lịch Thủ đô thông qua hoạt động phát triển du lịch “trục” lịch sử Cố đô Hoa Lư – Thăng Long – Hà Nội. Điều này còn có ý nghĩa hơn khi phát triển văn hoá - lịch sử được xác định là định hướng ưu tiên trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh du lịch Việt Nam hội nhập tích cực với du lịch khu vực và quốc tế. Với các giá trị tài nguyên du lịch đã được khẳng định của mình, Cố đô Hoa lư – đền vua Đinh, vua Lê, nhìn nhận trong mối quan hệ phát triển với khu tâm linh – thắng cảnh chùa Bái Đính và khu bảo tồn đất ngập nước Vân long, có thể phát triển được những sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn tầm cơ quốc gia và khu vực. Những sản phẩm du lịch này có thể bao gồm: Tham quan công viên văn hoá lịch sử nơi du khách được tìm hiểu về những giá trị lịch sử và cảm nhận những giá trị văn hoá của một thời kỳ “vàng son” trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam. Tham quan công viên địa chất để tìm hiểu lịch sử phát triển khu vực, thưởng ngoạn những giá trị cảnh quan của “Hạ Long trên cạn”, khám phá những bí hiểm và vẻ đẹp của hệ thống hang động Tham quan cảnh quan, tìm hiểu các giá trị của các hệ sinh thái đất ngập nước, hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên núi đá vôi với những cơ hội quan sát các loài sinh vật quý hiếm, đặc biệt là loài Voọc quần đùi trắng, trong tự nhiên; tham gia các hoạt động lễ hội, tâm linh tại khu chùa Bái Đính, chùa Địch Lộng, chùa Bích Động, điện Thái Vi, đền vua Đinh – Lê, v.v. Tham quan và trải nghiệm cuộc sống đời thường của người dân ở vùng làng quê điển hình vùng đồng bằng sông Hồng và tham quan các làng nghề truyền thống...v.v... Việc phát triển những sản phẩm du lịch đặc sắc này sẽ góp phần thực hiện mục tiêu đa dạng hoá và nâng cao tính hấp dẫn, cạnh tranh của du lịch Việt Nam, tương xứng với vai trò của du lịch Hoa Lư – đền vua Đinh, vua Lê đã được xác định trong chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịchViệt Nam. Quan trọng hơn, những sản phẩm du lịch này sẽ đáp ứng được nhu cầu của du khách quanh năm, góp phần hạn chế “tính mùa” – một trong những hạn chế điển hình trong hoạt động du lịch ở khu vực phía Bắc; hấp dẫn nhiều hơn khách du lịch đến với Việt Nam nói chung và Ninh Bình nói riêng, qua đó góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho cộng đồng, đồng thời phát huy có hiệu quả những giá trị văn hoá, lịch sử mà các thế hệ ông cha đã gây dựng nên và truyền lại cho thế hệ con cháu ngày nay. Để phát triển du lịch Hoa Lư – đền vua Đinh, vua Lê tương xứng với vị trí của mình trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam với những tiềm năng du lịch đặc biệt ở khu vực này, cần lưu ý một số vấn đề sau: Trên cơ sở Đề án “Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy quần thể di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình”, cần tiến hành quy hoạch điểm đến du lịch Hoa Lư – đền vua Đinh, vua Lê một cách khoa học, trên quan điểm bền vững trong mối quan hệ phát triển du lịch chung với khu vực tâm linh cảnh quan chùa Bái Đính và khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long, vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận. Ngoài những nội dung nghiên cứu quy hoạch lãnh thổ, cần hết sức lưu ý đến những nội dung quy hoạch có tính chuyên ngành, đặc biệt là định hướng phát triển các sản phẩm du lịch văn hoá, du lịch sinh thái đặc thù, có chất lượng cao. Trong quá trình xác định hệ thống sản phẩm du lịch của Hoa Lư – đền vua Đinh, vua Lê cần lưu ý tránh trùng lặp với những sản phẩm du lịch ở những vùng phụ cận trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói riêng và ở vùng đồng bằng sông Hồng nói chung vì điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng thu hút khách và qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, phát triển du lịch bền vững ở khu vực này. Trong quá trình thực hiện quy hoạch, cần hết sức lưu ý về mối quan hệ đối với hoạt động phát triển của các ngành kinh tế cũng như sự phát triển đô thị. Cần phát hiện những tác động hiện tại và tiềm năng của các hoạt động trên, đặc biệt là hoạt động khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng và phát triển đô thị đối với hoạt động du lịch để từ đó có những giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm hạn chế những tác động này, đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững ở Hoa Lư – đền vua Đinh, vua Lê. Là một khu du lịch phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị văn hoá - lịch sử, cảnh quan – sinh thái, việc đảm bảo môi trường cho phát triển bền vững cần được đặt ra ngay từ đầu bởi những giá trị du lịch này rất nhạy cảm, dễ biến đổi dưới tác động của hoạt động du lịch và của hoạt động kinh tế – xã hội. Để đảm bảo phát triển du lịch bền vững ở Hoa Lư – đền vua Đinh, vua Lê, một yếu tố quan trọng cần được đưa vào nội dung quy hoạch là xây dựng đề xuất chính sách và các giải pháp cụ thể để phát triển du lịch phải gắn với bảo tồn các giá trị văn hoá - lịch sử, cảnh quan – sinh thái; tạo điều kiện cho cộng đồng được tham gia tích cực vào hoạt động du lịch. Ngay từ bây giờ, vấn đề đào tạo để có đội ngũ lao động du lịch đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch Hoa Lư – đền vua Đinh, vua Lê - điểm đến du lịch văn hoá lịch sử và cảnh quan sinh thái tầm cỡ quốc gia và khu vực, cần được đặt ra. Doanh thu và lượng khách du lịch đến Ninh Bình Năm 2009 Các Chỉ tiêu 2008 2009 So sánh% Lượt khách: 1.900.888 2.390.905 125,78 - Quốc tế: 584.400 601.785 102,97 - Nội địa: 1.316.488 1.789.120 135,90 Tổng doanh thu (Triệu đồng) 162.100 250.134 154,31 Nộp ngân sách (Triệu đồng) 16.150 25.350 156,97